Bị Đầy Bụng Nên Làm Gì Cho Mau Khỏi

Bị Đầy Bụng Nên Làm Gì Cho Mau Khỏi

Đầy bụng là một triệu chứng tiêu hóa rất thường gặp. Đầy bụng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh bình thường có thể tự khỏi, hoặc nhờ điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Tuy nhiên vì đây là một triệu chứng tiêu hóa của nhiều bệnh tiêu hóa nên người bệnh không nên chủ quan. Vậy người bệnh bị đầy bụng nên làm gì? Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Bị đầy bụng nên làm gì – đầy bụng là gì?

Đầy bụng thường xảy ra khi đường tiêu hóa có chứa khí hoặc gas. Đa số các trường hợp người bệnh bị đầy bụng có cảm giác đầy bụng, chướng bụng. Đầy bụng thường đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Đau bụng
  • Xì hơi
  • Ợ hơi
  • Cảm giác sôi bụng, cồn cào bụng

Đầy bụng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc và tham gia các công việc xã hội hoặc vui chơi giải trí. Đầy bụng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.

>>>Xem thêm: Đầy Bụng Uống Gì Và Các Loại Đồ Uống Tốt Nhất Hiệu Quả Cao

2. Bị đầy bụng nên làm gì – tại sao bạn bị đầy bụng?

Có nhiều nguyên nhân có thể gây đầy bụng. Xác định được nguyên nhân giúp cho việc điều trị bệnh dễ dàng hơn, để biết khi bị đầy bụng nên làm gì.

2.1. Khí gas sinh ra từ thức ăn

Khí gas là nguyên nhân phổ biến nhất gây đầy bụng, đặc biệt là sau khi ăn. Khí gas hình thành trong đường tiêu hóa khi thức ăn không tiêu hóa được hoặc bạn nuốt không khí vào họng. Bạn sẽ có thể nuốt không khí vào họng khi bạn ăn hoặc uống nước. Lượng không khí nuốt vào của mỗi người là khác nhau, có nhiều yếu tố ảnh hưởng như:

  • Ăn hoặc uống quá nhanh
  • Nhai keo cao su
  • Hút thuốc
bị đầy bụng nên làm gì

Hút thuốc lá có thể gây đầy bụng

  • Đeo răng giả
  • Chậm làm rỗng dạ dày (chậm quá trình đẩy khí ra ngoài) ngoài việc làm tích tụ khí gas còn có thể gây đầy bụng và chướng bụng

2.2. Nguyên nhân gây đầy bụng do bệnh lý thường gặp

Có nhiều bệnh gây triệu chứng đầy bụng có thể kể đến như:

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS)
  • Nhiễm khuẩn đường ruột như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn’s
  • Các bệnh liên quan tới chức năng đường tiêu hóa (FGIDs): ợ nóng, không dung nạp thực phẩm, thay đổi nhu động ruột, bất thường phản xạ ruột, phản ứng quá mẫn ở nội tạng, kém hấp thu thức ăn
  • Tăng cân
  • Thay đổi nội tiết tố (đặc biệt là nữ)
  • Nhiễm ký sinh trùng đường ruột
  • Bệnh rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn quá độ
  • Các vấn đề sức khỏe tâm lý như bị căng thẳng, lo âu, trầm cảm,…
  • Tác dụng không mong muốn của một số thuốc cũng có thể gây ra đầy bụng
  • Sự tăng quá mức hoặc thiếu hụt vi khuẩn đường tiêu hóa
  • Tích tụ khí gas
  • Táo bón

>>>Xem thêm: Đầy Bụng Nên Làm Gì Và Những Thắc Mắc Thường Gặp

2.3. Các bệnh lý dẫn đến đầy bụng nhưng ít gặp hơn

Đầy bụng có thể là một triệu chứng của những tình trạng nghiêm trọng của các vấn đề:

  • Dịch tự do tích tụ trong khoang bụng do bệnh ung thư (như ung thư buồng trứng), suy giảm chức năng gan thận, suy tim sung huyết
  • Bệnh celiac, hoặc không dung nạp gluten
bị đầy bụng nên làm gì

Không dung nạp gluten có thể gây đầy bụng

  • Suy giảm chức năng tụy dẫn đến suy giảm chức năng tiêu hóa do thiếu enzyme tiêu hóa ở tụy
  • Thủng đường tiêu hóa

3.  Bị đầy bụng nên làm gì để điều trị bệnh tại nhà

Đầy bụng có thể thường xảy ra khi khí gas sinh ra quá mức ở dạ dày hoặc ruột. Khi bị đầy bụng sau ngay sau bữa ăn, thường sẽ tự khỏi. Nhưng cũng có nhiều cách giúp giảm nhanh tình trạng bị đầy bụng. Cách tốt nhất để điều trị bị đầy bụng là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Các nguyên nhân gây đầy bụng thông thường như:

  • Chế độ ăn uống. Đồ uống có gas, quá nhiều muối hoặc đường, và không có đủ chất xơ trong bữa ăn có thể gây đầy bụng.
  • Thay đổi hormone. Nhiều người bị đầy bụng trước và trong chu kỳ kinh nguyệt do thay đổi hormone.
  • Vấn đề tiêu hóa. Táo bón hoặc dị ứng thực phẩm, và không dung nạp có thể dẫn đến đầy bụng. Khi phân bị ứ lại trong ruột già, nó có thể sinh hơi và gây cảm giác khó chịu.

3.1. Bị đầy bụng nên làm gì để thay đổi lối sống

Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng bị đầy bụng có thể giảm bớt hoặc được ngăn ngừa bằng cách điều chỉnh một vài cách thay đổi lối sống đơn giản. Có nhiều phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của đầy bụng.

bị đầy bụng nên làm gì

Giảm cân giúp giảm đầy bụng

  • Tránh nhai kẹo cao su. Nhai kẹo cao su có thể làm bạn nuốt không khí vào bụng dẫn đến đầy bụng
  • Giảm cân (nếu như bạn thừa cân)
  • Hạn chế hoặc giới hạn lượng thức ăn carbohydrate mà bạn ăn hàng ngày
  • Tránh ăn các thức ăn có thể gây khí gas như các loại rau trong họ bắp cải, đậu lăng, đậu khô
  • Tập ăn chậm nhai kỹ, tránh dùng ống hút khi uống nước
  • Sử dụng các loại thực phẩm làm từ sữa không chứa lactose (nếu bạn bị hội chứng không dung nạp lactose)
  • Lợi khuẩn có thể giúp bù đắp lượng vi khuẩn có lợi cho đường ruột như sữa chua.

>>> Xem thêm: Chữa Đầy Bụng Cho Bà Bầu An Toàn, Đơn Giản Tại Nhà

3.2. Bị đầy bụng nên làm gì để tác động tốt cho hệ tiêu hóa

  • Đi bộ

Các hoạt động thể lực có thể giúp nhu động ruột co thắt tốt hơn, từ đó giúp thải khí gas và phân ra ngoài tốt hơn. Ruột co thắt giúp điều trị các trường hợp táo bón. Đi bộ có thể giúp giảm nhanh áp lực do khí gas trong hệ tiêu hóa.

  • Tập yoga

Tập các động tác yoga có thể giúp đường ruột hoạt động tốt hơn để thải khí gas khỏi đường tiêu hóa, nhờ đó giúp giảm triệu chứng của đầy bụng.

bị đầy bụng nên làm gì

Tập yoga giúp chữa đầy bụng

  • Các viên nang bạc hà

Viên nang chứa dầu bạc hà có thể giúp điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và do đầy bụng.

Bạc hà giúp làm giãn cơ tiêu hóa, giúp khí gas và phân có thể di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn. Lưu ý đối với người bệnh bị ợ nóng không nên dùng bạc hà.

  • Thuốc giúp giảm đầy bụng

Các thuốc chống đầy bụng có thể giúp nhanh thải khí hơi ở đường tiêu hóa ra ngoài. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

  • Massage bụng

Biện pháp này có thể giúp ruột co bóp tốt hơn. Bạn cần massage theo chiều của tiêu hóa của đường ruột để có tác dụng tốt hơn.

  • Sử dụng tinh dầu

Tinh dầu thì là và nghệ giúp cải thiện triệu chứng hội chứng ruột kích thích, bao gồm triệu chứng đầy bụng và đau bụng. Trước khi sử dụng tinh dầu để điều trị đầy bụng bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định phù hợp.

  • Tắm nước ấm và thư giãn

Nước ấm có thể giảm đau bụng. Thư giãn có thể giúp làm giảm căng thẳng, từ đó cho chức năng của hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm bớt triệu chứng đầy bụng.

Những cách điều trị đầy bụng nhanh không đủ hiệu quả đối với vài trường hợp đầy bụng. Tuy nhiên, mọi người bị đầy bụng thường xuyên có thể điều chỉnh lối sống để giúp điều trị các nguyên nhân và triệu chứng đầy bụng theo thời gian.

3.3. Bị đầy bụng nên làm gì để có thể ngăn chặn đầy bụng trong thời gian dài

  • Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn

Ăn nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa bị táo bón và đầy bụng. Tuy nhiên bạn cần tăng lượng chất xơ trong bữa ăn từ từ, tránh việc nhiều chất xơ quá nhanh có thể gây đầy bụng và sinh khí gas. Bạn có thể bị các tác dụng không mong muốn khi ăn nhiều hơn 70g chất xơ một ngày.

Khi tăng lượng chất xơ trong bữa ăn nên tăng từ từ trong nhiều tuần để cơ thể điều chỉnh với sự thay đổi trong chế độ ăn.

  • Không nên dùng soda hoặc các loại nước có gas

Hơi gas có trong nước có gas có thể gây đầy bụng. Đường hoặc các chất ngọt trong bữa ăn có thể gây đầy bụng và khí gas. Uống nước có thể làm giảm các vấn đề này và có thể giúp điều trị táo bón.

  • Tránh nhai kẹo cao su

Đường trong kẹo cao su có thể gây đầy bụng ở một vài người. Thêm nữa việc nuốt không khí khi nhai có thể dẫn đến đầy bụng và đau bụng.

  • Tập thể dục mỗi ngày

Tập luyện giúp cơ thể bạn đào thải phân và khí hơi ra khỏi đường ruột và cũng có thể giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Bạn cần uống nhiều nước trước và sau khi tập thể dục để tránh bị mất nước, đặc biệt là để tránh bị tình trạng táo bón.

  • Ăn uống đúng bữa

Nhiều người bị đầy bụng ngay sau khi ăn quá nhiều. Để tránh bị như vậy, bạn nên chia bữa ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ hơn, chia nhỏ bữa ăn như vậy giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra việc ăn quá nhanh có thể làm không khí vào bên trong đường tiêu hóa, uống nước bằng ống hút cũng có thể làm bạn nuốt thêm không khí vào bụng, những điều này dẫn đến triệu chứng đầy bụng. Vì vậy bạn nên tránh uống nước bằng ống hút và cố gắng ăn chậm lại để tránh nuốt không khí thêm khi ăn.

  • Bổ sung lợi khuẩn

Lợi khuẩn là loại vi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa. Bổ sung lợi khuẩn có thể kiểm soát hại khuẩn ở đường ruột. Hại khuẩn ở đường ruột là một trong những nguyên nhân tạo ra khí hơi và gây đầy bụng.

  • Giảm bớt lượng muối trong bữa ăn

Một lượng lớn Natri trong cơ thể có thể gây giữ nước, gây phù và đầy bụng ở bụng và cả ở những vùng khác ở cơ thể như tay và chân.

  • Điều trị các bệnh lý gây đầy bụng

Đầy bụng có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Để điều trị đầy bụng, bạn cần được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh. Các bệnh có thể gây đầy bụng như:

Nhiễm trùng đường ruột, bao gồm các bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, có thể là nguyên nhân gây đầy bụng. Hội chứng ruột kích thích cũng có thể gây ra triệu chứng này.

Các bệnh phụ khoa như bệnh lạc nội mạc tử cung và u nang buồng trứng có thể gây đau bụng, sưng bụng và cảm giác đầy bụng ở vùng bụng.

 Nếu bạn có các triệu chứng đau bụng, sưng bụng, đầy bụng bạn nên báo cho bác sĩ và những thông tin về tiền sử bệnh của gia đình cũng như bệnh sử của bạn cho bác sĩ biết. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh như chụp X quang, siêu âm, nội soi đại tràng, hoặc kiểm tra máu.

  • Thực hiện theo chế độ ăn kiêng ít-FODMAP

FODMAP là một loại carbohydrate có trong nhiều loại thức ăn. Loại carbohydrate này gây đầy bụng, xì hơi, và đau bụng.

Chế độ low-FODMAP giúp chữa đầy bụng

Chế độ low-FODMAP giúp chữa đầy bụng

Ghi nhớ những món ăn bạn dị ứng

Không dung nạp thức ăn có thể gây ra đầy bụng. Chúng có thể dẫn đến sinh khí hơi trong ống tiêu hóa. Đầy bụng thường xảy ra khi người bệnh không dung nạp lactose và không thể tiêu hóa được đường lactose trong các sản phẩm làm từ sữa. Bệnh không dung nạp được gluten còn được gọi là bệnh celiac, cũng là một nguyên nhân có thể gây đầy bụng.

Những người bị đầy bụng sau khi ăn, họ nên ghi lại danh sách thức ăn và thức uống trong nhiều tuần sẽ giúp xác định được loại thức ăn gây đầy bụng.

Dùng thực phẩm bổ sung và các loại thuốc

Một vài thực phẩm bổ sung như sắt có thể gây táo bón và các triệu chứng tiêu hóa khác, có thể dẫn tới đầy bụng. Kali thì lại làm giảm đầy bụng nhờ tác dụng giúp cân bằng Natri trong cơ thể ở một mức ổn định.

Nhiều bệnh lý có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa hoặc gây khó tiêu. Bạn cần thông báo cho bác sĩ bệnh sử và tiền sử dùng thuốc của bạn để được điều trị thích hợp.

>>> Xem thêm: Cách Giảm Đầy Bụng Và Những Mẹo Hay Để Giảm Đầy Bụng Hiệu Quả

 Bị Đầy Bụng Phải Làm Sao, Chữa Đầy Bụng Đơn Giản Tại Nhà

4. Bị đầy bụng nên làm gì khi đã điều chỉnh thói quen ăn uống nhưng vẫn chưa đỡ?

Sau khi đã thay đổi chế độ sống và chế độ ăn uống hợp lý mà vẫn không giúp làm giảm đầy bụng, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số thuốc để điều trị đầy bụng. Điều trị với kháng sinh, thuốc chống co thắt cơ trơn, hoặc thuốc chống trầm cảm có thể được xem xét kê đơn tùy theo từng trường hợp cụ thể của người bệnh. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp để điều trị bệnh cho người bệnh.

Các thuốc có tác dụng làm giảm đầy bụng như:

thuốc chữa đầy bụng

Thuốc chữa đầy bụng

Kháng sinh. Rifaximin là một kháng sinh tác dụng tại chỗ ở đường ruột nên thường là một trong những kháng sinh được ưu tiên dùng để điều trị đầy bụng do nhiễm khuẩn đường ruột.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA). Thuốc chống trầm cảm ba vòng thường dùng để điều trị đau bụng cơ năng. Nghiên cứu cho thấy thuốc chống trầm cảm ba vòng có lợi cho việc điều trị đầy bụng liên quan tới khó tiêu do rối loạn chức năng tiêu hóa.

Thuốc chống co thắt cơ trơn. Thuốc chống co thắt cơ trơn thường được sử dụng để điều trị đau bụng liên quan tới hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên các thuốc này có tác dụng giãn cơ, có thể gây tích tụ khí hơi trong đường tiêu hóa và làm chậm quá trình đẩy khí hơi ra khỏi đường tiêu hóa. Vì vậy, mặc dù những thuốc này dùng để điều trị các trường hợp đau quặn bụng nhưng lại làm bệnh đầy bụng tồi tệ hơn. Bác sĩ cần thận trọng khi sử dụng cho người bệnh để điều trị các vấn đề của bệnh tiêu hóa.

Thuốc nhuận tràng. Những thuốc này thường có thành phần là polyethylene glycol giúp cải thiện triệu chứng táo bón, hỗ trợ điều trị đầy bụng ở những người bị táo bón mãn tính.

Neostigmine là một thuốc được dùng để điều trị tắc nghẽn đại tràng cấp tính, cải thiện triệu chứng đầy bụng.

Domperidone là thuốc đối chủ vận dopamine được dùng để điều trị liệt dạ dày, buồn nôn mãn tính, cải thiện triệu chứng khó tiêu (bao gồm cả đầy bụng ở phần bụng trên). Tuy nhiên thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn, phải có ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Metoclopramid cũng là thuốc đối chủ vận dopamin, với những bệnh nhân bị rối loạn chức năng tiêu hóa và liệt dạ dày, thì thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng đầy bụng.

>>> Xem thêm: Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì hiệu quả

5. Bị đầy bụng nên làm gì trước khi đến khám bác sĩ?

Trước khi đi khám do đầy bụng cũng như các bệnh tiêu hóa khác bạn nên

chuẩn bị các thông tin dưới đây để bác sĩ có thể chẩn đoán nhanh chóng và chính xác tình trạng bệnh của bạn:

  • Không ăn sáng vào ngày khám
  • Ghi lại các thông tin về tình trạng của bạn, ngoài đầy bụng ra bạn còn có triệu chứng nào khác không? Bạn bị đầy bụng từ lúc nào? Kéo dài bao lâu? Chế độ ăn uống của bạn trong thời gian đó như thế nào? Tình trạng bệnh của bạn có bị nặng lên hơn hay không?
  • Các loại thuốc bạn dùng trong thời gian gần đây? Kể cả các loại vitamin và thực phẩm bổ sung.
  • Tiền sử bệnh của bạn
  • Các yếu tố tâm lý có thể gây ảnh hưởng đến bệnh như căng thẳng lo âu trong thời gian dài hoặc thường xuyên
  • Chế độ ăn của bạn

Một số câu hỏi cơ bản để hỏi bác sĩ của bạn bao gồm:

  • Nguyên nhân có khả năng nhất gây ra các triệu chứng bệnh là gì?
  • Tình trạng bệnh của tôi là tạm thời hay mãn tính?
  • Tôi cần những loại xét nghiệm nào?
  • Những phương pháp điều trị có thể giúp ích cho tình trạng của tôi
  • Tôi có thực hiện chế độ ăn kiêng nào hay không?
  • Có bất kỳ loại thuốc tôi dùng gây ra các triệu chứng của tôi không?
  • Hay tôi có cần ngừng dùng thuốc nào hay không?

Ngoài những câu hỏi mà bạn đã chuẩn bị để hỏi bác sĩ, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong cuộc hẹn.

Đầy bụng là một triệu chứng tiêu hóa rất thường gặp. Thường đầy bụng sau khi ăn sẽ tự khỏi mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, đây là triệu chứng của rất nhiều bệnh tiêu hóa, bạn cần chú ý theo dõi. Nếu bạn đã điều chỉnh chế độ ăn hoặc lối sống mà triệu chứng vẫn tiếp diễn bạn khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bởi chỉ khi hết cảm giác đầy bụng, bệnh nhân mới cảm thấy thoải mái trong sinh hoạt cũng như cuộc sống hàng ngày. 

Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc về những vấn đề liên quan đến đầy bụng.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091