Bệnh Dạ Dày Kiêng Ăn Gì, 8 Thực Phẩm Người Bệnh Không Nên Ăn

Bệnh Dạ Dày Kiêng Ăn Gì, 8 Thực Phẩm Người Bệnh Không Nên Ăn

Bệnh dạ dày kiêng ăn gì? Đau dạ dày là một bệnh khá phổ biến ở đường tiêu hóa thường gặp ở người lớn và trẻ nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý ở dạ dày thường là do chế độ ăn uống thiếu hợp lý và khoa học. Vậy bệnh dạ dày kiêng ăn gì và những chế độ ăn cho người đau dạ dày cần xây dựng như thế nào. Các bạn hãy cùng các chuyên gia của Scurma Fizzy tìm hiểu về vấn đề trên qua bài viết dưới đây

1. Nguyên tắc để xây dựng chế độ ăn cho người đau dạ dày 

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người đau dạ dày

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người đau dạ dày

Người mắc bệnh dạ dày nên ăn những loại thực phẩm nào để giúp hỗ trợ và điều trị bệnh, bệnh không tiến triển thêm là một mối bận tâm mà những người đau dạ dày vẫn thường xuyên thắc mắc

Vậy nguyên tắc để xây dựng chế độ ăn cho người đau dạ dày bao gồm những điều sau

  • Thường xuyên sử dụng các thực phẩm có khả năng kháng viêm, giảm đau một cách tự nhiên, các thực phẩm có tính chống oxy hóa
  • Tránh sử dụng các đồ uống, thức ăn làm tăng tiết acid và kích ứng niêm mạc dạ dày
  • Các bữa ăn trong ngày nên thực hiện trong một khung giờ nhất định, không được ăn quá khuya. Tránh bỏ bữa và nhai nuốt quá vội vàng. Điều này tạo cho dạ dày có một thói quen sinh lý bình thường.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa đặc biệt người mắc bệnh đau dạ dày không nên bỏ đói, ăn một lượng thức ăn vừa phải. Không quá lo, không quá đói để hạn chế cơn đau dạ dày và các xuất hiện các dấu hiệu bệnh đau dạ dày khác như nôn và buồn nôn, đau rát vùng bụng, ợ hơi, ợ chua,…
  • Thức ăn nên được chế biến nhỏ hoặc băm thật nhuyễn để tạo điều kiện thuận tiện trong quá trình tiêu hóa.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu bệnh đau dạ dày thường gặp và cách điều trị

2. Bệnh dạ dày kiêng ăn gì?

Bệnh dạ dày kiêng ăn gì? Là một câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân đau dạ dày quan tâm chú ý. Vì một số thực phẩm vô tình bạn ăn phải sẽ khiến các cơn đau trở lên dữ dội hơn.

Vì vậy, đối với những người có bệnh lý dạ dày thì chế độ ăn uống là một trong những điều cần phải cân nhắc. Một chế độ ăn uống không khoa học và hợp lý có thể làm tăng thêm các triệu chứng của bệnh và khiến cho bệnh tiến triển thêm.

Vậy người mắc bệnh dạ dày cần kiêng những thực phẩm gì để hạn chế sự tiến triển của bệnh?

2.1. Kiêng ăn cay 

Không thể phủ nhận rằng đồ ăn cay luôn làm hấp dẫn vị giác của chúng ta. Bên cạnh lợi ích giúp cho món ăn thêm ngon, hấp dẫn thì nó đem lại rất nhiều tác hại mà chúng ta không thể ngờ tới.

Đồ ăn cay dẫn đến đau dạ dày, khó tiêu và làm cho các bệnh lý liên quan đến dạ dày trầm trọng hơn.

  • Trong ớt có chứa hoạt chất capsaicin và piperine có trong hạt tiêu, nếu như bạn sử dụng quá nhiều sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày và thực quản dễ sưng tấy, tăng quá trình sản xuất acid và dịch vị tiêu hóa.
  • Điều này làm cho các vết viêm loét không thuyên giảm đi mà còn khiến chúng ngày càng lan rộng và sâu hơn.
  • Đồng thời, những chất này có trong ớt hay hạt tiêu có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày,  gây nên tình trạng đau rát vùng bụng và xuất hiện các triệu chứng khác như ợ hơi, ợ chua, đầy hơi,..
Bệnh dạ dày kiêng ăn gì? Đó là ăn cay

Bệnh dạ dày kiêng ăn gì? Đó là ăn cay

Đặc biệt đối với những bệnh nhân mới phẫu thuật dạ dày xong, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu,..

  • Nguyên nhân của vấn đề này mà các bác sĩ đưa ra là do những loại thực phẩm này có bản chất cay, nóng khiến các vết loét khó hồi phục và lan rộng hơn. 
  • Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia y tế, các nghiên cứu trên chuột đã thấy rằng ăn nhiều bột ướt có khả năng mắc ung thư dạ dày.
  • Đặc biệt, khi bạn không may ăn phải ớt, tiêu để lâu đã bị mốc, nấm sản sinh ra chất aflatoxin. Đây là một trong những thành phần quan trọng đóng góp vào nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết ruột và ung thư dạ dày.

>>> Xem thêm: Ung thư dạ dày nên ăn gì- Cẩm nang ăn uống cho bệnh nhân ung thư

Một số lưu ý khi ăn cay

  • Không nên ăn quá nhiều ớt

Việc sử dụng quá nhiều ớt hoặc tiêu trong việc chế biến món ăn sẽ khiến cho vị của món ăn khác bị lấn át bởi vị cay khiến cho món ăn của bạn không lưu giữ được các mùi vị như trạng thái ban đầu.

Đồng thời, ăn cay gây hại cho dạ dày của bạn. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn tối đa 1 quả/ ngày hoặc có thể không sử dụng.

  • Không được ăn cay lúc đói

Trước khi ăn những thực phẩm cay nóng, bạn nên lót bụng trước bằng cách ăn một chút bánh mì hoặc một chút cơm

  • Ớt được nấu chín trước khi ăn

Điều này giúp giảm kích thích niêm mạc miệng và đồng thời hạn chế các triệu chứng đau dạ dày xảy ra.

  • Không nên ăn cay khi nóng

Điều này làm tổn hại đến thực quản, vòm họng, làm tê liệt cảm giác tạm thời 

2.2. Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ cần hạn chế đối với những người mắc bệnh dạ dày

Bệnh dạ dày kiêng ăn gì? Đó là những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Bệnh dạ dày kiêng ăn gì? Đó là những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến cho việc tiêu hóa thức ăn ở dạ dày trở lên khó khăn hơn và gây áp lực cho dạ dày. Ngay cả khi cơ thể bạn khỏe mạnh thì những loại thực phẩm này cũng không hề tốt cho sức khỏe 

Còn đối với những người mắc bệnh đau dạ dày sẽ gây cảm giác khó chịu hơn kèm theo đó là những triệu chứng khác như khó tiêu, ỉa chảy,..

>>> Xem thêm: Top 9 cách trị khó tiêu hiệu quả nhất

Ngoài ra, khi bạn sử dụng những món ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ ảnh hưởng không tốt đến tim mạch, làm tăng huyết áp, giảm cholesterol HDL và làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ 2-  một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe.

2.3. Bệnh dạ dày kiêng ăn gì? Đó là thực phẩm chua

  • Lợi ích của chanh

Chanh, quất là một gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp gia đình Việt Nam. Nó có rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe và được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng như: tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp chữa lành vết thương.

Lý do được đưa ra do trong chanh có một hàm lượng lớn vitamin C, loại vitamin này có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể và  ngăn chặn các phản ứng viêm. 

Ngoài ra, nước chanh có tác dụng chống oxy hóa, tổng hợp collagen giúp bảo vệ da. Da không bị khô mà thay vào đó là luôn căng bóng, sáng mịn, ngăn ngừa các vết nhăn, vết đồi mồi.

Đồng thời nước chanh có tác dụng kháng khuẩn trị mụn cũng rất hiệu quả nhé. Một trong những công dụng tuyệt vời của chanh, quất mang lại là giải độc gan.

Nước chanh giúp hoạt động của gan được tăng cường, kiểm soát lượng mật tiết ra bị thừa và hòa tan sỏi mật.

Theo các nhà nghiên cứu, trong nước chanh có chứa acid có lợi cho hệ tiêu hóa, hoạt động của dịch vị dạ dày được ổn định.

Đồng thời giúp giảm xuất hiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày như khó tiêu, đau rát vùng bụng, ợ hơi,.. Hàm lượng vitamin C có nhiều trong chanh, quất cũng có tác dụng giảm viêm nhiễm dạ dày và hạn chế sự tấn công của vi khuẩn HP. Đây là một con vi khuẩn nguy hiểm gây lên các bệnh lý liên quan đến dạ dày.

>>> Xem thêm: Điều trị vi khuẩn Hp có khó không

Bệnh dạ dày kiêng ăn gì? Đó là ăn chua

Bệnh dạ dày kiêng ăn gì? Đó là ăn chua

  • Tác dụng có hại của chanh

Tuy nhiên, khi bạn sử dụng chanh, quất,.. một cách thường xuyên với nồng độ cao thì những thực phẩm này không còn là những thực phẩm tốt cho sức khỏe nữa.

Thay vào đó chúng trở thành những mối nguy hiểm cho dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Lượng acid dịch vị được tiết ra nhiều làm kích thích niêm mạc dạ dày gây ra các cảm giác khó chịu, đau đớn cho những bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày.

Như vậy những người đau dạ dày vẫn có thể sử dụng nước chanh nhưng họ cần lưu ý một vài điểm sau đây: 

  • Pha nước chanh thật loãng, có thể pha một lát chanh mỏng trong khoảng 3 cốc nước. Điều này làm cho vị chanh bị nhạt đi, không bị chua quá nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến dạ dày
  • Bạn có thể dùng chanh nguyên vỏ vì trong vỏ chanh có chứa một chất là flavonoid, chất này giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa. 
  • Thời điểm uống nước chanh thích hợp nhất là sau bữa ăn khoảng từ 1- 1,5 giờ. Buổi tối bạn cũng có thể uống nước chanh nhưng lưu ý là không được uống quá muộn và nhiều. Hoặc bạn cũng có thể thêm một chút mật để dễ uống hơn nhé.
  • Điều đặc biệt, bạn không nên uống nước chanh với nước quá lạnh và quá nóng và không nên uống trong lúc bụng đói. Vì khi uống với nước quá lạnh có thể gây sốc cho cơ thể. Còn uống nước quá nóng sẽ khiến cho enzyme có lợi trong chanh bị phá vỡ.

2.4. Bệnh dạ dày kiêng ăn gì? Đó là thực phẩm lên men

Bệnh dạ dày kiêng ăn gì? Đó là thực phẩm lên men

Bệnh dạ dày kiêng ăn gì? Đó là thực phẩm lên men

Theo chia sẻ của  PGS.TS  bác sĩ Nguyễn Thị Bay nguyên trưởng bộ môn y học cổ truyền của bệnh viện đại học y dược TP. Hồ Chí Minh cho biết

“Khi quá trình trao đổi chất diễn ra mà trong đó chất hữu cơ bị biến đổi dưới dạng men vi sinh hay có thể gọi là enzyme được gọi là lên men”.

Các thực phẩm lên men được các gia đình Việt Nam sử dụng thường xuyên như dưa chua, cà muối, sung muối,..

Nếu những thực phẩm trên được xử lý  và chế biến đúng công thức thì nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: 

  • Dễ dàng hấp thu

Gluxit, protein có trong thức ăn được cắt nhỏ thành những đoạn ngắn thuận tiện hơn trong quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn.

  • Thực phẩm nên men có tác dụng loại trừ một số vi khuẩn có hại cho cơ thể

Điều này được các chuyên gia lý giải như sau: quá trình lên men có khả năng loại bỏ khoảng 90% cyanogenic glycoside- một loại độc tố có trong thực phẩm.

  • Khi sử dụng thực phẩm lên men sức đề kháng được tăng cường

Trong sữa chua có một lượng lớn vi khuẩn có lợi cho đường ruột như lactic. Khi ăn sữa chua, vi khuẩn lactic sẽ bám trên niêm mạc dạ dày, có khả năng kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn có hại cho đường ruột.

  • Tốt cho tiêu hóa

Các thực phẩm nên men chứa một lượng lớn probiotics. Chất này giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại có trong dạ dày,cân bằng hoạt động của đường ruột, phòng ngừa táo bón, tiêu chảy.

Bên cạnh những lợi ích của thực phẩm lên men mang lại cho hệ thống tiêu hóa thì chúng cũng có không ít tác hại: 

  • Tạo thêm nhiều độc tố khác

Khi bạn lên men không đúng quy trình và kỹ thuật, không những tạo ra được môi trường acid mà còn không thể ức chế được các vi sinh vật gây bệnh. Độc tố gây bệnh không được kìm hãm mà có thể còn được gia tăng hơn.

  • Nguy cơ mắc bệnh ung thư

Lên men sẽ làm cắt các protein thành những phân tử nhỏ acid amin. Trong quá trình muối, acid amin này có thể kết hợp cùng với nitric tạo thành nitrosamine – một chất có thể gây lên ung thư đại tràng và ung thư trực tràng. 

2.5. Bệnh dạ dày nên kiêng ăn gì? Đó là sữa và các thực phẩm được chế biến từ sữa 

Bệnh dạ dày kiêng ăn gì? Uống gì? Đó là uống sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa

Bệnh dạ dày kiêng ăn gì? Uống gì? Đó là uống sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa

Theo các chuyên gia y tế, những người mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa hay bệnh đau dạ dày vẫn lên uống sữa nhưng phải đủ và đúng cách.

Sữa mang lại nhiều công dụng tốt cho cơ thể như:

  • Lớp niêm mạc được củng cố

Uống sữa có tác dụng làm tăng khả năng sản sinh ra lớp niêm mạc dạ dày.  Vì vậy, bộ phận này sẽ vững chắc hơn, có khả năng bảo vệ dạ dày khỏi những những tác nhân gây hại khác.

  • Bổ sung thêm Probiotic

Sữa chua và một số thực phẩm khác được chế biến từ sữa chứa một lượng lớn probiotic- một chất rất tốt cho quá trình tiêu hóa.

Chất này thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón, ỉa chảy.

  • Bảo vệ niêm mạc, chống lại vi khuẩn

Acid lactic có trong chế phẩm của sữa giúp chống lại vi khuẩn HP, bảo vệ niêm mạc dạ dày đồng thời thúc đẩy sự tăng cường hệ thống miễn dịch và tiêu hóa.

Bên cạnh đó sữa cũng có các tác hại như: 

  • Sữa và các thực phẩm được chế biến từ sữa có thể gây ra cho người bệnh cảm giác khó tiêu, sinh ra nhiều hơi trong bụng.
  • Các sản phẩm được chế biến từ sữa có chứa đường lactose có thể khiến bạn bị tiêu chảy, tăng khả năng mất nước và không tốt trong quá trình niêm mạc dạ dày đang được hồi phục.

Một số lưu ý dành cho những người đau dạ dày khi sử dụng sữa

  • Thời điểm uống sữa tốt nhất là sau bữa sáng hoặc bữa tối trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ đồng hồ.
  • Uống một lượng vừa phải khoảng 500ml đối với người trưởng thành, nên uống với nước ấm, không nên uống quá nhiều sẽ khiến bạn khó tiêu và buồn nôn.
  • Những người mắc bệnh đau dạ dày không nên uống sữa đậu nành vì nó có thể làm tăng tình trạng ợ hơi, chướng bụng.
  • Có thể kết hợp sữa và các thực phẩm khác như bánh mì, ngũ cốc, trái cây,… để tăng thêm hương vị cho món ăn và tránh cảm giác chán ăn.

2.6. Thực phẩm sống, chưa qua chế biến 

Đó là ăn rau sống

Bệnh dạ dày kiêng ăn gì? Đó là ăn rau sống, thực phẩm chưa qua chế biến

Các thực phẩm sống, không an toàn và chưa qua chế biến là câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi bệnh dạ dày kiêng ăn gì

  • Các món như rau sống, thịt tái chưa được nấu chín như sushi, gỏi cá, thịt bò tái,.. ăn vào rất ngon miệng nhưng lại không hề tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày.
  • Vì chúng chưa được xử lý qua nhiệt độ nên chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng có hại cho đường ruột.
  • Khi bạn thường xuyên ăn những thực phẩm này thì rất có thể bạn sẽ gặp các hiện tượng như tiêu chảy, đau bụng và đồng thời làm tăng thêm tình trạng viêm dạ dày.

2.7. Bệnh dạ dày kiêng ăn gì? Đồ ăn nhiều đường 

Đó là đường

Bệnh dạ dày kiêng ăn gì? Đó là đường

Các món ăn hay đồ uống có vị ngọt luôn hấp dẫn tất cả mọi người đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên sử dụng một cách không hợp lý sẽ dẫn đến nhiều tác hại vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của chúng ta.

Theo nhiều nghiên cứu, khi bạn sử dụng quá nhiều lượng đường sẽ dẫn đến tăng cân mất kiểm soát, răng dễ bị sâu, kích thích hệ thần kinh giao cảm, tăng huyết áp,…

Bên cạnh đó, sử dụng nhiều đường sẽ ảnh hưởng lớn đến những người đang mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày, thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, kích thích sinh ra nhiều acid dịch vị khiến cho các cơn đau trở lên trầm trọng hơn.

2.8. Đồ uống có ga, bia rượu

  • Các loại nước uống chứa gas, cồn như bia, rượu,..là một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể dẫn đến các bệnh lý đau dạ dày.
  • Khi sử dụng quá mức có thể khiến cho cơ thể bạn có thể mất nước, táo bón hoặc ỉa chảy, niêm mạc dạ dày bị tổn thương trầm trọng hơn.
  • Bia rượu có thể làm tăng lượng acid trong dạ dày. Điều này sẽ kích ứng niêm mạc và là điều kiện để khởi phát các cơn đau dạ dày, bệnh nhân có thể sẽ mắc các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, khó tiêu.
  • Nếu người bệnh kiêng uống rượu bia một khoảng thời gian thì các dấu hiệu của bệnh và biến chứng có thể sẽ giảm dần.
  • Nhưng nếu họ vẫn tiếp tục sử dụng thì các triệu chứng của bệnh sẽ ngày càng tăng lên và  họ có thể bị viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày thậm chí nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày.
  • Ngoài ra, nếu sử dụng bia, rượu thường xuyên cũng có thể sẽ mắc bệnh trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, xơ gan và ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan khác của cơ thể.
Bệnh dạ dày kiêng ăn gì uống gì? Đó là rượu bia

Bệnh dạ dày kiêng ăn gì uống gì? Đó là rượu bia

Trên đây là những thông tin bổ ích mà các chuyên gia hàng đầu của Scurma Fizzy chia sẻ đến các bạn về chủ đề bệnh dạ dày kiêng ăn gì? Hy vọng nó sẽ giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh dạ dày và những thực phẩm bệnh dạ dày kiêng ăn là gì. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề trên hoặc những thắc mắc về các bệnh lý liên quan đến dạ dày thì đừng ngại ngần, hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi qua HOTLINE 1800 6091Chúc các bạn có một tuần làm việc hăng say và hiệu quả nhất.

Thu Hà

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091