Thuốc Trị Viêm Loét Dạ Dày Hiệu Quả

Thuốc Trị Viêm Loét Dạ Dày Hiệu Quả

Viêm loét dạ dày là một bệnh lý phổ biến, gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Những người mắc phải bệnh này thường gặp khó khăn trong việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng khó lường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn. Đương nhiên, bạn cần phải lên kế hoạch cụ thể cũng như tham khảo ý kiến từ các bác sĩ và chuyên gia về dạ dày để điều trị hiệu quả và dứt điểm căn bệnh này.  Và sau đây, Scurma Fizzy sẽ bật mí cho các bạn các thuốc trị viêm loét dạ dày hiệu quả để giúp cho sức khỏe dạ dày của bạn được phục hồi tốt nhất.

1. Những điều bạn cần biết về bệnh viêm loét dạ dày

thuoc-tri-viem-loet-da-day2

Viêm loét dạ dày

1.1. Viêm loét dạ dày là bệnh gì?

Viêm loét dạ dày là một bệnh lý mạn tính, diễn biến có tính chất chu kỳ. Tổn thương ban đầu là những vết viêm do sự tấn công niêm mạc dạ dày của dịch vị dạ dày, vi khuẩn hay thức ăn gây ra.

Sau một thời gian dài không điều trị, các vết viêm này sẽ tiến triển thành các ổ loét, niêm mạc dạ dày sẽ bị bào mòn sâu hơn, khiến cho lớp cấu trúc bên dưới thành dạ dày bị lộ ra, dễ viêm nhiễm.

Đặc điểm của bệnh này còn tùy theo các vị trí của vết viêm loét mà sẽ có các tên gọi khác nhau tương ứng.

1.2. Nguyên nhân và cơ chế hình thành bệnh viêm loét dạ dày

Chắc chắn bạn sẽ có thắc mắc rằng các vết viêm loét từ đâu mà ra và được hình thành như thế nào?

Nguyên nhân hình thành nên các ổ viêm loét ở dạ dày là hậu quả của sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công như acid, pepsin, vi khuẩn H. pylori và yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày bao gồm sự tiết nhầy và lớp chất nhầy, vai trò của thần kinh, tuần hoàn….

Mọi quá trình khiến yếu tố tấn công tăng lên mà không có sự củng cố đúng mức của yếu tố bảo vệ hay yếu tố bảo vệ giảm sút mà không có giảm tương ứng yếu tố tấn công đều có thể dẫn tới viêm loét dạ dày.

1.2.1. Vai trò của acid và pepsin dịch vị trong bệnh viêm loét dạ dày

Đây là yếu tố cần thiết cho quá trình hình thành bệnh viêm loét dạ dày. Vai trò của acid đã được xác định trong hội chứng Zollinger – Ellison, là một bệnh trong đó các khối u khiến cho dạ dày sản xuất quá nhiều acid, gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. 

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

1.2.2. Vi khuẩn Helicobacter pylori – nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày

H.pylori đóng vai trò chủ yếu trong nguyên nhân và bệnh sinh viêm loét dạ dày.

Đây là một loại xoắn khuẩn Gram âm, sống ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày, gây tổn thương niêm mạc dạ dày bằng cách: thoái hoá lớp nhầy bảo vệ niêm mạc và sản xuất ra các men làm tổn thương các tế bào niêm mạc.

H.pylori gây viêm loét dạ dày bằng việc tiết ra men urease để thuỷ phân ure thành amoniac, gây độc với niêm mạc dạ dày, đồng thời nó cũng ngăn cản quá trình tổng hợp nên chất nhầy, khiến cho chất lượng và khả năng phân bố chất nhầy trên bề mặt niêm mạc bị thay đổi.

Như vậy, khi sự toàn vẹn của lớp chất nhầy không được đảm bảo, kèm theo tổn thương các tế bào biểu mô, các yếu tố tấn công như acid và pepsin (là enzyme có tác dụng phân hủy protein thành các peptide nhỏ hơn, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn) trong dạ dày tác động trực tiếp vào niêm mạc dạ dày và dẫn tới loét.

>>> Xem thêm Nhiễm vi khuẩn Hp ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

1.2.3. Nguyên nhân do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý

Việc ăn uống các chất kích thích như uống rượu,bia, cafe, ăn chất quá nóng hoặc quá lạnh, hoạt động mạnh sau khi ăn no đều có thể gây ra tổn hại tới niêm mạc dạ dày và khiến những vết loét nặng lên.

Bên cạnh đó, việc bạn thường xuyên gặp phải các vấn đề căng thẳng, mệt mỏi, stress cũng là yếu tố nguyên gây ra viêm loét dạ dày. 

Điều này được lý giải là khi bạn mệt mỏi, căng thẳng thần kinh sẽ gây ra tình trạng co mạch, tăng tiết acid dạ dày và sẽ gây viêm loét. Và mối liên quan quan trọng hơn cả là do khi bạn căng thẳng, thần kinh hệ tiêu hóa của bạn sẽ bị ngưng trệ, làm ảnh hưởng đến các cơn co bóp và giảm tiết việc tiêu hóa.

Ngoài ra, thói quen thức khuya quá nhiều sẽ tạo cơ hội cho tình trạng loét tiến triển nhanh hơn. Khi bạn thức khuya kèm theo các tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể sẽ tăng tiết acid và gây tổn thương niêm mạc dạ dày của bạn.

1.2.4. Thuốc lá và một số thuốc gây tình trạng viêm loét dạ dày

Một số nghiên cứu cho rằng, việc sử dụng thuốc lá, các thuốc corticoid và NSAIDs (thuốc chống viêm không có steroid) sẽ gây ra tình trạng viêm loét dạ dày của bạn.

Điều này được lý giải rằng khi hút thuốc lá, và sử dụng các thuốc trên không đúng cách sẽ làm ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin (chất có vai trò kích thích sinh chất nhầy và bicarbonat), do đó làm giảm sự bảo vệ của niêm mạc dạ dày và dẫn đến việc các yếu tố (acid, pepsin, vi khuẩn Hp) tấn công gây ra viêm loét.

1.3. Các triệu chứng bệnh lý dạ dày bị viêm loét điển hình

Khi mắc bệnh viêm loét dạ dày, bạn có thể gặp một số triệu chứng như:

  • Đau bụng vùng thượng vị
  • Ợ hơi đi kèm với ợ chua và cảm giác nóng rát châm chích ở vùng thượng vị
  • Rối loạn tiêu hóa: đi ngoài phân sống, tiêu chảy hoặc táo bón
  • Xuất hiện các biểu hiện: ăn không ngon miệng, chán ăn
  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc.

2. Thuốc trị viêm loét dạ dày 

Khi gặp các triệu chứng trên, bạn nên thăm khám các bác sĩ để được làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh cũng như được tư vấn sử dụng thuốc để điều trị bệnh viêm loét dạ dày.

Dưới đây sẽ là các thuốc trị viêm loét dạ dày mà Scurma Fizzy gợi ý cho bạn!

2.1. Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) trị viêm loét dạ dày

Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm khả năng sản xuất acid dạ dày kéo dài có hồi phục.

Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm Proton

Với khả năng làm giảm khả năng tiết acid của  dạ dày, thuốc ức chế bơm proton có tác dụng làm giảm các triệu chứng như khó nuốt, đau thượng vị, ho do trào ngược dạ dày, ợ nóng, ợ chua, ngăn ngừa hình thành vết loét ở dạ dày,…

Các thuốc thuộc nhóm này như Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole,…

Omeprazole: Thuốc trị viêm loét dạ dày được ưu tiên hàng đầu

Thành phần: Omeprazole

Công dụng: 

Thuốc trị viêm loét dạ dày Omeprazol 20mg được thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý về dạ dày và thực quản, bao gồm:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm thực quản ăn mòn (thực quản bị tổn thương do acid dạ dày bào mòn)
  • Ngoài ra, Omeprazol 20mg còn có thể kết hợp với thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp

Liều dùng và cách sử dụng

Đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày sử dụng Omeprazol 40mg/ lần/ ngày với lộ trình điều trị kéo dài từ 4 – 8 tuần.

Omeprazol 20mg sử dụng trước khi ăn ít nhất 1 tiếng, thuốc được dùng dưới dạng viên uống

Trường hợp người bệnh sử dụng các loại thuốc băng bó ổ loét như Sucralfate, nên uống thuốc dạ dày Omeprazol trước khi uống sucralfate khoảng 30 phút.

Tránh sử dụng thuốc Omeprazol hơn 14 ngày, trừ trường hợp được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Bệnh nhân cần phải liên hệ sớm với bác sĩ chuyên môn nếu nhận thấy các triệu chứng của bệnh không được cải thiện hoặc tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn sau khi sử dụng thuốc trị viêm loét dạ dày Omeprazol . 

thuoc-tri-viem-loet-da-day5

Omeprazol – ức chế bơm proton – thuốc trị viêm loét hàng đầu

Đối tượng: 

Đối tượng được sử dụng thuốc là người gặp phải các triệu chứng về viêm loét dạ dày.

Nên thận trọng khi sử dụng thuốc trị viêm loét dạ dày Omeprazole cho trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

  • Với phụ nữ đang mang thai: thuốc có thể qua được hàng rào nhau thai và gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi. Nên thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai, chỉ sử dụng khi có bệnh loét dạ dày tá tràng ác tính.
  • Phụ nữ đang cho con bú: thuốc có thể được bài tiết qua sữa mẹ, nên thận trọng khi sử dụng thuốc, nếu dùng thuốc, nên ngừng việc cho con bú.

Lưu ý:

Khi sử dụng Omeprazole, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có thể gặp một số tác dụng phụ như: Đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, dị ứng, phát ban, nổi mề đay…

Tuy nhiên các tác dụng phụ trên rất ít xảy ra và nhanh chóng kết thúc. Khi gặp các tác dụng không mong muốn kéo dài, bệnh nhân nên báo cho bác sĩ chuyên khoa để kịp thời đưa ra các giải pháp chữa trị, tránh các tác dụng không mong muốn nặng hơn.

2.2. Thuốc trị viêm loét dạ dày kháng acid (antacid)

Antacid là những thuốc có tác dụng trung hòa acid dạ dày, nâng pH của dạ dày lên xấp xỉ 4 (bình thường pH của dạ dày là khoảng từ 1,6 – 2,4)

Nhóm thuốc kháng acid hiện đang được dùng là các hydroxyd magnesi, nhôm, canxi hoặc natri

Tác dụng của thuốc kháng acid trong điều trị viêm loét dạ dày là:

  • Trung hòa acid dạ dày
  • Làm tăng pH dạ dày, ức chế hoạt tính của pepsin, tăng tác dụng của hàng rào chất nhầy bảo vệ niêm mạc, kích thích khả năng đề kháng của niêm mạc dạ dày;
  • Có tác dụng cắt cơn đau và giảm triệu chứng nhanh nhưng ngắn (khoảng từ 15- 30 phút), cho nên phải dùng nhiều lần trong ngày.

Một số chế phẩm thường dùng kết hợp như: Maalox, Gastropulgite, Phosphalugel,….

2.2.1. Thuốc trị viêm loét dạ dày Maalox

Maalox

Thuốc trị viêm loét dạ dày Maalox

Thành phần: Aluminum hydroxide, magnesium hydroxide

Công dụng:

Maalox có tác dụng điều trị các triệu chứng rối loạn do sự tăng acid dạ dày trong các trường hợp như:

  • Loét dạ dày – tá tràng
  • Khó tiêu
  • Viêm dạ dày
  • Thoát vị hoành

Liều dùng:

Thuốc trị viêm loét dạ dày Maalox được chỉ định phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng đối tượng.

Đối với bệnh nhân là người lớn ( > 16 tuổi)

Liều dùng thuốc trong việc điều trị viêm loét dạ dày

  • Liều khuyến cáo: Dùng 1 – 2 viên , 6 lần/ngày.
  • Liều tối đa: Dùng 6 lần/ngày, 12 viên/ngày.

Liều dùng thuốc trong điều trị tình trạng tăng tiết acid dạ dày

  • Liều khuyến cáo: Sử dụng 1 – 2 viên khi cần thiết hoặc sau bữa ăn.
  • Liều tối đa: 6 lần/ngày, 12 viên/ngày.

Trường hợp bệnh nhân là trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi

Liều sử dụng của thuốc Maalox đối với các đối tượng là người cao tuổi và trẻ em sẽ thay đổi phụ thuộc vào phác đồ điều trị mà bác sĩ cung cấp.

Cách dùng

Do thuốc được bào chế dưới dạng viên nén nhai, Maalox được sử dụng thông qua đường miệng. Người bệnh cần phải nhai kỹ viên thuốc càng lâu càng tốt. Thuốc có thể được sử dụng vào trước hoặc sau khi ăn.

Đối tượng không nên sử dụng

Không nên sử dụng thuốc đối với các trường hợp bệnh nhân bị suy thận nặng hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc.

Thuốc Maalox chống chỉ định với những đối tượng kém hoặc không hấp thu glucose hoặc galactose, những trường hợp không thể dung nạp được fructose và tất cả những người gặp các trường hợp suy giảm sucrase-isomaltase do trong thuốc có chứa thành phần là sorbitol và sucrose.

Đối với những bệnh nhân gặp phải tình trạng thiếu porphyrin đang lọc máu, việc sử dụng nhôm hydroxyd không được đảm bảo an toàn.

Những bệnh nhân gặp phải tình trạng đái tháo đường cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc Maalox bởi vì  trong thành phần của thuốc có sử dụng một lượng đường lớn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Maalox

Trước khi sử dụng thuốc trị viêm loét dạ dày Maalox, để đảm bảo an toàn người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Những bệnh nhân bị suy tim, suy mạch vành, phì đại tuyến tiền liệt cần thận trọng trước quyết định sử dụng thuốc Maalox .
  • Trong quá trình điều trị với thuốc Maalox, nếu trong chế độ ăn của bệnh nhân có hàm lượng phospho thấp hoặc chế độ ăn có hydroxyd sẽ khiến cho bệnh nhân gặp phải tình trạng thiếu hụt phospho.
  • Nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ khi được chỉ định thuốc Maalox trong điều trị viêm loét dạ dày để tránh những nguy cơ không mong muốn.

2.2.2. Gastropulgite – Thuốc trị viêm loét dạ dày

thuoc-tri-viem-loet-da-day7

Thuốc dạ dày Gastropulgite

Thành phần:

Thành phần chính của thuốc Gastropulgite gồm Attapulgite; Aluminum hydroxide dạng gel; Carbonate Magnesium sấy khô,…và các tá dược phù hợp khác.

Công dụng:

Gastropulgite giúp cải thiện các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị do trào ngược dạ dày thực quản, hỗ trợ điều trị các bệnh lý gây viêm loét dạ dày tá tràng nhờ cơ chế trung hòa các acid dư thừa.

Bên cạnh đó, Gastropulgite còn có tác dụng cầm máu tại chỗ, hỗ trợ ngăn chảy máu trong các trường hợp xuất huyết dạ dày, tái tạo lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc.

Liều dùng – cách dùng:

Đối với người lớn: Sử dụng 2-4 gói/ngày hoặc dùng theo sự chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ

Đối với trẻ em:

  • Trẻ > 12 tuổi: Dùng liều lượng như đối với người lớn.
  • Trẻ từ 6-12 tuổi: Liều sử dụng là 600mg/lần và tối đa 4200mg/ngày.
  • Trẻ từ 3-6 tuổi: Liều sử dụng là 300mg/lần và tối đa 2100mg/ngày.
  • Trẻ < 3 tuổi: Nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Không sử dụng thuốc cho người mắc suy thận, những người có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
  • Chống chỉ định với những người chuẩn bị phải tiến hành phẫu thuật.

2.2.3. Thuốc dạ dày chữ P: Phosphalugel

Thành phần:

Aluminum phosphate dạng keo 20%: 12.380 g.

Các tá dược được bổ sung vào bao gồm: Canxi sulphate dihydrate, agar 800, kali sorbate, sorbitol lỏng (không kết tinh), pectin, chất tạo mùi vị (hương cam), nước tinh khiết.

Phosphalugel có dạng sữa, mỗi gói có hàm lượng 20g.

thuoc-giam-dau-da-day

Thuốc dạ dày chữ P

Công dụng:

Phosphalugel là thuốc kháng acid có tác dụng làm giảm nồng độ của acid dạ dày. Thuốc được sử dụng để khắc phục tình trạng đau dạ dày và cảm giác bỏng rát, khó chịu ở dạ dày và thực quản do lượng axit dư thừa gây nên.

Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân khi gặp phải các trường hợp sau:

  • Viêm dạ dày ở dạng cấp hoặc mãn tính
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Thoát khe vị thực quản
  • Ngộ độc acid, kiềm, chất ăn mòn gây xuất huyết dạ dày
  • Rối loạn chức năng ruột
  • Ợ nóng, khó tiêu, bỏng rát vùng dạ dày

Liều dùng:

Đối với người lớn: Liều thông thường từ 1 đến 2 gói, uống 2 – 3 lần mỗi ngày. Nên uống thuốc khi xuất hiện các cơn đau hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với trẻ em: Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chính xác về thuốc sử dụng với trẻ nhỏ. Các phụ huynh nên hỏi thăm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi cho trẻ dùng thuốc điều trị.

Cách dùng: 

Thuốc Phosphalugel nên dùng như thế nào?

  • Bạn có thể sử dụng thuốc kèm với thức ăn để giảm tình trạng dạ dày bị kích ứng.
  • Không dùng Phosphalugel quá 6 gói mỗi ngày.

Thuốc Phosphalugel nên sử dụng khi nào?

  • Đối với bệnh nhân gặp phải chứng viêm dạ dày, khó tiêu, nên dùng thuốc trước khi ăn.
  • Đối với người bị viêm loét dạ dày tá tràng: Dùng thuốc trước khi ăn từ 1 – 2 giờ.
  • Đối với người mắc bệnh đường ruột: Nên sử dụng thuốc vào buổi sáng khi đói hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Đối với người gặp phải các trường hợp viêm thực quản, hồi lưu thực quản, thoát khe vị thực quản: Nên uống thuốc sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Thuốc Phosphalugel có được chỉ định cho phụ nữ mang thai?

Thuốc Phosphalugel được sử dụng để hỗ trợ giảm bớt cơn đau cũng như cảm giác bỏng rát và khó chịu ở dạ dày do lượng acid dạ dày được tiết ra quá mức cần thiết.

Các chuyên gia cho rằng, thuốc an toàn cho phụ nữ đang trong thai kỳ và phụ nữ đang cho con bú nếu được dùng ở liều lượng phù hợp.

Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc Phosphalugel, nên sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý:

Cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng thuốc cho những nhóm đối tượng sau:

  • Những người mắc các bệnh di truyền hiếm gặp không dung nạp được Fructose thì không nên dùng thuốc trên.
  • Cần thận trọng với phụ nữ đang mang thai và cho con bú khi sử dụng thuốc.
  • Thuốc có chứa Sorbitol nên có thể gây ra một số tác động nhẹ lên hệ tiêu hóa (tiêu chảy).

Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia nếu như bệnh không có chuyển biến tích cực sau 7 ngày hoặc bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau kèm theo sốt, buồn nôn.

Nhìn chung, nhóm thuốc kháng acid nên được sử dụng trước hoặc 1 giờ sau khi ăn, giúp cho thời gian tiếp xúc của các antacid và acid dạ dày được kéo dài, và cho phép các antacid bao phủ toàn bộ dạ dày khi chưa có thức ăn.

Bạn nên lưu ý rằng các muối magie và nhôm trong các thuốc antacid có thể tương tác với các thuốc khác khi sử dụng đồng thời, do đó làm giảm sự hấp thu thuốc. Bởi vậy, nên dùng các thuốc khác trước khi dùng thuốc kháng acid.

2.3. Thuốc trị viêm loét dạ dày kháng thụ thể Histamin H2

  • Thuốc kháng histamin H2 là một loại thuốc ức chế các tác động của histamin tại thụ thể histamin H2 của các tế bào thành ở dạ dày và qua đó làm giảm sự sản xuất acid của dạ dày.
  • Thuốc kháng thụ thể Histamin H2 ngăn cản sự bài tiết dịch vị do bất cứ nguyên nhân nào làm tăng tiết histamin tại dạ dày. 
  • Thuốc kháng Histamin H2 có tác dụng làm giảm cả số lượng và nồng độ acid HCl của dạ dày.
  • Các thuốc thuộc nhóm này gồm: Cimetidin, Famotidin,…

Thuốc trị viêm loét dạ dày Cimetidine MKP

Cimetidin

Thuốc trị viêm loét dạ dày Cimetidin

Thành phần:

Thành phần chính của thuốc trị viêm loét dạ dày Cimetidine MKP là Cimetidine 300mg và các tá dược vừa đủ 1 viên.

Công dụng:

  • Điều trị ngắn hạn viêm loét dạ dày, tá tràng tiến triển.
  • Điều trị duy trì với liều thấp bệnh loét tá tràngngay cả sau khi vết loét đã lành.
  • Điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản gây loét.
  • Điều trị các trạng thái bệnh lý tăng tiết acid dạ dày như hội chứng Zollinger-Ellison, bệnh đa u tuyến nội tiết.
  • Phòng và điều trị tình trạng chảy máu đường tiêu hóa do loét thực quản,dạ dày, tá tràng.

Liều dùng và cách sử dụng:

  • Nên sử dụng thuốc vào trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
  • Thuốc được sử dụng 2 viên / 2 lần/ngày

>> Xem thêm các cách để điều trị viêm loét dạ dày qua các bài viết dưới đây:

Trị Viêm Loét Dạ Dày Bằng Các Bài Thuốc Dân Gian Tốt Nhất

Chữa Viêm Loét Dạ Dày Bằng Nghệ Thông Dụng, An Toàn

Trên đây là những chia sẻ về các loại thuốc trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về loét dạ dày tá tràng cũng như cách điều trị. Nếu có gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ Hotline 18006091 để được các dược sĩ chuyên gia đến từ Scurma Fizzy tư vấn miễn phí

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091