Viêm Dạ Dày Là Gì

Viêm Dạ Dày Là Gì

Viêm Dạ Dày Là Gì?

Viem-da-day-la-gi-1

Bệnh viêm dạ dày

Trong cơ thể con người, dạ dày đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Dạ dày có nhiệm vụ nhận thức ăn được đưa xuống từ thực quản qua lỗ tâm vị. Sau đó dạ dày sẽ nghiền trộn thức ăn, một phần nhỏ chất dinh dưỡng được hấp thu ở dạ dày. Các bệnh lý đường tiêu hóa nói chung và các bệnh lý tại dạ dày nói riêng xuất hiện ngày càng phổ biến, với tỉ lệ cao cả ở người trẻ tuổi do thói quen sinh hoạt không khoa học, dinh dưỡng kém cân đối và người cao tuổi do sức đề kháng giảm. Viêm dạ dày là một trong những bệnh lý dạ dày phổ biến hiện nay. Các triệu chứng ban đầu của bệnh thường nhẹ khiến nhiều người chủ quan, để bệnh lâu ngày không điều trị dẫn đến các biến chứng nặng nề sau này. Vậy viêm dạ dày là gì? nguyên nhân nào gây viêm dạ dày, các phương pháp phòng ngừa và điều trị viêm dạ dày.

1.Viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc của dạ dày bị tổn thương, hình thành các tổ chức viêm trong lòng dạ dày. Dạ dày được cấu tạo từ nhiều lớp khác nhau. Bên ngoài, bao phủ lấy trọn dạ dày là lớp thanh mạc, dưới lớp thanh mạc là đến lớp phúc mạc. Sau đó là hàng loạt các lớp cơ sắp xếp bền chặt với nhau tạo độ co bóp cho dạ dày, tiếp đến là lớp niêm mạc Ở trong cùng dạ dày là lớp niêm mạc. Tại lớp niêm mạc, có các tuyến bài tiết dịch acid và pepsinogen để tiêu hóa thức ăn. Đồng thời cũng có các tuyến bài tiết chất nhầy, tạo một lớp nhầy bao phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Khi dạ dày chịu sự kích thích quá lớn từ các loại thức ăn như thực phẩm cay, nóng, các loại rượu bia… hay các yếu tố bên ngoài như vi khuẩn Hp… sự bài tiết acid và chất nhầy sẽ bị rối loạn theo hướng tăng tiết acid, giảm tiết chất nhầy. Chính vì thế, niêm mạc dạ dày bị mất dần đi lớp nhầy bảo vệ, dịch acid và các yếu tố khác có cơ hội ăn mòn lớp niêm mạc, từ đó hình thành lên các ổ viêm niêm mạc dạ dày. Dạ dày bị viêm nên chức năng tiêu hóa thức ăn của nó cũng giảm đi rõ rệt. Lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày sau mỗi bữa ăn cũng nhiều lên, thức ăn sẽ ma xát trực tiếp vào các ổ loét gây ra triệu chứng đau dạ dày. 

>>> Xem thêm: Biểu Hiện Viêm Dạ Dày, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Cần Biết

Bệnh diễn biến thường theo hai giai đoạn:

– Giai đoạn cấp tính: các triệu chứng trong giai đoạn này thường diễn ra nhanh, rõ rệt nên bệnh nhân có thể dễ dàng phát hiện ra. Nếu có phương pháp điều trị thích hợp ngay từ sớm, người bệnh có thể hồi phục nhanh và không có các biến chứng nguy hiểm về sau. 

– Giai đoạn mãn tính: giai đoạn này xảy ra đối với những người bị bệnh lâu năm nhưng không điều trị sớm, kịp thời do chủ quan. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện từ từ, không đột ngột như giai đoạn cấp. Bệnh nhân được điều trị ở giai đoạn này có tỉ lệ hồi phục thấp hơn và khả năng để lại biến chứng sẽ

2.Nguyên nhân gây viêm dạ dày là gì?

2.1.Vi khuẩn H. pylori gây viêm dạ dày

Đây là một trong những nguyên nhân điển hình gây ra viêm dạ dày. Vi khuẩn Hp xâm nhập vào cơ thể sẽ làm cho hoạt động của dạ dày bị đảo lộn, lượng acid dạ dày bị kích thích tiết ra nhiều hơn dẫn đến tình trạng viêm dạ dày. Tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp có thể liên quan đến di truyền trong gia đình hay nhóm máu. Theo nghiên cứu của các nhà dịch tễ học cho thấy, tỷ lệ người có nhóm máu O có nguy cơ phơi nhiễm với vi khuẩn Hp cao hơn các nhóm máu khác.

2.2.Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm nhiều và một số loại thuốc khác gây viêm dạ dày

Thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs hay các thuốc chống viêm có bản chất steroid thường có các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa, đặc biệt ở dạ dày. Một số tác dụng phụ hay gặp trên dạ dày đó là sự viêm, loét dạ dày. Chính vì vậy, các nhóm thuốc có tác dụng phụ trên dạ dày cũng là một nguyên nhân gây bệnh. Khi sử dụng nhóm thuốc này, bạn nên tuyệt đối tuân thủ điều trị của bác sĩ, sử dụng các thuốc này kèm theo các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

2.3.Do chế độ ăn, cách ăn không khoa học gây viêm dạ dày

Chế độ ăn nhiều thực phẩm cay, nóng, dầu mỡ sẽ làm gia tăng tình trạng của bệnh.

Nếu bạn có thói quen ăn quá nhanh, quá nhiều, không nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt hay thói quen ăn khuya cũng thì hãy nhanh chóng thay đổi các thói quen này nhanh. Ăn quá nhanh, quá nhiều sẽ làm gia tăng khối lượng thức ăn trong dạ dày nhanh chóng, làm cho lượng acid cũng được giải phóng ra nhiều hơn để tiêu hóa lượng thức ăn đó, dễ gây ra viêm dạ dày.

Thói quen ăn khuya sẽ làm cho acid dạ dày tiết ra nhiều hơn, không điều hòa. 

2.4.Do stress, mệt mỏi, lao lực, căng thẳng thần kinh gây viêm dạ dày

Do phân bổ thời gian làm việc không hợp lý, thiếu thời gian nghỉ ngơi hồi phục cơ thể dẫn đến tình trạng căng thẳng, stress mệt mỏi. Để chống lại sự mệt mỏi, áp lực cơ thể sẽ sản sinh ra hormon cortisol. Chúng có vai trò thúc đẩy cơ đẩy tạo ra năng lượng từ việc sản sinh đường, giáng hóa lipid và protid. Nhưng đồng thời chúng cũng kích thích dạ dày bài tiết nhiều acid hơn, nên tình trạng dạ dày bị viêm cũng dễ xảy ra với những người hay bị stress. 

2.5.Sử dụng rượu bia, thuốc lá gây viêm dạ dày

Viem-da-day-la-gi-2

Sử dụng rượu bia gây ra viêm dạ dày

Thuốc lá, bia rượu là nhân tố gây tăng bài tiết acid dạ dày đồng thời làm giảm bài tiết chất nhầy bảo vệ dạ dày nên bệnh nhân có các bệnh lý tại dạ dày cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc lá hay bia rượu.

3.Các triệu chứng trong viêm dạ dày là gì

viem-da-day-la-gi-7

5 triệu chứng thường gặp trong bệnh viêm dạ dày

Các triệu chứng trong bệnh viêm dạ dày thường không điển hình, bạn có thể gặp các triệu chứng này trong rất nhiều các bệnh tiêu hóa khác.

>>> Xem thêm: Triệu Chứng Của Viêm Dạ Dày Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Nhất

Một số triệu chứng phải kể đến bao gồm:

3.1.Triệu chứng rối loạn tiêu hóa 

Dạ dày bị viêm nên khả năng tiêu hóa thức ăn bị kém đi, thức ăn tồn đọng nhiều trong lòng dạ dày dẫn đến tình trạng khó tiêu, chướng bụng. Do khi càng ăn bệnh nhân sẽ càng cảm thấy đau do thức ăn va chạm với vết viêm trong lòng dạ dày. Vì vậy, người bệnh sẽ có cảm giác ăn không ngon, chán ăn đồng thời cảm giác mệt mỏi và stress gia tăng.

3.2.Triệu chứng đau bụngViem-da-day-la-gi-3

Cơn đau bụng quặn trong bệnh viêm dạ dàyCác đơn đau quặn vùng bụng thường xuyên xảy ra trong bệnh viêm dạ dày, cảm giác đau nhiều khi ăn xong. Một số trường hợp có các ổ viêm vùng tâm vị thì cảm giác đau bụng sẽ xảy ra nhanh khoảng 15 phút sau ăn hoặc ngay khi ăn xong. Một số trường hợp khác có thể gặp các triệu chứng đau muộn sau ăn khoảng 2 tiếng nếu người bệnh bị viêm vùng hang vị. 

3.3.Triệu chứng nôn

Như một trạng thái bảo vệ cơ thể, cảm giác buồn nôn thường xuất hiện trong bệnh viêm dạ dày để ngăn cản bạn tiếp tục đưa thức ăn vào trong dạ dày. Bạn có thể bị nôn trước bữa ăn, trong khi ăn hoặc sau bữa ăn. 

3.4.Triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, ợ chua

Dịch acid dạ dày quá cao trong bệnh viêm dạ dày dẫn đến hiện tượng trào ngược dịch acid lên trên thực quản gây hiện tượng ợ chua, hơi thở có mùi acid.

Lượng thức ăn tồn đọng không được tiêu hóa còn trong lòng dạ dày sẽ bị lên men sinh ra lượng hơi lớn. Hơi sinh ra cần được giải phóng đi để giảm áp lực trong lòng dạ dày, bằng cách đi ngược ra đường miệng dẫn đến triệu chứng ợ hơi.

Cũng do dịch acid bị trào ngược lên, nó trở thành điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công niêm mạc thực quản, gây viêm thực quản, tạo cảm giác nóng rát. 

3.5.Triệu chứng xuất huyết dạ dày

Khi các ổ viêm quá lớn, niêm mạc bị tổn thương nặng hiện tượng xuất huyết dạ dày sẽ xảy ra. Mức độ chảy máu sẽ tùy thuộc vào mức độ viêm của dạ dày. Máu có thể lẫn trong dịch nôn hoặc trong phân, khi đó phân sẽ có màu đen. 

4.Các biến chứng của bệnh viêm dạ dày 

Nếu bệnh viêm dạ dày không được phát hiện sớm và không được điều trị phù hợp, bệnh có thể nặng thêm, xuất hiện các biến chứng khó lường. Một số biến chứng hay gặp như:

– Thủng dạ dày: xảy ra khi ổ viêm lan sâu vào cả các lớp tế bào bên trong. Khi lớp thanh mạc cũng bị viêm nặng, dạ dày sẽ xuất hiện các lỗ thủng nhỏ. Dịch acid và thức ăn đang tiêu hóa dở sẽ theo những lỗ thủng này trào ra ngoài khoang phúc mạc gây viêm khoang phúc mạc toàn thể. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được điều trị ngay.

– Ung thư dạ dày: để làm lành các vết viêm, các tế bào mô xơ sẽ được hình thành để thay thế các tế bào đã bị tổn thương. Sự tăng sinh bất thường của các tế bào này, làm thay đổi cấu tạo của lớp tế bào lót bên trong dạ dày. Điều này sẽ thúc đẩy, gia tăng nguy cơ xuất hiện các khối u trong dạ dày. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm dạ dày cũng thường xuyên gặp phải tình trạng stress, mệt mỏi, hiệu suất làm việc giảm…

5.Các cách điều trị viêm dạ dày là gì

Có nhiều cách điều trị bệnh viêm dạ dày trong đó có hai hướng chính. Đó là điều trị bằng thuốc tây và điều trị bằng các vị thảo dược thiên nhiên. 

5.1.Điều trị viêm dạ dày bằng thuốc tây

Viem-da-day-la-gi-4

Sử dụng thuốc tây điều trị viêm da dày

5.1.1. Thuốc trung hòa acid dạ dày( các antacid) điều trị viêm dạ dày

Bản chất của chúng là các chất kiềm dạng muối hay bazo của các kim loại như nhôm, natri, calci, magie…Do tính kiềm, khi sử dụng, sẽ xảy ra phản ứng trung hòa giữa thuốc và acid dạ dày từ đó giảm nồng độ acid trong dạ dày. Thuốc antacid nên uống sau ăn từ 1 đến 2 giờ để ngăn các cơn đau dạ dày diễn ra sau ăn.

5.1.2.Thuốc kháng histamin H2 điều trị viêm dạ dày 

Các thuốc như Ranitidin, Nizatidin, Cimetidin… có cấu trúc giống với histamin nên ức chế bài tiết acid dạ dày thông qua việc gắn thay thế histamin vào thụ thể H2 trên tế bào thành dạ dày. Cimetidin là dược chất đầu tiên của nhóm, tuy nhiên hiện nay ít dùng hơn các chất khác trong nhóm do có nhiều tác dụng không mong muốn hơn.

5.1.3.Thuốc chẹn kênh proton (Các PPIs) điều trị viêm dạ dày

Do các thuốc kháng histamin chỉ ngăn bài tiết acid theo con đường kích thích bài tiết acid của histamin nên acid dạ dày vẫn được kích thích tiết ra thông qua các con đường khác. Khi chẹn kênh proton, quá trình tiết acid bị bất hoạt trong thời gian dài, acid dạ dày không được tiết ra dù chịu tác động của bất kể nguyên nhân gì. Một số dược chất điển hình của nhóm như pantoprazol, omeprazol…

5.1.4. Thuốc bao vết viêm điều trị viêm dạ dày

Các chất như bismuth, sucralfat có tác dụng bao phủ vết viêm, loét tạo điều kiện cho các tế bào bị tổn thương được làm lành.

5.1.5. Thuốc kháng sinh điều trị viêm dạ dày

Khi bệnh nhân được chẩn đoán viêm dạ dày do vi khuẩn Hp, bác sĩ sẽ kê đơn các kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn đó. Các nhóm kháng sinh thường được chỉ định như nhóm penicillin, nhóm macrolid…

Để điều trị bằng thuốc đạt hiệu quả cao nhất, bệnh nhân không nên tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có sự hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ hay dược sĩ. Cần đến các cơ sở khám chữa bệnh để phát hiện được sớm bệnh, tìm ra nguyên nhân và biện pháp điều trị thích hợp do với mỗi một nguyên nhân và mức độ viêm khác nhau, các nhóm thuốc được chỉ định sẽ khác nhau.

5.2. Điều trị viêm dạ dày bằng các thảo dược

Ngoài việc sử dụng các thuốc hóa dược theo chủ định của bác sĩ, nhiều bệnh nhân còn lựa chọn các vị thảo dược thiên nhiên để điều trị phối hợp do sự an toàn, lành tính và ít tác dụng phụ của chúng. 

Một số vị thảo dược hay dược dùng như bột nghệ, sài hồ, ô tặc cốt, bồ công anh…

Các vị thuốc có tác dụng giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày, giảm bài tiết acid dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn Hp…

Để điều trị bằng thảo dược đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần tìm mua các vị thảo dược có chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được bảo quản tốt. 

6. Chế độ sinh hoạt, ăn uống trong bệnh viêm dạ dày

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây hay thuốc nam để điều trị, chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh viêm dạ dày. Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc đầy đủ nhưng không có thói quen sinh hoạt phù hợp hay không thay đổi những thói quen cũ không tốt thì bệnh tình sẽ tiến triển ngày một xấu đi dù vẫn đang nhận điều trị bằng thuốc. Do đó, bệnh nhân bị viêm dạ dày cần có một chế độ sinh hoạt và chế độ ăn hợp lý. Một số lời khuyên cho các bệnh nhân theo các chuyên gia của chúng tôi là:

– Ăn đúng cách: ăn chậm nhai kỹ, ăn vừa đủ, không ăn quá no

– Khẩu phần ăn hạn chế các loại thực phẩm cay, nóng, mặn, dầu mỡ. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất nâng cao sức đề kháng như rau xanh, hoa quả…

Viem-da-day-la-gi-6

Chế độ ăn nhiều rau xanh

– Không bỏ bữa, không ăn bữa khuya. Nên ăn trứng, sữa vào buổi sáng vì chúng giúp bao các vết viêm lại.

– Hạn chế tối đa sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá

– Chỉ sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm khi thật sự cần thiết, cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ

– Tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng giúp hoạt động của dạ dày diễn ra trơn tru, đồng thời cải thiện sức khỏe

– Đan xen thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi thần kinh, stress.

7.Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm dạ dày là gì

Ngoài việc phỏng vấn người bệnh về các triệu chứng của bệnh, một số cách chẩn đoán bệnh viêm dạ dày thường được các bác sĩ sử dụng như:

– Các kĩ thuật xét nghiệm máu: Mặc dù các tổn thương thực thể tại dạ dày nhưng nguyên nhân gây ra lại có thể tìm thấy trong máu nên các xét nghiệm này thường được tiến hành.

Viem-da-day-la-gi-5

Xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân gây viêm dạ dày

– Nội soi: Bệnh nhân được gây mê rồi được luồn ống nội soi vào từ miệng và luồn xuống dạ dày. 

Nội soi là kỹ thuật thông dụng nhất hiện nay để chẩn đoán bệnh viêm dạ dày do nó cho những hình ảnh cụ thể về những tổn thương thực thể trong lòng dạ dày, giúp nhận biết mức độ nặng của bệnh. 

– Chụp X-quang: thông qua phim X – quang các khối u trong ung thư dạ dày hay polyp dạ dày sẽ được phát hiện. Kỹ thuật này được chỉ định khi bệnh nhân bị viêm dạ dày lâu ngày, nghi ngờ có biến chứng ung thư dạ dày xảy ra. 

>>> Xem thêm: Curcumin Hướng Đích Khẳng Định Tính An Toàn Khi Sử Dụng Lâu Dài

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh viêm dạ dày. Rất mong thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu được bệnh viêm dạ dày là gì? các nguyên nhân gây viêm dạ dày, các biện pháp điều trị bệnh viêm dạ dày. Để có những thông tin cụ thể, chi tiết hơn nữa về các bệnh lý dạ dày, hãy nhấc máy và gọi đến cho các chuyên gia của Scurma Fizzy theo đường dây Hotline: 18006091.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091