10 Cách Chữa Bệnh Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn

10 Cách Chữa Bệnh Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn

Do nhiều nguyên nhân, các bệnh lý dạ dày dai dẳng hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến theo thời gian. Bên cạnh sử dụng thuốc, chúng ta hoàn toàn có thể thử một số cách chữa bệnh dạ dày tại nhà để làm giảm bớt các biểu hiện đau nhức, khó chịu làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu tổng quan về bệnh dạ dày và 10 cách chữa bệnh dạ dày an toàn, tự nhiên và hiệu quả dễ dàng áp dụng trong cuộc sống.

1. Bệnh đau dạ dày và nguyên nhân phổ biến gây ra đau dạ dày

Đau dạ dày là thuật ngữ chung nhằm miêu tả tình trạng dạ dày bị tổn thương dẫn đến đau nhức khó chịu. Những cơn đau ban đầu sẽ diễn ra âm ỉ, gây nên tình trạng khó chịu cả sau khi ăn quá no hay khi đói bụng. Trong nhiều trường hợp stress, căng thẳng cũng có thể làm cho cơn đau kích hoạt.

>>>> Xem thêm: Bệnh đau dạ dày là gì? Nguyên do, biểu hiện triệu chứng và cách thức điều trị

Tình trạng đau dạ dày có thể do một hoặc một vài trong số các nguyên nhân sau phổ biến gây nên:

1.1. Thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý

Chức năng tiêu hóa chịu ảnh hưởng và hậu quả trực tiếp từ các thói quen ăn uống, việc sở hữu thói quen ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đau dạ dày.

Những thói quen không tốt mà rất nhiều người mắc phải có thể kể đến như:

  • Nhai nuốt vội vàng, nhất là với các thức ăn dai, cứng, khó tiêu khiến cho dạ dày phải co bóp mạnh ở tần suất cao.
  • Việc ăn uống diễn ra quá khuya, đi ngủ luôn ngay sau khi ăn.
  • Thường xuyên bỏ bữa (đặc biệt là bữa sáng) hay bữa ăn không đảm bảo dinh dưỡng.
  • Có thói quen ăn vặt, ăn không đúng bữa, đúng giờ giấc, ăn quá nhiều trong một bữa.
  • Ăn thức ăn chứa nhiều gia vị mạnh: các loại thực phẩm quá chua, quá cay hay quá mặn.
cach-chua-benh-da-day

Thực phẩm cay nóng dễ khiến dạ dày bị tổn thương gây nên những cơn đau đột ngột

Cùng với thói quen ăn uống thiếu khoa học được đề cập ở trên thì tình trạng đau dạ dày còn được gây nên do sự cộng hưởng các thói quen sinh hoạt không điều độ khác, như: Căng thẳng thần kinh kéo dài, làm việc quá sức hay thức khuya, ngủ không đủ giấc, thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và thậm chí là nước ngọt có gas…

>>> Xem thêm: Ăn Cay Đau Dạ Dày – Tại Sao Lại Thế?

1.2. Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày

Vi khuẩn HP dạ dày (Helicobacter pylori) là nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày tá tràng. H.pylori là một loại xoắn khuẩn họ Gram âm, sống ở lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc dạ dày tá tràng.

Khi gặp điều kiện thuận lợi, như độ acid pH trong dạ dày không ổn định, sức đề kháng của cơ thể suy yếu, vi khuẩn HP gây tổn thương niêm mạc dạ dày bằng cách làm thoái hoá lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, sản xuất ra các men gây tổn thương đối với các tế bào niêm mạc.

Vi khuẩn Hp dạ dày còn được biết đến là “kẻ lây lan không tiếng động” do bệnh không biểu hiện ra ngoài bất kỳ biểu hiện khác thường nào.

Thông thường, phải nhờ đến các chỉ định xét nghiệm mới có thể phát hiện được vi khuẩn Hp trong dạ dày các bệnh nhân.

1.3. Tác dụng phụ của thuốc

Trong tất cả các nhóm thuốc thì nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid dễ gây ra các tác dụng không mong muốn đối với đường tiêu hóa nhất.

Nhóm thuốc này khi được sử dụng kéo dài có thể gây nên kích ứng dạ dày và làm hỏng lớp niêm mạc của dạ dày.

Đặc biệt, thuốc kết hợp với tình trạng bị đói sẽ làm tăng kích hoạt các tác dụng phụ. Chính điều này dẫn đến viêm loét dạ dày biểu hiện bởi những cơn đau diễn ra thường xuyên.

>>> Xem thêm: Cơ Chế Gây Loét Dạ Dày Của Thuốc Kháng Sinh Kháng Viêm

 2. Một số bệnh lý dạ dày thường gặp

Hiệp hội tiêu hóa Việt Nam đã thống kê có tới 70% dân số nước ta mắc bệnh đau dạ dày và tỷ lệ trẻ hóa ngày càng cao.

Đau, co thắt dạ dày từng cơn hay liên tục, ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu,… đều là các biểu hiện chung của nhiều loại bệnh lý tiêu hóa khác nhau.

cach-chua-benh-da-day

Đau dạ dày có thể là triệu chứng điển hình chung cho nhiều bệnh đường tiêu hóa

2.1. Trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý

Theo thống kê từ Bộ Y tế Việt Nam, cho tới thời điểm hiện tại Việt Nam có khoảng hơn 14 triệu người có các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản đã thăm khám.

Ở nông thôn do chất lượng đời sống còn chưa cao nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản phổ biến hơn. Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn, dịch vị có trong dạ dày bị đẩy ngược, trào lên thực quản và gây khó chịu.

Người bệnh thường có những biểu hiện: tức ngực, ợ chua, buồn nôn và nóng rát trong thực quản, kèm đó có thể là một vài triệu chứng khác như khó nuốt, mắc nghẹn, nhạt miệng,…

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sinh hoạt thường ngày, lâu dần sẽ gây tổn thương thực quản mặc dù bệnh không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

>>> Xem thêm: Do Đâu Mà Bị Nghẹn Cổ Họng Và Phương Hướng Chữa Trị Như Thế Nào

2.2. Viêm hang vị dạ dày

Cấu tạo của dạ dày được chia thành nhiều phần bắt đầu từ tâm vị, phình vị tới bờ cong lớn, thân vị, bờ cong nhỏ sau đó đến hang vị và cuối cùng là môn vị.

Như vậy, hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày nằm tại vị trí gần cuối của dạ dày, ở phía trước môn vị bị tổn thương chính là viêm hang vị dạ dày.

Biểu hiện của bệnh  là những cơn đau ở vị trí trên rốn do các tác nhân bên ngoài làm tổn thương tới tế bào hang vị. Tùy thuộc mức độ mà cơn đau sẽ biểu hiện thành dữ dội hay âm ỉ trong thời gian dài.

Ở rất nhiều độ tuổi khác nhau, viêm hang vị dạ dày đều có thể được bắt gặp, thậm chí ở cả trẻ em, tuy nhiên từ độ tuổi 35 trở lên vẫn là phổ biến nhất. Tuy vậy, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tình trạng trẻ hóa bệnh đang có xu hướng gia tăng.

Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể phát triển thành các biến chứng nghiêm trọng như loét dạ dày, xuất huyết dạ dày và thậm chí ung thư dạ dày.

2.3. Bệnh lý dạ dày tá tràng bị viêm loét

Viêm loét dạ dày – tá tràng là hậu quả trực tiếp của việc niêm mạc dạ dày hay tá tràng bị bào mòn gây nên tình trạng viêm và khiến cho ở trên bề mặt niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non) xuất hiện những ổ loét.

Nguyên nhân gây bệnh thường là nhiễm vi khuẩn HP dạ dày, sử dụng quá độ rượu bia, tác dụng phụ của thuốc, căng thẳng, làm việc quá sức, chế độ sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh,…

cach-chua-benh-da-day

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng làm tổn thương niêm mạc da dày

Viêm loét dạ dày tá tràng thường gây khó chịu, đau nhức bởi các triệu chứng, như đau âm ỉ liên tục hoặc đau thành cơn, đầy hơi, đau tức vùng thượng vị, ợ hơi, nóng rát, xanh xao, buồn nôn, đại tiện ra mùi khó chịu hay ra phân đen,…rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau dạ dày khác.

2.4. Dạ dày bị xuất huyết (chảy máu dạ dày)

Bệnh là một biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng kéo dài không được khắc phục và điều trị dứt điểm.

Nguyên nhân gây bệnh là các tác nhân thường được khuyến cáo như vi khuẩn HP, thuốc giảm đau NSAIDS, uống nhiều bia rượu, ăn nhiều đồ cay nóng, người thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, thức khuya…

Như tên gọi, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi mất máu quá nhiều.

Xuất huyết dạ dày được biểu hiện bằng những dấu hiệu như: đau vùng thượng vị,  xanh xao, nôn ra máu và đại tiện ra phân đen,… Khi nghi ngờ có những biểu hiện trên, nên nhanh chóng thăm khám để được điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Nôn Ra Máu Đen Có Nguy Hiểm Không?

2.5. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày đa phần chỉ được phát hiện khi ung thư đã chuyển sang giai đoạn cuối do có những biểu hiện rất giống với các bệnh lý dạ dày khác dễ khiến người bệnh nhầm lẫn.

Bệnh chưa biểu hiện các triệu chứng rõ ràng khi mới ở vào giai đoạn đầu và hầu hết chỉ khi các tế bào ung thư đã lan rộng ra các bộ phận khác trong cơ thể thì bệnh mới được phát hiện.

Bệnh ung thư dạ dày có một số triệu chứng bao gồm: Chán ăn, đầy bụng sau khi ăn, sụt cân nhanh chóng, đau bụng, nôn ra máu và đi ngoài phân đen.

Do đó, trong trường hợp bệnh nhân đã có tiền sử với các bệnh lý liên quan đến dạ dày, cần thận trọng thăm khám bệnh thường xuyên, tránh tình huống xấu biến chuyển thành ung thư.

3. Top 10 cách chữa bệnh dạ dày hiệu quả thường gặp trong cuộc sống

Trong trường hợp cơn đau có mức độ vừa và nhẹ, chúng ta có thể áp dụng một số cách chữa bệnh dạ dày tại nhà.

Hầu hết các cách chữa bệnh dạ dày sau đây đều tận dụng nhiệt độ, tác động cơ học và các nguyên liệu tự nhiên để làm dịu dạ dày, ngăn chặn sự co bóp và bài tiết dịch vị quá mức của dạ dày.

Hãy cùng tìm hiểu 10 cách chữa bệnh dạ dày tại nhà vô cùng đơn giản mà bạn có thể thử áp dụng để kiểm soát cơn đau dạ dày và giảm nhẹ biểu hiện đi kèm.

3.1. Cách chữa bệnh dạ dày bằng nước ấm đơn giản nhất

Dịch vị dạ dày có chứa HCl được bài tiết quá mức là nguyên nhân trực tiếp tấn công và phá hủy màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Kết quả sẽ dẫn tới đau vùng thượng vị đi kèm buồn nôn, nôn. Nếu không được điều trị hợp lý, thành niêm mạc dạ dày có thể hình thành nên các ổ viêm, loét hoặc thậm chí xuất huyết dạ dày.

Trà cam thảo

Trà cam thảo giúp giảm đau dạ dày

Nước ấm có khả năng trung hòa độ acid HCl trong dịch vị. Để làm dịu cơn đau dạ dày tức thì, bạn nên uống 1 ly nước ấm theo cách uống từng ngụm nhỏ một.

Cách chữa bệnh dạ dày bằng uống nước ấm thường đem lại hiệu quả trong các trường hợp đau nhẹ và đau âm ỉ.

>>> Xem thêm: Top 10 Mẹo Chữa Đau Thượng Vị Dạ Dày Trong Dân Gian

3.2. Cách chữa bệnh dạ dày bằng chườm ấm

Có nguồn gốc từ Y học cổ truyền, chườm ấm đã và đang được sử dụng rộng rãi như một cách chữa bệnh dạ dày vô cùng hiệu quả hiện nay.

Cùng với uống nước ấm, nhiệt từ túi chườm có tác dụng làm dịu cơn co bóp của thành dạ dày co bóp và giảm đáng kể triệu chứng đau nhức.

Bên cạnh đó, chườm ấm còn làm giãn mạch máu vùng thượng vị dạ dày, giúp tăng tuần hoàn máu. Cơ chế này sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, hạn chế tình trạng chướng bụng, đầy hơi khó tiêu ở người thường xuyên có vấn đề về dạ dày.

Các bước trong cách chữa bệnh dạ dày bằng chườm ấm:

  • Đun nước sôi, đợi tới khi nhiệt độ hạ còn từ 50 – 65 độ C rồi đưa vào túi chườm hoặc chai đựng.
  • Trực tiếp ấn nhẹ túi chườm lên phần bụng vùng thượng vị dạ dày trong 10 – 20 phút.
  • Có thể thực hiện lặp lại thao tác này 4-5 lần trong ngày để làm dịu cơn đau.

 Để gia tăng hiệu quả chườm, nên kết hợp thêm với động tác hít thở sâu để làm dịu hiện tượng co bóp quá mức của dạ dày.

3.3. Mát xa xoa bóp vùng bụng – Cách chữa bệnh dạ dày

Trong cả đời sống thường ngày và vật lý trị liệu phương pháp mát xa xoa bóp vùng bụng đều được sử dụng rộng rãi để làm giảm đau dạ dày.

Cách làm này giúp giảm kích thích các dây thần kinh và các cơn co thắt cơ bắp ở bụng, hỗ trợ xoa dịu cơn đau xảy ra ở dạ dày.

Ít biết đến hơn, xoa bóp bụng còn giúp đẩy khí thừa, làm thông thức ăn nhai không kỹ hoặc quá nhiều có thể bị ứ trong ruột; làm trơn tru hệ tiêu hóa, giảm tắc nghẽn và dự phòng cơn đau dạ dày tái phát.

 

 

cach-chua-benh-da-day

Xoa bóp vùng bụng xua tan cơn đau dạ dày

Có thể thực hiện xoa bóp để chữa bệnh dạ dày theo trình tự:

  • Thức và xoa đều dầu gió trong long bàn tay
  • Tiến hành vuốt và xoa đều vùng bụng theo chiều từ trên xuống, từ trái qua phải
  • Thực hiện trong 5 – 10 phút và vài lần nếu cần thiết

Lưu ý: không xoa bóp vùng bụng ngay sau bữa ăn. Thay vào đó, nên áp dụng phương pháp này khoảng 1 giờ sau khi dùng bữa sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm đau.

>>> Xem thêm: YOGA Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả

3.4. Cách chữa bệnh dạ dày sử dụng men tiêu hóa

Khoa học đã chứng minh để tiêu hóa thức ăn và chất dinh dưỡng cơ thể cần phải có 3 loại enzyme, là lipase trong tiêu hóa các chất béo, amylase để tiêu hóa carbohydrate hay chất đường bột và cuối cùng protease để tiêu hóa protein.

Việc cơ thể thiếu hụt một hay nhiều các enzyme này sẽ gây ra các hội chứng rối loạn hấp thu và chuyển hóa thức ăn của đường tiêu hóa, có thể dẫn đến thương tổn niêm mạc dạ dày là nguyên nhân của các cơn đau.

Thông thường, bổ sung men tiêu hóa trong thời gian ngắn có thể giúp cải thiện tình trạng này. Sử dụng men vi sinh trước bữa ăn có tác dụng hỗ trợ chức năng tiêu hóa của dạ dày.

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng men tiêu hóa sau bữa ăn khi cảm thấy đau nhức dạ dày để kiềm chế cơn đau.

3.5. Nha đam – cách chữa bệnh dạ dày thanh mát, hiệu quả

Nha đam hay lô hội chứa nhiều nước và giàu vitamin, khoáng chất nên có thể chữa lành thương tổn ở dạ dày, chống viêm và cân bằng hệ tiêu hóa.

Nha đam có vị ngọt nhẹ, khá thanh, theo quan niệm dân gian. Thảo dược này có tác dụng chữa các chứng như nóng trong, đau dạ dày do nhiệt do ăn đồ cay nóng và uống nhiều rượu bia.

Nha đam

Cách chữa bệnh dạ dày bằng nha đam vô cùng phổ biến

Cách chế biến nha đam đơn giản:

  •         Rửa sạch 1-2 nhánh nha đam
  •         Gọt bỏ phần gai và lớp vỏ xanh bên ngoài
  •         Lấy phần thịt nha đam rửa nước muối pha loãng
  •         Thái lát nhỏ rồi đem xay nhuyễn là có thể uống trực tiếp

Về cách uống cho tác dụng chữa bệnh dạ dày hiệu quả nhất, người bệnh có thể uống khoảng 1/3 cốc nước ép nguyên chất khi xuất hiện cơn đau nhức.

Ngoài ra còn có thể dùng trước khi ăn 20 phút hoặc dùng khi đói, trực tiếp hoặc với nước ấm, khoảng 2 lần mỗi ngày.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng nha đam do trong thành phần có chứa chất nhuận tràng gây tác dụng phụ tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích.

3.6. Cách chữa bệnh dạ dày công hiệu với mật ong

Mật ong là loại thực phẩm nguồn gốc thiên nhiên không những giàu dinh dưỡng mà còn giàu các chất chống oxy hóa và chất hydrogen peroxide có tác dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục ổ viêm loét dạ dày tá tràng, hiệu quả kháng khuẩn, kháng nấm và virus.

Sử dụng mật ong cùng với bột nghệ vàng trong thời gian từ 2-4 tuần sẽ tăng hiệu quả làm giảm triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng cũng như trào ngược dạ dày thực quản một cách rõ rệt.

Theo như nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh, các biểu hiện như ợ nóng sẽ giảm triệt để sau khi một người tiêu thụ khoảng 5ml (một muỗng cà phê) mật ong nguyên chất.

Mật ong

Trà mật ong có tác dụng giảm viêm loét và trào ngược dạ dày

>>> Xem thêm: Có Tốt Không Nếu Uống Mật Ong Khi Đang Bị Đau Dạ Dày?

3.7. Gừng tươi và tác dụng chữa bệnh dạ dày theo dân gian

Gừng tươi, trong Đông y còn gọi là sinh khương là vị thảo dược quý có công năng và dược tính đa dạng làm ấm phế, chống buồn nôn và làm ấm tỳ vị.

Trên quan điểm dược lý hiện đại, các hợp chất Zingerone, Gingerol và Shogaol trong gừng cho tác dụng giảm đau, kháng viêm và điều hòa nhu động ruột.

Vì vậy, gừng có thể được dùng để chữa đau bụng, giảm cảm giác buồn nôn, ợ chua và đầy hơi.

Gừng

Gừng được dùng trong các cách chữa bệnh dạ dày ở cả Đông và Tây y

Người bệnh để giảm triệu chứng đau dạ dày nên nhai trực tiếp 1 – 2 lát gừng tươi, nuốt từ từ; hoặc có thể đem rửa sạch gừng và thái 2 – 3 lát mỏng đem hãm trong vòng 5 – 10 phút trước khi sử dụng.

Lưu ý cạo sạch lớp vỏ ngoài để đạt được công hiệu tốt nhất.

3.8. Uống trà cam thảo – một cách chữa bệnh dạ dày dân gian

Loại thảo dược quý có tính bình, vị ngọt, với tác dụng dưỡng khí, giải độc và thông kinh mạch chính là cam thảo. Loại thảo dược này thường dùng để pha trà uống điều trị các chứng bệnh ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, khó tiêu, và trào ngược dạ dày thực quản.

Các hoạt chất chống oxy hóa trong rễ cam thảo (glabrae và glabridin) có công dụng trung hòa acid dịch vị, làm lành vết loét và kìm hãm sự tăng sinh của vi khuẩn HP – tác nhân chính trong viêm loét dạ dày tá tràng.

Trà cam thảo

Trà cam thảo giúp giảm đau dạ dày

Công thức cách chữa bệnh dạ dày bằng trà cam thảo:

  • Rửa sạch khoảng 1 – 2g rễ cam thảo đưa vào tách
  • Pha 300ml nước sôi và hãm trà từ 10 – 15 phút

Để đạt hiệu quả tốt thì bạn nên dùng khi trà còn ấm và khi uống thì nên uống thành từng ngụm nhỏ

3.9. Nước chanh và baking soda – cách chữa bệnh dạ dày hiệu quả

Một số nghiên cứu đã cho thấy hỗn hợp pha trộn giữa nước chanh với bột baking soda có thể giúp giảm bớt căng thẳng và đau dạ dày tái phát bởi việc tạo ra acid carbonic có tác dụng giúp giảm khí và cải thiện tình trạng khó tiêu, trung hòa acid dịch vị dạ dày và acid mật.

Ngoài ra, các hoạt chất trong chanh còn hỗ trợ chuyển hóa giảm tích tụ chất béo lipid.

cach chua benh da day

Cách chữa bệnh dạ dày hiệu quả thường gặp trong cuộc sống

3.10. Kiểm soát cơn đau dạ dày bằng chế độ ăn uống khoa học

  • Chế độ ăn thanh đạm có nhiều chất xơ sẽ tạo hiệu ứng tích cực trong cải thiện và điều trị các triệu chứng đau dạ dày tại nhà.
  • Chất xơ chiếm vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, như thúc đẩy sự phát triển của nhóm vi khuẩn có lợi, đồng thời hỗ trợ quá trình chuyển hóa và phân hủy thức ăn.
  • Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết, có thể gây hệ quả trực tiếp lên hệ thống tiêu hóa, làm tăng nguy cơ và thêm nghiêm trọng bệnh đau dạ dày.
  • Vì vậy, để giải quyết triệu chứng và ngăn ngừa bệnh đau dạ dày thường xuyên tái phát, bệnh nhân nên nạp nhiều chất xơ.
  • Một số loại thực phẩm giàu chất xơ có thể bổ sung như: Rau xanh, hoa quả, bí ngô, hạnh nhân, hạt lanh, hướng dương…
  • Bên cạnh những thực phẩm giúp giảm đau dạ dày, bệnh nhân cũng nên cân nhắc loại bỏ những đồ ăn, thức uống cũng như các thói quen sinh hoạt có hại cho dạ dày đã đề cập trên phần nguyên nhân gây đau dạ dày, hạn chế tối đa việc gây kích thích dạ dày.

Về độ tin cậy của các cách chữa bệnh dạ dày trên, Ths-Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên trưởng khoa Nội, bệnh viện YHCT Trung Ương) cho ý kiến rằng:

“Để bình phẩm về phương hướng áp dụng thảo dược tự nhiên vào các liệu pháp để giải quyết đau dạ dày tại nhà ở phía trên, ta có thể sử dụng 2 từ chính là lành tính và an toàn. Tuy nhiên chỉ với trường hợp bệnh mới khởi phát và chưa diễn biến nghiêm trọng thì phương pháp này mới có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.“

4. Kết luận

Hầu hết các cách chữa bệnh dạ dày thường gặp trong cuộc sống chủ yếu sử dụng phương pháp và nguyên liệu tự nhiên như thảo dược, nhiệt độ và tác động cơ học nên khá an toàn và lành tính.

Tuy các cách chữa bệnh dạ dày trên có thể giảm nhẹ mức độ cơn đau và một số triệu chứng đi kèm, chúng về cơ bản chỉ mang lại hiệu quả tạm thời.

Vì vậy, các cách chữa bệnh dạ dày trên nên được kết hợp cùng lối sống lành mạnh để kiểm soát và ngăn ngừa đau dạ dày tái phát và bệnh nhân cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị khi cần thiết. Hãy liên hệ với chúng tôi theo HOTLINE 18006091 để được tư vấn tình trạng dạ dày để biết thêm về các phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091