Uống Thuốc Đau Dạ Dày Có Tác Dụng Phụ Gì, Các Cách Khắc Phục

Uống Thuốc Đau Dạ Dày Có Tác Dụng Phụ Gì, Các Cách Khắc Phục

Uống thuốc đau dạ dày có tác dụng phụ gì luôn là câu hỏi được rất nhiều người chú ý. Tuy nhiên, khi cơn đau dạ dày xuất hiện quay trở lại, rất nhiều bệnh nhân có xu hướng dùng lại đơn thuốc cũ đã được kê từ trước mà không quan tâm những tác dụng phụ do chúng gây ra. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem uống thuốc đau dạ dày có tác dụng phụ gì và có những cách nào có thể khắc phục và hạn chế được vấn đề trên? Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

1. Nguyên nhân dẫn tới phải uống thuốc đau dạ dày

1.1. Nguyên nhân đau dạ dày ở người lớn

Các nguyên nhân gây ra cơn đau dạ dày dai dẳng hoặc liên tục ở người lớn có thể bao gồm:

  • Ruột kích thích hội chứng (IBS), khi bạn đi vệ sinh, cơn đau thường xuyên giảm đi
  • Bệnh viêm ruột (IBD), ví dụ như  bệnh Crohn,  viêm loét đại tràng  và bệnh endometriosis 
  • Một  nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) – bạn sẽ thường có cảm giác bỏng rát khi đi tiểu
  • Đau bụng kinh – có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt khi tình trạng chuột rút đau cơ ở phụ nữ xuất hiện
  • Loét dạ dày, dạ dày tiết quá nhiều acid
  • Ợ chua và trào ngược axit 
  • Viêm dạ dày (viêm tại vị trí niêm mạc dạ dày)

>>> Xem thêm: Top 5 Cách Chữa Trị Đầy Bụng Khó tiêu Táo Bón Đơn Giản Tại Nhà

1.2. Nguyên nhân đau dạ dày ở trẻ em

Ở trẻ em, các nguyên nhân xảy ra có thể bao gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân chủ yếu là chiếm tỷ lệ cao trong sự hình thành nên tình trạng đau dạ dày ở trẻ em.

Vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ di chuyển đến dạ dày và gây ra tình trạng viêm loét, hủy hoại lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày kích thích tiết nhiều acid dạ dày gây ra tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng hơn

  • Chế độ ăn uống không hợp lý

Một số trẻ có chế độ ăn không khoa học như ăn quá nhiều đồ ngọt, ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn đồ ăn nhanh, các đồ ăn không hợp vệ sinh,… là các nguyên nhân gây đau dạ dày

Những chế độ ăn trên có thể làm dạ dày phải hoạt động nhiều hơn bình thường, kích thích dạ dày tiết nhiều acid, làm phá hủy lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày

  • Căng thẳng Stress

Trẻ bị áp lực trong công việc, học tập, căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày cũng là một trong các nguyên nhân gây đau dạ dày.

Nguyên nhân là do khi căng thẳng sẽ kích thích cơ thể tiết cortisol làm giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng tiết acid phá hủy các tế bào dạ dày

  • Một số loại thuốc chống viêm, giảm đau đã và đang được sử dụng

Sử dụng quá nhiều thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm NSAIDs như Aspirin, Naloxen…. là nguyên nhân trẻ nhỏ có hiện tượng đau dạ dày.

Do các thuốc này có cơ chế ức chế Cox1 ở niêm mạc dạ dày, do đó ức chế bài tiết prostaglandin, làm tăng tiết acid, giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày

1.3. Các nguyên nhân gây đau dạ dày nghiêm trọng

Các nguyên nhân nghiêm trọng hơn có thể gây ra đau bụng dữ dội và đột ngột bao gồm:

  • Ruột thừa của bạn sẽ cần phải được cắt bỏ khi nó bị sưng lên hay bị viêm
  • Loét dạ dày chảy máu hoặc thủng
  • Viêm túi mật cấp tính, có thể cần phải cắt bỏ
  • Sỏi thận – thông qua nước tiểu, những viên sỏi nhỏ có thể đào thải ra ngoài nhưng ống thận sẽ bị tắc lại ở trường hợp những viên sỏi có kích thước lớn hơn và bạn sẽ cần phải đến bệnh viện để có những can thiệp làm chúng vỡ ra
  • Viêm túi thừa – các túi nhỏ trong ruột bị viêm mà đôi khi phải điều trị tại bệnh viện bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh
uong-thuoc-dau-da-day-co-tac-dung-phu-gi-1

Các nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày

2. Khi nào phải sử dụng thuốc đau dạ dày

Khi bạn gặp phải một số dấu hiệu dưới đây thì có nghĩa là bạn cần phải có những biện pháp điều trị bao gồm cả việc uống thuốc đau dạ dày:

Đau bụng vùng thượng vị

  • Đau âm ỉ hoặc đau buốt phần bụng
  • Đau rát
  • Đau liên tục hoặc đau từng cơn
  • Khởi phát đột ngột hoặc bắt đầu đau chậm
  • Cơn đau bụng có thể xảy ra nhanh hoặc kéo dài
  • Cảm thấy đau ở trung tâm của dạ dày
  • Cơn đau lan ra sau lưng, cổ, vai hoặc vào xương chậu

Ợ hơi, ợ chua

  • Ợ hơi do thức ăn không tiêu hóa hết bị lên men và trào ngược lên trên
  • Ợ chua do acid dạ dày trào ngược lên phía trên thực quản

Chướng bụng đầy bụng

  • Do thức ăn trong dạ dày bị ứ đọng, không được tiêu hóa
  • Bụng ấm ách, đầy hơi

Luôn lưu ý đến vấn đề uống thuốc đau dạ dày có tác dụng phụ gì trước khi sử dụng đối với từng bệnh nhân cụ thể. Mọi người hãy để việc sử dụng thuốc đạt hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất.

>>> Xem thêm: Cách Phối Hợp Thuốc Hiệu Quả Để Điều Trị Bệnh Dạ Dày

3. Uống thuốc đau dạ dày có tác dụng phụ gì?

3.1. Các thuốc có công dụng bảo vệ niêm mạc và làm băng se

Đa phần các thuốc có công dụng bảo vệ niêm mạc và làm băng se hay được dùng cho người bệnh đau dạ dày cụ thể là bị loét dạ dày.

Cùng tham khảo xem việc uống thuốc đau dạ dày có tác dụng phụ gì qua hai thuốc đặc trưng sau đây của nhóm này:

  • Sucralfat

Đây là một muối nhôm của sulfat disacarid, nó có tác dụng điều trị loét dạ dày. Cơ chế hoạt động của thuốc này đó là tạo thành một phức hợp kết dính với ổ loét bao gồm các chất như albumin và fibrinogen, từ đó tạo nên một hàng rào ngăn cảm lại tác dụng của acid, pepsin và dịch mật.

Bên cạnh đó, sucralfat cũng gắn được trên niêm mạc của dạ dày và tá tràng người bệnh với nồng độ thấp hơn đáng kể so với vị trí loét.

Không những thế, nó còn khả năng ức chế hoạt động của pepsin, ngăn không cho cho gắn với muối mật dẫn tới tăng sản xuất prostaglandin E2 và dịch nhầy dạ dày.

Tác dụng không mong muốn

    • Tác dụng phụ của loại thuốc này đó là gây ra tình trạng táo bón, ức chế khả năng hấp thu phenytoin và tetracycline.
    • Các bác sĩ khuyến cáo rằng, loại thuốc này không nên sử dụng cho bệnh nhân thận hư hay chức năng thận suy giảm.
Uống sucralfate gây ra những tác dụng phụ gì

Uống sucralfate gây ra những tác dụng phụ gì

  • Bismuth subcitrat

Đây là thuốc có khả năng bao phủ chọn lọc lên phần ổ loét của dạ dày, còn đối với niêm mạc dạ dày bình thường thì nó không có tác dụng nói trên.

Sau khi bệnh nhân uống thuốc, kết tủa chứa bismuth được tạo thành thông qua sự ảnh hưởng của acid dạ dày trên bismuth subcitrat.

Tại ổ loét (bao gồm cả loét dạ dày và loét tá tràng) nhiều sản phẩm giáng vị của protein được giải phóng liên tục với số lượng lớn do quá trình hoại tử mô.

Nhờ vào việc tạo thành phức hợp chelat, những sản phẩm giáng vị nói trên cùng với kết tủa thu được từ bismuth subcitrat tạo ra một lớp bảo vệ chắc chắn chống lại ảnh hưởng của dịch vị và enzym có trong ruột. Rào chắn này còn có thể ngăn ngừa tác dụng của pepsin tại vị trí loét.

Bismuth subcitrat cũng tiêu diệt được vi khuẩn H.pylori. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) invitro thay đổi trong khoảng từ 5 đến 25 microgam/ml.

Tác dụng không mong muốn

    • Trong quá trình tiêu thụ loại thuốc này làm cho phân hoặc lưỡi của bệnh nhân có màu sẫm, đen, biến đổi cả màu răng nhưng có thể phục hồi.
    • Trước đây, các hợp chất bismuth còn được khuyến cáo gây ra bệnh não. Liều khuyến cáo là 480 mg/ngày thấp hơn rất nhiều so với liều gây nên bệnh não.
    • Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm độc bismuth có thể gia tăng nhanh nếu liều khuyến cáo vượt qua mức cho phép trong nhiều trường hợp như quá liều, ngộ độc, uống thuốc trong thời gian giàn hay phối hợp bismuth với các hợp chất khác.
    • Chính vì thế, các chuyên gia khuyên không nên dùng liệu pháp toàn thân trong thời gian dài đối với thuốc này.

3.2. Uống thuốc đau dạ dày có tác dụng phụ gì? – Thuốc Antacid 

Một thuốc nhóm kháng acid được đánh giá là lý tưởng phải mạnh để trung hòa acid dịch vị, dễ uống, ít hấp thu vào máu và đồng thời ít gây ra các tác dụng không mong muốn.

Mặc dù nhóm thuốc này có tác dụng nhanh và mạnh nhưng câu hỏi đặt ra là liệu uống thuốc đau dạ dày có tác dụng phụ gì không?

Theo như tìm hiểu, antacid có khuynh hướng gây nhiễm kiềm toàn thân và chứa nhiều nguyên tố natri (hội chứng sữa – kiềm), đồng thời nó gây ra một trở ngại quan trọng là làm tăng tiết gastrin dẫn tới acid HCl lại được tiết ra nhiều hơn trước.

Ngoài ra, canxi cacbonat cũng gây nên hội chứng sữa kiềm và ion canxi còn kích thích trực tiếp tế bào gây tăng tiết HCl. Chính vì thế, các thuốc này hầu hết không được sử dụng trong việc điều trị loét tiêu hóa của đau dạ dày.

  • Hydroxit nhôm

Là thuốc có khả năng gây táo bón cho người bệnh. Khi sử dụng lâu dài loại thuốc chữa đau dạ dày này còn làm gia tăng nguy cơ cạn kiệt phosphat, hậu quả là bệnh nhân có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, người khó chịu.

Các thuốc đau dạ dày này cần dùng thận trọng đối với người bị suy tim sung huyết, chức năng thận suy giảm, phù, xơ gan, người có chế độ ăn ít natri và mới bị chảy máu đường tiêu hóa.

  • Hydroxit magie

Có tác dụng phụ đó là làm cho phân lỏng, thuốc được đào thải qua thận, vì thế khi sử dụng các chế phẩm thuốc có magie cần lưu ý với bệnh nhân bị suy thận.

>>> Xem thêm: Uống Thuốc Dạ Dày Trước Hay Sau Khi Ăn Là Hiệu Quả Nhất

Nhóm thuốc chữa đau dạ dày antacid gây ra tác dụng không mong muốn gì

Nhóm thuốc chữa đau dạ dày antacid gây ra tác dụng không mong muốn gì

3.3. Thuốc kháng thụ thể H2 của histamin có tác dụng phụ gì?

  • Cimetidin

Là thuốc thuộc thế hệ đầu tiên của nhóm kháng thụ thể H2 của histamin. Loại thuốc này đã được sử dụng từ rất lâu trong việc điều trị đau dạ dày, nó có khả năng ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 của tế bào bìa dạ dày.

Bên cạnh đó, cimetidin cũng ức chế tiết dịch vị acid khi đói vào cả ban ngày và ban đêm của dạ dày.

Không những thế, nó có thể ức chế tiết dịch vị acid được kích thích bởi histamin, pentagastrin, cafein, insulin, thức ăn. Lượng pepsin do dạ dày sản xuất vì thể cũng giảm đi.

Điều người ta quan tâm là, khi uống thuốc đau dạ dày có tác dụng phụ gì?

    • Cimetidin dùng lâu có thể gây ra rối loạn tinh thần (đặc biệt là đối với người già và người suy thận), làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, tăng men gan nhẹ, nam giới bị vú to, liệt dương…
    • Người bệnh cũng cần chú ý khi sử dụng cimetidin với một số thuốc khác bởi sự tương tác không mong muốn rất dễ xảy ra.
    • Trong trường hợp, dùng thuốc để điều trị loét dạ dày phải loại trừ khả năng ung thư, vì khi dùng thuốc dễ không nhận biết được các triệu chứng cơ bản gây khó chẩn đoán.
Cimetidine

Uống thuốc đau dạ dày có tác dụng phụ gì – Cimetidine

  • Ranitidin

Là thế hệ thứ hai của thuốc kháng thụ thể H2 của histamin. Tác dụng ức chế cạnh tranh với histamin ở thụ thể H2 tại tế bào vách của thuốc làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra bao gồm cả tình trạng bị kích ứng bởi thức ăn, amino acid, insulin, histamin hay pentagastrin.

Ranitidin có khả năng ức chế tiết acid dịch vị mạnh hơn là cimetidin từ 3 đến 13 lần mà tác dụng phụ của thuốc này lại ít hơn cimetidin.

Tác dụng không mong muốn chủ yếu của nó là chóng mặt, nhức đầu, ngứa, nhưng các biểu hiện sẽ dừng lại khi không sử dụng thuốc nữa. 

Các thuốc kháng thụ thể histamin thuộc thế hệ 3 như nizatidin và thế hệ 4 như famotidin ra đời có tác dụng mạnh hơn và giảm đi rất nhiều tác dụng phụ của cimetidin.

3.4. Uống thuốc đau dạ dày có tác dụng phụ gì? – Thuốc PPIs ức chế bơm proton

Nhóm thuốc ức chế bơm proton bao gồm một số thuốc điển hình sau đây: omeprazole, lansoprazole, rabeprazole, esomeprazole, pantoprazole.

Nó rất ít gây ra các tác dụng không mong muốn. Một số ít trường hợp người bệnh đau dạ dày có thể gặp phải: nhức đầu, cảm giác buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.

Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc kéo dài bạn cũng cần chú ý những tác dụng mà nó gây ra như: giảm độ acid dạ dày tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như kẽm, sắt, canxi, vitamin làm mất đi sức đề kháng của cơ thể, làm tăng nguy cơ chuyển từ đau dạ dày thành ung thư dạ dày và một số bệnh khác.

>>> Xem thêm: Lỡ Uống Thuốc Đau Dạ Dày Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?

Uống omeprazol

Uống omeprazol có gây ra nhiều tác dụng phụ hay không?

3.5. Uống thuốc đau dạ dày có tác dụng phụ gì? – Nhóm các thuốc kháng sinh dùng tiêu diệt vi khuẩn Hp

Kháng sinh để diệt vi khuẩn Hp cũng là một nhóm thuốc điều trị đau dạ dày có được sử dụng rất nhiều hiện nay. Một số kháng sinh hay sử dụng trong đau dạ dày như: amoxicillin, metronidazol, tinidazol, clarithromycin.

Trong đó amoxicillin là thuốc chủ yếu sử dụng chủ yếu trong các phác đồ diệt Hp và mang đến hiệu quả cao vì gần như là nó gây ra rất ít tác dụng phụ, ít hiện tượng tương tác thuốc, một số ít trường hợp đi ngoài nhẹ, viêm đại tràng giả mạc, buồn nôn, nôn…

  • Metronidazol và tinidazole

Là các kháng sinh diệt khuẩn thuộc nhóm 5 nitroimidazol, tác dụng phụ chủ yếu mà nó gây ra khi dùng ngắn ngày có thể là buồn nôn, đi ngoài, dị ứng, nổi ban. Trong trường hợp dùng dài ngày thì người bệnh có thể giảm cảm giác.

  • Clarithromycin

Là kháng sinh thuộc nhóm macrolid, phổ tác dụng của nó khá rộng trên cả vi khuẩn gram (-) và gram dương (+). Trong điều trị, việc uống thuốc đau dạ dày có tác dụng phụ gì đặc biệt là kháng sinh luôn được cả bác sĩ và bệnh nhân quan tâm.

Clarithromycin cũng là một thuốc có mặt trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp hiện nay do tỷ lệ diệt khuẩn cao và ổn định hơn metronidazol.

Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý một số tác dụng phụ của nó khi sử dụng như: chóng mặt, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, nổi mề đay, vàng da…

Kháng sinh

Kháng sinh điều trị đau dạ dày gây ra tác dụng phụ nào?

4. Biện pháp khắc phục các tác dụng phụ do thuốc đau dạ dày

Đầu tiên, trả lời được câu hỏi uống thuốc đau dạ dày có tác dụng phụ gì chính là cách để bạn hạn chế gặp phải các tác dụng không mong muốn nói trên.

Ngoài ra, theo dõi một số biện pháp dưới đây cũng có thể góp phần giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa các tác dụng phụ của thuốc đau dạ dày:

  • Mọi người nên sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạ dày trước khi dùng thuốc đặc trị đau dạ dày khác. Đặc biệt nên bào chế thuốc dưới dạng không tan trong dạ dày mà tan trong đường tiêu hóa là tốt nhất
  • Nên uống thuốc đúng khuyến cáo của bác sĩ, thời điểm uống thuốc tối ưu nên là uống thuốc vào lúc no, sau bữa ăn.
  • Không nên quá lạm dụng thuốc, tự ý sử dụng hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc mà không có hướng dẫn cụ thể. Hãy uống thuốc đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, những người có chuyên môn.
  • Khi xuất hiện các biểu hiện bất thường, nên gặp bác sĩ để khám và điều trị ngay.
  • Nên thận trọng khi quyết định lựa chọn dùng thuốc điều trị và phối hợp thuốc nếu bạn bị mắc bệnh đau dạ dày.
  • Nên cố gắng hạn chế ăn các loại thực phẩm như trứng sữa hoặc rau củ nhiều xơ, dưa cà muối. Đa số các thực phẩm này có thể gây tăng nhu động ruột gây sôi bụng khó chịu.
  • Uống nước thường xuyên, kết hợp đồng thời bổ sung các loại thực phẩm nhiều nước, ăn trái cây giàu vitamin và nhiều nước như: cam, quýt, bưởi…
  • Ăn nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ăn ba bữa lớn hàng ngày
  • Nhai thức ăn từ từ để quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn
  • Giảm căng thẳng bằng cách tập thể dục, thiền hoặc là yoga

>>> Xem thêm: YOGA Chữa Đau Dạ Dày Vùng Thượng Vị Hiệu Quả

5. Khi nào người bệnh đau dạ dày nên đến gặp bác sĩ

Khi việc uống thuốc điều trị đau dạ dày không có kết quả, người bệnh có nhiều biểu hiện bất thường, bạn cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời:

  • Bạn bị đau bụng dữ dội hoặc cơn đau dạ dày kéo dài tới vài ngày
  • Bạn bị sốt, buồn nôn và trong vài ngày không thể giữ thức ăn
  • Bạn có phân có máu
  • Đau khi đi tiểu và nước tiểu có thể lẫn máu
  • Đi ngoài ra phân là điều bạn không thể, đặc biệt nếu tình trạng nôn mửa cũng đang diễn ra ở bạn
  • Bạn gặp phải chấn thương ở bụng trong những ngày trước khi cơn đau bắt đầu
  • Khi dùng thuốc kéo dài hơn 2 tuần hoặc dùng không kê đơn, bạn bị chứng ợ nóng không thuyên giảm

Nếu như bạn nhận thấy việc uống thuốc đau dạ dày có tác dụng phụ gì trên cơ thể của chính mình hãy lập tức tìm kiếm đến những trung tâm y tế, những người có chuyên môn để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng của mình, tránh gây ra những ảnh hưởng không mong muốn cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, bác sĩ chính là những người biết rõ tình trạng đau dạ dày của bạn, là người biết loại thuốc nào mà bạn nên sử dụng, vì thế liên hệ để trao đổi với bác sĩ tình trạng bệnh chứng tỏ bạn là một người bệnh nhân thông minh và có những lựa chọn điều trị sáng suốt.

>>> Đọc thêm về Bài Thuốc Dân Gian Chữa Đau Dạ Dày An Toàn Và Hiệu Quả Tại Nhà

Trên đây là các thông tin về nói về việc uống thuốc đau dạ dày có tác dụng phụ gì? Hy vọng nhiều điều bổ ích sẽ được nó đem tới cho các bạn. Nếu bạn muốn tìm phương pháp điều trị dạ dày hiệu quả, an toàn nhất cũng như còn thắc mắc gì về bệnh dạ dày muốn được giải đáp cụ thể hơn, kỹ lưỡng hơn, bạn có thể liên hệ với các dược sĩ Scurma Fizzy qua HOTLINE 1800 6091 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc một cách nhanh nhất nhé.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091