Đau Dạ Dày Khi Đói Và Những Nguy Hiểm Tiềm Ẩn
Đau dạ dày khi đói là một biểu hiện bệnh vô cùng phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở giới trẻ khi mà chế độ ăn uống chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ cùng với chế độ sinh hoạt chưa hợp lý. Chính vì thế, đau dạ dày khi đói đã trở thành một biểu hiện bệnh khá quen thuộc và cũng gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hướng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của đại đa số người mắc bệnh. Tuy vậy, những kiến thức và hiểu biết về “đau dạ dày khi đói” của mọi người hiện đang còn sơ sài. Do đó, ngay bây giờ hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu những thông tin vô cùng bổ ích về vấn đề này thông qua bài viết sau:
1.Như thế nào là đau dạ dày khi đói?
Đau dạ dày khi đói là những cơn đau gặp ở vùng thượng vị, hạ sườn trái hoặc quanh rốn, xuất hiện khi dạ dày rỗng tức là khi đói. Các biểu hiện có thể xuất hiện cùng với con đau như ợ hơi, ợ chua, có thể buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Những biểu hiện trên có thể chưa phải là những biểu hiện nghiêm trọng, tuy nhiên, nó lại là tiềm ẩn của những bệnh lý vô cùng nguy hiểm liên quan đến dạ dày, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bạn.
2.Đau dạ dày khi đói có những biểu hiện thường gặp là gì?
2.1 Có hiện tượng đau vùng thượng vị
Vùng thượng vị nằm ở vị trí trên rốn, dưới xương ức và nằm giữa hai bên xương sườn. Tính chất của các cơn đau ở vùng thượng vị thường là âm ỉ hoặc dữ dội, đôi lúc đau quặn khiến người bệnh khó chịu. Ngoài ra, còn xuất hiện biểu hiện rát, đau, cồn cào ở vùng bụng trên. Người bệnh thường gặp tình trạng này khi dạ dày rỗng hoặc khi dạ dày chứa quá nhiều thức ăn do ăn quá no. Mức độ nghiêm trọng của hiện tượng này không cao nên đa số mọi người thường bỏ qua mà không đến các cơ sở y tế để thăm khám.
2.2 Xuất hiện hiện tượng ợ hơi, ợ chua, bụng chướng:
2.2.1 Ợ hơi:
Ợ hơi là một phương thức để cơ thể có thể giải phóng khí từ cơ thể ra ngoài. Có thể bạn thấy hiện tượng này là bình thường, tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên với tần suất cao và kèm theo hiện tượng đau dạ dày thì đó có thể là biểu hiện của các vấn đề về bệnh lý dạ dày (có thể là biểu hiện của đau dạ dày khi đói). Hơi thoát ra có nguồn gốc từ quá trình các enzyme trong dạ dày phân hủy thức ăn tạo chất dinh dưỡng hoặc do bạn sử dụng một số loại thức uống có ga như soda, bia hơi,… thậm chí là cả khí do bạn nuốt vào cơ thể khi bạn ăn quá nhanh.
2.2.2 Ợ chua:
Ợ chua là hiện tượng khi mà acid dạ dày bị trào ngược lên thực quản, gây ra cảm giác nóng rát ở lồng ngực hoặc cổ họng, thậm chí có mùi hôi. Acid dạ dày bị trào ngược do dạ dày không tiêu hóa được thức ăn, dạ dày co bóp mạnh, có thể làm acid dạ dày bị đẩy lên trên thực quản.
2.2.3 Bụng chướng: bụng chướng xảy ra do khí tích tụ trong dạ dày lượng lớn, tạo áp lực lớn gây tức bụng, chướng bụng
Ợ hơi, ợ chua, bụng chướng là các biểu hiện rất hay gặp ở đau dạ dày khi đói. Nếu xảy ra với tần suất thấp, các triệu chứng này chưa ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nên người bệnh thường bỏ qua và cho rằng nó không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu xảy ra trong thời gian kéo dài thì đây chính là cảnh báo cho những bệnh lý nguy hiểm về dạ dày.
2.3 Cơ thể gầy guộc, suy nhược, có cảm giác chán ăn:
Cơ thể suy nhược là một biểu hiện của đau dạ dày khi đói. Khi đói, dạ dày không chứa nhiều thức ăn. Nếu hiện tượng này kéo dài, thức ăn có thể bị lên men và gây ra các vấn đề về vi khuẩn, cùng với đó, thức ăn có thể vón lại thành cục gây ra các cơn đau bụng, buồn nôn. Chính những cơn đau này đã làm cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Dạ dày rỗng, thành dạ dày không được thức ăn bảo vệ khỏi acid dạ dày, làm hình thành các ổ viêm, loét trong dạ dày. Khi tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài, cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng, cân nặng giảm nhanh chóng, gầy guộc, suy nhược, suy giảm khả năng miễn dịch, tình trạng đau dạ dày khi đói càng nghiêm trọng hơn, có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho dạ dày.
2.4 Biểu hiện rối loạn tiêu hóa:
Rối loạn tiêu hóa là một biểu hiện khá đặc trưng của bệnh đau dạ dày khi đói. Khi dạ dày có các ổ viêm, loét, chúng chứa rất nhiều loại vi khuẩn có hại gây ra các biểu hiện như tiêu chảy, đi đại tiện phân lỏng hoặc táo bón. Nếu nặng hơn, có thể xuất hiện máu trong phân, phân đen và có mùi hôi. Đây là cảnh báo của biến chứng xuất huyết dạ dày. Khi đó, bạn hãy lập tức đến các cơ sở y tế để để khám và điều trị kịp thời.
2.5 Sau khi ăn có cảm giác bụng trên bị đầy:
Việc thu nạp thức ăn sau khi bị đau dạ dày khi đói thường có khả năng làm bụng trên bị đầy. Hiện tượng này thường không kéo dài, mất đi sau một thời gian ngắn.
3.Các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng đau dạ dày khi đói
Đau dạ dày khi đói thường xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân sâu xa chính là do sự mất cân bằng bộ máy hoạt động của dạ dày. Dạ dày là một phần của bộ máy tiêu hóa của cơ thể, được coi là nhà máy nghiền thức ăn cho cơ thể. Dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp cơ rất dày và khỏe, điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc co bóp, nhào trộn thức ăn. Niêm mạc của dạ dày được cấu tạo chứa nhiều tuyến tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Khi thức ăn vào đến dạ dày thì sẽ được các lớp cơ khỏe mạnh trộn đều và nghiền nhỏ, niêm mạc dạ dày thì làm nhiệm vụ tiết dịch vị chứa các enzyme phân hủy thức ăn. Như vậy, thức ăn sẽ được trộn đều với dịch vị dạ dày, dần được phân hủy rồi xuống ruột để hấp thu. Hiện tượng đau dạ dày khi đói xảy ra do:
3.1 Mất cân bằng giữa yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ:
Khi yếu tố nguy cơ như vi khuẩn Helicobacter pylori, stress, rượu, thuốc lá, NSAID,… mạnh hơn các yếu tố bảo vệ (chất nhầy,HCO3–,niêm mạc dạ dày), lượng dịch vị tiết ra sẽ thay đổi, dẫn tới những bất thường trong quá trình tiêu hóa của dạ dày.
Nếu lượng dịch vị của dạ dày tiết ra nhiều hơn mức bình thường thì lúc này acid dạ dày không chỉ tiêu hóa thức ăn mà còn tác động lên niêm mạc dạ dày làm bào mòn niêm mạc dạ dày. Nếu hiện tượng này kéo dài, trên niêm mạc dạ dày sẽ xuất hiện các vết viêm, loét, thậm chí là thủng dạ dày. Khi đói, lượng thức ăn trong dạ dày rất ít, acid dạ dày sẽ có cơ hội tấn công niêm mạc dạ dày mạnh hơn, dễ dẫn tới các biến chứng khôn lường, ví dụ như xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày,..
Nếu lượng dịch vị của dạ dày tiết ra ít hơn mức bình thường, dịch vị sẽ không đủ để tiêu hóa hết thức ăn, do đó thức ăn sẽ bị ứ đọng, vón cục và tạo thành cục thức ăn trong dạ dày. Đây cũng chính là nguyên nhân của các cơn đau bụng, chướng bụng.
3.2 Cơ thể có các bệnh lý về dạ dày:
Ngoài nguyên nhân do tiết dịch vị bất thường, các bệnh lý về dạ dày cũng dẫn tới đau dạ dày khi đói. Một số bệnh lý như: viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, xuất huyết tiêu hóa,… cần được phát hiện, kiểm soát và điều trị kịp thời.
4.Những biện pháp nhằm cải thiện và điều trị đau dạ dày khi đói
Những cơn đau dạ dày khi đói ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, tinh thần của người bệnh, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, việc tìm ra các biện pháp điều trị hợp lý là rất quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp điều trị vô cùng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
4.1 Các biện pháp điều trị đau dạ dày khi đói mà không sử dụng thuốc
4.1.1 Thời gian của các bữa ăn cố định, ăn hoặc uống chậm hơn, nhai kĩ:
Việc ăn uống thất thường, không đúng thời điểm sẽ làm rối loạn nhịp sinh học của dạ dày. Ví dụ, ban đêm là thời gian dạ dày được nghỉ ngơi, nếu ăn vào ban đêm, dạ dày sẽ không được nghỉ ngơi và phải liên tục làm việc. Scurma Fizzy khuyên rằng, bạn nên ăn nhiều vào buổi sáng và giảm dần về tối, nên bỏ ăn vào những khoảng thời gian cố định và hợp lý. Đồng thời, bạn nên ăn hoặc uống chậm hơn, nhai nhỏ thức ăn để dạ dày có thể dễ dàng tiêu hóa
4.1.2 Làm ấm cơ thể, đặc biệt là vùng bụng.
Bạn có thể tắm bằng nước ấm để cơ thể được giãn các cơ, làm ấm vùng bụng bằng túi sưởi kết hợp với xoa bóp để giảm triệu chứng đau bụng, chướng bụng.
4.1.3 Những đồ ăn, đồ uống nên sử dụng để cải thiện đau dạ dày khi đói
Cơ thể cần nước để quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra dễ dàng hơn. Mất nước khiến quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn, kém hiệu quả. Do đó, cần bổ sung đầy đủ nước hoặc bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều nước.
Khi bị đau dạ dày khi đói, bạn có thể ăn một ít đồ ngọt hoặc các loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Việc này có thể giúp giảm đáng kể những triệu chứng của cơn đau
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như: tinh bột nghệ hoặc các chế phẩm từ nghệ, chuối xanh, nghệ tươi kết hợp với nước dừa. Tinh bột nghệ và các chế phẩm từ nghệ có chứa nhiều curcumin, có tác dụng làm lành các tổn thương ở mô, cải thiện tình trạng đau dạ dày khi đói. Để giảm bớt vị khó chịu của nghệ, bạn có thể sử dụng mật ong trộn cùng với tinh bột nghệ để sử dụng, hoặc có thể sử dụng các chế phẩm từ tinh bột nghệ. Chuối xanh là loại thực phẩm chứa nhiều các pectin hòa tan. Các pectin hòa tan có khả năng làm dịu các tổn thương ở niêm mạc dạ dày, kích thích quá trình tiêu hóa. Nên sử dụng chuối xanh 1-2 quả một ngày và sử dụng trong thời gian dài, có thể kết hợp chuối xanh với mật ong, không nên ăn loại chuối tiêu.
4.1.4 Những đồ ăn, đồ uống không nên sử dụng hoặc hạn chế sử dụng
Đau dạ dày khi đói không nên ăn gì?
Không sử dụng các đồ ăn cay nóng: thức ăn cay nóng có thể làm nóng rát dạ dày, làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Giảm ăn các thực phẩm khó tiêu: các loại thực phẩm khó có thể tiêu hóa như: thức ăn chiên rán, đồ ăn chứa nhiều chất béo,… chính là gánh nặng của dạ dày. Dạ dày phải co bóp mạnh trong thời gian dài mới có thể tiêu hóa hết được những loại thức ăn này.
Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có gas, rượu bia: đồ uống có gas dễ gây ra hiện tượng ợ hơi, rượu bia là những đồ uống rất khó tiêu hóa, độc cho gan và niêm mạc dạ dày.
Không ăn các đồ ăn quá chua do có thể làm tăng tiết acid dạ dày.
4.1.5 Ngừng hút thuốc nếu bạn đang bị đau dạ dày khi đói:
Hút thuốc có thể gây ra tình trạng kích ứng cổ họng, làm nặng thêm triệu chứng đau dạ dày. Nếu người bệnh bị nôn mà vẫn hút thuốc thì có thể làm kích ứng các mô mềm bị tổn thương ở dạ dày.
4.1.6 Tập thể dục nhẹ nhàng sau bữa ăn làm giảm áp lực cho dạ dày, thiền và tập yoga có thể làm giảm căng thẳng…
4.2 Các biện pháp điều trị có sử dụng thuốc
4.2.1 Thuốc làm giảm các yếu tố tấn công:
Các yếu tố tấn công gồm có 2 loại: các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh. Các yếu tố nội sinh bao gồm: acid HCL, muối mật, pepsin được tiết ra tại niêm mạc dạ dày. Các yếu tố ngoại sinh bao gồm: rượu, café, thuốc NSAID, vi khuẩn helicobacter pylori,… xuất phát từ bên ngoài. Mục tiêu điều trị là cần giảm tối đa các yếu tố tấn công. Hiện nay có một số nhóm thuốc được sử dụng để giảm các yếu tố tấn công như:
Thuốc trung hòa acid H+: đây là nhóm thuốc có tác dụng thay đổi pH (nâng pH lên 4), làm giảm hoạt động của pepsin, tạo điều kiện cho sự tái tạo niêm mạc dạ dày. Nhược điểm của nhóm thuốc này là làm giảm sự hấp thu của một số thuốc khác như: digoxin, tetracycline,…, do vậy, cần lưu ý khi sử dụng cùng các thuốc này.
Thuốc kháng histamin H2: cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là kháng receptor H2 ở niêm mạc dạ dày, làm giảm tiết acid và làm giảm nồng độ acid ở dạ dày.
Thuốc ức chế bơm proton: một số thuốc thuộc nhóm này như omeprazole, esomeprazole, lansoprazole,…Các thuốc thuộc nhóm này có khả năng gắn vào và làm bất hoạt các kênh H+, K+ ATPase của các bơm proton, làm giảm tiết acid dịch vị. Nên uống các thuốc ức chế bơm proton khoảng 30-60 phút trước mỗi bữa ăn để phát huy được tác dụng giảm tiết acid một cách tối đa.
Thuốc kháng cholinergic: các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng giảm tiết acid dịch vị khoảng tương đối cao, có thể kết hợp với các thuốc kháng histamin H2 để làm tăng tác dụng điều trị. Tuy nhiên, các thuốc thuộc nhóm này cũng có khá nhiều các tác dụng không mong muốn như táo bón, khô miệng, tăng nhãn áp,… Chính vì thế, nên chú ý khi sử dụng các thuốc nhóm này.
Thuốc kháng gastrin: dưới tác dụng của thức ăn hoặc do kích thích dây thần kinh số X, gastrin tiết ra ở hang vị. Khi sử dụng các thuốc kháng gastrin làm ức chế tiết gastrin, cải thiện tình trạng đau dạ dày khi đói.
Thuốc tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori (Hp): sử dụng theo phác đồ điều trị riêng.
4.2.2 Thuốc làm tăng các yếu tố bảo vệ: các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng bảo vệ màng nhầy. Một số thuốc thuộc nhóm này như: sucralfate, các bismuth,…
Đối với biện pháp sử dụng thuốc, khi bạn có các triệu chứng của đau dạ dày khi đói, nếu muốn sử dụng thuốc thì bạn cần đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh, sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn.
5. Làm thế nào để phòng ngừa đau dạ dày khi đói:
5.1 Không nhịn ăn trong thời gian dài
Bạn không nên nhịn ăn trong thời gian dài, không để cơ thể bị quá đói. Khi dạ dày bị rỗng quá lâu, acid tiết ra càng nhiều mà không có đối tượng để nó tiêu hóa, dẫn tới acid tấn công niêm mạc dạ dày làm tổn thương các mô. Chính vì vậy, không nên nhịn ăn, đặc biệt là bữa sáng. Ban ngày là thời gian mà dạ dày hoạt động mạnh và nhiều nhất, do vậy nếu buổi sáng bạn không ăn thức ăn sẽ làm acid tiết ra càng nhiều. Không nên để bụng quá đói rồi mới ăn vì làm như thế sẽ dễ gây đầy bụng, tức bụng.
5.2 Hạn chế sử dụng NSAID nếu có thể
NSAID tác dụng lên dạ dày theo hai cơ chế: thứ nhất là tác dụng trực tiếp lên lớp niêm mạc, gây tổn thương mô niêm mạc, thứ hai là tác dụng gián tiếp thông qua ức chế prostaglandin. Vì vậy, nên hạn chế sử dụng NSAID nhất nếu có thể, nếu phải sử dụng nên sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
5.3 Tạo thói quen sinh hoạt điều độ
Việc tạo thói quen sinh hoạt điều độ không chỉ tốt cho dạ dày của bạn mà còn tốt cho cả cơ thể. Không nên thức khuya, giải tỏa căng thẳng, ăn uống điều độ hợp lý,… sẽ làm cơ thể của bạn ngày càng khỏe mạnh, chất lượng cuộc sống được tăng cường.
Trên đây là tất cả những thông tin vô cùng hữu ích mà Scurma Fizzy cung cấp cho bạn về hiện tượng đau dạ dày khi đói. Scurma Fizzy mong rằng, những kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bạn để phòng ngừa và điều trị đau dạ dày khi đói.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì, xin hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia đầu ngành giải đáp. Hãy đồng hành cùng Scurma Fizzy để tránh xa các mối lo về sức khỏe dạ dày.