Điều Trị Ung Thư Dạ Dày Như Thế Nào

Điều Trị Ung Thư Dạ Dày Như Thế Nào

Ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư phổ biến trên toàn cầu, có thể gặp ở mọi độ tuổi, giới tính. Vậy ung thư dạ dày là gì? Những nguyên nhân, yếu tố nào dẫn đến tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày? Nhận biết ung thư dạ dày bằng những dấu hiệu nào? Phòng ngừa và điều trị ung thư dạ dày như thế nào? Hãy cùng với Scurma Fizzy tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.

1. Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào bình thường trong lớp lót của dạ dày biến đổi thành tế bào ung thư, rồi xâm lấn các mô ở gần hoặc di căn tới các cơ quan trong cơ thể qua hệ thống bạch huyết.

dieu-tri-ung-thu-da-day-1

Ung thư dạ dày là gì?

Những tế bào ung thư có thể phát triển thành khối u, thường phát triển chậm trong nhiều năm. Nếu không được phát hiện sớm, sẽ gây khó khăn trong quá trình điều trị ung thư dạ dày, thậm chí, có thể gây tử vong. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể được chữa khỏi nếu như người bệnh được chữa trị trong những giai đoạn đầu của bệnh. Vì vậy, việc nhận biết được các triệu chứng của bệnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện và điều trị ung thư dạ dày.

2. Ung thư dạ dày phát triển qua mấy giai đoạn?

Ung thư dạ dày bao gồm nhiều giai đoạn với những đặc điểm và diễn biến khác nhau. Việc phân loại và hiểu được từng giai đoạn sẽ giúp bác sĩ lựa chọn được phương pháp điều trị ung thư dạ dày phù hợp cho từng người bệnh. Dựa vào phạm vi khối u, sự lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc sự di căn tới các vị trí khác, người ta có thể phân chia ung thư dạ dày thành 5 giai đoạn:

2.1. Giai đoạn 0 – Giai đoạn đầu

Giai đoạn 0 còn được gọi với tên khác là ung thư biểu mô tại chỗ. Các tế bào ung thư chỉ được tìm thấy trên bề mặt của biểu mô, không phát triển xuống các lớp niêm mạc sâu hơn. Kích thước khối u ở giai đoạn này rất bé, chưa có hiện tượng di căn tới các vị trí khác.

2.2. Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã xâm lấn xuống các lớp sâu hơn, làm thay đổi cấu trúc của của thành dạ dày. Ở giai đoạn này, có thể đã xuất hiện tình trạng các tế bào ung thư lây lan tới các hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa di căn tới các cơ quan khác. Giai đoạn 1 lại được chia thành 2 giai đoạn nhỏ hơn:

2.2.1. Giai đoạn IA

Các tế bào ung thư đã phát triển vào lớp trong của thành dạ dày. Tuy nhiên, chúng chưa lây lan tới bất kỳ hạch bạch huyết hoặc các cơ quan nào khác.

2.2.2. Giai đoạn IB

Ung thư dạ dày được coi là ở giai đoạn IB nếu có 1 trong 2 điều kiện sau:

  • Ung thư đã phát triển vào các lớp bên trong của thành dạ dày và đã lan đến 1 hoặc 2 hạch bạch huyết, chưa di căn tới các cơ quan khác.
  • Ung thư phát triển ở lớp cơ bên ngoài của thành dạ dày nhưng chưa lây lan đến hạch bạch huyết hoặc cơ quan khác.

Ung thư dạ dày ở giai đoạn 0 và giai đoạn 1 thường không biểu hiện triệu chứng, hoặc có biểu hiện nhưng triệu chứng không đặc trưng, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về dạ dày có triệu chứng tương tự. Chính vì vậy, ở những giai đoạn đầu, người bệnh thường không nhận ra mình đang mắc bệnh ung thư dạ dày.

dieu-tri-ung-thu-da-day-2

Ung thư dạ dày ở giai đoạn 0 và giai đoạn 1 đều không có triệu chứng rõ ràng.

2.3. Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 là giai đoạn các tế bào ung thư đã xâm lấn vào các lớp sâu hơn ở thành dạ dày và đã có sự lây lan tới các hạch bạch huyết lân cận. Giai đoạn 1 và 2 không có sự khác biệt nhiều về biểu hiện và triệu chứng. Tuy nhiên, ở giai đoạn 2, các tế bào ung thư đã ăn qua lớp niêm mạc cơ, bắt đầu xuất hiện nhiều hơn các triệu chứng cơ năng. Do đó, giai đoạn này dễ nhận biết hơn so với giai đoạn 1 của bệnh ung thư dạ dày.

Giai đoạn 2 lại được chia thành 2 giai đoạn nhỏ hơn:

2.3.1. Giai đoạn IIA

Ung thư dạ dày được coi là ở giai đoạn IIA nếu có xuất hiện bất kỳ điều kiện dưới đây:

  • Ung thư đã phát triển vào lớp trong của thành dạ dày và đã lan đến 3 tới 6 hạch bạch huyết, chưa di căn tới các cơ quan xa hơn.
  • Ung thư đã phát triển đến lớp cơ bên ngoài của thành dạ dày và lan đến 1 hoặc 2 hạch bạch huyết, chưa lan ra xa hơn.
  • Ung thư đã phát triển ở tất cả lớp cơ và mô liên kết bên ngoài dạ dày. Nhưng nó không lan đến bất kỳ hạch bạch huyết nào hoặc cơ quan xung quanh.

2.3.2. Giai đoạn IIB

Ung thư dạ dày thuộc giai đoạn IIB nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây:

  • Ung thư đã phát triển vào lớp bên trong của thành dạ dày, lan đến 7 tới 15 hạch bạch huyết, các mô và cơ quan ở xa dạ dày chưa bị ảnh hưởng.
  • Ung thư đã xâm lấn vào các cơ bên ngoài của thành dạ dày, lan đến 3 tới 6 hạch bạch huyết, chưa xâm lấn tới các chỗ khác.
  • Ung thư đã xâm lấn hoàn toàn vào tất cả các lớp của thành dạ dày nhưng chưa di căn tới các mô và cơ quan ở lân cận. Đồng thời, không có sự di căn tới bất kỳ hạch bạch huyết hoặc cơ quan nào khác.

Trong giai đoạn 2, ở cả giai đoạn IIA và IIB, mặc dù kích thước khối u còn nhỏ nhưng sẽ phát triển rất nhanh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

2.4. Giai đoạn 3

giai đoạn 3, các tế bào ung thư không chỉ di căn tới các hạch bạch huyết lân cận với số lượng lớn mà còn di căn tới các cơ quan lân cận như gan, phổi và đại tràng.

Tùy thuộc vào kích thước khối u và tình trạng di căn, có thể chia giai đoạn 3 thành 3 giai đoạn nhỏ hơn.

2.4.1. Giai đoạn IIIA

Ung thư dạ dày ở giai đoạn IIIA nếu thỏa mãn một trong những trường hợp sau:

  • Ung thư đã phát triển vào lớp cơ bên ngoài thành dạ dày, đã lan đến 7 tới 15 hạch bạch huyết nhưng chưa lan tới các cơ quan khác.
  • Ung thư đã phát triển qua tất cả các lớp của cơ vào mô liên kết bên ngoài dạ dày nhưng không phát triển vào màng bụng hoặc thanh mạc. Nó đã lan đến 3 tới 6 hạch bạch huyết nhưng không đến các cơ quan khác.
  • Ung thư đã phát triển và xâm lấn vào tất cả các lớp cơ của thành dạ dày, kể cả lớp thanh mạc. Nó đã lan đến 1 tới 2 hạch bạch huyết nhưng không đến các cơ quan khác.
  • Ung thư đã phát triển qua tất cả các lớp cơ của thành dạ dày và phát triển sang các cơ quan hoặc cấu trúc lân cận. Tuy nhiên, nó chưa lây lan đến bất kỳ hạch bạch huyết hoặc các bộ phận xa dạ dày.

2.4.2. Giai đoạn IIIB

Người bệnh được xếp vào giai đoạn IIIB nếu thuộc 1 trong 4 trường hợp sau:

  • Ung thư đã phát triển vào lớp trong của thành dạ dày hoặc các lớp cơ bên ngoài của thành dạ dày. Các tế bào ung thư đã lan đến 16 hạch bạch huyết hoặc nhiều hơn nhưng các mô và cơ quan bên ngoài dạ dày chưa bị ảnh hưởng.
  • Ung thư đã xâm lấn vào tất cả các lớp của cơ vào mô liên kết bên ngoài dạ dày nhưng không xâm lấn vào màng bụng hoặc thanh mạc. Nó đã lan đến 7 tới 15 hạch bạch huyết nhưng không xâm lấn bất kỳ cơ quan xung quanh nào.
dieu-tri-ung-thu-da-day-3

Ung thư có thể di căn tới các bộ phận xa dạ dày như não, phổi,…

  • Giống với trường hợp trên, ung thư đã phát triển xuyên qua tất cả các lớp cơ vào mô liên kết bên ngoài dạ dày nhưng khác ở chỗ là các tế bào ung thư đã xâm lấn đến thành màng bụng hoặc thanh mạc. Nó đã lan đến 7 tới 15 hạch bạch huyết nhưng không lan ra nơi khác.
  • Ung thư đã phát triển qua tất cả các lớp cơ của thành dạ dày và phát triển sang các cơ quan hoặc cấu trúc lân cận. Nó có thể đã hoặc chưa lan đến 1 đến 6 hạch bạch huyết nhưng không lan đến các phần xa của cơ thể.

2.4.3. Giai đoạn IIIC

Giai đoạn IIIC có 1 hoặc 2 tình trạng dưới đây:

  • Ung thư dạ dày đã phát triển xuyên qua tất cả các lớp của thành dạ dày và nó đã lan đến 16 hạch bạch huyết hoặc nhiều hơn nhưng không ảnh hưởng tới các vị trí xa hơn.
  • Ung thư đã phát triển qua tất cả các lớp cơ vào mô liên kết bên ngoài dạ dày và xâm lấn tới các cơ quan hoặc cấu trúc lân cận. Nó đã lan đến 7 hạch bạch huyết hoặc nhiều hơn nhưng chưa ảnh hưởng đến các mô và cơ quan ở xa dạ dày.

Khi chuyển sang giai đoạn 3, kích thước khối u đã phát triển và có thể di căn, gây ảnh hưởng tới các mô và cơ quan lân cận. Ở giai đoạn này, các triệu chứng ung thư dạ dày đã rõ nét hơn và xuất hiện thường xuyên với mức độ nghiêm trọng hơn như rối loạn dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,… gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2.5. Giai đoạn 4 – giai đoạn cuối

Ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối là khi tình trạng di căn thực sự nghiêm trọng. Các tế bào ung thư không chỉ di căn sang các hạch bạch huyết, mô và các cơ quan lân cận mà còn lan rộng tới các vị trí xa dạ dày như phổi, não và xương. Triệu chứng ở giai đoạn 4 rất nghiêm trọng, bao gồm đau bụng dữ dội, rối loạn tiêu hóa nặng, xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón,… Tiên lượng sống của bệnh nhân ở giai đoạn cuối của ung thư dạ dày là rất thấp. Hầu hết trường hợp không thể sống quá 3 năm, thậm chí, một số trường hợp năng không thể sống quá 3 tháng.

3. Nhận biết ung thư dạ dày qua những dấu hiệu, triệu chứng nào?

Theo dữ liệu của của Global Cancer Observatory – Globocan 2020: “Trong năm 2020, số trường hợp mắc ung thư dạ dày là 1.089.103 trường hợp, chiếm 5,6% tổng số các trường hợp mắc bệnh ung thư trên thế giới.”

Có thể thấy, ung thư dạ dày rất phổ biến. Vì vậy, nhận biết được các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày là rất quan trọng. Các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày trong những giai đoạn đầu thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về dạ dày khác. Do đó, người bệnh thường không phát hiện và dần dần, bệnh tiến triển nặng hơn, gây khó khăn khi điều trị ung thư dạ dày, có thể gây tử vong. Vì vậy, bạn không nên chủ quan và nên thận trọng khi có một trong các triệu chứng dưới đây:

  • Đầy hơi, chướng bụng: thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh, có thể đi kèm với cảm giác buồn nôn sau khi ăn..
  • Chán ăn: Người bệnh thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon và thường đi kèm với hiện tượng khó nuốt, tắc nghẽn thức ăn ở cổ họng.
  • Sút cân đột ngột: Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất khi mắc bệnh ung thư dạ dày. Người bệnh có thể giảm đến 15% trong lượng cơ thể chỉ sau vài tháng mắc bệnh.
  • Ợ chua, ợ nóng: Ợ chua, ợ nóng ở ung thư dạ dày rất dễ nhầm tưởng với bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan mà hãy hỏi bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài không dứt.
  • Đau bụng: Ban đầu, những cơn đau chỉ xuất hiện theo từng đợt. Sau đó, nó sẽ dần trở nên thường xuyên và trầm trọng hơn, khiến người bệnh bị đau dữ dội.
dieu-tri-ung-thu-da-day-4

Đau bụng là một dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày.

  • Xuất huyết tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hóa có biểu hiện là nôn ra máu, phân có màu đen khi đại tiện,… Triệu chứng này thường xuất hiện ở người bị viêm loét dạ dày, song nếu gặp trường hợp này, hãy suy xét đến khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày và lập tức tới cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày.

4. Xác định nguyên nhân gây ra bệnh để điều trị ung thư dạ dày

Việc xác định nguyên nhân gây ra bệnh rất quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư dạ dày. Các nhà khoa học không biết chính xác nguyên nhân khiến các tế bào ung thư phát triển trong dạ dày. Nhưng họ có thể xác định những nguyên nhân sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày:

  • Vi khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn Hp): gây viêm loét dạ dày, dẫn tới các tổn thương các tế bào ở lớp niêm mạc dạ dày.
  • Di truyền: Ung thư dạ dày có thể di truyền từ mẹ sang con. 
  • Biến chứng sau phẫu thuật: Người có tiền sử phẫu thuật để chữa các bệnh về dạ dày có khả năng cao mắc ung thư dạ dày. Do đó, những người từng phẫu thuật dạ dày nên đi khám định kỳ để phát hiện ung thư sớm và có phương pháp điều trị ung thư dạ dày phù hợp.
  • Chế độ ăn uống: Những người ăn nhiều thực phẩm hun khói, đồ ăn mặn hoặc đưa muối thường có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày.
  • Thừa cân, béo phì
  • Nhóm máu
  • Tuổi tác: Những người trên 50 tuổi có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, khoảng 60% trường hợp được chẩn đoán ung thư dạ dày là trên 65 tuổi.

5. Chẩn đoán ung thư dạ dày như thế nào để có phương pháp điều trị ung thư dạ dày phù hợp?

Để chẩn đoán liệu bạn có bị ung thư dạ dày hay không, bác sĩ sẽ bắt đầu hỏi về tiền sử bệnh của bạn để xem bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào ung thư dạ dày hoặc bất kỳ thành viên nào trong giai định từng mắc bệnh này hay không. Sau đó, họ có thể đề nghị bạn làm một số phương pháp xét nghiệm sau:

5.1. Nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là phương pháp đưa ống soi có gắn camera qua miệng, thực quản và xuống dạ dày để đánh giá lớp niêm mạc của dạ dày, từ đó chẩn đoán bệnh. Qua hình ảnh nội soi, có thể biết được đặc điểm và tính chất của khối u, từ đó có thể đưa ra hướng điều trị ung thư dạ dày phù hợp.

Đây là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán liệu bạn có bị ung thư dạ dày hay không. Đặc biệt, nội soi dạ dày có thể phát hiện ung thư dạ dày ở những giai đoạn đầu.

5.2. Nội soi nhuộm màu

Nội soi nhuộm màu là phương pháp cho phép phát hiện những đám tế bào niêm mạc loạn sản thông qua hình ảnh các chất bắt màu không đều, qua đó có thể sinh thiết và chẩn đoán bệnh chính xác.

5.3. Chụp CT cắt lớp

Chụp CT cắt lớp là phương pháp sử dụng tia X để chụp ảnh chi tiết bên trong cơ thể bạn. Phương pháp này có thể giúp bác sĩ đánh giá và sự xâm lấn của khối u và phát hiện các ổ di căn. Qua đó, có thể đưa ra các hướng điều trị ung thư dạ dày tiếp theo.

dieu-tri-ung-thu-da-day-5

Sử dụng phương pháp chụp CT cắt lớp để chẩn đoán ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm ở những giai đoạn đầu. Vì vậy, nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh, hãy kiểm tra định kỳ hàng tháng để được phát hiện và điều trị ung thư dạ dày triệt để.

6. Phòng tránh và ngăn ngừa ung thư dạ dày như thế nào?

Không có cách nào để ngăn ngừa ung thư dạ dày, nhưng bạn hoàn toàn có thể thực hiện các bước dưới đây để giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh.

  • Ăn uống khoa học, lành mạnh: Thêm rau củ và trái cây vào khẩu phần ăn để bổ sung chất xơ và vitamin. Tránh ăn những thực phẩm quá mặn, được ngâm chua, đồ hun khói và thực phẩm chế biến sẵn để giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Theo dõi việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Nếu bạn đang sử dụng loại thuốc này để giảm đau hay chữa các bệnh về xương khớp, hãy hỏi bác sĩ về những lưu ý khi sử dụng thuốc này vì nó có thể làm ảnh hướng tới dạ dày của bạn nếu sử dụng trong thời gian dài.
  • Không hút thuốc do hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ở dạ dày (phần ần thực quản)
  • Những người có người thân trong gia đình bị ung thư dạ dày nên khám sức khỏe định kỳ để được phát hiện và điều trị ung thư dạ dày kịp thời.

7. Những phương pháp nào được sử dụng để điều trị ung thư dạ dày?

Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể được chữa trị triệt để nếu được phát hiện sớm. Dựa vào kết quả xét nghiệm và sức khỏe người bệnh, bác sĩ có thể lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp dưới đây để điều trị ung thư dạ dày.

7.1. Phương pháp phẫu thuật cắt dạ dày để điều trị ung thư dạ dày

Dựa vào đặc điểm và tính chất khối u, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày của người bệnh. Cắt bỏ toàn bộ dạ dày có lợi hơn là cắt bỏ một phần do phương pháp này cho phép nạo bỏ toàn bộ hạch di căn, do đó, tỷ lệ tái phát bệnh sẽ thấp hơn. Nếu phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn dạ dày, người bệnh sẽ được đặt lại đường tiêu hóa để giúp người bệnh trong quá trình ăn uống.

7.2. Phương pháp xạ trị, hóa trị liệu để điều trị ung thư dạ dày

Xạ trị là phương pháp dùng các chất phóng xạ tác động vào khu vực có tổ chức ung thư, giúp làm giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ.

Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại hóa chất để diệt tế bào ung thư hoặc ngăn ngừa ung thư phát triển, di căn tới các chỗ khác.

Phối hợp xạ trị và hóa trị có thể làm giảm thể tích khối u, kéo dài thời gian sống của người bệnh ở giai đoạn muộn.

8. Người bệnh nên và không nên ăn gì để hỗ trợ cho quá trình điều trị ung thư dạ dày?

Người mắc bệnh ung thư dạ dày thường gặp nhiều vấn đề khó khăn trong quá trình ăn uống và tiêu hóa thức ăn. Khi mắc bệnh này, người bệnh sẽ hấp thu chất dinh dưỡng ít hơn khiến cơ thể sút cân và giảm sức đề kháng, tăng biến chứng nhiễm trùng, dẫn đến suy kiệt rồi tử vong. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng có vai trò rất to lớn trong quá trình điều trị ung thư dạ dày. Chế độ dinh dưỡng là điều cơ bản cần lưu ý trong một phác đồ điều trị ung thư dạ dày, giúp nâng cao thể trạng bệnh nhân. Vậy người bệnh nên và không nên ăn gì để hỗ trợ quá trình điều trị ung thư dạ dày?

dieu-tri-ung-thu-da-day-6

Người mắc bệnh ung thư dạ dày nên và không nên ăn gì trong và sau khi phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày?

8.1. Thực phẩm nên dùng để hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày

Người mắc bệnh ung thư dạ dày nên ăn những thực phẩm dưới đây:

  • Chất đạm: cần được bổ sung đầy đủ trong thực đơn mỗi ngày, nguồn đạm có thể lấy từ thịt gà, cá, tôm, sữa và chế phẩm từ sữa.
  • Chất béo không bão hòa: giúp tăng hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin E, omega 3,… chống oxy hóa và bảo vệ các tế bào của cơ thể.
  • Tinh bột từ các nguồn ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mì và các loại củ như khoai tây, khoai lang,…
  • Rau quả và trái cây: bổ sung vitamin và chất khoáng có lợi cho sức khỏe.

8.2. Thực phẩm không nên dùng để hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày

Người mắc bệnh ung thư dạ dày không nên ăn những thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm được chế biến sẵn, đồ hun khói, đồ chua
  • Thực phẩm lên men dễ sinh hơi như dưa chua, hành,…
  • Thực phẩm cay nóng do làm kích ứng và tổn thương niêm mạc dạ dày
  • Rượu bia, đồ uống có cồn và đồ uống chứa chất kích thích như cà phê
dieu-tri-ung-thu-da-day-7

Người mắc bệnh ung thư dạ dày không nên uống rượu bia và đồ uống có cồn.

  • Thực phẩm cứng, khó tiêu làm cản trở sự co bóp của dạ dày, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa

Qua bài viết trên, Scurma Fizzy hi vọng bạn có hiểu biết toàn diện hơn về bệnh ung thư dạ dày, nhận biết được nguyên nhân, triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày. Từ đó, có các cách ngăn ngừa và điều trị ung thư dạ dày. Bên cạnh phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày bằng một số phương pháp như xây dựng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ,… người bệnh cần sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị để tăng hiệu quả điều trị, cải thiện sức khỏe nhanh chóng, hạn chế tái phát và an toàn cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng thuốc Tây.

Scurma Fizzy là kết quả của quá trình nghiên cứu trong 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội khi ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần so với Nano Curcumin thông thường. Đồng thời, Scurma Fizzy còn làm tăng hiệu quả lành loét và chống oxy hóa của cơ thể hơn so với các dạng bào chế khác.

dieu-tri-ung-thu-da-day-8

Scuma Fizzy là kết quả nghiên cứu trong 3 năm giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp bảo vệ dạ dày của mình toàn diện hơn.

Liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về bệnh ung thư dạ dày và phương pháp điều trị ung thư dạ dày từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091