Trào ngược dạ dày khó thở và cách khắc phục?

Trào ngược dạ dày khó thở và cách khắc phục?

Trào ngược dạ dày khó thở không chỉ mang lại cảm giác khó chịu, lo lắng trong cuộc sống sinh hoạt, nó còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng của bệnh đang có nguy cơ chuyển biến xấu. Một số bệnh nhân còn cảm thấy bị đau khi thở, đây có thể là biến chứng nguy hiểm nếu bệnh không được điều trị kịp thời. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức chuyên môn về triệu chứng trào ngược dạ dày khó thở, nguyên nhân? Biến chứng? Từ đó đưa ra các phương pháp khắc phục.

1. Trào ngược dạ dày khó thở là gì?

Trào ngược dạ dày khó thở là tình trạng mà người bệnh có cảm giác khó thở, tức ngực khi bị trào ngược dạ dày. Một số trường hợp có triệu chứng nóng rát vùng họng, ngực, ợ hơi nhiều, thường xuyên phải thở gắng sức, mệt mỏi, cảm giác bị chèn ép ở vùng ngực gây tức ngực. Những triệu chứng trên thường xuất hiện ở những bệnh nhân có tiền sử bị trào ngược dạ dày thực quản nặng.

Trao-nguoc-da-day-kho-tho-va-cach-khac-phuc?

Trào ngược dạ dày khó thở gây khó chịu

Những dấu hiệu như: Trào ngược dạ dày khó thở, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn thường xuyên là xuất hiện sớm và dễ nhận biết nhất. 

Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh lý trào ngược dạ dày và nguyên nhân xuất hiện hiện tượng trào ngược dạ dày khó thở.

1.1. Trào ngược dạ dày là gì? 

  • Trào ngược dạ dày còn được gọi là trào ngược dạ dày thực quản (GERD), là hiện tượng các chất lỏng, chất rắn trong dạ dày, khí hoặc thức ăn bị trào ngược từ trong dạ dày lên thực quản.
  • Nguyên nhân chủ yếu của chứng bệnh này là rối loạn co cơ thắt dưới thực quản, thoát vị hoành, tăng áp lực ổ bụng hoặc ứ đọng nhiều thức ăn tại dạ dày dẫn đến rối loạn co bóp dạ dày, lên men tích tụ khí. 
  • Ngoài ra còn một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý trào ngược dạ dày như: Thói quen ăn uống và sinh hoạt, hút thuốc, béo phì, mang thai, tác dụng phụ của thuốc, thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn,…

1.2. Tại sao lại bị trào ngược dạ dày khó thở?

Khi gặp tình trạng khó thở, điều đầu tiên bạn nghĩ tới là cơ thể đang gặp vấn đề ở vùng mũi. Điều đó không phải lúc nào cũng đúng, đây có thể là triệu chứng trào ngược dạ dày khó thở ở những người bệnh chủ quan với bệnh trào ngược dạ dày. 

Trao-nguoc-da-day-kho-tho-va-cach-khac-phuc?

Tại sao lại bị trào ngược dạ dày kèm với triệu chứng khó thở?

Tình trạng trào ngược dạ dày khó thở thường xảy ra nhiều hơn vào ban đêm. Nguyên nhân là do dịch và thức ăn trào lên từ dạ dày và lên đến gần cổ họng nhưng không vượt qua, khu vực phía sau họng lại có đường có thể đi vào phổi và khiến cho đường thở bị kích ứng và sưng lên theo những cơ chế sau:

 

  • Viêm, sưng phù nề thực quản làm chèn ép khí quản: 

 

Cấu tạo của các tế bào ở vùng thực quản không cho chúng khả năng chịu được pH axit như dạ dày. Trào ngược dạ dày thực quản làm cho dịch vị dạ dày có môi trường axit thường xuyên bị trào lên vùng thực quản. Dẫn đến tổn thương các tế bào ở niêm mạc thực quản, khiến thực quản bị viêm, sưng, phù nề và chèn ép ống khí quản gây khó thở. 

 

  • Kích thích thần kinh làm co rút cơ ngực: 

 

Hệ thống thần kinh vùng cổ họng và thực quản dễ bị kích thích bởi dịch vị dạ dày sau đó tác động lên các cơ ở vùng ngực gây co rút, chèn ép tăng áp lực đường thở dẫn đến khó thở.

 

  • Viêm phổi hít phải: 

 

Viêm phổi hít phải là một trong số biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Khi dịch dạ dày bị đẩy lên cổ họng, quá trình hít thở cho dịch dạ dày cơ hội xâm nhập vào phổi gây phản ứng viêm. Hậu quả là người bệnh bị ho, khó thở, nặng hơn có thể bị hen, suy hô hấp.

2. Triệu chứng và nguyên nhân gây trào ngược dạ dày khó thở?

2.1. Những triệu chứng đi kèm

Ngoài khó thở, còn các triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp bao gồm:

  • Ợ chua, ợ nóng: Thường xuyên bị ợ chua, ợ nóng là dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh trào ngược dạ dày. Do hơi và khí từ dạ dày trào lên qua cơ thắt dưới thực quản, mang lại cảm giác khó chịu, tự ti.
  • Đau tức vùng thượng vị: Cảm giác đau thắt vùng thượng vị do dạ dày bị đè ép, do tiết nhiều axit xảy ra là do axit trào ngược lên tác động đến các mút thần kinh.
Trao-nguoc-da-day-kho-tho-va-cach-khac-phuc?

Triệu chứng đau tức vùng thượng vị ở trào ngược dạ dày khó thở

  • Tiết nhiều nước bọt, miệng bị chua, đắng: Trào ngược dạ dày khó thở gây hiện tượng tăng tiết dịch mật gây vị đắng, độ pH thấp của dịch vị khiến người bệnh cảm thấy chua miệng.
  • Hen suyễn: Nhiều bệnh nhân bị hen suyễn do bị trào ngược dạ dày khó thở và ngược lại. Axit trào lên từ dạ dày có thể kích hoạt dây thần kinh phế vị làm co thắt phế quản, điều này có thể gây hiện tượng thở khò khè. Vì thế, các bác sĩ rất quan tâm đến tình trạng trào ngược dạ dày ở các bệnh nhân hen.
  • Khó nuốt, ho, khan tiếng: Người bệnh thường xuyên bị ho, đau cổ họng, khan tiếng và khó nuốt do niêm mạc họng và khu vực từ họng đến thanh quản bị viêm, kích ứng do axit dịch vị. Cơn ho có thể từ đó hoặc từ những viêm nhiễm tại phổi.

 

2.2. Nguyên nhân của trào ngược dạ dày khó thở?

 

  • Do bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Ở giai đoạn nặng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh bắt đầu xuất hiện triệu chứng khó thở, ho khan, đau tức ngực do axit dịch vị vào phổi gây kích ứng đường dẫn khí.
  • Do thói quen sinh hoạt: Đa số các bệnh lý về tiêu hóa đều có nguyên nhân chính là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, lâu dài sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Những người có khả năng cao bị trào ngược dạ dày khó thở thường là người thức khuya dậy sớm, thường xuyên bỏ bữa ăn, ăn bữa tối rất nhiều, không ngồi mà lại nằm nghỉ hoặc làm việc ngay sau ăn,…
Trao-nguoc-da-day-kho-tho-va-cach-khac-phuc?

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh có nguy cơ cao gây trào ngược dạ dày khó thở

  • Do thực phẩm: Việc thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm gây khó tiêu, gây độc cho dạ dày, gây tăng, giảm tiết axit dịch vị chắc chắn sẽ làm bạn thường xuyên có triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Do căng thẳng (stress): Hệ tiêu hóa của chúng ta được điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật . Những người bị stress sẽ dẫn đến những ảnh hưởng đến khả năng chỉ đạo hệ tiêu hóa, gây hiện tượng trào ngược dạ dày, buồn nôn, gây kích ứng làm bệnh nhân khó thở.
  • Do sử dụng thuốc và chất kích thích, thuốc lá, rượu bia: Những thuốc Tây thế hệ cũ hoặc những thuốc chống viêm giảm đau đường uống thường gây ra các biến chứng viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, tác động vào hệ thần kinh và cả hệ hô hấp. Đặc biệt là thuốc lá có những tác hại nguy hiểm đến sức khỏe hô hấp.
Trao-nguoc-da-day-kho-tho-va-cach-khac-phuc?

Rượu bia, thuốc lá và cách chất kích thích gây hại cho sức khỏe của bạn

  • Do béo phì, thừa cân: Ở những người bị thừa cân, béo phì, lớp mỡ dày gây áp lực lớn cho ổ bụng trong đó có dạ dày, cơ hoành, cơ thắt dưới thực quản. Những cơ này đều đóng vai trò quan trọng trong những bệnh về hệ tiêu hóa, cơ hoành còn là cơ giúp phổi co dãn thực hiện chứng năng hô hấp. 
  • Do mang thai: Thai nhi lớn dần trong bụng mẹ sẽ gây áp lực lên các tạng trong bụng, trong đó có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hoành và chèn ép dạ dày. Điều này khiến cho người phụ nữ mang thai thường bị trào ngược dạ dày khó thở. Nhưng đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ mang thai và sẽ hết sau khi sinh con. 

3. Trào ngược dạ khó thở có nguy hiểm không? Các biến chứng?

Như đã nói ở trên, khi người bệnh có triệu chứng trào ngược dạ dày khó thở cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh đang chuyển biến xấu đi. Các biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời. Bạn nên nhanh chóng đi khám tại cơ sở khám chữa bệnh uy tín nếu có dấu hiệu của những biến chứng dưới đây:

3.1. Biến chứng hô hấp

Trào ngược dạ dày thực quản khiến bạn hít axit dịch vị vào phổi, gây kích ứng phổi, cổ họng và các ảnh hưởng đến hô hấp. Những biến chứng phổ biến là: Ho khan, viêm phổi, viêm họng, viêm thanh quản, hen suyễn, đau tức ngực, xuất hiện dịch trong phổi, khàn tiếng, thở khò khè. 

3.2. Viêm thực quản

Bệnh viêm thực quản là một biến chứng phổ biến và tương đối nguy hiểm ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày khó thở. Đôi khi chỗ niêm mạc bị viêm có thể bị bội nhiễm do vi khuẩn, gây sưng, đau rát, sốt. Sau đây là một số triệu chứng của bệnh viêm thực quản : Bị đau, nóng rát ở vùng ngực, trước xương ức và ở thực quản, đặc biệt đau là khi nuốt, có cảm giác đắng miệng, ho ra máu hoặc khạc ra đờm màu đỏ, những người bị bội nhiễm do vi khuẩn thường sốt, ho và chóng mặt.

3.3. Barrett thực quản

Barrett thực quản là một biến chứng kỳ lạ, có tổn thương sâu, nghiêm trọng (lớp niêm mạc thực quản bị phá hủy nhiều lần) nhưng không có triệu chứng đặc hiệu nào và giống với viêm thực quản, chỉ phát hiện được khi nội soi. Những người mắc chứng Barrett thực quản có tỉ lệ bị bệnh ung thư thực quản cao gấp khoảng 30-125 lần so với người bình thường. 

3.4. Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày không chỉ là một bệnh thường gặp ở dạ dày mà còn là biến chứng của trào ngược dạ dày. Viêm loét xuất hiện khi dạ dày bị rối loạn tiết axit dịch vị, bị tổn thương, bị trào ngược, rối loạn co bóp, nhiễm khuẩn HP. Biến chứng này gây đau dạ dày, đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa,… Lâu dài không được phát hiện và điều trị có thể bị loét dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

Trao-nguoc-da-day-kho-tho-va-cach-khac-phuc?

Biến chứng viêm loét dạ dày

3.5. Ung thư

Ung thư là một biến chứng nguy hiểm, khó phát hiện và chữa trị nhưng rất hiếm gặp. Ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày khó thở, các khối u, ung thư có thể xuất hiện ở niêm mạc dạ dày, thực quản, ung thư phổi, thanh quản. Ở những giai đoạn đầu, bệnh ung thư có triệu chứng mơ hồ, thậm chí không có dấu hiệu gì: Khàn tiếng, khó thở, sút cân nhanh đột ngột, đau họng khi nuốt, ho, đau bụng dữ dội, khạc ra đờm có máu, đi ngoài ra phân màu đen hoặc đỏ. Đặc biệt, những dấu hiệu sụt cân nhanh, đau dạ dày dữ dội, ho ra máu và đi ngoài ra phân màu đen hoặc đỏ thường xuất hiện ở giai đoạn 2 của bệnh ung thư. Khi có những dấu hiệu trên thì bạn nên đi khám tầm soát ung thư càng sớm càng tốt.

4. Trào ngược dạ dày khó thở khắc phục thế nào? 

Vừa bị trào ngược, vừa cảm thấy khó thở là một cảm giác rất khó chịu. Đôi khi, công việc và hoàn cảnh không cho phép bạn có thời gian để thăm khám và điều trị thường xuyên. Nếu bạn mới chỉ gặp tình trạng này vài lần, bạn nên xem xét những cách khắc phục tại nhà dưới đây:

4.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt để chữa trào ngược dạ dày khó thở.

4.1.1. Đừng ăn quá nhiều.

Ăn quá no làm tăng áp lực lên dạ dày và cơ thắt dưới thực quản. Ở người bị trào ngược dạ dày khó thở, cơ thắt dưới thực quản suy yếu hoặc rối loạn chức năng cộng với áp lực trong ổ bụng tăng cao khi ăn quá no. Tất cả sẽ khiến người bệnh dễ bị trào ngược, buồn nôn, nôn sau khi ăn quá no. Đó cũng là lý do hầu hết các triệu chứng của bệnh trào ngược và khó thở đều diễn ra sau bữa ăn. Thay vì ăn quá nhiều trong một bữa, bạn hoàn toàn có thể chia nhỏ ra thành nhiều bữa ăn trong ngày, việc này vừa kích thích dạ dày tiết thêm axit để tiêu hóa thức ăn vừa giảm áp lực lên các cơ ở dạ dày và cơ thắt dưới thực quản. 

4.1.2. Giảm cân

Người bị béo phì, béo bụng làm tăng áp lực ổ bụng lên cơ hoành (một cơ nằm ở phía trên dạ dày của bạn) gây mỏi, suy yếu cơ này. Ở những người khỏe mạnh, cơ hoành giúp tăng cường và hỗ trợ cơ thắt thực quản dưới co bóp một cách tự nhiên, điều này rất quan trọng vì cơ hoành còn đóng vai trò quan trọng trong hô hấp của phổi. Tuy nhiên, nếu bạn có quá nhiều mỡ bụng, áp lực trong ổ bụng của bạn có thể trở nên cao đến mức cơ thắt dưới thực quản bị ép lên bên trên phần màng bụng, làm yếu cơ hoành, rối loạn co cơ thắt dưới thực quản. Đây cũng chính là là nguyên nhân khiến những người béo phì và phụ nữ đang mang thai có nguy cơ bị trào ngược dạ dày khó thở.  

Trao-nguoc-da-day-kho-tho-va-cach-khac-phuc?

Giảm cân để khắc phục chứng trào ngược dạ dày khó thở

4.1.3. Hạn chế uống rượu, bia

  • Việc hạn chế uống rượu, bia tốt cho sức khỏe nói chung chứ không chỉ tốt cho dạ dày của bạn. Rượu bia sẽ gây hại đến hệ thần kinh và tiêu hóa, phá hủy những tế bào ở niêm mạc dạ dày, niêm mạc thực quản và dẫn đến những căn bệnh mạn tính. Dù thế nào việc hạn chế uống rượu, bia cũng là một thói quen tốt cho sức và được xã hội ủng hộ.

4.1.4. Không uống quá nhiều cà phê

  • Nghiên cứu của trường Đại học Mahidol -Thái Lan chỉ ra cafein có trong cà phê có thể làm suy yếu cơ thắt dưới thực quản. Tuy nhiên nghiên cứu này lại kết luận thêm rằng có những người không bị ảnh hưởng nhiều khi uống cà phê và lợi ích mà cà phê mang lại lớn hơn. Nếu bạn cảm thấy chứng trào ngược dạ dày khó thở của mình trầm trọng hơn khi uống cà phê thì nên hạn chế nhé!

4.1.5. Nâng cao đầu giường của bạn

  • Một số người lại thường xuyên gặp phải triệu chứng trào ngược dạ dày khó thở vào ban đêm, có thể làm gián đoạn giấc ngủ và giảm chất lượng cuộc sống gây mệt mỏi. Có nghiên cứu chỉ ra những người bệnh kê cao đầu giường khi ngủ thì các triệu chứng như trào ngược, khó thở, buồn nôn, đau bụng giảm đáng kể. Có thể nói đây là một biện pháp cực kỳ đơn giản mà lại giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn rất nhiều đấy! 

4.1.6. Thay đổi thói quen nằm nghỉ ngay sau  bữa ăn

  • Có những lời khuyên từ các chuyên gia tiêu hóa cho người bị trào ngược dạ dày không nên ăn trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ do thức ăn khi xuống dạ dày sẽ được giữ tại dạ dày khoảng 3 giờ. Có nghiên cứu từ Đại học Y khoa Osaka – Nhật Bản chỉ ra rằng thói quen nằm nghỉ, ngủ ngay sau khi ăn làm gia tăng chứng trào ngược dạ dày. Mặc dù điều này có thể không đúng với một vài cá nhân, nhưng với bệnh lý trào ngược thì cần áp dụng mọi phương pháp để có thể cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân. Mặt khác, việc bạn ngồi nghỉ, đi lại sau khi vừa ăn xong là một thói quen tốt cho sức khỏe và được những thế hệ trước dạy trong số những kỹ năng sống cơ bản nhất.
  • Ngoài ra, việc bạn nằm ngủ ở tư thế nào cũng ảnh hưởng đến chứng trào ngược dạ dày khó thở. Có thể giải thích bằng giải phẫu học, thực quản đi vào dạ dày từ bên phải. Vậy nên cơ thắt dưới thực quản dưới nằm trên mức axit trong dạ dày khi bạn ngủ nghiêng về bên trái. Khi bạn nằm nghiêng sang bên phải, dịch vị trong dạ dày sẽ bao phủ phần cơ thắt dưới thực quản, làm tăng nguy cơ axit dịch vị bị rò rỉ qua cơ này và gây hiện tượng trào ngược lúc nằm ngủ. Hơn nữa tư thế nằm ngủ nghiêng về bên trái là tư thế hồi phục trong sơ cứu, giúp lưu thông máu tốt hơn, hô hấp dễ dàng hơn.

4.1.7. Tránh hành sống, thức ăn tẩm nhiều gia vị.

  • Các nghiên cứu ở những người bị trào ngược dạ dày cho thấy rằng ăn những bữa ăn có hành sống làm tăng xuất hiện chứng ợ nóng, ợ chua, đau dạ dày. Hành sống còn có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản, gây hơi thở và mồ hôi có mùi khó chịu. 
  • Ngoài hành nói riêng thì bạn cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm tẩm ướp nhiều gia vị. Những gia vị, hương liệu dùng trong nấu ăn thường rất khó tiêu hóa và có khả năng kích thích rất mạnh những dây thần kinh. Đó là lý do khiến bạn cảm nhận được hương vị và cũng là lý do khiến bạn bị khó tiêu, đầy hơi. Cơn trào ngược sẽ cực kỳ kinh khủng nếu trước đó bạn có ăn một bữa ăn ngon, được chế biến với nhiều gia vị, hương liệu.

4.1.8. Tránh đồ uống có ga.

  • Một nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Arizona – Mỹ cho thấy nước ngọt và các đồ uống có ga có liên quan đến việc tăng xuất hiện các triệu chứng trào ngược dạ dày, ợ hơi, khó tiêu. Nguyên nhân chính là do khí Carbon Dioxide (CO2) trong đồ uống có ga làm loãng dịch vị và gây ợ hơi nhiều hơn, làm tăng tiết axit dịch vị. 
Trao-nguoc-da-day-kho-tho-va-cach-khac-phuc?

Nên hạn chế uống đồ uống có ga

  • Ngoài vấn đề về dạ dày, đồ uống có ga đã được chứng minh là có khả năng gây nghiện, gây hại cho thận của bạn, làm tăng lượng đường trong máu khiến tăng nguy cơ bị tiểu đường.

4.2. Một số mẹo vặt giúp giảm trào ngược dạ dày khó thở tại nhà.

Để khắc phục một chứng bệnh liên quan đến hô hấp và tiêu hóa thì sẽ cần rất nhiều thời gian, cần sự kiên trì. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo những mẹo vặt dưới đây để rút ngắn thời gian điều trị và cải thiện sức khỏe toàn diện:

4.2.1. Sử dụng nghệ vàng.

Theo Đông y, nghệ vàng có những chất có tác dụng làm tan cục máu đông, giảm sưng, giảm đau, kháng viêm. 

Trao-nguoc-da-day-kho-tho-va-cach-khac-phuc?

Giảm trào ngược dạ dày khó thở nhờ sử dụng nghệ vàng

Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, trong nghệ vàng chứa hàm lượng lớn hoạt chất Curcumin, là một hoạt chất chống oxy hóa mạnh. Hoạt chất này có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP và kìm hãm sự phát triển của một vài loại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh. Ngoài ra nghệ vàng còn có tác dụng trung hòa lượng axit trong dịch vị dạ dày, điều hòa sự tiết axit, chữa trị trào ngược dạ dày thực quản, giảm đau, chống viêm, chống buồn nôn.

  • Để sử dụng nghệ vàng hiệu quả nhất, bạn nên làm theo các bước sau đây sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: Chuẩn bị và rửa sạch vài củ nghệ khoảng 100g sau đó vừa xay, giã nhuyễn, vừa thêm từ từ khoảng 50ml nước tinh khiết.

Bước 2: Lọc lấy nước cốt nghệ: Dùng một lớp vải sạch hoặc lưới lọc để lọc lấy nước cốt nghệ vừa xay ra.

Bước 3: Bảo quản và sử dụng: Cho nước cốt nghệ vừa thi được vào 1 chiếc bình có nắp đậy, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát hoặc trong tủ lạnh. Khi sử dụng có thể uống trực tiếp, đều đặn 2 lần/ ngày hoặc pha thêm mật ong vào để uống nếu thấy khó uống. 

Lưu ý: Sử dụng phương pháp này trong khoảng 5-7 ngày là bạn đã thấy chứng trào ngược dạ dày khó thở giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng nghệ liên tiếp 2 tuần do tác dụng của nghệ rất mạnh, sử dụng lâu dài gây rối loạn nội tiết, gây áp lực cho gan và thận.

4.2.2. Sử dụng gừng:

Gừng là một gia vị phổ biến, nó giúp cải thiện tiêu hóa, làm ấm bụng, giảm cơn đau, chống viêm, chống buồn nôn vì vậy nên có thể giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày khó thở rất hiệu quả. 

Trao-nguoc-da-day-kho-tho-va-cach-khac-phuc?

Gừng tốt cho tiêu hóa và có thể sử dụng để trị trào ngược dạ dày khó thở

Ngoài ra gừng còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày bằng cách giúp nhanh lành các vết loét. Nếu bạn cảm thấy không hợp khẩu vị với những bài thuốc nam khó uống thì hãy thử sử dụng gừng, gừng rất thơm, dễ chế biến và dễ sử dụng. Để việc điều trị bằng gừng đạt kết quả tốt nhất, bạn nên làm theo một trong hai cách sau đây:

  • Cách 1: Ăn gừng tươi: Ngay trước mỗi bữa ăn, bạn hãy rửa sạch và cắt 1 lát gừng mỏng to bằng ngón tay để ăn trực tiếp. Hãy nhai kỹ rồi nuốt để vị giác của bạn được kích thích, dạ dày tiết thêm axit cho bữa ăn. Nhiều người ăn gừng ngâm mật ong hoặc gừng chấm muối trước bữa ăn để dễ ăn hơn và giảm vị cay của gừng.
  • Cách 2: Uống trà gừng: Trà gừng là thức uống rất dễ uống, có thể pha chế ngọt hay nhạt tùy ý mà không ảnh hưởng đến chất lượng. Bạn có thể mua trà gừng chế biến sẵn từ các cơ sở uy tín hoặc tự nấu một nồi trà gừng theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: Rửa sạch và thái mỏng gừng thành lát. Có thể sử dụng ngay hoặc phơi khô những lát gừng này.

Bước 2: Nấu trà gừng: Cho những lát gừng vào ấm, đổ nước sôi vào ủ trong 5 phút.

Bước 2: Sử dụng trà: Thêm vào ấm trà một chút đường hoặc mật ong là tốt nhất. Nếu cho vừa uống, sử dụng ngay khi trà gừng còn nóng và nên sử dụng trước bữa ăn 30 phút.

Lưu ý: Bạn không nên sử dụng những củ gừng đã bị dập hoặc bị thối rữa vì trong gừng sẽ xuất hiện chất độc rất dễ gây ngộ độc. Không uống quá nhiều trà gừng trong một lần, chỉ nên uống 100ml để tránh bị đầy bụng loãng dịch vị.

 

Trên đây là dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục hiệu quả cho người bị trào ngược dạ dày khó thở. Bệnh cạnh thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, tập thể dục thể thao, giảm stress, căng thẳng,.. người bệnh cần sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị để hiệu quả điều trị được cải thiện nhanh chóng, hạn chế tái phát và an toàn cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng thuốc Tây.

Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu trong 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và Đại học Quốc gia Hà Nội khi ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường. Đồng thời, tăng hiệu quả lành loét và chống oxy hóa của cơ thể hơn so với các dạng bào chế khác.

Trao-nguoc-da-day-kho-tho-va-cach-khac-phuc?

Tìm hiểu thêm sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp bảo vệ dạ dày của mình toàn diện hơn.

Liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng dạ dày đang gặp phải ngay hôm nay từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Chúc quý vị cùng người thân luôn có sức khỏe tốt và một cuộc sống chất lượng!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091