6 Điều Cần Biết Về Dạ Dày – Cơ Quan Tiêu Hóa Quan Trọng Của Cơ Thể

6 Điều Cần Biết Về Dạ Dày – Cơ Quan Tiêu Hóa Quan Trọng Của Cơ Thể

6 điều quan trọng về dạ dày – Cơ quan tiêu hóa quan trọng của cơ thể

Dạ dày là một tạng rỗng, phần giãn to nhất trong ống tiêu hóa của con người và nhiều động vật khác. Là đoạn ống tiêu hóa nối giữa thực quản và ruột non. Trong ống tiêu hóa, nó tham gia vào giai đoạn thứ hai của quá trình tiêu hóa, sau khi thức ăn được biến đổi một phần ở miệng dưới tác dụng của enzyme amylase. Quá trình tiêu hóa tiếp tục được thực hiện nhờ các enzym, axit và quá trình nhào trộn thức ăn ở dạ dày.

1. Vị trí, hình thể ngoài của dạ dày

da-day-1

Dạ dày

1.1. Vị trí

Dạ dày nằm ở vùng thượng vị, rốn và hạ sườn trái của bụng. Nó chiếm một ngách, ngách này được giới hạn ở phía trước bên phải, phía sau bên trái và ở sau bởi các tạng bụng trên, phía trước bởi thành bụng và cơ hoành. 

Đỉnh nằm đè lên cơ hoành, nằm sau nó là tuyến tụy. Nếp gấp lớn của phúc mạc tạng được treo xuống phía dưới.

1.2. Hình thể ngoài

Hình thể và vị trí của nó biến đổi bởi sự biến đổi của lượng thức ăn chứa bên trong và bởi các tạng bao xung quanh. Dạ dày co giãn, khoảng 30ml ở trẻ sơ sinh và 1000ml ở tuổi dậy thì. Trong khi đó, thể tích tối đa ở người lớn có thể  từ 2 đến 4 lít.

Dạ dày rỗng có hình dạng giống chữ J với hai thành: trước và sau. Bao gồm: bờ cong bé, bờ cong lớn, phần tâm vị, phần đáy vị, thân vị và phần môn vị.

da-day-2

Hình thể ngoài của dạ dày

 

  • Phần tâm vị (Cardia part): Là vùng vây quanh lỗ tâm vị, tâm vị nằm ở bên trái đường giữa khoảng 2,5cm, sau sụn sườn VII, ngang mức với đốt sống ngực XI.
  • Đáy vị (Fundus of stomach): Là phần phình to hình chỏm cầu, ở trên và bên trái lỗ tâm vị và cách thực quản bởi một khuyết gọi là “khuyết tâm vị”. Đáy vị thường chứa không khí nên có thể quan sát được khi chụp Xquang.
  • Thân vị (Body of stomach) – Là phần nằm dưới đáy vị, nối tiếp phía dưới đáy, hình ống có hai thành và  hai bờ. 
  • Phần môn vị (Pyloric part) – Là phần nằm ngang gồm: hang môn vị, ống môn vị, môn vị. Hang môn vị là phần tiếp nối với thận vị chạy sang phải và hơi ra sau, ống môn vị thu hẹp lại có hình dạng giống cái phễu và đổ vào môn vị.
  • Các bờ cong: Gồm có 2 bờ cong đó là: Bờ cong nhỏ (Lesser curvature) – Là bờ cong phải của dạ dày, từ tâm vị đi xuống dưới rồi cong sang phải tới môn vị.

Phần lõm xuống có một khuyết gọi là “khuyết góc” (Angular incisure). Bờ cong lớn dài gấp năm lần bờ cong nhỏ.

2. Dạ dày đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn

Dạ dày có hai chức năng chính: Tiêu hóa và hấp thu.

2.1. Tiêu hóa thức ăn

Dạ dày là một bể chứa với các thành cơ rất khỏe. Các cơ này co giãn để trộn thức ăn với nhau, sau đó di chuyển thức ăn xuống các phần tiếp theo của ống tiêu hóa. Dạ dày giải phóng các protease như pepsin và axit HCL. Các enzyme này giúp tiêu hóa một phần thức ăn và cung cấp pH axit cho các protease hoạt động. Thức ăn được nhào trộn nhờ các cơn co thắt – được gọi là nhu động. Cơ vòng môn vị đóng mở cho phép một lượng nhỏ thức ăn dần dần rời khỏi dạ dày và di chuyển xuống ruột non – Nơi bắt đầu hấp thu các chất dinh dưỡng.

2.2. Thức ăn được hấp thu ở dạ dày như thế nào?

Trong ống tiêu hóa, ruột non là nơi hấp thu thức ăn chính của cơ thể. Tuy nhiên, quá trình hấp thụ của một số phần tử nhỏ vẫn xảy ra trong dạ dày thông qua lớp niêm mạc. Các chất tan trong chất béo (rượu,..), sắt và một số loại thuốc được hấp thụ trực tiếp. Sự bài tiết và chuyển động được kiểm soát bởi dây thần kinh thực vật: Hệ phó giao cảm (dây X) và hệ giao cảm. Vì vậy, căng thẳng cảm xúc có thể thay đổi chức năng dạ dày bình thường.

Các chất được hấp thu gồm có:

  • Nước (Nếu cơ thể bị mất nước). 
  • Thuốc (aspirin), axit amin.
  • 10- 20% ethanol (Từ đồ uống có cồn).
  • Caffeine và một lượng nhỏ vitamin tan trong nước (hầu hết được hấp thụ ở ruột non)

Ngoài ra, các tế bào ở thành chịu trách nhiệm sản xuất yếu tố nội – Là một chất cần thiết cho sự hấp thụ vitamin B12 ở ruột non, tạo thành phức hợp yếu tố nội – vitamin B12 để bảo vệ vitamin khỏi sự phân hủy của axit. Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu và hoạt động của hệ thống thần kinh.

3. Ở dạ dày thường gặp những bệnh lý nào?

Trong những năm gần đây, số người mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa đặc biệt là bệnh liên quan đến dạ dày có dấu hiệu bùng phát nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn thức ăn, nước uống không đảm bảo và thói quen sinh hoạt không khoa học của nhiều người. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp ở dạ dày.

3.1. Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh phổ biến ở đường tiêu hóa, bệnh có thể xuất hiện ở cả thanh thiếu niên và người lớn. Là căn bệnh gây tổn thương lớp niêm mạc và lớp cơ. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc lót bên trong bị bào mòn do mất chất nhầy và các lớp bên dưới thành sẽ bị lộ ra. Trong đó, chiếm 95% là vết loét ở tá tràng, vết loét ở bờ cong nhỏ chiếm khoảng 25% các trường hợp.

da-day-3

Viêm loét dạ dày

3.1.1 Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày

  • Nhiễm khuẩn mạn tính Helicobacter Pylori (H. Pylori) – Là nguyên nhân khởi đầu gây ra bệnh viêm loét ở dạ dày. Sau khi xâm nhập vào lớp niêm mạc, vi khuẩn sẽ chui vào trong lớp chất nhầy và tiết ra men urease thủy phân ure thành amoniac có hại đến tế bào, đồng thời ngăn cản quá trình tổng hợp chất nhầy của tế bào và làm thay đổi chất lượng chất nhầy cũng như sự phân bố của nó. Như vậy, lớp áo niêm dịch không còn nữa, kết hợp với tổn thương tế bào biểu mô tạo điều kiện cho yếu tố tấn công axit HCL, pepsin tác động trực tiếp làm hỏng lớp niêm mạc (gây viêm), tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến lớp cơ (gây loét). Tỷ lệ H. Pylori dương tính gặp ở 85-100% số bệnh nhân loét tá tràng và 70% trong loét dạ dày.
  • Lạm dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm: Các loại thuốc này ức chế hoạt động của enzyme cyclooxygenase, làm giảm sinh tổng hợp prostaglandin có tác dụng chống viêm, giảm đau. Đặc biệt, hàng rào bảo vệ lớp niêm mạc bị suy giảm tạo điều kiện cho dịch vị ăn mòn. Uống corticoid liều cao và dùng nhiều lần, tự ý sử dụng không có chỉ định của bác sĩ có liên quan trong việc thúc đẩy vết loét phát triển.
  • Yếu tố tinh thần: Mọi tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài, chấn thương tâm lý sẽ gây co mạch và tăng tiết axit làm niêm mạc tổn thương dẫn tới loét.
  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người mắc viêm loét thì khả năng cao đời tiếp theo cũng có nguy cơ amwcs phải. Trong niêm mạc, số lượng tế bào thành nhiều gấp 1,5-2 lần so với người bình thường và nhóm máu của họ thường là nhóm máu máu O.
  • Yếu tố ăn uống: Việc sử dụng nhiều và thường xuyên các chất kích thích như rượu, ăn thức ăn quá nóng hoặc không đủ chất dinh dưỡng và vitamin hoặc ăn quá no nhưng không được nghỉ ngơi, đều tác động không tốt đến niêm mạc từ đó góp phần thúc đẩy quá trình phát sinh bệnh.
  • Hút thuốc lá: Làm hạn chế quá trình liền sẹo và tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tái phát, làm cản trở quá trình tổng hợp prostaglandin.

3.1.2 Triệu chứng thường gặp khi bị viêm loét dạ dày

  • Ợ hơi, ợ chua: Là triệu chứng thường gặp và điển hình ở đa số bệnh nhân mắc các bệnh về viêm loét. Khi bị viêm loét người bệnh thường xuyên bị chướng bụng. Lý do là vì các vết viêm loét tại niêm mạc do axit dịch vị tăng tiết quá mức sẽ làm bào mòn lớp nhầy dùng để bảo vệ niêm mạc.
  • Đau bụng, đầy hơi, khó chịu vùng thượng vị (vùng trên rốn).
  • Buồn nôn, đặc biệt sau khi ăn no.
  • Ngoài ra, một số triệu chứng khi bệnh lý nặng như đi ngoài ra phân có màu đen, khó thở, ngất xỉu,..

>>> Xem thêm: Triệu Chứng Của Viêm Dạ Dày Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Nhất

3.2. Bệnh trào ngược dạ dày

Là tình trạng dịch trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây tổn thương cho thực quản, thanh quản, miệng,…

Bệnh trào ngược dạ dày

3.2.1. Bệnh trào ngược dạ dày do nguyên nhân nào gây ra?

Nguyên nhân dẫn đến sự trào ngược là do: Sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa axit (sự quá tải bên trong).

3.2.1.1. Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của cơ thắt thực quản
  • Tác dụng phụ của thuốc: glucagon, aspirin, các loại thuốc huyết áp…
  • Thói quen sinh hoạt dùng các chất kích thích như: caffeine, rượu, thuốc lá,…
3.2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa axit trong dạ dày
  • Bệnh lý: viêm loét dạ dày, ung thư, hẹp hang môn vị,…
  • Thói quen ăn uống: Ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm gây khó tiêu, đầy bụng (nước có gas, trứng, sữa,…).
3.2.1.3. Một số nguyên nhân khác
  • Thừa cân, béo phì.
  • Trong quá trình mang thai.
  • Stress mạnh, căng thẳng kéo dài.

3.2.2. Trào ngược dạ dày có triệu chứng như thế nào?

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Là dấu hiệu điển hình của bệnh trào ngược dạ dày.
  • Buồn nôn, nôn: Do sự trào ngược của axit vào họng, kích thích gây cảm giác buồn nôn. Tình trạng này thường nặng nhất vào ban đêm do tư thế khi ngủ và hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.
  • Đau tức ngực vùng trên rốn (Vùng thượng vị).
  • Khó nuốt, khàn giọng và ho nhiều.

3.3. Xuất huyết ở dạ dày – Biến chứng cấp tính các bệnh lý liên quan đến dạ dày

Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc bị chảy máu khiến người bệnh nôn ra máu, đi ngoài ra máu.

3.3.1. Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày)

  • Loét dạ dày tá tràng: nguyên nhân chảy máu chủ yếu là do loét vào các mạch máu, các ổ loét này thường gây chảy máu mao mạch vì vậy số lượng thường ít và tự cầm.
  • K dạ dày (Ung thư dạ dày): Gây loét và chảy máu chảy máu kéo dài, dai dẳng và đôi khi chảy máu nặng khó cầm.
  • Viêm dạ dày cấp, polyp,…
  • Rối loạn đông máu-cầm máu, các bệnh về máu,…

>>> Xem thêm: Bị Xuất Huyết Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết Về Xuất Huyết Dạ Dày

3.3.2. Các triệu chứng 

  • Đau bụng vùng thượng vị: Rồi lan khắp bụng.
  • Buồn nôn, nôn ra máu, đi ngoài phân có màu đen.
  • Thay đổi sắc tố da: Da xanh tái, nhợt nhạt do thiếu máu.
  • Cơ thể thiếu máu: Bệnh nhân nôn ra máu và đi ngoài ra máu nhiều, kéo dài. khiến cơ thể bị thiếu máu biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, tụt huyết áp.

3.4. Polyp dạ dày

Polyp – Là một cục hay một khối cao có kích thước từ 3-4mm cho đến 2 – 3 cm trên lớp niêm mạc. Polyp không phải là dạng phổ biến, nó chiếm 5-10% các u của dạ dày.

Polyp dạ dày

3.4.1 Các triệu chứng thường gặp ở người mắc polyp dạ dày

  • Đau tức vùng bụng phía trên rốn.
  • Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn,…
  • Khi kích thước khối polyp tăng kích thước sẽ gây chảy máu, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen. Nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây tình trạng thiếu máu mãn tính với các triệu chứng như: mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu,…

3.4.2. Nguyên nhân nào gây ra polyp dạ dày?

  • Nhiễm vi khuẩn H. Pylori – Nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về dạ dày.
  • Hút thuốc lá, uống rượu bia,…
  • Sử dụng thuốc ức chế tiết axit liều cao trong thời gian dài.

3.4.3. Các loại polyp thường gặp

Có 2 loại: Polyp tăng sản và polyp u tuyến.

  • Polyp tăng sản: Đây là loại thường gặp nhất, chiếm trên 91% các trường hợp. Kích thước nhỏ dưới 1,5cm, tuy nhiên một vài polyp có kích thước > 2cm hoặc có thể tới 4cm.
  • Polyp u tuyến: Đây là một u thực sự, chiếm 5-10% các trường hợp. Tỷ lệ bệnh tăng theo tuổi, đặc biệt hay gặp ở tuổi 65 trở lên. Ty lệ nam, nữ là 2/1. Kích thước polyp tuyến thường > 2cm và lớn dần có thể tới 3-4 cm hoặc hơn. Vùng hang vị – Là vị trí hay gặp polyp tuyến nhất.

3.4.4. Chẩn đoán và điều trị

  • Chẩn đoán: Chủ yếu bằng phương pháp nội soi và sinh thiết.
  • Điều trị: Cắt bỏ polyp qua đường nội soi thường được áp dụng.

3.5. Ung thư dạ dày (K dạ dày)

K dạ dày có biểu hiện triệu chứng giống với các bệnh lý dạ dày thông thường, khiến người bệnh dễ nhầm lẫn và chỉ được phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Theo nhiều thống kê, ung thư dạ dày chiếm khoảng 10% các loại ung thư nói chung và 60-70% ung thư đường tiêu hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu ung thư dạ dày giúp bạn có thể chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời trong giai đoạn đầu.

Về tuổi, bệnh hiếm gặp ở thanh niên, thường được phát hiện ở tuổi trên 50. Ở Việt Nam, tại bệnh viện Việt Đức, mỗi năm vẫn mổ cho 4-5 trường hợp bệnh nhân dưới 25 tuổi, trong đó bệnh nhân nhỏ tuổi nhất mới 14 tuổi.

Ung thư dạ dày

3.5.1. Các giai đoạn phát triển của K dạ dày

K dạ dày phát triển qua 5 giai đoạn chủ yếu:

  • Giai đoạn 0: Ở trong giai đoạn này, các tế bào ung thư mới nằm ở lớp niêm mạc.
  • Giai đoạn 1: Lớp dưới niêm mạc bắt đầu bị xâm lấn, tổn thương bởi sự xâm nhập của các tế bài ung thư nhưng các triệu chứng vẫn chưa thực sự rõ ràng và chưa di căn sang vị trí khác.
  • Giai đoạn 2: Bắt đầu xuất hiện biểu hiện rõ rệt như: đau bụng, buồn nôn,…các tế bào ung thư đã xuất hiện ở lớp niêm mạc.
  • Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn đến các cơ quan khác.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối của ung thư, các tế bào ung thư theo đường máu và bạch huyết tới quanh dạ dày, phá hủy lớp cơ, đồng thời xâm lấn đến các cơ quan khác: gan, phổi,…Lúc này hầu như không còn cơ hội chữa trị vì các tế bào ung thư đã di căn khắp các cơ quan trong cơ thể.

3.5.2. Các nguyên nhân chính dẫn đến ung thư dạ dày

  • Yếu tố môi trường, chế độ ăn: Được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu. Chế độ ăn là thủ phạm hàng đầu và thói quen nấu nướng không khoa học làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày. Sự có mặt của các chất gây ung thư như các loại hóa chất nitrat để bảo quản, sự ô nhiễm nguồn nước,…Những người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên, khả năng mắc ung thư dạ dày cao hơn 2-6 lần người không hút
  • Yếu tố vật chủ: Viêm loét dạ dày mãn tính, sau cắt dạ dày, polyp u tuyến, nhiễm khuẩn H. Pylori,…
  • Yếu tố di truyền.

3.5.3. Triệu chứng của K dạ dày

Ung thư dạ dày là một bệnh thầm lặng, thường diễn biến không có triệu chứng cho tới khi đến giai đoạn muộn. Các triệu chứng gồm có: Sụt cân, đau bụng, chán ăn, buồn nôn, các thói quen về ăn uống thay đổi.

  • Sụt cân – Là một trong những triệu chứng phổ biến khi mắc bệnh ung thư dạ dày, khi bệnh bước sang giai đoạn tiến triển tình trạng này biểu hiện rõ rệt và xảy ra nhanh chóng.
  • Đau bụng: Ban đầu với cơn những đau từng đợt, sau đó khi bệnh bước sang giai đoạn sau thì tình trạng đau bụng sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.
  • Chán ăn, buồn nôn, nôn ra máu: Đây là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân bị ung thư dạ dày, đi kèm với nó là hiện tượng khó nuốt, cảm giác thức ăn luôn bị tắc nghẽn ở cổ họng gây cảm giác buồn nôn, chán ăn.
  • Đầy bụng sau khi ăn: Người bệnh thường có cảm giác đầy hơi, khó tiêu sau khi ăn.
  • Đi ngoài phân có màu đen: Hầu hết triệu chứng này sẽ xuất hiện ở những người mắc bệnh viêm loét. Dấu hiệu quan trọng nhận biết bệnh đã chuyển sang ung thư. 

>>> Xem thêm: Vi Khuẩn Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không, Cần Làm Gì Khi Nhiễm Khuẩn Này?

3.5.4. Chẩn đoán, điều trị và tiên lượng

3.5.4.1. Chẩn đoán bệnh

Có nhiều phương pháp chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư dạ dày là vô cùng quan trọng.

  • Phương pháp nội soi: Sự ra đời của máy nội soi ống mềm đã giúp cho chẩn đoán ung thư ngày càng chính xác và phát hiện được ung thư ở giai đoạn sớm.
  • Phương pháp tế bào học: Phương pháp này đơn giản, rẻ tiền và cho kết quả nhanh độ chính xác tới 80-85%.
  • Phương pháp mô bệnh học sinh thiết: Khi nội soi kết hợp với sinh thiết làm xét nghiệm mô bệnh học là phương pháp để chẩn đoán khi ung thư đang ở giai đoạn sớm.

Để nâng cao hiệu quản chẩn đoán, người ta thường kết hợp 2 hoặc 3 phương pháp với nhau, kết quả chẩn đoán đạt từ 90-97%.

3.5.4.2. Điều trị

Chủ yếu bằng bằng phẫu thuật. Sau phẫu thuật, hơn 90% bệnh nhân sống thêm 5-6 năm.

3.5.4.3. Tiên lượng bệnh

Việc tiên lượng bệnh phụ thuộc vào mức độ xâm lấn, phạm vi, khoảng cách của các di căn hạch và di căn xa. Tỷ lệ sống thêm 5 năm sau điều trị phẫu thuật đối với ung thư dạ dày là 90-95%. Ngược lại, với ung thư giai đoạn muộn tỷ lệ sống thêm 5 năm là dưới 10%.

4. Xét nghiệm thường làm để chẩn đoán các bệnh lý ở dạ dày

4.1. Phương pháp nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là một phương pháp phổ biến hiện nay bởi mức độ  an toàn và hiệu quả trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý. Khi nội soi, bác sĩ sẽ dùng một ống soi mềm để quan sát rõ thực quản,…

4.2. Các xét nghiệm phát hiện vi khuẩn H. Pylori

  • Phương pháp phân tích luồng khí thở của người bệnh: Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày không cần nội soi, xét nghiệm bằng cách kiểm tra hơi thở của bệnh nhân. Việc này giúp pháp hiện một loại men do vi khuẩn H. Pylori tiết ra, dựa vào kết quả âm tính hay dương tính để kết luận.
  • Xét nghiệm máu: Để tìm kháng thể tương ứng với H. Pylori.

4.3. Các phương pháp khác 

  • Chụp cộng hưởng từ (tạo ra hình ảnh có độ phân giải cao của dạ dày, từ đó chẩn đoán các bệnh lý liên quan).
  • Kiểm tra pH.
  • Sinh thiết dạ dày (Khi thực hiện phương pháp nội soi, bác sĩ có thể lấy một mảnh mô nhỏ để xét nghiệm. Điều này giúp cho việc chẩn đoán nhiễm H. Pylori, phát hiện sớm ung thư dạ dày).

5. Một số loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày

Khuyến cáo: Không tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc kháng axit: gồm 2 nhóm chính là thuốc ức chế thụ thể histamin H2 (H2RA) và thuốc ức chế bơm proton (PPI). Các thuốc này giúp điều trị triệu chứng của viêm lóet dạ dày như đau, khó chịu, rát, nóng, giúp giảm tiết acid.
  • Thuốc trung hòa axit: Nhóm thuốc này giúp trung hòa axit và giảm triệu chứng đau rát. Thuốc thường có thành phần như magnesi trisilicat, nhôm hydroxit, canxi cacbonat… giúp ích trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày, bệnh lý rối loạn tiêu hóa và trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thuốc bao phủ ổ loét, bảo vệ dạ dày: Sucralfate là thuốc có tác dụng bao phủ ổ loét thường được dùng trong điều trị các bệnh viêm loét dạ dày. Tạo phức liên kết với các protein điện tích dương (+) trong dịch tiết tạo thành hợp chất nhầy bao phủ và bảo vệ niêm mạc, ngăn ngừa các tổn thương và làm lành các ổ loét.
  • Thuốc kháng sinh: Điều trị viêm loét dạ dày dùng để tiệt trừ vi khuẩn H. Pylori. Tùy vào mức độ viêm loét và khả năng dung nạp thuốc mà bác sĩ có thể chọn các loại kháng sinh khác nhau như amoxicillin, clarithromycin,…. Tuy nhiên để tăng tỉ lệ thành công, cần có sự phối hợp từ 2 loại kháng sinh trở lên.

6. Hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày bằng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học

6.1. Chế độ sinh hoạt

  • Loại bỏ căng thẳng, áp lực công việc, stress kéo dài.
  • Đi ngủ đúng giờ (đủ 8 tiếng/ngày), hạn chế thức khuya.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao lành mạnh: yoga, đi bộ,…
  • Thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm thường xuyên.

Tập thể dục, thể thao

6.2. Chế độ ăn uống khoa học

  • Ăn chậm, nhai kỹ. Chế độ ăn đầy đủ các chất (đặc biệt rau xanh), hạn chế các đồ ăn cay nóng, các loại thực phẩm có độ axit cao.
  • Hạn chế uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích: caffeine, thuốc lá,..
  • Ăn đúng giờ, hạn chế ăn khuya, vừa ăn vừa làm việc, di chuyển.
  • Uống đủ nước.
  • Chế độ ăn cần phải cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: Vitamin B12, acid folic, vitamin A, D, K, Ca, Fe, Mg. 

Trên đây Scurma Fizzy mang đến cho bạn đọc những thông tin về “6 điều cần biết về dạ dày – Cơ quan tiêu hóa quan trọng của cơ thể” để giải đáp thắc mắc của độc giả. Mong rằng bài viết có những thông tin về các vấn đề của dạ dày hữu ích với bạn. Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các bác sỹ, dược sỹ của Scurma Fizzy tư vấn miễn phí về những vấn đề mà bạn quan tâm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091