Quả Sung Chữa Bệnh Dạ Dày, Hiệu Quả Mang Lại Có Tốt Không

Quả Sung Chữa Bệnh Dạ Dày, Hiệu Quả Mang Lại Có Tốt Không

Số người gặp phải các vấn đề về dạ dày ở Việt Nam đang ngày một gia tăng. Theo thống kê, có đến 70% người Việt tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày như đau dạ dày nói chung, viêm dạ dày mạn tính, viêm loét dạ dày-tá tràng, ung thư dạ dày. Bên cạnh việc lựa chọn thuốc Tây y thì việc sử dụng thuốc Nam để chữa đau dạ dày cũng được nhiều người bệnh tin dùng. Đặc biệt, các bài thuốc dùng quả sung chữa bệnh dạ dày rất nổi tiếng trong dân gian và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin hữu ích nhất về đau dạ dày và các bài thuốc chữa bệnh của quả sung qua bài viết dưới đây.

1. Thế nào là đau dạ dày?

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương, chủ yếu là viêm loét và hiện tượng bị trợt niêm mạc, gây nên các cơn đau âm ỉ sau khi ăn no hoặc lúc bụng quá đói. Hệ tiêu hóa lúc này dần mất cân bằng, quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng bị giảm sút dẫn đến người bệnh mệt mỏi, suy nhược và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. 

2. Nguyên nhân đau dạ dày

Đau dạ dày do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Đây là loại vi khuẩn tồn tại và phát triển ở niêm mạc dạ dày của người. Chúng thích nghi rất tốt trong môi trường acid khắc nghiệt của dạ dày. Khi xâm nhập vào niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP tiết ra các độc tố khiến niêm mạc mất đi khả năng trung hòa acid, dẫn đến dạ dày dễ bị tổn thương hơn. Bên cạnh đó, vi khuẩn này còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như loét dạ dày, ung thư dạ dày.

qua-sung-chua-benh-da-day-5

Vi khuẩn HP là nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày

Chế độ ăn không lành mạnh và lối sống thiếu khoa học: Việc ăn uống sai bữa, trái giờ giấc, ăn quá nhiều cùng một lúc hoặc để bụng đói quá lâu, thường xuyên sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể như thuốc lá, cafe, bia rượu cũng là một trong các nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày. Những thói quen xấu trên làm cho dạ dày phải tăng co bóp, hoạt động quá mức, tăng tiết dịch acid và lớp bảo vệ niêm mạc dần bị bào mòn. Vì vậy làm cho những cơn đau dạ dày kéo dài không dứt, nghiêm trọng hơn là dẫn đến loét dạ dày, chảy máu dạ dày.

Thường xuyên căng thẳng, stress: Nếu người bệnh thường xuyên chịu áp lực kéo dài, những lo lắng phiền muộn trong công việc và cuộc sống thì làm cho dạ dày tăng tiết nhiều acid dịch vị hơn, lượng acid dư thừa quá mức này sẽ tấn công ngược lại lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến những bệnh lý về dạ dày nghiêm trọng.

>>>>>> Xem thêm: Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Lý Đau Dạ Dày Gây Ảnh Hưởng Đến Sức Khoẻ

cang-thang-stress-6

Thường xuyên căng thẳng gây đau dạ dày

Tắc ruột: Tình trạng tắc ruột làm cho các chất có trong ruột không di chuyển được mà ứ đọng tại một vị trí, những vị trí này có thể xuất hiện ở ruột non cho đến ruột già. Điều này dẫn đến hiện tượng đau dữ dội, táo bón, khó tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Khi tắc ruột cần phải cấp cứu y tế kịp thời vì ruột có thể bị rách hoặc bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, bác sĩ cần phải phẫu thuật để loại bỏ tắc nghẽn. 

Lạm dụng thuốc Tây y: Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc corticoid, nhóm thuốc NSAID bừa bãi, không theo đúng liều mà bác sĩ đã chỉ định có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó đau dạ dày là tác dụng phụ hay gặp nhất.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến đau dạ dày và các vấn đề liên quan đến dạ dày như:

  • Thiếu máu ác tính
  • Trào ngược dịch mật
  • Bệnh nhân đã từng xạ trị
  • Chấn thương ở dạ dày do tai nạn hoặc từng phẫu thuật dạ dày

3. Triệu chứng đau dạ dày

Trên thực tế mỗi người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác nhau của bệnh dạ dày và ngưỡng chịu đau của mỗi người cũng khác nhau. 

Một số triệu chứng điển hình và tiêu biểu của bệnh đau dạ dày như:  

  • Đau ở vùng thượng vị: đây là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh. Các cơn đau này xuất hiện từ âm ỉ đến dữ dội ở vùng trên rốn. Diễn biến bệnh càng nặng thì tần suất và mức độ bị đau cũng tăng lên.
  • Cảm giác đầy bụng, khó tiêu: Khi dạ dày viêm hoặc đau, chức năng tiêu hóa cũng trở nên suy giảm đáng kể. Lượng thức ăn đưa vào dạ dày sẽ bị phân hủy và tiêu hóa chậm hơn bình thường, điều này khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, đầy hơi và chướng bụng.
  • Ợ hơi, ợ chua: Khí hơi sinh ra nhiều hơn khi thức ăn ứ đọng lâu trong dạ dày. Lượng khí này cũng kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid. Do đó mà triệu chứng ợ hơi, ợ chua sẽ thường xuyên xuất hiện khi người bệnh bị đau dạ dày.
  • Giảm cân: Bệnh đau dạ dày dai dẳng sẽ làm người bệnh bị sụt cân do ăn uống kém hơn bình thường và không hấp thu đủ lượng chất dinh dưỡng do thức ăn cung cấp. 
  • Buồn nôn: Khi thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn thì nó cùng với dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, kích thích cảm giác buồn nôn. Nghiêm trọng hơn là người bệnh liên tục bị nôn mửa, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn.
trieu-chung-1

Triệu chứng thường gặp của đau dạ dày

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Khi có các triệu chứng đau dạ dày điển hình trên, bệnh nhân cần nên theo dõi tại nhà và quan sát xem các triệu chứng đó liệu có tự hết hay không. Nếu cơn đau tiếp tục kéo dài và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị.

Nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nếu bệnh nhân có các triệu chứng sau:

  • Đi ngoài có máu
  • Nôn mửa liên tục quá 12 tiếng 
  • Xuất hiện dấu hiệu mất nước nặng
  • Sốt cao kèm với đau dữ dội khu vực thượng vị hoặc bụng bên phải

>>>>>> Đọc thêm: Các Biểu Hiện Triệu Chứng Có Thể Gặp Phải Khi Bị Đau Dạ Dày

4. Đau dạ dày điều trị như thế nào? 

Để tìm ra phương pháp chữa bệnh dạ dày hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán như xét nghiệm máu, nội soi dạ dày, siêu âm để xác định được nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. 

Hiện nay có một số cách để chữa bệnh dạ dày được nhiều người bệnh áp dụng, đó là:

  • Sử dụng thuốc Tây y để chữa bệnh dạ dày: đây là phương pháp được đông đảo người bệnh lựa chọn. Các thuốc này giúp giảm nhanh triệu chứng và mang lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên việc lạm dụng quá mức cũng gây nên nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì thế cần nên sử dụng thận trọng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Chữa bệnh dạ dày bằng các bài thuốc lưu truyền dân gian: Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền vô vàn các bài thuốc chữa bệnh dạ dày. Nhiều bài thuốc đến ngày nay vẫn còn giá trị và mang lại hiệu quả điều trị cao, một trong số đó là bài thuốc dùng quả sung chữa bệnh dạ dày. Tuy nhiên cần lưu ý các bài thuốc dân gian này chỉ phù hợp đối với những bệnh nhân đau dạ dày triệu chứng còn nhẹ, bệnh mới khởi phát và mang tính chất là hỗ trợ điều trị, chứ không có công dụng đặc trị như các loại thuốc khác. 

5. Đặc điểm của quả sung chữa bệnh dạ dày

5.1. Đặc điểm thực vật học quả sung chữa bệnh dạ dày

Quả sung thường mọc thành từng chùm trên các cành nhỏ của cây sung. Quả có hình dạng giống như quả lê và khi chín quả có màu cam hơi ánh đỏ. Mỗi quả có đường kính trung bình từ 2cm đến 2,5 cm và cuống dài khoảng 1cm. 

qua-sung-chua-benh-da-day-2

Đặc điểm thực vật học của quả sung

5.2. Thành phần hóa học trong quả sung chữa bệnh dạ dày

Theo nhiều nghiên cứu trong quả sung chứa các thành phần hóa học đa dạng như acid citric, auxin, glucose, acid oxalic, phot pho, canxi, vitamin B1, vitamin C, A, K, B, magie.

5.3. Tính vị, quy kinh của quả sung chữa bệnh dạ dày

Theo Y học cổ truyền, vị thuốc quả sung có vị ngọt, tính bình, quy kinh tỳ và vị.

5.4. Ngoài việc quả sung chữa bệnh dạ dày thì quả sung còn có tác dụng dược lý nào khác?

5.4.1. Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền 

Trong Y học cổ truyền, vị thuốc quả sung có rất nhiều công năng và chủ trị nổi bật, nó có thể được sử dụng một mình hoặc phối ngũ vào các vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.

Công năng và chủ trị nổi bật của vị thuốc quả sung đó là:

  • Công năng: Tiêu đàm, tiêu viêm, bổ máu, kiện tỳ ích vị, tiêu thũng giải độc.
  • Chủ trị: Viêm họng, táo bón, sản phụ thiếu sữa, viêm ruột, nổi mụn nhọt, ho, đau nhức do phong thấp.

5.4.2. Tác dụng dược lý theo Y học hiện đại

Các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng quả sung có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người, chẳng hạn như:

  • Hỗ trợ trị bệnh tiểu đường
  • Ngăn ngừa loãng xương
  • Nuôi dưỡng làn da
  • Bảo vệ thị lực
  • Ngăn ngừa ung thư
  • Giảm viêm họng
  • Duy trì hoạt động của hệ thần kinh
  • Tác dụng chống chứng táo bón

6. Vì sao quả sung chữa bệnh dạ dày hiệu quả?

Trong dân gian, quả sung nổi tiếng với khả năng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày nói chung và các vấn đề khác liên quan đến dạ dày. Sở dĩ quả sung chữa bệnh dạ dày hiệu quả vì nó có rất nhiều thành phần hóa học tốt và một số công dụng nổi bật góp phần hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày.

6.1. Quả sung chữa bệnh dạ dày hiệu quả vì có nhiều chất chống oxy hóa

Quả sung chứa nhiều loại vitamin. Những vitamin này là các chất chống oxy hóa, nó có khả năng chống lại các gốc tự do bên trong cơ thể người bệnh từ đó hạn chế được quá trình oxy hóa. Bên cạnh đó, các chất này còn giúp loại bỏ nhiều chất độc ra ngoài cơ thể vì thế giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự xâm nhập các vi khuẩn gây bệnh về đường ruột.

6.2. Hỗ trợ và kích thích tiêu hóa

Trong quả sung, hàm lượng chất xơ hòa tan prebiotic chiếm tỷ lệ khá cao. Chất này là thành phần thức ăn được lên men một cách chọn lọc giúp các lợi khuẩn đường ruột phát triển và hoạt động tốt. Bên cạnh đó, chất xơ có trong quả sung cũng giúp nhuận tràng, giảm chứng táo bón và hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa làm việc tốt sẽ giúp giảm triệu chứng các bệnh liên quan đến dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

6.3. Quả sung chữa bệnh dạ dày nhờ tác dụng sát trùng, sát khuẩn

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả sung có khả năng diệt khuẩn, sát trùng khá mạnh. Từ đó giúp loại bỏ, ngăn ngừa các vi khuẩn gây hại cho dạ dày và tăng cường khả năng bảo vệ dạ dày và hệ đường ruột. 

6.4. Phòng ngừa nguy cơ ung thư dạ dày

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trong nhựa sung có các thành phần giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày. 

7. Một số bài thuốc dân gian từ quả sung chữa bệnh dạ dày hiệu quả

7.1. Bài thuốc quả sung chữa bệnh dạ dày kết hợp với dầu oliu

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng trong dầu oliu chứa một lượng lớn chất béo không bão hòa. Các chất béo này hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh, ngăn chặn các tế bào oxy hóa cơ thể. Ngoài ra, thành phần Omega-9 trong dầu oliu tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, còn polyphenol có tác dụng diệt vi khuẩn HP ở dạ dày. Việc kết hợp quả sung với dầu oliu giúp tăng khả năng chữa bệnh dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Nguyên liệu của bài thuốc này khá đơn giản, người bệnh cần chuẩn bị 30-40 quả sung đã khô và dầu oliu.

Thứ tự các bước tiến hành của bài thuốc này là:

  • Bước 1: Cho quả sung khô vào một lọ thủy tinh
  • Bước 2: Thêm dầu oliu sao cho lượng dầu ngập hết quả sung có trong lọ thủy tinh, đóng kĩ nắp lọ và đặt nơi khô thoáng, tránh ánh sáng mặt trời.
  • Bước 3: Ngâm quả sung trong dầu oliu khoảng 40 ngày là có thể sử dụng được. 

Sau khi đủ thời gian theo yêu cầu, người bệnh ăn từ 2 đến 3 quả trước mỗi bữa ăn, sử dụng kiên trì sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.  

qua-sung-chua-benh-da-day-3

Quả sung ngâm với dầu oliu

7.2. Bột quả sung chữa bệnh dạ dày

Đây là bài thuốc dễ thực hiện tại nhà và được nhiều người bệnh áp dụng. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị khoảng 15-20 quả sung còn tươi.

Các bước thực hiện như sau:

  • Sau khi hái sung về, bệnh nhân đem rửa thật sạch, bổ đôi quả và ngâm vào nước muối đã pha loãng.
  • Sau khoảng thời gian 15-20 phút, vớt quả sung ra cho ráo nước và bỏ vào chảo để sao vàng. 
  • Sau khi đã sao vàng xong, đem đi giã thật mịn rồi cho vào lọ thủy tinh, đóng kín nắp và đặt nơi khô thoáng.

Mỗi lần sử dụng, người bệnh lấy khoảng 1-2 muỗng cafe bột này pha vào nước ấm rồi uống. Dùng mỗi ngày 2-3 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

7.3. Quả sung chữa bệnh dạ dày bằng phương pháp chế biến món ăn

7.3.1. Nấu cháo sung với đường phèn

Người bệnh lấy khoảng 15 quả sung đem đi rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Cho sung đã sơ chế, cùng với gạo và đường phèn vào nồi, thêm khoảng 1 lít nước và hầm nhừ thành cháo.

Món ăn này rất thích hợp với người đau dạ dày, bị chứng khó tiêu, ăn uống không ngon miệng. 

7.3.2. Kho sung với thịt ba chỉ

Món ăn này được sử dụng cùng với cơm nóng trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Nó không chỉ ngon miệng mà còn hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày.

Cách chế biến cũng không quá phức tạp. Người bệnh rửa sạch các nguyên liệu cần thiết cho món ăn như thịt ba chỉ, quả sung, tỏi, hành, ớt. Sau đó, cắt thịt thành từng miếng vừa ăn và ướp với các gia vị trong 20 phút. Bổ đôi quả sung rồi chần sơ qua nước sôi. Cho sung và thịt ba chỉ vào chảo đảo đều, thêm nước lạnh, để lửa vừa cho đến khi thành hỗn hợp sền sệt là được.

>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Bài Thuốc Dân Gian Chữa Đau Dạ Dày Tại Nhà Cực An Toàn Và Hiệu Quả

 qua-sung-chua-benh-da-day-4

Kho thịt ba chỉ với quả sung

8. Các lưu ý và một số tác dụng phụ khi sử dụng quả sung chữa bệnh dạ dày

Quả sung tuy có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày, nhưng nếu sử dụng sai cách và sai đối tượng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là làm cho tình trạng bệnh không thuyên giảm mà trở nên trầm trọng hơn.

Những tác dụng phụ mà bệnh nhân cần phải lưu ý đó là:

  • Tương tác thuốc: Cả quả sung tươi và sung khô đều chứa hàm lượng vitamin K cao. Đây là loại vitamin có tác dụng đông máu. Do vậy, những người đang sử dụng thuốc chống đông máu như warfarin thì không được dùng quả này.
  • Rối loạn tiêu hóa: Trong quả sung có hàm lượng chất xơ khá cao, việc ăn quá nhiều sung, đặc biệt là quả sung khô có thể gây tiêu chảy, làm lỏng phân. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên ăn với mức độ vừa phải
  • Dị ứng: Một số người bệnh có thể bị dị ứng với quả sung. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người dị ứng với phấn hoa hoặc mủ cao su có kết quả xét nghiệm dị ứng da dương tính với nhựa sung.
  • Xuất huyết đại tràng: việc ăn quá sung quá nhiều có thể gây xuất huyết đại tràng, thiếu máu nên khi dùng cần đặc biệt lưu ý.

Bên cạnh các tác dụng phụ kể trên thì có vài lưu ý cũng rất quan trọng, đó là:

  • Bệnh nhân bị thận hoặc các bệnh liên quan đến mật thì không nên dùng quả sung. Theo các chuyên gia, trong sung có thành phần oxalate không tốt cho người bị chứng bệnh này. 
  • Theo các nghiên cứu, ăn quả sung giúp giảm đường trong máu nên tốt cho người bị tăng đường huyết nhưng lại gây hại cho bệnh nhân bị tụt đường huyết. 
  • Với bệnh nhân bị bệnh dạ dày, bên cạnh việc sử dụng sung để chữa thì cần thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, có lối sống lành mạnh và khoa học. Không dùng các thực phẩm cay, nóng, đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, các thức uống có gas hoặc cồn. Tăng cường ăn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như rau xanh, cá, trứng, sữa.
  • Các bài thuốc chữa bệnh dạ dày từ quả sung chỉ áp dụng cho người bệnh có triệu chứng nhẹ, bệnh mới chớm, ít có tác dụng đặc trị cho người bệnh nặng, bệnh lâu năm.
  • Sử dụng các bài thuốc này cần phải kiên trì trong thời gian dài thì mới có hiệu quả rõ rệt. 
  • Nếu sử dụng các bài thuốc quả sung chữa bệnh dạ dày trong một thời gian mà không thấy hiệu quả, các triệu chứng bệnh không thuyên giảm thì bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp, tránh làm bệnh thêm trầm trọng hơn.

Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng người bệnh có thêm những thông tin bổ ích về bệnh dạ dày và những công dụng tuyệt vời của quả sung. Tuy nhiên, việc sử dụng quả sung chữa bệnh dạ dày cần đặc biệt lưu ý và cẩn trọng để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm. 

Liên hệ HOTLINE 1800.6091 để được Scurma Fizzy tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091