Bị Trào Ngược Dạ Dày Vào Ban Đêm Cần Phải Làm Gì

Bị Trào Ngược Dạ Dày Vào Ban Đêm Cần Phải Làm Gì

Bị trào ngược dạ dày vào ban đêm là một tình trạng khá phổ biến. Chứng bệnh này không chỉ gây khó chịu, rối loạn giấc ngủ mà còn đe dọa tính mạng người bệnh nếu họ chủ quan, không thăm khám kịp thời. Khi bị trào ngược dạ dày vào ban đêm cần phải làm gì? Hy vọng bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. 

1.Trào ngược dạ dày ban đêm là gì?

Để có cái nhìn tổng quan về chứng bệnh này, trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm thế nào là trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày hay còn được biết đến với cái tên khác là trào ngược thực quản. Hội chứng này được hiểu là tình trạng dịch vị trong dạ dày của cơ thể trào ngược lên thực quản và một số cơ quan hô hấp trên như cổ họng, thanh quản,…

bi-trao-nguoc-da-day-vao-ban-dem-1

Cơ chế trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày ban đêm là bệnh lý trào ngược xảy ra trong khi người bệnh đi ngủ vào buổi tối. Bệnh do tình trạng rối loạn tiêu hóa gây nên. Tùy từng trường hợp cụ thể, bị trào ngược dạ dày vào ban đêm có thể có hoặc không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

2. Nguyên nhân khiến người bệnh bị trào ngược dạ dày vào ban đêm

bi-trao-nguoc-da-day-vao-ban-dem-5

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ban đêm

Nguyên nhân khởi phát tình trạng trào ngược acid lên thực quản khi ngủ xuất phát từ nhiều yếu tố. Thông thường, bị trào ngược dạ dày vào ban đêm do các nguyên nhân sau:

  • Do dạ dày tiết ra nhiều dịch vị: Nhiều người bị trào ngược dạ dày vào ban đêm là do dạ dày tiết nhiều dịch vị hơn so với người bình thường.
  • Tư thế nằm ngủ: Tư thế ngủ cũng là nguyên nhân quan trọng khiến bạn bị trào ngược dạ dày vào ban đêm. Vì trong tư thế nằm, thực quản nằm ngang bằng dạ dày. Lúc này, không còn sự hỗ trợ của trọng lực trong việc đẩy acid từ trên thực quản xuống dạ dày nữa khiến acid dễ dàng trào ngược lên thực quản và nằm lại ở đó, gây ra các triệu chứng khó chịu.
  • Do stress, căng thẳng kéo dài: Khi tâm lý bị căng thẳng kéo dài sẽ khiến dạ dày co bóp và tiết ra nhiều dịch vị hơn, tạo điều kiện dịch vị acid trào ngược lên thực quản, nhất là khi ngủ.
  • Do chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, thiếu khoa học là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày ban đêm. Ăn quá khuya, sử dụng nhiều đồ uống như rượu, cà phê, ăn đồ chua cay nóng, đồ chiên xào,… vào buổi tối không những gây hại cho sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ trào ngược dịch vị dạ dày.
  • Do các bệnh liên quan: Theo các chuyên gia, bị trào ngược dạ dày vào ban đêm còn thường xảy ra ở những người có vấn đề về thực quản như: hẹp thực quản, viêm thực quản hay ung thư thực quản,… Bên cạnh đó, những bệnh nhân dạ dày như viêm dạ dày, đau dạ dày, nhiễm vi khuẩn Hp,… cũng dễ bị mắc chứng bệnh này.

Ngoài ra, trào ngược dạ dày khi ngủ còn có thể là hệ quả của quá trình mang thai, do thai nhi chèn ép lên dạ dày.

>>> Xem thêm Vi Khuẩn Helicobacter Pylori Là Gì, Đặc Điểm Gây Bệnh Và Điều Trị

3.Bị trào ngược dạ dày vào ban đêm – Triệu chứng

Thông thường, dấu hiệu nhận biết bị trào ngược dạ dày vào ban đêm chia ra làm 2 trường hợp sau nhưng cũng có thể bạn sẽ gặp cả 2 trường hợp: 

Trường hợp 1: Triệu chứng xảy ra vào ban đêm

  • Nóng rát, đau tức ngực
  • Khó thở, thở khò khè
  • Buồn nôn, ho nhiều
  • Mất ngủ hoặc ngủ không sâu, dễ dàng tỉnh giấc
  • Cảm giác trào ngược (ợ, chớ)   

Trường hợp 2: Triệu chứng xảy ra vào buổi sáng khi thức dậy

  • Buồn nôn, nôn khan đặc biệt là khi đánh răng
  • Đắng miệng, hôi miệng
  • Nhiều đờm ứ ở cổ họng
  • Mất tiếng, khàn giọng sau khi ngủ dậy
  • Mệt mỏi 

Trào ngược dạ dày ban đêm tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ảnh hưởng đến đời sống, gây khó chịu cho người bệnh. Nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng. 

4.Biến chứng trào ngược dạ dày ban đêm

Trào ngược dạ dày gây cảm giác khó chịu, mất tự tin cho người bệnh. Bị trào ngược dạ dày vào ban đêm gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn cho người bệnh vì khó kiểm soát. Mặc dù không thể điều trị dứt điểm nhưng các triệu chứng của bệnh đều có thể thuyên giảm nếu được tiến hành chăm sóc và điều trị kịp thời. Một số biến chứng do trào ngược dạ dày khi ngủ có thể kể đến là:

  • Viêm đường hô hấp: Tình trạng khàn giọng, mất giọng, viêm họng, viêm thanh quản mãn tính, viêm amidan, viêm khí quản, viêm phế quản,… sẽ xảy ra nếu dịch acid trào ngược lên xảy ra thường xuyên và kéo dài.
  • Gây ngưng thở: Hiện tượng co thắt dây thanh quản nghiêm trọng khiến đường thở bị hẹp lại. Oxy không kịp vào phổi gây khó thở, thậm chí ngưng thở cho người bệnh khi đang ngủ. Biến chứng này sẽ trực tiếp đe dọa đến mạng sống của người bệnh bị trào ngược dạ dày vào ban đêm.
bi-trao-nguoc-da-day-vao-ban-dem-2

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

  • Mất ngủ, suy nhược cơ thể vì mệt mỏi: Ợ nóng, trào ngược thực quản làm cho lớp niêm mạc này bị tổn thương, bào mòn. Cổ họng bị kích thích sẽ phát sinh những cơn ho dai dẳng. Bên cạnh đó, lượng acid dư thừa trào ngược lên thực quản đi vào đường thở gây khó thở. Vì thế, khi bị trào ngược dạ dày vào ban đêm, người bệnh thường bị mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược. 
  • Tổn thương thực quản: Khi ở tư thế nằm, thực quản và dạ dày sẽ nằm ngang bằng nhau nên acid dư thừa trong dạ dày dễ trào ngược lên thực quản vào ban đêm làm mòn thực quản, gây ra nhiều bệnh lý như: Hẹp thực quản, loét thực quản, chảy máu thực quản, barret thực quản, thậm chí là ung thư thực quản có thể dẫn tới tử vong.

5. Bị trào ngược dạ dày vào ban đêm điều trị bằng cách nào?

5.1.Sử dụng thuốc Tây điều trị khi bị trào ngược dạ dày ban đêm

Khi xuất hiện chứng trào ngược dạ dày vào ban đêm, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để thăm khám và nhận sự hỗ trợ tích cực từ bác sĩ. Ưu điểm của điều trị bằng thuốc Tây là có thể giảm nhanh các triệu chứng bệnh lý. Dưới đây là một số loại thuốc được bác sĩ chuyên khoa kê cho người bệnh khi bị trào ngược dạ dày vào ban đêm:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Omeprazol, Rabeprazol, Lansoprazol ức chế sản sinh dịch vị ở trong dạ dày, từ đó làm giảm nguy cơ trào ngược dạ dày và ngăn chặn các triệu chứng như đau họng, khàn tiếng, ợ hơi, hôi miệng,…
  • Thuốc kháng acid: Nhóm thuốc này thường được sử dụng phối hợp với PPI nhằm hỗ trợ trung hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày như thuốc chứa magie; thuốc chứa nhôm như Alusi, Maalox, Hull…
  • Thuốc chẹn histamine H2: Cimetidine, Famotidine; Ranitidine…có tác dụng ức chế bài tiết dịch vị vào ban đêm, ngăn ngừa trào ngược dạ dày.
  • Thuốc Prokinetic: Loại thuốc này giúp tăng trương lực của cơ thắt thực quản dưới và làm dạ dày của bạn trống rỗng nhanh hơn. Từ đó, dạy dày của bạn còn sót lại ít acid hơn.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu bạn bị trào ngược dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh kèm theo các loại thuốc nói trên. 

Khi sử dụng các loại thuốc kể trên, tuyệt đối không được uống tùy tiện. Những thuốc này có thể đi kèm các tác dụng phụ liên quan đến đường tiêu hóa như: táo bón, tiêu chảy,… Vì vậy, người bệnh không được tự ý mua thuốc để uống tại nhà và tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung thêm lợi khuẩn bằng các thực phẩm lành mạnh như sữa chua, rau xanh và uống nhiều nước để hạn chế các tác dụng bất lợi xảy ra.

>>> Xem thêm Thuốc Nam Trị Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Bạn Đã Biết Hay Chưa?

5.2. Dùng thuốc Đông y để chữa trị trào ngược dạ dày ban đêm 

bi-trao-nguoc-da-day-vao-ban-dem-3

Sử dụng thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày ban đêm

Trong những năm gần đây, các nghiên cứu lâm sàng ngày càng tăng đã chỉ ra rằng y học cổ truyền có nhiều lợi thế hơn trong việc điều trị trào ngược so với các thuốc Tây. Dựa vào cơ chế gây bệnh và triệu chứng tổn thương tạng phủ, dưới đây là một số bài thuốc phổ biến được đề xuất làm giảm triệu chứng:

  • Bài thuốc 1:

Ô tặc cốt: 15g

Sài hồ, bạch thược hương phụ, chỉ xác, uất kim, diên hồ sách, tô ngạnh, trần bì, huyền hồ: mỗi loại 10g

Xuyên khung, cam thảo: mỗi loại 6g

Cách dùng: Mỗi ngày nên sắc và uống 1 thang

  • Bài thuốc 2: 

Bạch truật, ô tặc cốt, phục linh: mỗi loại 15g

Đan bì, bạch thược, chỉ thực, bán hạ, chi tử, xích thược, đương quy, sài hồ, trần bì: mỗi loại 10g

Hoàng liên: 6g

Ngô thù du: 3g

Cách dùng: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, uống khi ấm.

5.3.Mẹo dân gian khi bị trào ngược dạ dày vào ban đêm

Nếu trào ngược dạ dày ở tình trạng nhẹ, mới chớm bệnh thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo dân gian ngay tại nhà. Không chỉ được đánh giá cao về tác dụng đẩy lùi triệu chứng, các mẹo này còn rất dễ thực hiện và ít tốn kém. Khi bị trào ngược dạ dày vào ban đêm, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian phổ biến dưới đây: 

5.3.1.Mẹo trị trào ngược bằng nghệ 

Trong thành phần của nghệ tươi rất giàu hoạt chất Curcumin – tinh chất vàng trong việc kiểm soát viêm nhiễm, ngăn chặn tình trạng viêm loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bạn có thể tham khảo cách chữa bằng nghệ tươi theo hướng dẫn sau:

nghe-tuoi-chua-trao-nguoc

Sử dụng nghệ tươi chữa trào ngược dạ dày ban đêm

Chuẩn bị nghệ tươi và mật ong làm nguyên liệu

Cách tiến hành:

  • Nghệ tươi đem cạo vỏ, rửa sạch bụi bẩn rồi để ráo.
  • Bỏ vào cối giã hoặc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
  • Cho thêm 1 thìa mật ong và 100ml nước ấm vào khuấy đều với nghệ đã giã.
  • Uống đều đặn trước bữa ăn.

>>> Xem thêm Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Nghệ Hiệu Quả Ra Sao?

5.3.2.Mẹo trị trào ngược bằng gừng tươi

Gừng tươi có tác dụng rất tốt trong việc giảm thiểu các triệu chứng khó chịu khi bị trào ngược dạ dày vào ban đêm. Triệu chứng điển hình là khó tiêu, buồn nôn,… Không chỉ vậy, gừng còn là vị thuốc giúp giảm đau, tiêu viêm rất an toàn, lành tính từ thiên nhiên.

Chuẩn bị gừng tươi, mật ong làm nguyên liệu

Cách tiến hành:

  • Gừng tươi rửa sạch, để ráo nước.
  • Thái thành từng lát mỏng.
  • Sau đó, đem gừng lát đem ngâm vào mật ong nguyên chất. 
  • Khi dùng, bạn ăn 2 lát gừng ngâm mật ong sau bữa ăn.

5.3.3.Mẹo trị trào ngược bằng lá mơ lông

Lá mơ lông là loại lá khá quen thuộc trong vườn nhà, được sử dụng trong chế biến các món ăn hàng ngày. Thành phần protein, tinh dầu, vitamin C có trong lá mơ lông góp phần làm giảm phản ứng viêm ở lớp niêm mạc tại các cơ quan bị tổn thương. Bên cạnh đó, chúng còn giúp cân bằng nồng độ acid dư thừa bên trong dạ dày, củng cố hoạt động các cơ quan tiêu hóa. Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng lá mơ rất đơn giản và dễ làm tại nhà, được thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: Lá mơ tươi

Cách thực hiện:

  • Lá mơ mang rửa cho sạch để loại bỏ bụi bẩn, rồi ngâm với nước muối loãng.
  • Cho lá mơ cùng một chút nước vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn. Trong trường hợp không có máy xay, bạn cũng có thể bỏ lá mơ vào cối giã nát.
  • Chắt lấy phần nước cốt thu được rồi bỏ bã, bạn có thể uống trực tiếp nước này hoặc mang đi chưng cách thủy sẽ dễ uống hơn.
  • Nên chia nước lá mơ thành 2 phần, 1 phần uống trước bữa ăn sáng và 1 phần trước bữa tối khoảng 30 phút.
  • Uống đều đặn mỗi ngày để nhận được hiệu quả điều trị tốt nhất.

5.3.4.Lá tía tô trị trào ngược dạ dày

Trong cuộc sống hàng ngày, lá tía tô thường được nhắc đến với vai trò là một loại rau gia vị. Tuy nhiên, loại thảo dược này cũng phát huy công dụng mạnh trong việc điều trị các bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa.

Trong lá tía tô rất dồi dào hoạt chất Tanin và Glucosid. Hai thành phần này giúp làm lành các tổn thương tại lớp niêm mạc dạ dày, ức chế quá trình tiết dịch vị acid tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Điều này góp phần giảm gây áp lực lên dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn tại đây diễn ra, cải thiện những triệu chứng của bệnh.

Chuẩn bị nguyên liệu: Lá tía tô

Cách thức dùng lá tía tô đem chữa bệnh trào ngược dạ dày như sau:

  • Lá tía tô đem rửa sạch bụi bẩn, để cho ráo nước.
  • Bỏ lá tía tô vào ấm, thêm khoảng 200ml nước đun sôi rồi để hãm trong 15 phút. Bạn có thể dùng nước này để uống hàng ngày thay thế cho nước trà.
  • Để có được hiệu quả tốt nhất, bạn cần uống đều đặn mỗi ngày, trong khoảng 15 – 20 ngày, các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng sẽ được đẩy lùi nhanh chóng. 

6.Cách phòng ngừa trào ngược dạ dày ban đêm

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Đông y, Tây y thì điều chỉnh lối sống và xây dựng chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học cũng rất quan trọng. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày ban đêm hiệu quả, bạn có thể điều chỉnh lối sống, thói quen ăn uống như sau:

6.1.Thay đổi lối sống

  • Kê cao đầu khi ngủ: Sử dụng gối cao để kê đầu mục đích là để thực quản luôn cao hơn dạ dày. Điều này có thể giúp bạn hạn chế bị trào ngược dạ dày vào ban đêm.
ke-cao-dau-khi-ngu

Kê cao đầu khi ngủ giúp hạn chế hiện tượng trào ngược dạ dày

  • Nằm nghiêng người khi ngủ: Vì dạ dày có hình chữ J nên khi nằm nghiêng thì phần lớn dạ dày sẽ nằm bên dưới thực quản, thực quản nằm ngang so với cơ thể. Tư thế này khiến dịch vị và các chất được cố định trong dạ dày, như thế sẽ hạn chế được tình trạng acid trào lên thực quản. 
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không mặc đồ bó sát nhất là khu vực ngực và thắt lưng sẽ giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, giảm áp lực đối với dạ dày. Đồng thời quần áo rộng cũng giúp ngủ sâu và ngon hơn.
  • Kiểm soát cân nặng: Thừa cân – béo phì có thể làm tăng áp lực đối với dạ dày, khiến acid dễ trào ngược lên thực quản hơn. Vì vậy, bạn nên có chế độ ăn khoa học và thường xuyên tập thể dục để duy trì cân nặng vừa phải.
  • Tích cực tập thể dục, thể thao: Thường xuyên tập thể dục không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn cải thiện hoạt động của cơ vòng thực quản và dạ dày,  hạn chế triệu chứng trào ngược dạ dày khi ngủ và điều hòa quá trình bài tiết dịch vị.

6.2.Điều chỉnh thói quen ăn uống

  • Ăn tối sớm hơn và không ăn quá khuya: nên ăn tối ít nhất 2 – 3 tiếng trước khi đi ngủ để dạ dày có thời gian tiêu hóa phần lớn thức ăn. Bạn không nên ăn khi đã qua 10 giờ đêm. Vì nếu bạn ăn khuya, dạ dày sẽ phải hoạt động nhiều khi ngủ, điều này làm tăng dịch vị và dễ gây trào ngược hơn.
  • Hạn chế và kiêng các loại thực phẩm dễ gây trào ngược: Các loại đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ uống cafein, chocolate, sữa, hoa quả giàu acid như cam, quýt, rượu, bia, nước có gas… đều dễ gây ợ nóng, ợ chua, ợ hơi. Hạn chế dùng những đồ ăn này sẽ hạn chế được tình trạng bị trào ngược dạ dày vào ban đêm.
  • Không nên đi ngủ sau khi ăn: Đi ngủ với một bụng đầy thức ăn là một sai lầm lớn. Ăn no đi ngủ ngay khiến lượng thức ăn trong cơ thể không kịp tiêu hóa. Khi đó, dạ dày sẽ phải tiết ra lượng acid nhiều hơn hơn để tiêu hóa thức ăn và kết hợp tư thế ngủ sẽ khiến cho acid dễ trào ngược.

6.3.Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan

Tinh thần thoải mái là một trong những yếu tố quan trọng để sức khỏe ổn định, phòng ngừa bệnh. Để tránh ảnh hưởng đến dạ dày, bạn nên cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, tránh thức khuya. Tinh thần tốt cùng với ăn uống điều độ sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng bị trào ngược dạ dày vào ban đêm.

Kết luận về trào ngược dạ dày ban đêm?

Bị trào ngược dạ dày vào ban đêm là một tình trạng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn chủ quan cho rằng bệnh không nguy hiểm. Ngay khi có những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày ban đêm, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn ngủ và đến gặp bác sĩ để có những tư vấn tốt nhất!

Nếu có bất cứ câu hỏi nào hoặc thắc mắc cần được tư vấn kĩ hơn khi bị trào ngược dạ dày vào ban đêm, hãy gọi ngay tới HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy sẽ giải đáp tận tình, đồng hành và đem đến giải pháp cho bạn trong các vấn đề này.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091