Bị Viêm Dạ Dày Nên Ăn Gì, Top 10 Thực Phẩm Tốt Nhất

Bị Viêm Dạ Dày Nên Ăn Gì, Top 10 Thực Phẩm Tốt Nhất

Bị viêm dạ dày nên ăn gì chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người đặc biệt những người đang bị hoặc có người thân đang mắc viêm dạ dày. Bởi một trong những yếu tố quan trọng trong phác đồ điều trị viêm dạ dày là duy trì thực đơn lành mạnh. Theo quan sát trên lâm sàng, những bệnh nhân mức độ viêm dạ dày nhẹ thì yếu tố ưu tiên hàng đầu trong điều trị là thiết lập một chế độ ăn hợp lý thay vì sử dụng thuốc điều trị. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp về thực đơn tốt cho dạ dày hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết bị viêm dạ dày nên ăn gì.

 Bị viêm dạ dày nên ăn gì- giải pháp cho người viêm dạ dày

Bị viêm dạ dày nên ăn gì- giải pháp cho người viêm dạ dày

1. Viêm dạ dày- căn bệnh hơn 70% người Việt Nam đang mắc phải.

Theo thống kê, hơn 70% dân số Việt Nam đang sống chung với những biểu hiện của bệnh lý viêm dạ dày.                                              

 Vết loét dạ dày

Vết loét dạ dày

 

Viêm dạ dày là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc dạ dày có thể là viêm loét trên bề mặt hoặc tổn thương sâu vượt qua ranh giới lớp niêm mạc dạ dày. Như vậy có thể hiểu viêm dạ dày là tình trạng hòa loãng lớp chất nhầy bảo vệ bề mặt dạ dày kèm theo xói mòn theo mức độ nhẹ hoặc nặng niêm mạc dạ dày.

Những biểu hiện triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lý viêm dạ dày là đau rát vùng thượng vị hay vùng bụng trên rốn lệch về bên phải, buồn nôn và nôn, ợ chua, ợ hơi, chán ăn gầy sụt cân. Tuy nhiên những biểu hiện kể trên không phải là biểu hiện bệnh lý đặc trưng. Trào ngược dạ dày thực quản, đầy bụng hay khó tiêu cũng là nguyên nhân làm xuất hiện những biểu hiện bệnh lý trên. 

Tuy nhiên ở bệnh nhân viêm dạ dày sẽ có cảm giác đau rát như bỏng ở vị trí tổn thương mà không có tình trạng lan lên thực quản. Ngoài ra ở người viêm dạ dày, ợ hơi và ợ chua xảy ra ít hơn so với trào ngược dạ dày thực quản.

Đề cập đến nguyên nhân gây nên viêm loét dạ dày, 90% bệnh nhân viêm dạ dày dương tính với vi khuẩn HP- Helicobacter pylori. Đây là vi khuẩn tiết ra các men đóng vai trò độc tố như men urease có khả năng trung hòa lượng acid dạ dày, ngoài ra lipase và protease,… đóng vai trò như cái kéo cắt đứt liên kết Hidro của lớp chất nhầy gây phá hủy lớp nhầy. 

Khi đó sự kết hợp của tác dụng tăng tiết acid dạ dày để thiết lập lại độ acid dạ dày cùng với sự phá hủy lớp chất nhầy gây sưng viêm, sung huyết và loét niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra những yếu tố liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt là những yếu tố thúc đầy hay có thể ví như một lực khiến tình trạng viêm loét trầm trọng và tiến triển nhanh hơn.

Do đó bị viêm dạ dày nên ăn gì sẽ tuân theo những nguyên tắc của thực đơn đạt chuẩn cho người đau dạ dày mềm- thanh đạm- ít gia vị- kháng viêm- chia nhỏ bữa.

>>> Xem thêm ngay: Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mới nhất đạt hiệu quả cao

2. Bị viêm dạ dày nên ăn gì- nguyên tắc kết hợp phong phú về thực đơn. 

Ở những bệnh nhân bị viêm dạ dày, do đã xuất hiện tình trạng tổn thương về cấu trúc của dạ dày vì vậy việc đưa ra top những thực phẩm, món ăn phù hợp với bệnh nhân phải không gây áp lực cho dạ dày, không làm tăng tình trạng sưng huyết.

2.1. Những nguyên tắc trong bữa ăn của bị viêm dạ dày nên ăn gì.

Những nguyên tắc được đưa ra dựa trên việc đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân và kìm hãm sự lan rộng, phát triển của những vết loét.

                       

Nguyên tắc lên thực đơn cho người viêm dạ dày

Nguyên tắc lên thực đơn cho người viêm dạ dày

 

2.1.1. Nguyên tắc 1 – Bị viêm dạ dày nên ăn gì- nên ăn những món ăn mềm, dễ tiêu.

Một trong hai chức năng chính của dạ dày là co bóp cơ học, nghiền nát và nhào trộn thức ăn. Việc xuất hiện những tổn thương về cấu tạo của dạ dày sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động co bóp của dạ dày.

Thứ nhất, những thức ăn có độ cứng, rắn sẽ gây áp lực lớn lên thành dạ dày. Dạ dày phải co bóp, hoạt động mạnh để có thể nghiền nát thức ăn để chúng qua được môn vị xuống tá tràng. Việc hoạt động mạnh sẽ gây những va chạm, cọ xát và làm vết loét sâu hơn, gây nên những cơn đau nhói lúc ăn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bệnh nhân cần nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt để không khiến tình trạng bệnh của mình nghiêm trọng hơn.

Thứ hai, sử dụng những món ăn cứng, khó tiêu, cần nhiều thời gian để tiêu hóa, nghiền nát sẽ khiến lượng enzym tiêu hóa, dịch vị, acid dạ dày tiết ra nhiều hơn để có thể nhào trộn kỹ với đủ lượng thức ăn. Do đó, niêm mạc dạ dày càng chịu ảnh hưởng của chảo lửa acid dạ dày, từ đó vết loét mở rộng, lấn sâu hơn.

2.1.2. Nguyên tắc 2- Bị viêm dạ dày nên ăn gì- nên ăn những món ăn có khả năng trung hòa acid dạ dày.

Bệnh lý viêm loét dạ dày, về cơ chế gây bệnh, acid dạ dày HCl bài tiết quá nhiều gây nên tình trạng bỏng acid đối với lớp niêm mạc bề mặt của dạ dày. Từ đó gây ăn mòn lớp cấu trúc này.

Việc đưa vào dạ dày những thực phẩm có tính acid mạnh như đồ chua( me, chanh, quất, mận, xoài chua, cóc, cam,…) khiến pH dạ dày hạ xuống thấp và càng gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Loại bỏ những thực phẩm có độ acid cao, bổ sung những thực phẩm có tính kiềm giúp trung hòa bớt lượng acid trong dạ dày là một giải pháp hữu ích cho người viêm dạ dày.

Những thực phẩm có tính kiềm hay khả năng hút dịch acid có thể kể đến như chuối, trứng, sữa, ngũ cốc, cơm, ngô, sắn, bánh mì… Việc sử dụng những thực phẩm thuộc nhóm trung hòa acid thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.

2.1.3. Nguyên tắc 3- Bị viêm dạ dày nên ăn gì- ăn những thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa.

Chức năng tiêu hóa của dạ dày không được kể đến nhiều như ở ruột non, tuy nhiên một phần protein, đường có thể tiêu hóa dưới tác dụng của enzym tiêu hóa trong dạ dày. Và chất béo bị nhũ tương hóa dưới tác dụng của muối mật, phân cắt thành những phân tử nhỏ hơn để dễ dàng tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng khi xuống ruột non.

Khi bị viêm loét dạ dày, việc cân bằng lượng dịch bài tiết ở dạ dày rất quan trọng do đó mà việc tiêu hóa thức ăn sẽ bị chậm trễ, không hiệu quả. Việc ăn những thức ăn hỗ trợ tiêu hóa như chuối,… sẽ giúp việc tiêu hóa thức ăn được nhanh chóng và hiệu quản hơn.

2.1.4. Nguyên tắc 4- Bị viêm dạ dày nên ăn gì- chia nhỏ bữa ăn.

Ngoài những nguyên tắc về xây dựng thực đơn hàng ngày, Scurma Fizzy đưa đến cho bạn đọc một nguyên tắc về việc cân bằng trong mỗi bữa ăn. Người bệnh có thể chia nhỏ bữa ăn hàng ngày thay vì ăn no những bữa chính. Việc này vừa giúp tiêu hóa dễ dàng hơn vừa không gây áp lực lớn lên hoạt động của dạ dày.

Thức ăn đưa xuống dạ dày tập trung vào một thời điểm sẽ khiến dạ dày phải tăng tiết dịch vị, enzym tiêu hóa để có thể nhào trộn hết lượng thức ăn đưa vào. Ngoài ra, dạ dày cần tăng cường hoạt động co bóp để đủ lực nghiền nát thức ăn. Khi đó những tác nhân gây tổn thương về cả cơ học và hóa học lên dạ dày đều được tăng cường khiến viêm loét nặng hơn.

Chia nhỏ bữa ăn tức bệnh nhân nên giảm lượng ăn trong những bữa chính, tăng thêm một số bữa phụ như hoa quả, sữa, ngũ cốc.

>>> Xem thêm: Thuốc Nam Trị Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và Các Lưu Ý Nên Biết 

2.2. Lựa chọn thực phẩm thông minh để bảo vệ dạ dày của bạn.

Bị viêm dạ dày nên ăn gì, sau đây là top 10 thực phẩm được giới chuyên gia hàng đầu về dạ dày khuyên dùng thường xuyên để ngăn chặn sự tiến triển của viêm dạ dày.

         

Những loại thực phẩm tốt nhất đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày

Bị viêm dạ dày nên ăn gì- top 10 thực phẩm tốt nhất cho người viêm dạ dày

 

2.2.1. Bị viêm dạ dày nên ăn gì- ăn hoa quả, bổ sung vitamin nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

                   

Một số loại hoa quả tốt cho người viêm dạ dày

Một số loại hoa quả tốt cho người viêm dạ dày

 

Chuối được xem là loại hoa quả gây nhiều tranh cãi nhất về việc có nên xếp nó vào thực đơn cho người viêm dạ dày.

Có quan điểm cho rằng, ăn chuối sẽ khiến đau dạ dày tiến triển nặng hơn, có quan điểm lại cho rằng một số giống chuối tốt hoặc một số không tốt cho người đau dạ dày. Hay những quan điểm, ăn chuối không gây đau dạ dày. Vậy đâu là quan điểm đúng nhất. Theo nghiên cứu, chuối là loại hoa quả rất giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như Calci, đồng, sắt, magie, kali,… . Đặc biệt trong chuối giàu Kali- một chất có tính kiềm có khả năng  trung hòa bớt lượng acid có trong dạ dày. Ngoài ra, pectin có trong chuối là chất giúp hỗ trợ tiêu hóa, tránh hiện tượng nhiễm khuẩn đường ruột, đặc biệt tốt đối với người rối loạn tiêu hóa. 

Tuy nhiên khi ăn chuối bệnh nhân viêm dạ dày cần lưu ý một số điểm sau, tuyệt đối không ăn khi đói( tốt nhất sau ăn khoảng 30 phút), không ăn chuối tiêu và nên ăn chuối chín hẳn.

Một món hoa quả nữa cũng thân thiện, lành tính đối với dạ dày nhưng lại bị hiểu nhầm đó là đu đủ. Được biết đu đủ được xếp vào top 5 loại hoa quả tốt nhất cho sức khỏe theo sắp xếp của Tổ chức Y tế thế giới WHO. Bởi trong đu đủ rất giàu những vitamin, hợp chất, khoáng chất tốt cho sức khỏe như calo, vitamin C, vitamin A, vitamin B1, B3, B5, vitamin E, protein, chất xơ, canxi, sắt, chất đạm,… Đu đủ giàu chất xơ do đó nó tốt cho việc hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt, Papain và Chymopapain có trong đu đủ là những enzym giúp thủy phân những protein khó phân hủy trong thức ăn, giúp làm lành vết thương dạ dày. Tuy nhiên đặc biệt lưu ý không ăn đu đủ xanh ở phụ nữ mang thai vì có khả năng gây sảy thai sớm, khi ăn đu đủ cần loại bỏ hết hạt đu đủ.

Phong phú thêm những hoa quả tốt nhất cho dạ dày, hãy thêm vào sổ tay của mình việc lựa chọn táo vào danh sách thực đơn. Trong táo, đặc biệt là vỏ táo giàu pectin và Kali như ở chuối, giúp hỗ trợ tiêu hóa, tạo khối phân. Nên ăn táo để vỏ nhưng cần chắc chắn táo sạch, không chứa các hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích,… do đó, nên ngâm táo trong nước muối loãng để loại bỏ những bụi bẩn, trứng giun,…

2.2.2. Bị viêm dạ dày nên ăn gì- Rau xanh hỗ trợ tiêu hóa, lành mạnh đối với hệ mạch.

Rau xanh là một thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của mỗi người, bởi rau xanh giàu vitamin, chất xơ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Chất xơ trong rau xanh có tác dụng lớn trong việc tạo khuôn cho phân, đóng vai trò như một “cây chổi” quét sạch những cặn bẩn đường tiêu hóa giúp hoạt động tiêu hóa hiệu quả hơn.

                           

 Rau xanh tốt cho người viêm dạ dày

Rau xanh tốt cho người viêm dạ dày

 

Bắp cải là rau xanh đặc trưng khi thời tiết mang chút se lạnh, tuy không được khuyên dùng đối với người mắc những bệnh lý tuyến giáp( đặc biệt u tuyến giáp) nhưng lại rất hữu ích đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày. Bắp cải giúp phát triển những hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa như bifidobacteria, lactobacilli. Ngoài ra bắp cải còn cải thiện tình trạng viêm loét, hỗ trợ phục hồi tổn thương.

Bị viêm dạ dày nên ăn gì, ăn rau chân vịt hay còn có tên gọi khác là cải bó xôi. Bởi hợp chất glyceroglycolipid có trong rau chân vịt có tác dụng làm tăng sức bền của lớp niêm mạc dạ dày. Từ đó chống lại những tác nhân gây hại đối với niêm mạc dạ dày. Ngoài ra theo một số nghiên cứu gần đây, dịch chiết từ rau chân vịt có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, thích hợp cho việc kìm hãm sự phát triển mở rộng của tình trạng viêm loét dạ dày. Ngoài ra lượng acid folic có trong rau chân vịt còn có tác dụng tích cực lên não bộ, làm tăng khả năng nhớ, điều hòa huyết áp, giảm stress hiệu quả. Một món canh rau chân vịt hay một đĩa rau chân vịt xào tôm giúp bữa cơm thêm ngọt ngào, tròn vị.

Rau thì là- một gia vị không thể thiếu trong món canh cá chuẩn hương vị mẹ nấu. Ngoài việc tạo hương vị, hạn chế mùi tanh của cá, việc sử dụng nhiều rau thì là còn giúp kháng viêm, ức chế những dòng vi khuẩn gây hại cho dạ dày nhờ hoạt động của hợp chất Polyacetylenes. Lượng vitamin C có trong thì là có vai trò tốt đối với người mắc bệnh về thành mạch, bởi vitamin C giúp tăng sức bền thành mạch, giảm tỷ lệ mắc các bệnh xơ vữa động mạch, chảy máu bầm do vỡ những mao mạch nhỏ.

“ Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.”

Những người con xứ ngoại, hướng về quê hương, ai cũng hoài niệm món rau muống luộc, với nước canh dầm sấu chua chua, thanh mát trong những ngày hè oi bức. Không chỉ mang ý nghĩa hoài niệm, yêu thương, rau muống chứa nhiều photpho và sắt rất tốt cho hoạt động của dạ dày. Do đó đây cũng là một lựa chọn tốt đối với bệnh nhân viêm dạ dày. Theo nghiên cứu, rau muống còn làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên ở những người có tình trạng mộng mắt nên hạn chế sử dụng rau muống.

Súp lơ xanh là một lựa chọn được đưa ra cho vấn đề bị viêm dạ dày nên ăn gì. Lượng khoáng chất thiết yếu cho cơ thể có trong súp lơ xanh kể đến như protein, thiamin, riboflavin, vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin B6, folate… Nguyên nhân khiến súp lơ xanh có mặt trong top những loại rau xanh dành cho người viêm dạ dày là nhờ hợp chất sulforaphane- một chất có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP- nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày.

Ngoài những loại rau kể trên còn rất nhiều những rau xanh khác tốt cho dạ dày. Việc làm phong phú thêm thực đơn hàng ngày không chỉ giúp cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.

Việc chế biến những loại rau rất đa dạng, có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác. Món rau luộc thanh đạm, món canh thơm ngọt hay món xào đậm vị đều lưu lại những hương vị khác nhau cho người dùng. 

2.2.3. Bị viêm dạ dày nên ăn gì- Những món súp, cháo mềm giải phóng áp lực cho dạ dày.

Việc ăn những món được chế biến mềm như súp, món hầm, cháo rất tốt cho người bị viêm dạ dày. Những món ăn này hạn chế được tình trạng dạ dày phải co bóp mạnh, nhanh, tiết quá nhiều dịch tiêu hóa.

Sau những bữa ăn nhiều gia vị, một món súp mềm có thể giúp làm dịu hoạt động của dạ dày.

>>> Xem thêm: Đau Dạ Dày Nên Ăn Rau Gì, Top 10 Loại Rau Tốt Nhất

2.2.4. Bị viêm dạ dày nên ăn gì- những bài thuốc dân gian có ngay trong gian bếp mỗi nhà tốt cho người viêm dạ dày.

Việc sử dụng những thực phẩm có ngay trong gian bếp mỗi nhà để biến thành những vị thuốc quý cho dạ dày là một giải pháp thông minh.

                               

Một số mẹo cho người viêm dạ dày

Một số mẹo cho người viêm dạ dày

 

Gừng có tính ấm, khả năng kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Một ly trà gừng khi đau dạ dày sẽ làm dịu cơn đau nhanh chóng, hiệu quả.

Nghệ chứa cucumin có tính kháng viêm, ức chế vi khuẩn phát triển hiệu quả. Do đó sử dụng nghệ thường xuyên có tác dụng tốt đối với việc phục hồi tổn thương, ức chế sự phát triển của những chủng vi khuẩn gây hại cho dạ dày. 

Ngoài ra sử dụng mật ong, trà hoa cúc, trà bạc hà cũng đều có tác dụng tốt đối với những bệnh nhân viêm loét dạ dày nhờ những hợp chất có tính kháng viêm có trong những loại trà này điển hình là acid phenolic và flavonoid.

Bạn có thể kết hợp nghệ với mật ong hoặc cho thêm mật ong vào trà gừng- đây đều là những sự kết hợp tuyệt vời về cả hương vị lẫn tác dụng đối với bệnh nhân viêm dạ dày.

Lời kết

Viêm dạ dày nếu duy trì một chế độ ăn, chế độ sống lành mạnh thì có thể được đẩy lùi với điều kiện tình trạng bệnh còn nhẹ. Nếu tình trạng nặng, ngoài việc duy trì thực đơn, lối sống hàng ngày bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị hợp lý. Ngoài ra bệnh nhân cần tránh xa rượu bia, đồ uống có cồn, món ăn quá cay hay quá chua, món ăn rắn nhiều dầu mỡ cũng không tốt cho người viêm dạ dày. Bị viêm dạ dày nên ăn gì, mong rằng bài viết này đã giúp bạn giải quyết được thắc mắc.

Nếu cần sự hỗ trợ, tư vấn về sức khỏe, đừng ngần ngại, hãy liên hệ HOTLINE 1800 6091. Đội ngũ y bác sĩ Scurma Fizzy luôn hết mình vì sức khỏe mọi người.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091