Đau Dạ Dày Nên Ăn Rau Gì, Top 10 Loại Rau Tốt Nhất

Đau Dạ Dày Nên Ăn Rau Gì, Top 10 Loại Rau Tốt Nhất

Người đau dạ dày cần tuân thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt để cải thiện các triệu chứng và hạn chế sự phát triển của bệnh. Trong đó, những loại rau nào đem lại tác dụng hỗ trợ điều trị tốt là thắc mắc của không ít người đau dạ dày. Sau đây, Scurma Fizzy sẽ giúp bạn tìm hiểu đau dạ dày nên ăn rau gì và top 10 loại rau mà người bệnh cần bổ sung.

1. Đau dạ dày nên ăn rau gì?

1.1. Măng tây

Măng tây (hay còn được gọi là rau mùa xuân, rau hoàng đế) không chỉ được mệnh danh là vua các loại rau vì hàm lượng dinh dưỡng dồi dào mà còn được biết đến với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe, trong đó có làm giảm cơn đau bao tử. Do đó, khi đau dạ dày nên ăn rau gì, măng tây chính là một trong những thực phẩm được ưu tiên hàng đầu.

dau-da-day-nen-an-rau-gi

Người đau dạ dày nên ăn măng tây

Măng tây chứa các loại vitamin C, P, nhiều khoáng chất như arginine, manga,… cùng một lượng lớn chất xơ giúp hình thành một hàng rào bao bọc niêm mạc, bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của các yếu tố nguy cơ và tác động của acid dịch vị. Do đó, măng tây giúp hạn chế sự hình thành của các vết loét, đồng thời giúp xoa dịu cơn đau dạ dày. Lưu ý, người đau dạ dày nên lựa chọn những phần rau còn tươi và ngon để có thể cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.

1.2. Cải bẹ xanh

Là một trong những loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của gia đình Việt, rau cải bẹ xanh không chỉ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể mà còn được dùng để cải thiện tình trạng nhiều bệnh lý, trong đó có đau dạ dày. Những thành phần có trong rau cải bẹ xanh như chất xơ, carotene, các loại vitamin A, B, C, K,… không chỉ giúp ngăn ngừa sự phát triển của ung thư, cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn giúp giảm thiểu sự xuất hiện của các cơn đau bao tử. Sở dĩ, việc bổ sung loại rau này vào trong chế độ ăn sẽ khiến dạ dày giảm tiết acid, ngăn ngừa tình trạng dịch vị dư thừa và tác động vào các vết loét gây đau. 

Một số cách chế biến rau cải bẹ xanh phổ biến như luộc, xào với tỏi, làm thành món canh hay ăn kèm với các loại thực phẩm khác. Lưu ý rằng, không nên ăn quá nhiều loại rau này trong 1 tuần để tránh gặp các tình trạng như đầy chướng bụng, khó tiêu.

>>> Xem thêm: Món Ăn Dễ Tiêu Cho Người Đau Dạ Dày Cực Đơn Giản

1.3. Đau dạ dày nên ăn rau gì – Bắp cải

Một trong những đáp án của đau dạ dày nên ăn rau gì không thể không nhắc tới là rau bắp cải. Không chỉ chứa hàm lượng chất xơ lớn, trong bắp cải còn có nhiều loại vitamin K, U, C, các chất khoáng như sắt, magie, canxi,… có tác dụng chống viêm, thúc đẩy quá trình chữa lành các vết loét, từ đó giảm thiểu các cơn đau do bệnh lý dạ dày gây ra.

Bắp cải có lợi cho tình trạng bệnh đau dạ dày

Bắp cải có lợi cho tình trạng bệnh đau dạ dày

Chính vì vậy, người đau dạ dày nên bổ sung rau cải bắp vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, các dưỡng chất và vitamin U có trong rau dễ bị biến chất khi đun ở nhiệt độ cao, do đó cần lưu ý không nấu bắp cải quá lâu, tốt nhất nên luộc hoặc chế biến thành nước ép để đem lại hiệu quả cao nhất. 

1.4. Súp lơ xanh

Trả lời cho câu hỏi đau dạ dày nên ăn rau gì, các chuyên gia cho rằng người bị đau bao tử nên bổ sung thêm súp lơ xanh vào chế độ ăn uống của mình. Với các thành phần dinh dưỡng như protein, vitamin A, B6, C, thiamin, riboflavin,… việc bổ sung súp lơ không những khiến hệ miễn dịch được tăng cường, hạn chế sự xuất hiện các bệnh về tim mạch mà còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các yếu tố gây tổn thương, từ đó các cơn đau cũng được ngăn ngừa. Ngoài ra, chất sulforaphane có trong súp lơ còn có khả năng ngăn chặn sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn H.p trong bao tử – một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm loét dạ dày.

Cách tốt nhất để sử dụng súp lơ xanh là chế biến chúng thành các món xào như: súp lơ xào thịt bò, cà rốt,… Một số người bị đau dạ dày nếu đang mắc thêm các bệnh như gout, sỏi thận hay dị ứng với các chất có trong súp lơ cần chú ý không nên ăn loại rau này để tránh xảy ra các tác hại không tốt cho sức khỏe.

1.5. Đau dạ dày nên ăn rau gì – Rau chân vịt

Nếu bạn đang thắc mắc đau dạ dày nên ăn rau gì thì rau chân vịt (hay rau bina) là một trong những đáp án không thể bỏ qua. Trong rau chân vịt chứa rất nhiều dưỡng chất như các vitamin A, C, kẽm, canxi, sắt, acid folic,… Đây đều là các thành phần có lợi cho người bệnh do có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, đồng thời có khả năng bảo vệ niêm mạc, hạn chế sự phát triển của các ổ loét dạ dày, từ đó giảm thiểu tác động của acid dịch vị vào vết loét gây đau.

dau-da-day-nen-an-rau-gi

Người đau dạ dày cần bổ sung rau chân vịt vào chế độ ăn

Việc ăn loại rau này còn cung cấp cho người bệnh một lượng lớn cellulose, khiến hoạt động của hệ tiêu hóa được diễn ra thuận lợi. Như vậy, có thể thấy, rau chân vịt không chỉ giúp giảm thiểu các cơn đau mà còn hạn chế sự xuất hiện các triệu chứng khác của bệnh đau dạ dày như đầy chướng bụng, tiêu chảy, khó tiêu,… Bạn có thể bổ sung chúng vào chế độ ăn hàng ngày bằng việc chế biến thành các món luộc, xào, salad hay sinh tố. 

1.6. Cần tây

Khi hỏi các chuyên gia rằng đau dạ dày nên ăn rau gì thì cần tây luôn nằm trong những đáp án đầu tiên. Cũng giống như rau chân vịt, cần tây chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe người đau dạ dày như các loại vitamin A, C, K, acid folic, sắt, magie,… Chúng không chỉ giúp cơ thể có đủ chất dinh dưỡng mà còn tạo ra một lớp màng bao bọc niêm mạc và hạn chế tình trạng acid dịch vị bị dư thừa, từ đó khiến sự xuất hiện của các cơn đau dạ dày được giảm thiểu rõ rệt.

Ngoài ra, rau cần tây còn rất tốt cho người bị mỡ máu cao do có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol có trong máu, đồng thời còn giúp giảm cân hiệu quả và ngăn ngừa ung thư phát triển. Việc bổ sung loại rau này vào thực đơn ăn uống rất đơn giản, bạn có thể sử dụng chúng vào các món xào, nộm, món canh hay ép thành nước ép để uống.

Bổ sung cần tây giúp cải thiện các cơn đau dạ dày

Bổ sung cần tây giúp cải thiện các cơn đau dạ dày

1.7. Rau mồng tơi

Trả lời cho câu hỏi đau dạ dày nên ăn rau gì, đáp án tiếp theo chính là rau mồng tơi. Đây là loại rau chứa rất ít chất béo và calo nhưng lại bao gồm một hàm lượng lớn các vitamin A, C, nhiều loại khoáng chất và chất chống oxy hóa. Cùng với lượng chất xơ dồi dào, việc ăn rau mồng tơi giúp thấm bớt lượng acid dư thừa có trong dạ dày, đồng thời bảo vệ bao tử khỏi sự tấn công của các tác nhân có hại, từ đó khiến các cơn đau dạ dày được xoa dịu.

Ngoài ra, chất nhầy có trong rau mồng tơi còn có khả năng ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, khiến các triệu chứng khác của bệnh đau dạ dày như khó tiêu, đầy bụng cũng được cải thiện hiệu quả. Bên cạnh đó, mồng tơi còn giúp hạ thấp nồng độ cholesterol máu, giúp thanh nhiệt giải độc, làm lành vết thương và trị đau nhức xương khớp.

Một số lưu ý khi sử dụng rau mồng tơi mà người bệnh cần quan tâm: không chế biến rau cùng thịt bò, dễ khiến tình trạng táo bón nặng hơn; không ăn rau mồng tơi sống để tránh đầy chướng bụng; không ăn rau đã được chế biến để qua đêm do hình thành nitrite – chất gây ung thư.

>>> Xem thêm: Đầy Bụng Khó Tiêu Ăn Gì Để Biến Mất Nhanh Chóng

1.8. Thì là

Là loại rau sử dụng rất nhiều trong khi chế biến món ăn của người Việt Nam nhưng ít ai biết được rằng, thì là có công dụng làm giảm đau dạ dày. Việc bổ sung thì là –  một loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao cùng các dưỡng chất như vitamin B3, C, mangan, sắt, magie,… sẽ khiến quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi và các cơn co thắt dạ dày được hạn chế đáng kể. Đồng thời, Flavonoid có trong loại rau này còn giúp giảm viêm, chống oxy hóa và bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của các tác nhân gây viêm loét. Do đó, thì là chính là một trong những câu trả lời cho đau dạ dày nên ăn rau gì.

dau-da-day-nen-an-rau-gi

Người đau dạ dày nên thêm thì là vào thực đơn hàng ngày

Bạn có thể thêm thì là vào thực đơn hàng ngày như một loại gia vị trong một số món ăn như cá hấp bia, mực chiên giòn thì là, cá thu sốt chua ngọt,… Tuy nhiên, lưu ý rằng, phụ nữ có thai cần tránh sử dụng loại rau này vì việc ăn thường xuyên có thể kích thích tử cung và gây ra những tác động không mong muốn đến thai nhi. 

>>> Xem thêm ngay: Cách Chữa Bệnh Đau Dạ Dày Bằng Thuốc Nam Hiệu Nghiệm Tại Nhà

1.9. Lá mơ

Lá mơ từ lâu đã được biết đến là loại rau gia vị quen thuộc với những công dụng chữa bệnh hiệu quả trong các bài thuốc dân gian. Các thành phần dinh dưỡng có trong lá mơ như carotene, các loại vitamin và chất chống oxy hóa,… không chỉ giúp điều hòa lượng acid dịch vị và giảm bớt lượng dư thừa mà còn cải thiện các hiện tượng viêm, sưng, bảo vệ dạ dày khỏi các tác động bên ngoài gây đau. Ngoài ra, việc ăn lá mơ còn khiến quá trình tiêu hóa của người bệnh được diễn ra thuận lợi, từ đó khiến các biểu hiện khác của đau dạ dày như tiêu chảy, khó tiêu cũng được giảm thiểu đáng kể. 

Do đó, sử dụng lá mơ là một trong những cách hiệu quả người bệnh có thể áp dụng khi trả lời câu hỏi đau dạ dày nên ăn rau gì. Bạn có thể ăn kèm loại rau này với những thức ăn giàu chất đạm như thịt trâu, thịt bò,… Bên cạnh đó, cách nhanh nhất để giảm cơn đau dạ dày tức thì là uống một cốc nước lá mơ xay nhuyễn. 

1.10. Tía tô

Giải đáp thắc mắc đau dạ dày nên ăn rau gì, các chuyên gia cho rằng đáp án tiếp theo chính là tía tô. Đây không chỉ là một loại rau ăn kèm phổ biến với nhiều món ăn khác mà còn được dùng như một vị thuốc để chữa trị nhiều bệnh, trong đó có đau dạ dày.

Thành phần có trong lá tía tô gồm acid alpha-linolenic, furan, limonen, tanin,… Với các chất dinh dưỡng đó, việc ăn lá tía tô thường xuyên sẽ đem lại khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành các vết loét và giảm thiểu tình trạng acid dịch vị được tiết ra quá mức. Từ đó, hệ tiêu hóa có thể hoạt động nhịp nhàng hơn, các yếu tố gây tổn thương dạ dày được đẩy lùi và khiến các cơn đau được xoa dịu hiệu quả.

Tía tô giúp hỗ trợ giảm đau dạ dày hiệu quả

Tía tô giúp hỗ trợ giảm đau dạ dày hiệu quả

Như vậy, chỉ với một lượng nhỏ lá tía tô, bạn đã có thể cải thiện tình trạng đau dạ dày cùng các triệu chứng khác như đầy bụng, khó tiêu. Có rất nhiều cách để sử dụng tía tô hàng ngày: ăn trực tiếp như rau sống kèm với các món ăn, ép lấy nước uống,… Lưu ý rằng, một lần ăn không nên dùng quá nhiều lá tía tô, chỉ khoảng 10-15g để hạn chế xảy ra tình trạng ra mồ hôi nhiều, nóng trong,…

2. Đau dạ dày không nên ăn rau gì?

Bên cạnh việc quan tâm đau dạ dày nên ăn rau gì, người bệnh cũng cần chú ý các loại rau nên hạn chế sử dụng để giảm thiểu các ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh. Dưới đây là một số loại rau mà người đau dạ dày không nên đưa vào thực đơn hàng ngày.

2.1. Những loại rau đã được muối chua

Rau muối chua là món ăn khoái khẩu của nhiều người bởi khả năng kích thích vị giác và gia tăng cảm giác ngon miệng khi sử dụng. Đồng thời, khi dùng một lượng rau muối chua nhất định cũng sẽ đem lại những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như: cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể; bổ sung hàm lượng lớn probiotic giúp thúc đẩy hoạt động hệ tiêu hóa; giúp giảm cân; kiểm soát, ổn định đường huyết,…

Tuy nhiên, với người đau dạ dày, các loại rau muối chua là thực phẩm cần tránh đưa vào thực đơn. Sở dĩ, việc bổ sung nhóm thức ăn này sẽ khiến dạ dày tiết nhiều acid dịch vị hơn, tăng khả năng tác động vào các ổ loét, từ đó làm tăng tần suất xuất hiện và mức độ trầm trọng của cơn đau. Do đó, hãy nói không với các loại dưa muối, cà muối chua nếu muốn cải thiện tình trạng bệnh đau dạ dày.

>>> Xem thêm: Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà

2.2. Rau sống

Sử dụng rau sống ăn kèm là thói quen ăn uống của nhiều người dân Việt Nam. Không chỉ giúp gia tăng vị ngon của món ăn, giảm thiểu thời gian chế biến, rau sống còn đem lại nhiều tác dụng với cơ thể như: hỗ trợ hoạt động của tim mạch, duy trì ổn định lượng đường trong máu, giúp giảm cân hiệu quả,…

Tuy nhiên, việc ăn rau sống còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe người dùng như dễ gây nhiễm các loại giun sán và ký sinh trùng. Ngoài ra, chúng còn chứa hàm lượng lớn chất xơ không hòa tan, khi vào đến bao tử sẽ khiến các vết loét bị kích ứng và làm trầm trọng hơn tình trạng đau. Chính vì vậy, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn hạn chế sử dụng các loại rau sống để giảm thiểu sự xuất hiện của các cơn đau dạ dày.

>>>Xem thêm: Bị đau dạ dày kiêng ăn gì? Thực đơn phù hợp

3. Lưu ý trong chế độ ăn bên cạnh đau dạ dày nên ăn rau gì

Bên cạnh việc xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý, người bệnh cũng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Tránh sử dụng các thức ăn sống, chưa được chế biến hay chế biến chưa kỹ. 
  • Không sử dụng các loại đồ ăn có tính chua, cay để giảm thiểu hiện tượng kích thích các ổ loét gây đau. 
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia hay các chất kích thích như thuốc lá, cafe – một trong những yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh đau dạ dày.
  • Cách chế biến thức ăn tốt nhất cho người đau dạ dày là luộc, hấp. Tránh sử dụng quá nhiều đồ dầu mỡ, chiên xào để giảm thiểu tình trạng đầy bụng.
  • Người đau dạ dày cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: cần ăn chậm, nhai kỹ; thức ăn cần được nghiền nhỏ, nấu chín mềm, tránh các loại thực phẩm thô, cứng; chia nhỏ lượng thức ăn hàng ngày thành nhiều bữa để sử dụng, tránh tình trạng ăn quá no một lúc; xây dựng thời gian biểu ăn uống sao cho đúng giờ, tránh việc ăn uống thất thường và để bụng quá đói.
  • Hạn chế việc chan canh với cơm, dễ khiến thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi xuống dạ dày, làm tăng gánh nặng tiêu hóa lên dạ dày và dễ gây đau.
  • Sau bữa ăn cần nghỉ ngơi, thư giãn. Tránh việc nằm, làm việc hay hoạt động thể chất ngay sau ăn. 
  • Cần duy trì trạng thái vui vẻ, thoải mái, tránh tình trạng stress hay căng thẳng kéo dài, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày.
  • Kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với chế độ sinh hoạt khoa học. Người bệnh cần luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tăng cường sức đề kháng.
  • Người đau dạ dày cần đến ngay cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được bác sĩ tư vấn nếu gặp một số hiện tượng sau: phân đen, có lẫn máu; cơn đau diễn ra dai dẳng, liên tục và không giảm khi dùng thuốc; da lạnh, toát mồ hôi, sốt, cơ thể mệt mỏi, vật vã,…

Trên đây là những thông tin về đau dạ dày nên ăn rau gì và top 10 loại rau cần bổ sung vào thực đơn cho người đau dạ dày. Hy vọng với các kiến thức bổ ích ở trên, bạn có thể xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh đau dạ dày hiệu quả nhất. Liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng đau dạ dày của mình từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia của Scurma Fizzy ngay hôm nay.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091