Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Gừng

Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Gừng

Gừng được biết đến là một cây thuốc thường gặp trong Đông y và các bài thuốc dân gian trị ho, làm ấm tỳ vị và giảm đau dạ dày, với liều lượng nhỏ, gừng có thể hoạt động như một chất chống viêm, kháng sinh trong hệ thống của bạn. Bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày bằng gừng được truyền từ nhiều đời đến nay vẫn được mọi người truyền tai nhau sử dụng, vậy thực hư bài thuốc này ra sao? Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu thêm về tác dùng chữa trào ngược dạ dày thực quản của gừng và những lưu ý cần biết khi sử dụng bài thuốc có sự đóng góp của gừng để giải quyết trào ngược dạ dày.

chua-trao-nguoc-da-day-bang-gung-2

Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng

1. Khái quát cơ bản nhất về trào ngược dạ dày

1.1 Cơ chế trào ngược dạ dày

Trào ngược acid dạ dày thực quản hay GERD là tình trạng khi acid trong dạ dày trào ngược lên đường thực quản gây ra nên chứng ợ nóng, gây nóng rát vùng dưới ngực. Bệnh trào ngược dạ dày được chẩn đoán, khi hiện tượng trào ngược xảy ra với tần suất dày đặc trong ngày và nhiều hơn hai lần trên tuần.

Thông thường ở điều kiện bình thường, cơ thắt thực quản dưới sẽ chỉ mở ra khi bạn nuốt thức ăn hoặc các chất lỏng xuống dạ dày, cơ thắt sẽ đóng kín lại để ngăn dịch, acid trong dạ dày có cơ hội trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, do một số tổn thương hay do sự rối loạn chức năng của cơ thắt, làm nó không thể kịp thời đóng lại dẫn đến acid dạ dày trào lên thực quản. Đồng thời, dạ dày có chứa acid clohydric, một acid mạnh giúp phân hủy thức ăn, chống lại các mầm bệnh như vi khuẩn, vì vậy niêm mạc dạ dày được cấu tạo đặc biệt để có thể chứa loại acid này, nhưng thực quản thì không có cấu tạo niêm mạc như vậy vì thế khi xảy ra hiện tượng trào ngược, sẽ gây ra các triệu chứng như nóng rát vùng thực quản, ợ chua, thậm chí còn gây ra những biến chứng nghiêm trọng theo đó như chảy máu trong dạ dày, loét dạ dày,…

co-che-trao-nguoc-da-day

Cơ chế trào ngược dạ dày

1.2 Nguyên do khiến trào ngược dạ dày xuất hiện

Như đã nói ở trên nguyên nhân gây trào ngược dạ dày là do quá trình tăng acid dạ dày và sự bất thường của cơ thắt dạ dày và thực quả bị tổn thương. Tuy nhiên nguyên nhân gián tiếp gây ra vấn đề này có thể kể đến như:

– Stress gây tăng tiết cortisol, tăng acid trong dạ dày và gây tăng co bóp của dạ dày, đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản; và gây rối loạn nhu động thực quản làm cho cơ thắt thực quản trở nên nhạy cảm, việc giãn mở thường xuyên, kéo dài làm dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản.

– Béo phì: Cân nặng gây áp lực lên dạ dày, dẫn đế việc trương lực yếu đi, vì thế làm tăng acid dạ dày là nguyên nhân dễ trào ngược dạ dày hơn.

– Thói quen ăn uống không khoa học: Ăn quá no, ăn khuya, hoa quả có tính acid (cam, chanh… )khi đói, ăn quá nhanh nhai thức ăn không kĩ, thực phẩm khó tiêu hóa… gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản cũng dẫn đến trào ngược dạ dày.

– Rượu, bia: Các thành phần trong bia rượu sẽ tiếp xúc và gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Điều này ức chế sự tạo thành chất nhầy, đồng thời kích hoạt tiết kiệm nhiều vị trí một cách quá mức. Quá trình tiêu hóa không sử dụng hết sẽ làm dịch vụ đọng lại acid, làm tăng nồng độ acid trong dạ dày gây nên tình trạng trào ngược dạ dày.

>>>> Tìm hiểu thêm: Cùng Scurma Fizzy New Giải Đáp Nguyên Do Gây Nên Dạ Dày Thực Quản Trào Ngược 

1.3 Triệu chứng trào ngược dạ dày

Chứng ợ nóng:

Triệu chứng dễ thấy nhất ở bệnh dạ dày bạn sẽ cảm thấy nóng rát khó chịu ở ngực, lan dần lên cổ được gọi là “ chứng ợ nóng”. Đôi khi còn kèm với triệu chứng thức ăn trào ngược lên miệng, và để lại vị chua hoặc đắng miệng.

Buồn nôn, nôn:

Việc acid dạ dày trào ngược lên thực quản lên họng và miệng gây kích thích gây cảm giác buồn nôn hoặc thậm chí có thể nôn ra dịch vị và thức ăn. Triệu chứng này thường gặp vào ban đêm do tư thế ngủ và là thời điểm thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn cả.

Đau tức ngực thượng vị

Thông thường dấu hiệu sẽ bắt đầu bằng những cơ đau tức ngực bắt đầu từ vùng xương ức lên đến cuống họng, cùng với cảm giác ngực bị chèn ép. Đôi khi những cơn đau này còn bị lầm tưởng là biểu hiện của bệnh tim tuy nhiên chúng khác nhau hoàn toàn ở việc, nghỉ ngơi có thể làm giảm cơn đau tim nhưng đối với chứng trào ngược dạ dày thì không.

Ngoài ra, trào ngược dạ dày thực quản còn gây ra những triệu chứng như: khàn giọng- ho, buồn nôn, ợ nóng, khó nuốt, …

trieu-chung-trao-nguoc-da-day

Triệu chứng trào ngược dạ dày.

2. Tác dụng của việc chữa trào ngược dạ dày bằng gừng

Một câu hỏi phổ biến thường được đặt ra là “bệnh trào ngược dạ dày có thể sử dụng gừng không?” vì lo ngại tính nóng ấm của gừng có thể gây ảnh hưởng đến trong dạ dày. Tuy nhiên gừng không chỉ không gây hại cho dạ dày, mà đây còn là bài thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng gừng, một bài thuốc dân gian phổ biến và lâu đời. Bởi theo đông y, gừng có tính ấm, vị cay nồng tốt cho các cơ quan tỳ vị, dạ dày… Theo Tây y trong gừng rất giàu chất chống oxy hóa và một số hoạt chất có thể cung cấp một số lợi ích về mặt y học. Các hợp chất zingiberol, tecpen, methadone và oleoresin… trong gừng được cho là làm giảm kích ứng đường tiêu hóa, giảm tăng tiết dạ dày, kháng viêm, làm ổn định hoạt động hệ tiêu hóa từ đó giảm các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày.

Gừng cũng được xem như một chất kháng sinh tự nhiên và là chất chống viêm hiệu quả điều này được thể hiện qua nghiên cứu trước đây, chúng đã chỉ ra rằng những người tham gia bổ sung gừng đã giảm các dấu hiệu viêm trong vòng một tháng. Các đặc tính chống viêm này được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm, nhất là khi đề cập đến chứng trào ngược acid dạ dày.

Đồng thời nhờ vào tính ấm nóng trong tinh chất gừng có thể làm giảm các triệu chứng buồn nôn, khó tiêu đầy hơi và cả trào ngược.

 Mặc dù gừng có thể hỗ trợ chữa trào ngược acid dạ dày nhưng lượng tiêu thụ phải hạn chế. Sử dụng gừng quá mức dưới bất kỳ hình thức nào đều có thể làm tổn hại đến tình trạng sức khỏe.

3. Bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày bằng gừng

Như đã nói, gừng có lợi cho các bệnh liên quan đến ruột nhất là chứng trào ngược dạ dày thực quản, và giúp giảm các triệu chứng dạ dày như: trào ngược, buồn nôn, đầy hơi, ợ chua… và có thể chữa trào ngược dạ dày bằng gừng được lưu truyền qua các bài thuốc sau:

3.1 Ngậm gừng tươi – chữa trào ngược dạ dày bằng gừng đơn giản nhất                                     

Ngậm gừng tươi được biết đến như một phương phức dân gian  chữa trào ngược dạ dày bằng gừng đơn giản nhất, bởi tính ấm trong gừng có tác dụng là dịu thần kinh, các cơ thắt, ấm dạ dày. Đồng thời chúng có khả năng sát khuẩn- chống viêm, giảm tình trạng viêm ở dạ dày. Nhờ đó làm giảm các triệu chứng gây ợ chua, khó chịu, đầy hơi ở ruột.

Cách làm rất đơn giản bạn chỉ cần, làm sạch vỏ gừng và cắt thành lát mỏng và ngậm trong vòng vài phút, cảm nhận chất cay nồng của gừng đi xuống cuống họng, các triệu chứng sẽ giảm dần. Nếu tình trạng trào ngược, khó chịu vẫn tiếp diễn, có thể ngậm thêm 2-3 miếng gừng nữa là được.

 Việc ngậm giúp các tinh chất trong gừng tiết ra, ngấm dần xuống cổ và đường tiêu hóa làm giảm các cảm giác buồn nôn, trào ngược dạ dày

ngam-gung-tuoi

Ngậm gừng tươi- giảm nhanh triệu chứng trào ngược dạ dày

3.2 Trà gừng- mật ong- phương thức chữa trào ngược dạ dày bằng gừng phổ biến

Việc sử dụng gừng với nước ấm sẽ giúp tinh chất từ gừng được tiết ra nhiều hơn và thấm xuống dạ dày nhanh chóng, độ ấm từ nước trà gừng cũng đem đến tác dụng rất tốt trong việc làm dịu niêm mạc. Đồng thời, gừng kết hợp với mật ong sẽ giúp chống viêm, sát khuẩn ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp, ổn định tiêu hóa, hỗ trợ tốt cho tình trạng trào ngược ở dạ dày. Nhờ đó khi sử dụng trà gừng mật ong từ 2-3 tháng người bệnh có thể thấy các triệu chứng gầy bụng hay vướng nghẹn ở cổ được giảm đáng kể.

Cách pha trà gừng mật ong rất đơn giản và dễ làm chỉ cần làm như sau:

Chuẩn bị 1 củ gừng tươi rửa và gọt sạch vỏ, xay nhuyễn lấy phần nước, rồi pha loãng với một ít nước nóng, thêm 1 thìa mật ong nếu có thêm một ít nước cốt chanh thì càng tốt; sau đó chỉ cần để nước nguội vừa ấm là có thể sử dụng. Tùy khẩu vị mỗi người mà cho nhiều hay ít, tuy nhiên không nên để quá nhiều chanh có thể làm tổn hại đến dạ dày.

Bệnh nhân trào ngược dạ dày nên uống trà gừng mỗi ngày vào buổi sáng trước bữa ăn khoảng 20- 30 phút rất tốt cho cơ thể và tình trạng trào ngược. Ngoài ra trà gừng còn có tác dụng làm an thần, tĩnh tâm, có thể làm giảm căng thẳng mệt mỏi giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. 

tra-gung-mat-ong-chua-trao-nguoc-da-day-bang-gung

Trà gừng mật ong- Bài thuốc trong trào ngược dạ dày

3.3 Gừng ngâm mật ong- bài thuốc thông dụng chữa trào ngược dạ dày bằng gừng

Gừng và mật ong đều được biết đến như một chất kháng sinh tự nhiên và là liều thuốc tốt cho dạ dày, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản. Trong gừng và mật ong chứa rất nhiều vitamin, hoạt chất làm ức chế virus Hp, giảm tăng tiết acid dạ dày vì vậy việc ngâm gừng vào mật ong giúp tăng tác dụng của gừng đối với bệnh trào ngược dạ dày, giảm hiệu quả các triệu chứng buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu do tăng tiếc acid. Đồng thời, chất ngọt dịu ngọt của mật ong sẽ tạo cảm giác dễ uống, chất cay nồng của gừng cũng giúp dịu thần kinh và giảm cảm giác khó chịu của hiện tượng trào ngược dạ dày.

Cách để làm gừng ngâm mật ong cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị:

200 g gừng tươi, mật ong và lọ thủy tinh. Gừng mua về làm sạch vỏ và rửa sạch, để ráo. Cắt gừng thành lát mỏng. Rồi xếp vào lọ thủy tinh, sau đó cho mật ong vào, đậy kín. Ngâm gừng trong mật ong khoảng 10 ngày là có thể đem ra sử dụng. Mỗi ngày ngậm khoảng 3 lát gừng, kiên trì trong 1-3 tháng, các triệu chứng của trào ngược dạ dày sẽ giảm.

Có thể nói đây là phương thức chữa trào ngược dạ dày bằng gừng dễ làm và hiệu quả cao

>>>> Tìm hiểu thêm: Mách Bạn Cách Sử Dụng Mật Ong Trị Bệnh Dạ Dày Hiệu Quả

gung-ngam-mat-ong-mot-phuong-phap-chua-trao-nguoc-da-day-bang-gung

Gừng ngâm mật ong- Phương pháp chữa trào ngược dạ dày

3.4 Gừng ngâm giấm

Theo Tây y gừng củ có chứa chất kháng sinh tự nhiên, có tính sát khuẩn, giảm đau. Mặt khác giấm lại là chất có tính chua, vị thanh, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa giúp kích thích dạ dày, dễ tiêu, và có tính sát khuẩn đối với vi khuẩn gây hại và giảm nguy cơ viêm ở dạ dày. Chính vì vậy gừng ngâm giấm cũng là một trong những phương pháp trị trào ngược dạ dày bằng gừng hiệu quả, được khuyên dùng khá phổ biến. Ngoài ra việc sử dụng gừng ngâm giấm còn hỗ trợ cho có vấn đề khó ngủ, trị cảm lạnh, ổn định huyết áp… Đặc biệt, với đấng mày râu, gừng ngâm giấm còn là liều thuốc tăng cường thể lực, tráng dương tự nhiên. Để làm gừng ngâm giấm, có thể làm theo hai cách sau:

Chuẩn bị: 500g gừng tươi, một lọ thủy tinh, giấm táo hoặc giấm gạo, tuy nhiên sử dụng giấm táo được xem là tốt hơn cả.

Cách làm

Cách 1:

Gừng tươi mua về đem rửa sạch, rồi cắt thành lát mỏng. Đem ngâm muối trong 15 phút, để ráo nước. Sau đó, xếp vào lọ thủy tinh, và cho giấm vào sao cho ngập gừng đã xếp, đậy kín và để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời. Ngâm gừng trong khoảng một tuần là có thể sử dụng. Bạn có thể bảo quản nơi thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh.

Cách 2:

Cho giấm vào nồi và đun lửa nhỏ đến khi sôi, tắt bếp và thêm đường vào nếm có vị chua chua ngọt ngọt rồi để nguội. Xếp gừng vào trong lọ thủy tinh rồi cho hỗn hợp trên đến ngập gừng. Đem đậy kín để qua một ngày là có thể sử dụng được.

Cách dùng gừng ngâm giấm cũng khá đơn giản, đối với người bị trào ngược dạ dày mỗi ngày chỉ cần ngậm 2-3 lát, có thể nhai nhẹ để chất trong gừng và giấm được tiết ra và dễ đi vào thực quản, dạ dày.  Kiên trì sử dùng phương pháp này khoảng 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, hiện tượng trào ngược cũng được cải thiện. Ngoài ra khi dùng bạn có thể lấy khoảng 3 lát hãm với nước sôi, thêm chút đường phèn uống thay trà cũng có thể là giảm các biểu hiện tới từ trào ngược dạ dày thực quản.

gung-ngam-giam

Gừng ngâm giấm

4. Những lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng gừng

 Gừng là thực phẩm an toàn không có nhiều tác hại với cơ thể tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng cũng sẽ gây phản tác dụng có thể dẫn đến tác hại xấu đối với người sử dụng như rối loạn nhịp tim, ngộ độc,…

Vì vậy khi sử dụng các bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng gừng người bệnh nên lưu ý:

Gừng vào cơ thể một cách tự nhiên, các hoạt chất trong gừng cần có thời gian dài để được hấp thu và chuyển hóa vì vậy người dùng cần phải kiên nhẫn sử dụng lâu dài mới có được kết quả như mong đợi. Đồng thời, gừng được dùng với các trường hợp trào ngược nhẹ. Với các bệnh nhân trào ngược dạ dày nặng, và có những biến chứng nguy hiểm thì vẫn nên các sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ; gừng chỉ là liệu pháp hỗ trợ để cải thiện bệnh tạm thời. Cùng với đó, bệnh nhân xuất huyết dạ dày, nôn ra máu không nên sử dụng gừng, đặc biệt khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Tốt nhất khi sử dụng gừng trong điều trị trào ngược dạ dày bạn nên báo cho bác sĩ để được tư vấn thêm cũng như chắc rằng các thành phần này của thuốc không gây phản ứng ngược khi kết hợp với gừng.

– Theo khuyến nghị của các chuyên gia, gừng hay chế phẩm từ gừng không nên dùng quá 4g gừng trên ngày, nếu nhiều hơn có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng, thậm chí là ngộ độc.

– Đối với việc sử dụng gừng trong điều trị trào ngược dạ dày, bệnh nhân không được để bụng đói khi dùng gừng. Cùng với đó, chế độ ăn uống trong điều trị trào ngược dạ dày cũng rất quan trọng, người bệnh cần ăn vừa đủ, không ăn đồ cay nóng, chất khó tiêu dẫn đến tạo áp lực cho dạ dày. Tránh xa rượu bia, các chất kích thích là tăng acid dạ dày. Và cần có một lối sinh hoạt khoa học, hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng, gây stress, ngủ không ngon. Việc điều trị trào ngược dạ dày bằng gừng sẽ không hiệu quả nếu không lưu ý đến lối sống lành mạnh.

– Cần lưu ý thêm các trường hợp không nên sử dụng gừng để điều trị chứng trào ngược như người đang mang thai, người bị tiểu đường, những người bị nóng trong người, người bị máu khó đông hay có bệnh lý về gan… cũng không nên sử dụng. Nếu cần thiết thì phải tham vấn qua ý kiến bác sĩ.

>>>> Tìm hiểu thêm: Sử Dụng Thuốc Đông Y Giải Quyết Tình Trạng Dạ Dày Bị Trào Ngược

luu-y-su-dung-gung-voi-trao-nguoc-da-day

Lưu ý sử dụng gừng với trào ngược dạ dày

5. Chuyên gia đánh giá chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng gừng

Gừng sống có tác dụng tán phong hàn, chống buồn nôn, làm ấm ruột, trong Tây y gừng được chỉ ra có chứa các hoạt chất như Methadone, Tecpen, Zingiberol, Oleoresin… các chất này có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày nên làm giảm tình trạng trào ngược, Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả chữa trào ngược dạ dày của gừng, và hàm lượng hoạt chất trong gừng đủ để giảm tiết acid dạ dày đặt hiệu, cũng như tiêu diệt vi khuẩn Hp, nguyên nhân chính gây ra các bệnh về dạ dày ở Việt Nam, mà chỉ có thể ức chế một phần nào sự phát triển của vi khuẩn Hp. Các nghiên cứu chỉ có thể chỉ ra được tác dụng của gừng đối với các triệu chứng trào ngược dạ dày.

Điều này có nghĩa, gừng không thể được coi là thuốc để trị trào ngược dạ dày thực quản, mà chỉ hỗ trợ để giảm các dấu hiệu bệnh trào ngược như khó nuốt, ợ chua, buồn nôn…  Mặt khác nếu lạm dụng sử dụng gừng trong điều trị cũng dẫn đến những nguy hại đến sức khỏe như nóng trong người, nứt thịt, ngộ độc… Chính vì lẽ đó, nếu có những dấu hiệu hoặc được chẩn đoán về trào ngược dạ dày, bạn vẫn nên đến tham vấn và dựa trên phát đồ điều trị của bác sĩ, và có thể hỏi để sử dụng thêm gừng như một liệu pháp hỗ trợ cho chứng trào ngược dạ dày.

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ, dược sĩ Scurma Fizzy về “Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng”, Nếu còn băn khoăn về việc sử dụng gừng trong điều trị trào ngược dạ dày hay những phương pháp trị trào ngược dạ dày vui lòng liên hệ HOTLINE 18006091 để được các bác sĩ dược sĩ của Scurma Fizzy tư vấn, giải đáp.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091