Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Mật Ong Có Hiệu Quả Không

Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Mật Ong Có Hiệu Quả Không

 

Trào ngược dạ dày là tình trạng acid dạ dày trào ngược vào ống thực quản gây nên các triệu chứng như đau bụng, ợ chua, ợ nóng. Ngoài việc sử dụng thuốc, một số người đang chuyển sang các biện pháp tự nhiên để giảm các triệu chứng. Một trong những phương pháp dễ làm và thực hiện đó là chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong. Vậy chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong có thực sự hiệu quả không ?

1. Mật ong có tác dụng gì ?

1.1. Thành phần hóa học trong mật ong

Mật ong tự nhiên chứa khoảng 200 chất, chủ yếu là đường và nước, ngoài ra còn có axit amin, vitamin, khoáng chất và enzym. Đường chiếm 95–99% chất khô của mật ong. 

chua-trao-nguoc-da-day-bang-mat-ong-1

Thành phần hóa học của mật ong

Thành phần đường chính của mật ong là fructose (32,56-38,2%) và glucose (28,54-31,3%), chiếm 85–95% tổng số đường được hấp thụ dễ dàng trong đường tiêu hóa. Các loại đường khác bao gồm maltose, sucrose, isomaltose turanose, nigerose, meli-biose, panose, maltotriose, melezitose. 

Một số hợp chất khác cũng được tìm thấy trong mật ong:

  • Fructooligosaccharides (4% đến 5%): đóng vai trò như các chất lợi khuẩn. 
  • Acid hữu cơ (0,57%): acid gluconic, nguyên nhân tạo nên độ chua của mật ong, góp phần vào hương vị đặc trưng của nó.
  • Chất khoáng (0,1% đến 1,0%): Kali chứa nhiều nhất, tiếp theo là canxi, magiê, natri, lưu huỳnh và phốt pho. Các nguyên tố ít hơn bao gồm sắt, đồng, kẽm và mangan.
  • Các hợp chất nitơ, vitamin C, vitamin B1 (thiamine) và vitamin phức hợp B2 như riboflavin, axit nicotinic, B6 và axit panthothenic.
  • Enzym: oxidase, invertase, amylase, catalase,… có trong mật ong. Trong đó các enzyme chính trong mật ong là invertase (saccharase), diastase (amylase) và glucose oxidase. Chúng có một vai trò quan trọng trong việc hình thành mật ong. Enzyme glucose oxidase tạo ra hydrogen peroxide (cung cấp các đặc tính chống vi khuẩn) và axit gluconic từ glucose giúp hấp thụ canxi. Invertase chuyển sucrose thành fructose và glucose. Còn enzyme amylase phân cắt chuỗi tinh bột dài trong mật ong tạo dextrin và maltose Catalase giúp sản xuất oxy và nước từ hydrogen peroxide.
  • Protein: số lượng protein cụ thể khác nhau tùy theo nguồn gốc của ong mật chỉ chiếm khoảng 0,1–0,5 phần trăm số lượng.

1.2. Mật ong được sử dụng trong cổ truyền như thế nào?

Mật ong chiếm một vị trí quan trong trong y học cổ truyền trong nhiều thế kỷ. Việc sử dụng mật ong của con người được bắt nguồn từ khoảng 8000 năm trước như được mô tả bởi các bức tranh thời kỳ đồ đá. Người Ai Cập cổ đại, người Assyria, người Trung Quốc, người Hy Lạp và người La Mã sử ​​dụng mật ong để chữa vết thương và các bệnh về đường ruột. Dưới đây là một số tác dụng có lợi của mật ong đã được các chủng tộc cổ đại sử dụng.

1.2.1. Mật ong ở Ai Cập cổ đại

Mật ong là loại thuốc phổ biến nhất của người Ai Cập, nó có mặt tận 500 lần trong 900 phương thuốc. Mật ong được sử dụng vì đặc tính kháng khuẩn giúp chữa lành vết thương bị nhiễm trùng. Hầu hết tất cả các loại thuốc của Ai Cập đều chứa mật ong cùng với rượu và sữa. Người Ai Cập cổ đại dâng mật ong cho các vị thần của họ như một vật hiến tế. Để ướp xác người chết, họ cũng sử dụng mật ong. Ngoài ra, mật ong đã được sử dụng như một loại thuốc mỡ bôi ngoài da.

1.2.2. Mật ong ở Hy Lạp cổ đại

Oenomel là một loại đồ uống Hy Lạp cổ đại bao gồm mật ong và nước ép nho chưa lên men. Nó đôi khi được sử dụng như một phương thuốc dân gian cho bệnh gút và một số chứng rối loạn thần kinh. Hippocrates, nhà khoa học vĩ đại người Hy Lạp, đã quy định một chế độ ăn uống đơn giản, ưu tiên dùng mật ong như oxymel (giấm và mật ong) để giảm đau, hydromel (nước và mật ong) để trị khát, và hỗn hợp mật ong, nước và các dược chất khác nhau để chữa sốt cấp tính. Ngoài ra, ông còn sử dụng mật ong để trị hói đầu, ngừa thai, chữa lành vết thương, nhuận tràng, trị ho và đau họng, các bệnh về mắt, khử trùng tại chỗ, ngăn ngừa và điều trị sẹo.

1.2.3. Mật ong trong y tế của người Hồi Giáo

Trong hệ thống y tế Hồi giáo, mật ong được coi là một thức uống lành mạnh. Kinh Qur’an linh thiêng minh họa một cách sinh động giá trị chữa bệnh tiềm tàng của mật ong: “Và Chúa của ngươi đã dạy con ong xây dựng các tế bào của nó trên đồi, trên cây và nơi ở (của đàn ong); sau đó ăn tất cả các sản vật (của trái đất), và với kỹ năng khéo léo tìm thấy những con đường rộng rãi của Chúa của nó: từ bên trong cơ thể họ uống một thứ đồ uống có nhiều màu sắc khác nhau, trong đó chữa bệnh cho nam giới: quả thật đây là dấu hiệu cho những ai biết suy nghĩ “. Hơn nữa, nhà tiên tri Hồi giáo Mohammad (SA) đã khuyến nghị sử dụng mật ong để điều trị tiêu chảy. Avicenna, nhà khoa học và bác sĩ vĩ đại của Iran, gần 1000 năm trước, đã khuyến cáo mật ong như một trong những phương thuốc tốt nhất trong điều trị bệnh lao.

>>>> Đọc thêm: Có Thật Sự Tốt Như Lời Đồn Nếu Uống Mật Ong Lúc Bị Đau Dạ Dày?

1.3. Mật ong trong y học hiện đại

Vì tính phổ biến và công dụng hữu ích của mật ong, mật ong còn được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và lâm sàng xác thực các tác dụng đó và tìm ra các công dụng mới. Nó không chỉ được nghiên cứu trong việc chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong mà còn nghiên cứu về nhiều đặc tính hữu ích khác:

chua-trao-nguoc-da-day-bang-mat-ong-2

Công dụng của mật ong

1.3.1 Đặc tính kháng khuẩn của mật ong

Ngoài vai trò quan trọng của mật ong thiên nhiên trong y học cổ truyền, trong suốt mấy chục năm qua. Hoạt động kháng khuẩn của mật ong là một trong những phát hiện quan trọng nhất được công nhận lần đầu tiên vào năm 1892; của van Ketel.

Các mầm bệnh nhạy cảm với mật ong:

Khoảng 60 loài vi khuẩn bao gồm vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn gram dương và gram âm đã bị ức chế bởi tác dụng của mật ong được báo cáo lại.

Mật ong có thể hoạt động kìm khuẩn và diệt khuẩn tùy thuộc vào nồng độ sử dụng. Mật ong đồng cỏ (4-8%) và mật ong manuka 5-11% có tác dụng kìm khuẩn trong khi hoạt động diệt khuẩn đạt được ở nồng độ 5-10% và 8-15% (v / v), tương ứng. Ngược lại, mật ong nhân tạo (dung dịch đường mô phỏng thành phần của mật ong) chỉ có tác dụng kìm khuẩn (20-30%) và không diệt khuẩn.

Các cơ chế có thể có của hoạt động kháng khuẩn của mật ong:

Hoạt động kháng khuẩn có liên quan đến bốn đặc tính của mật ong:

  • Mật ong hút ẩm ra khỏi môi trường và do đó làm mất nước của vi khuẩn. Hàm lượng đường trong mật ong cũng đủ cao để cản trở sự phát triển của vi khuẩn, nhưng chỉ riêng hàm lượng đường không phải là lý do duy nhất cho đặc tính kháng khuẩn của mật ong.
  • Độ pH của mật ong là từ 3,2 đến 4,5, đây là độ acid đủ thấp để ức chế sự phát triển của hầu hết các vi sinh vật. 
  • Hydrogen peroxide được tạo ra bởi glucose oxidase là thành phần kháng khuẩn thứ ba và có lẽ là quan trọng nhất. 
  • Một số yếu tố phytochemical cho hoạt động kháng khuẩn đã được xác định trong mật ong.

1.3.2. Làm lành vết thương

Gần như tất cả các loại vết thương như trầy xước, áp xe, cắt cụt chi, lở loét, bỏng, ớn lạnh, vết thương vỡ bụng, nứt núm vú, rò rỉ, tiểu đường, cổ tử cung, giãn tĩnh mạch và loét hồng cầu hình liềm, vết thương nhiễm trùng, vết thương phẫu thuật hoặc vết thương ở thành bụng và đáy chậu được cho là có thể đáp ứng với liệu pháp mật ong. Sử dụng mật ong làm băng vết thương giúp kích thích quá trình chữa lành và nhanh chóng làm sạch vết nhiễm trùng. Mật ong có tác dụng làm sạch vết thương, kích thích tái tạo mô và giảm viêm. Miếng lót tẩm mật ong hoạt động như băng vết thương không kết dính.

1.3.3. Bệnh đường tiêu hóa

Uống mật ong để điều trị và bảo vệ chống lại nhiễm trùng đường tiêu hóa như viêm dạ dày, tá tràng và loét dạ dày do vi khuẩn và virus rota đã được báo cáo. 

chua-trao-nguoc-da-day-bang-mat-ong-4

Mật ong chữa các bệnh về đường tiêu hóa

Tiêu chảy và viêm dạ dày ruột có thể giải quyết nhanh chóng với mật ong Ở nồng độ 5% , mật ong làm giảm thời gian tiêu chảy trong trường hợp viêm dạ dày ruột do vi khuẩn so với nhóm sử dụng đường trong dịch thay thế. Không thấy thay đổi nào trong bệnh viêm dạ dày ruột do virus. Trong chất lỏng bù nước, mật ong bổ sung sự hấp thu kali và nước mà không làm tăng hấp thu natri. 

1.3.4. Tác dụng kháng nấm

Mật ong nguyên chất ức chế sự phát triển của nấm và mật ong pha loãng có khả năng ức chế sản xuất độc tố. Tác dụng chống nấm cũng đã được quan sát thấy đối với một số nấm men và các loài Aspergillus và Penicillium, nấm Candida albicans cũng như tất cả các loại nấm da thông thường. 

Khả năng đáp ứng này một phần là do ức chế sự phát triển của nấm và một phần là do ức chế sự lây nhiễm của vi khuẩn. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã báo cáo rằng bôi mật ong tại chỗ có hiệu quả trong điều trị viêm da tiết bã và gàu.

1.3.5. Tác dụng kháng vi rút của mật ong

Ngoài tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm, mật ong tự nhiên đã cho thấy tác dụng kháng vi-rút. Al-Waili (2004) đã nghiên cứu tác dụng của việc bôi mật ong tại chỗ đối với các đợt tấn công tái phát của các tổn thương herpes và kết luận rằng bôi mật ong tại chỗ là an toàn và hiệu quả trong việc kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của các tổn thương tái phát do herpes môi và sinh dục so với acyclovir kem. Mật ong cũng đã được báo cáo là có tác dụng ức chế hoạt động của vi rút rubella.

1.3.6. Tác dụng khác của mật ong

Một số tác dụng khác cũng được nghiên cứu khoa học:

  • Tác dụng chống viêm: nó làm giảm viêm và tiết dịch, thúc đẩy quá trình chữa lành, giảm kích thước sẹo và kích thích tái tạo mô, ít gây tác dụng phụ không mong muốn.
  • Tác dụng chống oxy hóa: mật ong chứa các hợp chất như flavonoid, acid phenolic, axit ascorbic, tocopherols, catalase, superoxide dismutase phối hợp với nhau để tạo ra tác dụng chống oxy hóa tổng hợp.
  • Điều trị các bệnh nhãn khoa khác nhau như viêm bờ mi, viêm giác mạc, viêm kết mạc, chấn thương giác mạc, bỏng hóa chất và nhiệt cho mắt.
  • Mật ong làm chất bảo quản thực phẩm và prebiotic.
  • Mật ong chống lại các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng lipid máu và sản xuất gốc tự do.
  • Tác dụng trong ung thư gan, ung thư trực tràng và ung thư vú.

2. Chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong liệu có đem tới hiệu quả không ?

2.1. Cơ chế chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong

Các nghiên cứu in vitro về các chủng H. pylori gây viêm dạ dày đã được chứng minh là có thể bị ức chế bởi dung dịch mật ong 20%. Ngay cả những chủng đã biểu hiện khả năng chống lại các chất kháng khuẩn khác cũng nhạy cảm. Không giống như hầu hết các loại thuốc kháng sinh thông thường, người ta đã báo cáo rằng liều lượng mật ong không dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh và nó có thể được sử dụng liên tục.

Ngoài ra, mật ong cũng giúp phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, kích thích sự phát triển của các mô mới và hoạt động như một chất chống viêm.

co-che-chua-trao-nguoc-da-day-bang-mat-ong-3

Cơ chế chữa trào ngược bằng mật ong

Năm 2006, Nasutia và cộng sự đã chứng minh rằng việc uống mật ong (2 g / kg), ngăn ngừa tổn thương dạ dày do indomethacin.

Trong một đánh giá lâm sàng được in trên Tạp chí Y khoa Anh, các nhà nghiên cứu cho rằng tính chất nhớt của mật ong có thể giúp giảm tác động của acid dạ dày, dịu vùng bị tổn thương. Một thành viên trong nhóm của họ đã thấy giảm các triệu chứng ợ chua của mình sau khi tiêu thụ 5 ml (khoảng một thìa cà phê) mật ong nguyên chất. 

Chính vì vậy, chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong là một sự lựa chọn không tồi.

2.2. Tác dụng phụ khi chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong

Hầu hết mọi người có thể chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong mà không có bất kỳ tác dụng không mong muốn hay bất lợi nào.

Dị ứng với mật ong là rất hiếm, nhưng có thể có phản ứng dị ứng với phấn hoa hoặc protein ong trong mật ong. 

Mặt khác, về mặt lý thuyết, có thể luôn có nguy cơ tăng nồng độ đường huyết khi sử dụng mật ong cho bệnh nhân mắc đái tháo đường. 

>>>> Đọc thêm: Cách Để Đạt Được Hiệu Quả Cao Nhất Khi Dùng Mật Ong Trị Bệnh Dạ Dầy

3. Phương pháp dân gian chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong

3.1. Chữa trào ngược dạ dày sử dụng mật ong nguyên chất

Phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong nguyên chất khá tiện lợi và hiệu quả. Khi bạn bị các cơn đau bất chợt xảy đến, bạn có thể ăn 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất giúp giảm nhanh cảm giác đau, nóng rát và khó chịu ở bụng tại vùng thượng vị.

chua-trao-nguoc-da-day-bang-mat-ong-nguyen-chat-5

Sử dụng mật ong nguyên chất

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mật ong thường xuyên như một phương pháp cải thiện tình trạng bệnh dạ dày.

Cách thực hiện:

  • Lấy một lượng 1 – 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất uống trực tiếp.
  • Bạn nên sử dụng vào sáng sớm lúc bụng đói. Sử dụng kéo dài khoảng 2 đến 3 tuần để thấy hiệu quả.

3.2. Sử dụng trà mật ong hỗ trợ giảm đau do trào ngược

Dùng trà mật ong là một trong những phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong hữu ích hơn so với ăn mật ong nguyên chất. Chỉ mất một khoảng thời gian ngắn hơn, acid dịch vị dư thừa trong dạ dày sẽ được trung hòa bớt đi, từ đó giảm mức độ cơn đau và cảm giác nóng rát do trào ngược gây ra..

Cách thực hiện:

  • Pha khoảng 4 – 5 thìa cà phê mật ong nguyên chất vào 150ml nước ấm (khoảng 70 – 80 )
  • Khuấy đều, uống khi trà còn ấm, uống từng ngụm nhỏ.
  • Uống khi bạn đang đói, dùng 2 đến 3 tuần để có tác dụng tốt nhất.

3.3. Kết hợp nghệ trong chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong

Bên cạnh mật ong, nghệ vàng cũng là một trong những vị thuốc phổ biến dùng để giảm trào ngược dạ dày và cũng được nghiên cứu trên nhiều bài báo khoa học. Hoạt chất curcumin và các dẫn chất của nó được tìm thấy trong nghệ được cho là có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, diệt khuẩn, đẩy nhanh tốc độ lành vết loét. Chính vì vậy, việc kết hợp mật ong với nghệ trong các bài thuốc dạ dày đạt được nhiều tiến triển tốt.

Có rất nhiều phương pháp kết hợp nghệ với mật ong trong bệnh trào ngược dạ dày, bạn có thể tham khảo phương pháp sau:

  • Sử dụng 200 gram nghệ tươi và 300 gram mật ong nguyên chất.
  • Nghệ tươi bạn đem rửa sạch rồi gọt vỏ sau đó cắt lát mỏng.
  • Cho nghệ đã cắt lát vào bình thủy tinh và đổ thêm mật ong vào, sau đó, đậy kín bình rồi ngâm trong 15 – 20 ngày.
  • Nghệ ngâm đủ ngày, bạn đem ra sử dụng, mỗi lần ăn 1 – 2 thìa mật ong và vài lát nghệ, ngày dùng 2 – 3 lần. Dùng lâu dài khoảng 2-3 tuần để có hiệu quả với bệnh.

3.4. Sử dụng mật ong và trà hoa cúc chữa đau dạ dày

Trong hoa cúc chứa một số hợp chất như Anethole, Bisabolol, Apigenin có tác dụng chống co thắt cơ trơn, giảm đau, kháng viêm, sát khuẩn và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Việc kết hợp mật ong với hoa cúc sẽ có ích cho việc giảm đau do trào ngược dạ dày của bạn.

Cách tiến hành phương pháp sử dụng trà hoa cúc mật ong.

  • Bạn chuẩn bị một ít mật ong nguyên chất cùng với 10 bông hoa cúc
  • Hoa cúc bạn đem thêm 100 đến 200 ml nước sôi, hãm trong vòng 15 – 20 phút.
  • Nấu hoa cúc thành trà rồi bạn thêm một chút mật ong nguyên chất vào, khuấy lên, uống như một thức trà bình thường.
  • Bạn nên kiên trì thực hiện các chữa trào ngược bằng uống trà hoa cúc mật ong ngày 3 lần, uống trong vòng 2 tuần sẽ nhận thấy hiệu quả của nó.

3.5. Sử dụng mật ong và gừng điều trị trào ngược dạ dày

Gừng từ lâu đã được dùng để giải cảm,giảm nôn, buồn nôn. Bên cạnh đó, nó cũng đã được sử dụng để giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Ngoài ra, một số nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã tìm thấy một số hoạt chất trong gừng như Shogaol, Zingerone và Gingerol có khả năng giảm đau,chống viêm, giảm đau và ức chế vi khuẩn gây bệnh.

chua-trao-nguoc-da-day-bang-mat-ong-va-gung-6

Trà mật ong gừng chữa đau dạ dày

Chính vì thế, sự kết hợp giữa mật ong với gừng để chữa trào ngược dạ dày giúp đẩy lùi cơn đau nhanh chóng, đạc biệt là các cơn đau vùng thượng vị. 

Bạn có thể sử dụng trà gừng mật ong hoặc ngâm gừng với mật ong để thấy tác dụng hiệu quả nhất.

Cách pha trà gừng mật ong để chữa trào ngược dạ dày:

  • Chuẩn bị một củ gừng tươi (khoảng 100 gram) đem rửa sạch, để ráo rồi cắt thành các lát mỏng.
  • Cho các lát gừng vào tách rồi thêm khoảng 150ml nước sôi, hãm trong vòng 10 đến 15 phút.
  • Thêm 1 đến 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất vào, khuấy đều thưởng thức từng ngụm nhỏ đển dịu cơn đau.
  • Bạn có thể sử dụng thức trà này lúc đói, ngày 1 lần, trong vòng 2 đến 3 tuần để thấy hiệu quả.

Cách ngâm gừng với mật ong để chữa trào ngược dạ dày

  • Chuẩn bị 200 gram gừng với 150 ml mật ong.
  • Gừng rửa sạch, để ráo, cắt thành các lát mỏng rồi đem xếp vào bình thủy tinh có nút kín.
  • Thêm mật ong vào bình (có thể ước lượng bằng việc đổ ngập lượng gừng đã chuẩn bị)
  • Ngâm trong khoảng 5 đến 10 ngày rồi lấy ra dùng. 
  • Bạn nên dùng đều đặn một ngày 2 – 3 lần trước bữa ăn khoảng 30 – 60 phút, dùng trong khoảng 2 đến 3 tuần, mỗi lần dùng 1 thìa cà phê hỗn hợp ngâm và vài lát gừng.

4. Chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong cần lưu ý gì ?

Mặc dù những nghiên cứu về chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong hay mối liên quan giữa chúng còn hạn chế. Tuy nhiên, việc chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong vẫn được coi là một cách an toàn và hiệu quả để điều trị trào ngược acid.

luu-y-chua-trao-nguoc-da-day-bang-mat-ong-7

Lưu ý khi sử dụng mật ong chữa trào ngược dạ dày

Nếu bạn quyết định thử mật ong cho bệnh trào ngược dạ dày, hãy nhớ:

  • Nên sử dụng liều thông thường là khoảng một thìa cà phê cho mỗi ngày.
  • Nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng không mong muốn bất thường nào sau khi sử dụng mật ong, bạn nên ngừng sử dụng và đi khám ngay lập tức.
  • Khi sử dụng mật ong có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu bạn, đặc biệt là bệnh tiểu đường.
  • Bạn tuyệt đối không được thử phương pháp điều trị tại nhà này nếu bạn bị dị ứng với mật ong.
  • Bạn cũng nên hỏi bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc khác hay trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú về việc chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong
  • Bạn không nên chữa đau dạ dày bằng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

>>>> Đọc thêm: Nghệ Mật Ong Nên Được Uống Vào Thời Điểm Nào Nếu Dạ Dày Bị Đau

5. Một số phương pháp khác giúp giảm trào ngược

5.1. Thay đổi lối sống giảm trào ngược dạ dày

Các bệnh dạ dày có thể bị ảnh hưởng một phần bởi lối sống của chính bạn. Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp tự nhiên như chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong, bạn còn có thể thay đổi lối sống để giúp bệnh ít tái phát hơn.

Đặc biệt với trường hợp trào ngược acid xuất hiện ít, thỉnh thoảng hoặc nhẹ thường có thể được ngăn ngừa bằng cách áp dụng một số thay đổi lối sống. 

Thay đổi lối sống với một số phương pháp:

  • Tránh nằm ngay sau bữa ăn, ít nhất là 30 phút.
chua-trao-nguoc-da-day-bang-mat-ong-8

Tránh nằm ngay sau khi ăn

  • Ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn trong ngày, tránh ăn quá no hay quá đói.
  • Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, tránh quần áo bó sát để không tạo áp lực lên vùng bụng.
  • Giảm cân nặng nếu bạn đang béo phì. 
  • Cai thuốc lá vì chất nicotin trong thuốc lá ảnh hưởng đến cơ vòng thực quản và tình trạng tiết acid.
  • Ngủ cao gối 10 đến 15 cm hoặc nâng cao đầu giường của bạn  bằng cách đặt các khối gỗ dưới cột giường của bạn. 

Bên cạnh đó, thói quen ăn uống cũng ảnh hưởng đến bệnh trào ngược dạ dày và chứng ợ nóng. Một số loại thực phẩm gây ra trào ngược bạn bên kiêng ăn: 

  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo, chiên rán, dầu mỡ.
  • Một số đồ uống có hại: rượu, cà phê, đồ uống có ga (như soda),…
  • Một số gia vị: hành, tỏi, bạc hà, tinh dầu bạc hà,…
  • Một số trái cây, rau củ: cam, quýt, bưởi, cà chua,…

Đặc biệt nếu các triệu chứng trào ngược acid của bạn trở nên nặng nề hơn sau khi ăn một số thực phẩm, bạn nên tránh sử dụng chúng nhiều nhất có thể. 

5.2. Sử dụng thuốc

Bên cạnh lối sống và các phương pháp tự nhiên, sử dụng thuốc giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng chúng khi có sự tư vấn của nhân viên y tế và các bác sỹ có chuyên môn. 

Một số nhóm thuốc hay được dùng để điều trị trong bệnh trào ngược dạ dày: 

  • Thuốc trung hòa acid như nhôm hydroxyd, magie hydroxyd,…
  • Thuốc kháng Histamin H2 như famotidine hoặc cimetidine
  • Thuốc điều trị có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày như sucralfate
  • Thuốc ức chế bơm proton H+/K+ – ATPase (hay được sử dụng nhất) như các hoạt chất rabeprazole, lansoprazol, omeprazole và esomeprazole.

5.3. Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật chỉ cần thiết trong một số ít trường hợp bệnh nhân bị trào ngược dạ dày tùy theo chỉ định của bác sỹ.

Trên đây là những thông tin hữu ích về chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong, giúp bạn có những cân nhắc khi sử dụng mật ong điều trị chứng trào ngược. Những thông trong bài viết và các thuốc điều trị chỉ mang tính chất tham khảo không thể thay thế cho chẩn đoán và điều trị của bác sỹ. Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan về bệnh trào ngược dạ dày mà bạn đang gặp phải, bạn có thể liên hệ số HOTLINE 18006091 của chúng tôi để được các dược sĩ Scurma Fizzy giải đáp và tư vấn miễn phí cho tình trạng bệnh của bạn.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091