Cơ Chế Đau Dạ Dày Là Gì, Nguyên Nhân Gây Đau Dạ Dày

Cơ Chế Đau Dạ Dày Là Gì, Nguyên Nhân Gây Đau Dạ Dày

Đau dạ dày là hậu của của sự phá vỡ cân bằng của các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày và yếu tố phá hủy dạ dày. Vậy cơ chế đau dạ dày của hai nhóm yếu tố này hoạt động như thế nào? Chúng ta cùng theo dõi.

1. Yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày

Bao gồm: Chất nhầy, HCO3, sự tái tạo niêm mạc. Lớp chất nhầy Mucin Là lớp niêm dịch giàu bicarbonate được tạo bởi glycoprotein chứa các phospholipids không phân cực phủ trên bề mặt niêm mạc dạ dày, được tồn tại ở dạng gel, có tính đàn hồi và mất tính kiềm nên nó không thích hợp cho sự tiêu hủy của pepsin, đồng thời không cho phép acid từ dịch vị tự do khuếch tán sâu vào trong giúp bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày. Tế bào biểu mô niêm mạc Có đặc tính tái sinh rất nhanh sau khi tổn thương đồng thời sản xuất ra HCO3- giúp trung hòa các ion H+ của acid HCl của các yếu tố phá hủy niêm mạc nếu chúng xâm nhập được qua lớp chất nhầy Mucin. Sự tưới máy phong phú giúp mang các ion H+ và cung cấp vật liệu giúp dạ dày hàn gắn tổn thương. Prostaglandin Là chất được sản xuất tại chỗ có tác dụng khuếch đại và điều phối các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp quá trình tái tạo xảy ra ngay lập tức kể cả khi nồng độ H+ tăng lên gấp 5 lần. Tuy nhiên,khi các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày như lớp nhầy, tế bào biểu mô niêm mạc,.. có dấu hiệu bất thường khiến cho thương tổn vượt qua lớp nhầy xuống niêm mạc thì dụ tí tạo biểu mô của niêm mạc không thực hiện được thì Prostaglandin và các yếu tố tăng trưởng CGF – một chất bổ sung dinh dưỡng thúc đẩy tăng trưởng, kích thích sự bảo vệ miễn dịch và tăng tốc độ chữ lành được bài tiết trong nước bọt và tá tràng giúp làm giảm tiết acid, kích thích tăng sinh tế bào của cùng tổn thương niêm mạc.

>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Biểu Hiện Thế Nào, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Cơ chế đau dạ dày là gì?

Cơ chế đau dạ dày là gì?

 

2. Yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày

Pepsin Có khả năng phá hủy bề mặt lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc nhưng tác dụng này không lớn, mặt khác tính chất kiềm của lớp nhầy đã làm hạn chế tác dụng tiêu hủy của pepsin, cuối cùng, khi phân tử pepsin quá lớn để có thể thấm sâu vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc. Mặt khác, pepsin ở trong dạ dày hỗ trợ acid tạo điều kiện cho H+ của acid khuếch tán sâu vào lớp nhầy để tiếp xúc với niêm mạc, tấn công niêm mạc và phối hợp hình thành các vết loét tổn thương niêm mạc và làm nặng thêm các vết loét tạo ra cơ chế đau dạ dày. Acid Clohydric Quá trình loét được khởi phát do các tác nhân kích thích dịch vị dạ dày tăng tiết acid HCl quá nhiều dẫn đến sự phân tán ngược của các ion H+ tác động vào niêm mạc dạ dày làm thương tổn thành dạ dày và gây ra cơ chế đau dạ dạ dày, loét dạ dày. Với cơ chế đau dạ dày do tăng tiết acid và các yếu tố phá hủy niêm mạc và giảm sự bảo vệ của các yếu tố bảo vệ thì không thể thiếu sự tác động của các tác nhân như thuốc kháng viêm không Steroid và cortisol, thuốc lá, cà phê dịch mật,… gây tổn thương niêm mạc, giảm tính kị nước của lớp nhầy tạo điều kiện cho acid tiếp cận với các biểu mô của niêm mạc. Đồng thời, ức chế sự tổng hợp của prostaglandin và NO ngăn cản quá trình tái tạo và sửa chữa các tế bào biểu mô niêm mạc khi tổn thương.

>>>> Tìm hiểu ngay: 10 Bài Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Phổ Biến Từ Dân Gian 

Cơ chế đau dạ dày là gì? Yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày

Cơ chế đau dạ dày là gì? Yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày

 

Do vậy, người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng viêm này và ổn định chế độ sinh hoạt không sử dụng thuốc lá, cà phê, rượu bia,.. giảm sự hình thành cơ chế đau dạ dày và tác động gây tăng tiết acid để bảo vệ dạ dày hiệu quả hơn. Nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu, triệu chứng của các bệnh lý về dạ dày thì hãy liên hệ ngay Hotline 1800.6091 (miễn phí cước gọi) hoặc để lại ngay SĐT dưới phần bình luận để được các chuyên gia tiêu hóa đầu ngành tư vấn miễn phí.

>>>> Tìm hiểu thêm: SCurma Fizzy – Giải Pháp Hỗ Trợ Điều Trị Hiệu Quả Cho Dạ Dày

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091