Đau Dạ Dày Và Đau Bao Tử Có Giống Nhau Không

Đau Dạ Dày Và Đau Bao Tử Có Giống Nhau Không

Trong cơ thể con người, hệ tiêu hóa có vai trò hết sức quan trọng trong việc chứa đựng, chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Hệ tiêu hóa gồm nhiều cơ quan và các tuyến tiêu hóa khác nhau hợp thành. Các cơ quan bao gồm miệng, hầu họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn. Các tuyến bao gồm: tuyến nước bọt, tuyến mật và tuyến tụy. Các cơ quan và các tuyến phối hợp hoạt động nhịp nhàng với nhau tạo nên chức năng tổng thể của toàn hệ. Bất kể một cơ quan hay một tuyến nào bị tổn thương, chức năng của hệ tiêu hóa sẽ giảm sút. Dạ dày cũng vậy, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Ở nhiều địa phương, nhiều người còn gọi dạ dày là bao tử. Vậy đau dạ dày và đau bao tử có giống nhau không, một số bệnh lý dạ dày thường gặp, nguyên nhân và cách điều trị?.

Dau-da-day-va-dau-bao-tu-co-giong-nhau-khong-1

Đau dạ dày và đau bao tử có giống nhau không?

1. Tìm hiểu về dạ dày và bao tử có giống nhau không

Dạ dày là một trong những cơ quan trong quá trình tiêu hóa, thuộc phần giữa của quá trình này. Dạ dày có hình dáng giống hình chữ J nằm trên mạc treo tràng trên vùng thượng vị và thuộc ô hoành phía trái.

Bao tử thực chất chính là dạ dày gọi với một cái tên khác. Chức năng của dạ dày gồm: 

  • Chứa đựng thức ăn được chuyển xuống từ thực quản
  • Nghiền, trộn thức ăn với dịch acid dạ dày
  • Tống thức ăn xuống ruột non để tiếp tục được tiêu hóa

Dạ dày được cấu tạo với cấu trúc phù hợp để thực hiện được chức năng của nó. Nó được tạo thành từ 5 lớp, có sự liên kết bền chặt với nhau gồm: lớp thanh mạc, lớp phúc mạc, các lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc dạ dày. Trong đó, lớp cơ cũng được sắp xếp, phân bổ để dạ dày thực hiện tốt nhất chức năng nhào trộn, nghiền thức ăn của nó. Lớp cơ dọc ở ngoài, rồi tới lớp cơ vòng và lớp cơ chéo ở trong cùng. Lớp niêm mạc dạ dày chứa các tuyến tiêu hóa quan trọng của dạ dày. Các tuyến được điều hòa bài tiết các chất, một số chất như dịch pepsinogen, dịch HCl…có chức năng tiêu hóa, phân hủy thức ăn; một số chất khác như chất nhầy lại có vai trò bảo vệ dạ dày. 

2.Cấu tạo các phần của dạ dày (bao tử)

2.1.Vùng tâm vị dạ dày

Có diện tích nhỏ từ khoảng 4 đến 6 cm2. Ở tâm vị, có lỗ tâm vị có vai trò đóng mở để nhận thức ăn từ thực quản vào dạ dày, và sau đó đóng lại để ngăn ngừa tình trạng trào ngược dịch thức ăn và dịch tiêu hóa lên thực quản, họng. Lỗ tâm vị không có van hay cơ để co thắt lại, nó chỉ được cấu tạo từ các nếp gấp niêm mạc.

2.2.Vùng đáy vị dạ dày

Thuộc phần đỉnh của dạ dày, lấy ranh giới là đường ngang kẻ từ lỗ tâm vị. Vùng này không chứa thức ăn mà chứa khí.

Dau-da-day-va-dau-bao-tu-co-giong-nhau-khong-6

Dạ dày được cấu tạo từ nhiều vùng khác nhau

2.3.Vùng thân vị dạ dày

Chiếm diện tích lớn nhất trong cấu tạo của dạ dày, nó kéo dài từ vùng dưới đáy vị cho tới vùng môn vị. Thân vị là bộ phận chính thực hiện thức ăn co bóp, nghiền trộn thức ăn của dạ dày. Tại vùng niêm mạc thân vi, tập trung nhiều các tuyến tiết dịch tiêu hóa như dịch acid, pepsinogen…

2.4.Môn vị dạ dày

Là phần cuối của dạ dày có chức năng đóng mở để đưa thức ăn được nghiền xuống ruột non, nó có lớp cơ phát triển khác so với đặc điểm vùng tâm vị. Vùng môn vị dạ dày có chứa hang môn vị, tiết ra gastrin có vai trò điều tiết bài tiết dịch acid dạ dày. 

>>> Tìm hiểu ngay: Vị Trí Bao Tử Nằm Ở Đâu? Các Bệnh Lí Gây Đau Ở Vị Trí Bao Tử

3.Sự tiêu hóa thức ăn tại dạ dày (bao tử) diễn ra như thế nào?

– Thức ăn được đưa vào khoang miệng, nhai cơ học với dịch nước bọt một thời gian ngắn rồi được nuốt xuống họng, thực quản. 

  • Thức ăn từ thực quản xuống, kích thích mở lỗ tâm vị, đưa thức ăn vào dạ dày để tiêu hóa
  • Các tuyến tiêu hóa trên tế bào niêm mạc dạ dày tiết ra các chất tiêu hóa thức ăn, tạo ra pH dạ dày rất thấp từ 1- 2. 
  • Dạ dày làm nhiệm vụ nhào, nghiền nát thức ăn cùng với dịch tiêu hóa
  • Một số chất có bản chất đặc biệt có thể được hấp thu ở dạ dày, tuy nhiên rất ít chất dinh dưỡng được hấp thu tại đây. Do dạ dày được cấu tạo từ nhiều lớp tế bào, rất dày nên quá trình hấp thu rất khó xảy ra. Thức ăn sau tiêu hóa tại dạ dày sẽ được tống xuống ruột non qua lỗ môn vị.
  • Tại ruột non thức ăn được chuyển hóa và hấp thu, phần thức ăn không được hấp thu được chuyển tiếp xuống ruột già. Tại ruột già, rất ít chất dinh dưỡng được hấp thu trừ một số muối khoáng và nước. Chất cặn bã còn lại không được hấp thu tạo thành phân và được thải ra ngoài cơ thể qua hậu môn.

4.Nguyên nhân bị các bệnh dạ dày gây đau dạ dày (đau bao tử)

Bệnh dạ dày là bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến hiện nay. Bệnh gặp ở nhiều người, nhiều độ tuổi, nhiều mức độ khác nhau. Bệnh dạ dày thường xảy ra do nguyên nhân chủ yếu do phương thức ăn uống kém khoa học và lối sống. Một số nguyên nhân chính gây ra đau bao tử có thể kể đến như:

4.1.Sử dụng thuốc lá thường xuyên

Thuốc lá có chứa hàng nghìn các chất hóa học khác nhau, gây hại cho rất nhiều hệ cơ quan trong đó có dạ dày. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng người có thói quen hút thuốc lá hàng ngày có nguy cơ cao gặp các bệnh lý dạ dày. Do trong thành phần của thuốc lá có chứa chất nicotin, chất này làm rối loạn hoạt động bài tiết acid dạ dày đồng thời làm giảm tiết chất nhầy có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân như dịch acid, vi rút… Do đó, dạ dày rất dễ bị viêm, loét, ăn mòn bởi dịch tiêu hóa và các yếu tố khác.

Dau-da-day-va-dau-bao-tu-co-giong-nhau-khong-3

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh dạ dày

4.2.Lạm dụng các đồ uống có cồn, kích thích như bia, rượu

Uống rượu bia sẽ kích thích bài tiết ra nhiều dịch acid dạ dày hơn bình thường. Nồng độ acid dạ dày quá cao sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày có thể bị ăn mòn, loét. Đặc biệt khi uống rượu bia lúc đói, sự ăn mòn này càng có cơ hội xảy ra cao hơn.

4.3.Vấn đề sức khỏe tâm lý như lo lắng thường xuyên, căng thẳng thần kinh, stress,…

Khi cơ thể bị stress, các yếu tố thần kinh sẽ kích thích cơ quan nội tiết bài tiết ra các hormon điển hình là cortisol. Khi cortisol được bài tiết ra, nó có vai trò thúc đẩy các quá trình tiêu hóa thức ăn, tân tạo đường, thoái hóa protein và lipid để giúp cơ thể chống lại hiện tượng căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, cortisol tăng cao cũng kích thích acid dạ dày tiết ra nhiều, trở thành yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản. Khi căng thẳng, dạ dày cũng có xu hướng bị kích thích tăng co bóp nhiều hơn.

4.4.Ăn uống không khoa học

Theo các chuyên gia, những người yêu thích các thực phẩm có vị cay, vị quá chua, quá mặn… sẽ quá nguy cơ gặp các vấn đề, bệnh lý tại dạ dày lớn hơn người bình thường gấp nhiều lần. Bởi lẽ, sử dụng quá nhiều các thực phẩm trên sẽ gây ra tình trạng kích thích niêm mạc dạ dày thường xuyên, tạo điều kiện cho các yếu tố có hại bào mòn, tổn thương dạ dày. Bên cạnh đó, những người ăn ít rau xanh, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn như đồ chiên, rán… cũng có nguy cơ cao hơn mắc bệnh lý đường tiêu hóa. 

Bên cạnh việc khẩu phần ăn thiếu cân đối, thói quen ăn của mỗi người cũng ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của dạ dày. Nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ thời nay còn chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe của mình từ sớm, họ duy trì những thói quen ăn thiếu khoa học. Nhiều người không dành thời gian ăn sáng, bỏ bữa, cách bữa… Một số người khác lại có sở thích ăn khuya, trước khi đi ngủ. Việc ăn uống một cách không khoa học, tùy thích như vậy, theo thời gian sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn bài tiết dịch acid dạ dày, ảnh hưởng rất lớn đến chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Ngoài ra, một số người không kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào cơ thể, họ thường ăn lượng thức ăn lớn hơn ngưỡng chứa của dạ dày. Điều này gây ra tình trạng kích thích dạ dày thường xuyên, làm yếu cơ thắt thực quản dưới, nó trở thành nguyên nhân gây ra các bệnh lý dạ dày như trào ngược dạ dày.

4.5.Sử dụng nhiều thuốc

Một số loại thuốc tây y được sử dụng rất phổ biến như thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm…Tuy nhiên nó thường có tác dụng không mong muốn trên dạ dày như gây loét dạ dày. Do đó, nếu sử dụng thuốc tây quá nhiều, không đúng chỉ định của bác sĩ, không thực hiện đúng khuyến cáo, tuân thủ điều trị thì thuốc cũng sẽ là một nhân tố lớn gây ra các bệnh lý tại dạ dày.

Dau-da-day-va-dau-bao-tu-co-giong-nhau-khong-5

Lạm dụng điều trị bằng thuốc có thể gây ra các bệnh lý dạ dày nghiêm trọng

5. Một số bệnh lý tại dạ dày gây đau dạ dày (đau bao tử)

5.1.Trào ngược dạ dày gây đau dạ dày (đau bao tử)

Theo thống kê cho thấy cơ gần 15 triệu người mắc căn bệnh trào ngược dạ dày. Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này cũng giống như những nguyên nhân gây ra các bệnh lý tại dạ dày mà các chuyên gia của chúng tôi đã chỉ ra ở trên. Bệnh trào ngược dạ dày là tình trạng dịch acid, dịch tiêu hóa trong lòng dạ dày đi theo hướng ngược lên trên phía thực quản. Trong một cơ thể khỏe mạnh, hiện tượng này không xảy ra do có cơ thắt thực quản dưới đóng mở nhịp nhàng ngăn không cho dịch acid trào ngược lên. Khi chức năng tiêu hóa của dạ dày không tốt, bị rối loạn như tăng tiết acid, dạ dày bị viêm… làm cho thức ăn bị tồn đọng lại nhiều, thức ăn lên men sinh ra nhiều hơi, hơi này sẽ cố thoát ra khỏi dạ dày bằng cách trào ngược lên. Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt, cơ thắt thực quản dưới bẩm sinh bị yếu nên hiện tượng này cũng xảy ra. 

Dau-da-day-va-dau-bao-tu-co-giong-nhau-khong-2

Có gần 15 triệu người Việt Nam đang mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản 

Một số triệu chứng phổ biến hay gặp trong bệnh trào ngược dạ dày như:

  • Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi
  • Ho khan hoặc ho có đờm, dai dẳng kéo dài
  • Đau tức, nóng rát ngực
  • Nôn nao

Do các triệu chứng của bệnh rất phổ biến, nhẹ hơn nhiều bệnh khác dẫn đến nhiều người hình thành tâm lý chủ quan dẫn đến bệnh tiến triển nặng hơn, khó chữa trị hơn. Một số biến chứng trong bệnh trào ngược dạ dày như:

  • Ung thư vùng thực quản
  • Thực quản Barrett
  • Viêm đường hô hấp

Bệnh nhân sẽ nhanh chóng cải thiện lại được chức năng của hệ tiêu hóa và hồi phục bệnh khi sử dụng các thuốc tây và đông y kiểm soát được sự bài tiết acid dịch dạ dày, đồng thời thay đổi các thói quen sinh hoạt và ăn uống không tốt.

5.2.Viêm loét dạ dày gây đau dạ dày (đau bao tử)

Loét hay viêm dạ dày – tá tràng cũng là căn bệnh hết sức phổ biến hiện nay, có tỉ lệ mắc cao hơn ở người trẻ và đặc biệt ở cánh mày râu. Sở dĩ như vậy bởi vị nam giới có sở thích uống rượu, ăn nhậu và hút thuốc nhiều hơn phụ nữ. Mà rượu, thuốc lá chính là những tác nhân gây ra những bệnh lý tại dạ dày trong đó có viêm loét dạ dày. 

Khởi phát viêm dạ dày, bệnh nhân thường có các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, đau tức bụng, buồn nôn…Ta thấy các triệu chứng ban đầu này gần tương tự với các triệu chứng trong bệnh trào ngược dạ dày nên nhiều người còn nhầm lẫn. Nếu bệnh nhân nôn ra máu thì bệnh đã tiến triển nặng hơn, cần phải đến bệnh viện điều trị ngay lập tức. 

Theo thời gian, các vết loét không được chữa trị lành lại, sự tổn thương ngày một gia tăng khiến cho chức năng của dạ dày bị giảm sút. Thức ăn cũ không được tiêu hóa tồn đọng lại trong dạ dày, rồi thức ăn mới lại được thêm vào. Thức ăn sẽ trực tiếp chèn ép vào các vết loét gây đau dữ dội hơn. 

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh cũng để lại những biến chứng nguy hiểm. Một trong số đó phải kể đến hiện tượng thủng dạ dày. Điều này sẽ xảy ra khi vết loét mới không được điều trị, tiếp tục bị bào mòn bởi các yếu tố như vi khuẩn, dịch acid, quá trình viêm… Khi vết loét bị ăn mòn hết cả lớp niêm mạc, dạ dày của bệnh nhân sẽ xuất hiện các lỗ thủng. Thức ăn đang tiêu hóa, dịch tiêu hóa có thể theo lỗ đó rò rỉ ra bên ngoài khoang bụng gây ra viêm nhiễm toàn bộ khoang bụng, đặc biệt nguy hiểm.

>>> Xem thêm ngay: Triệu Chứng Của Viêm Dạ Dày Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Nhất

5.3.Polyp dạ dày gây đau dạ dày (đau bao tử)

Là hiện tượng lớp niêm mạc lót bên trong dạ dày biến đổi thành dạng khối u lành tính. Bệnh dễ nhận biết qua siêu âm, nội soi dạ dày. Khối u polyp có thể phát triển to hơn, đến một ngưỡng nào đó nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày và ruột. Các triệu chứng của polyp dạ dày có thể kể đến như: đau thành bụng, đau dạ dày âm ỉ, khó tiêu… Nếu gặp các triệu chứng trên, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra nội soi hay siêu âm dạ dày để phát hiện ra các khối u trong polyp dạ dày. 

5.4.Xuất huyết dạ dày gây đau dạ dày (đau bao tử)

Xuất huyết dạ dày là biến chứng trong bệnh viêm loét dạ dày. Máu sẽ chảy ra nhiều tại các vết loét. Bệnh nhân có thể bị ho, nôn ra máu hay đi ngoài ra máu dưới dạng phân đen. Vết loét càng lớn, lượng máu bệnh nhân mất càng nhiều, nếu lượng máu mất quá lớn có thể sẽ làm tử vong bệnh nhân. Hiện tượng này phổ biến ở những người vẫn sử dụng rượu bia, thuốc lá khi bị viêm loét dạ dày, hay bị viêm dạ dày do vi khuẩn Hp. 

5.5.Ung thư dạ dày gây đau dạ dày (đau bao tử)

Bệnh ung thư nói chung đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Ung thư dạ dày cũng là một trong số các bệnh ung thư phổ biến hiện nay. Quá trình khởi phát khối u có thể do gen di truyền trong gia đình, nhưng điều này hiếm gặp, chỉ ở trên một số đối tượng nhỏ. Phần lớn, ung thư dạ dày bị gây ra bởi các bệnh khác như loét dạ dày, viêm dạ dày…kéo dài nhiều năm mà bệnh nhân không được điều trị tích cực. Một số dấu hiệu nhận biết ban đầu bạn có nguy cơ bị ung thư dạ dày, bao gồm: ăn không tiêu, sụt cân nhanh, đi ngoài có máu…Nếu phát hiện thấy các dấu hiệu trên, bạn nên nhanh chóng đi kiểm tra chức năng dạ dày của mình. Ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm từ các giai đoạn đầu, khả năng điều trị và hồi phục của người bệnh sẽ lớn hơn.

>>> Tìm hiểu thêm: Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì và các lời khuyên cho người bệnh

6.Cách chẩn đoán bệnh lý dạ dày gây đau dạ dày (đau bao tử)

Các bệnh lý tại dạ dày thường khó tự chẩn đoán, phát hiện tại nhà do chúng có triệu chứng gần giống nhau. Người bệnh không nên chủ quan dù các triệu chứng của bệnh còn nhẹ vẫn nên đến các cơ sở y tế để được điều trị các bệnh lý dạ dày sớm, tránh để lại các biến chứng nguy hiểm. Một số phương pháp chẩn đoán được các bác sĩ sử dụng như:

– Đầu tiên, người bệnh thường được phỏng vấn, trả lời một số câu hỏi liên quan đến tiền sử bệnh của bản thân và gia đình. 

– Tiến hành siêu âm, chụp X quang và nội soi để phát hiện ra những tổn thương thực thể tại dạ dày. Trong đó phương pháp nội soi hay được sử dụng do nó cho hình ảnh chính xác về các tổn thương trên dạ dày, bệnh nhân được gây tê trước khi tiến hành nội soi nên không đem lại cảm giác đau đớn. 

Dau-da-day-va-dau-bao-tu-co-giong-nhau-khong-4

Nội soi là phương pháp chính hiện nay để chẩn đoán các bệnh lý tại dạ dày

7.Điều trị bệnh lý dạ dày gây đau dạ dày (đau bao tử)

Bệnh nhân có bệnh lý dạ dày thường được cho sử dụng thuốc trước. Can thiệp ngoại khoa chỉ được chỉ định trong những trường hợp mà can thiệp nội khoa không còn phát huy được tác dụng, bệnh tiến triển rất nặng như u polyp, ung thư dạ dày, thủng dạ dày…

7.1.Thuốc tây chữa các bệnh lý dạ dày gây đau dạ dày (đau bao tử)

  • Thuốc chống co thắt dạ dày: Một số dược chất hay được sử dụng như alverin, drotaverin… Dược chất này sẽ ức chế hoạt động của PDE4 trong các tế bào cơ trơn. Từ đó dẫn đến ức chế sự co thắt quá mức của các tế bào này gây ra các cơn đau dạ dày. 
  • Thuốc trung hòa acid dạ dày: gồm các chất có bản chất kiềm dưới dạng muối hay dạng bazo vô cơ. Với bản chất kiềm, chúng có vai trò rất tốt trong việc trung hòa lượng acid dư thừa trong lòng dạ dày. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng đau tạm thời, không có tác dụng điều trị tận gốc các nguyên nhân nên khi sử dụng, cần được phối hợp với các nhóm thuốc điều trị nguyên nhân khác. 
  • Thuốc kháng histamin: các hoạt chất được sử dụng trong nhóm thuốc này có bản chất tương tự như histamin nội sinh nên khi sử dụng, chúng sẽ cạnh tranh liên kết với receptor H2 của histamin trên tế bào dạ dày. Chính vì thế, acid dạ dày giảm bài tiết do bị bất hoạt con đường bài tiết acid dưới sự kích thích của histamin. Tuy vậy, ngoài con đường bài tiết acid theo histamin, còn có thêm nhiều con đường khác nên các thuốc histamin vẫn chỉ đóng vai trò thứ yếu trong điều trị các bệnh đau dạ dày. Một số thuốc hay dùng như Famotidin, Nizatidin…
  • Các PPIs ức chế bơm H+ trên tế bào thành dạ dày. Acid dạ dày bài tiết nhờ hoạt động của bơm H+. Các PPIs có vai trò ức chế chọn lọc bơm trên nên acid dạ dày không được bài tiết ra trong một khoảng thời gian đủ dài, tạo điều kiện để các vết loét được lành lại. Vai trò của các PPIs dần thay thế các thuốc kháng histamin. Một số thuốc hay dùng như: Rabeprazole, Lansoprazole…
  • Các kháng sinh: được chỉ định trong trường hợp các bệnh dạ dày gây ra bởi các vi khuẩn như khuẩn H.pylori. Một số nhóm kháng sinh thường được chỉ định như các penicillin hay các macrolid.

7.2.Các vị thuốc nam chữa các bệnh lý dạ dày gây đau dạ dày (đau bao tử)

  • Cây chè dây: có tác dụng kích thích làm liền các vết loét trên tế bào niêm mạc dạ dày, giảm độ acid dạ dày bằng cách trung hòa phần acid dư thừa. Bên cạnh đó, nó cũng có tác dụng kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý dạ dày.
  • Cây thuốc dạ cẩm: là một trong những phương thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả. Do nó giúp làm lành các vết loét, giảm đau giảm các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua trong bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày.
Dau-da-day-va-dau-bao-tu-co-giong-nhau-khong-7

Cây dạ cẩm

Khôi tía diệp: tức là lá của cây khôi tía. Nó được dùng phổ biến để điều trị các bệnh dạ dày do đặc tính làm se liền vết loét, ức chế bài tiết dịch acid dạ dày… 

>>> Tìm hiểu thêm: Thuốc Nam Trị Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và Các Lưu Ý Nên Biết

7.3.Chế độ ăn uống, sinh hoạt trong các  bệnh lý dạ dày gây đau dạ dày (đau bao tử)

7.3.1.Những loại thực phẩm bạn nên sử dụng:

  • Hấp thu protein từ sữa và trứng:

Trứng và sữa là hai loại thực phẩm rất quen thuộc, chúng xuất hiện trong mỗi bữa ăn của chúng ta. Cả hai loại thực phẩm này sẽ cung cấp cho cơ thể nguồn đạm dồi dào, không những giúp cải thiện sức khỏe mà chúng còn giúp hình thành lớp hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân tấn công. Sử dụng trứng kết hợp với sữa trong bữa ăn sáng mỗi ngày là một lựa chọn hoàn hảo cho những bệnh nhân có bệnh lý tại dạ dày.

  • Tinh bột từ cơm trắng, bánh mì:

Cơm trắng là một phần thể thiếu trong mâm cơm của người Việt. Nguồn carbohydrate trong cơm sẽ cung cấp năng lượng cho bạn trong cả ngày dài. Hơn thế nữa cơm rất tốt cho những ai bị đau dạ dày (đau bao tử) vì chúng có vai trò hút dịch acid dạ dày, đưa nồng độ acid dạ dày về mức bình thường. Bánh mì cũng có vai trò tương tự như cơm. Chỉ với một chút cơm hay vài mẩu bánh mì cơn đau dạ dày của bạn sẽ dịu ngay.

  • Rau xanh:
Dau-da-day-va-dau-bao-tu-co-giong-nhau-khong-8

Chế độ ăn nhiều rau xanh

Rau xanh giúp cũng chất các khoáng chất và các vitamin cần thiết để niêm mạc dạ dày hồi phục lại sau những tổn thương. Ngoài ra, nó cũng giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn, tránh hiện tượng tích đọng thức ăn trong dạ dày.

7.3.2.Những thực phẩm bạn không nên sử dụng:

  • Đồ uống chứa cồn, chất kích thích như bia, rượu: những người sử dụng bia rượu thường xuyên sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề trên hệ tiêu hóa cũng như trên các cơ quan khác trong đó có dạ dày. Bạn cần phải hạn chế tuyệt đối sử dụng chúng khi bệnh lý dạ dày đang tiến triển nặng dần.
  • Các thức ăn vị nóng, cay, chua: một số loại gia vị như ớt, tiêu, chanh, giấm… cần hạn chế sử dụng để chế biến thức ăn cho người bị bệnh dạ dày để tránh kích thích các vết loét. 

Trên đây là những chia sẻ từ các chuyên gia của Scurma Fizzy về sự giống nhau của đau bao tử và đau dạ dày, một số nguyên nhân gây các bệnh lý dạ dày, các bệnh lý dạ dày và phương pháp điều trị chúng. Để nhận được tư vấn về các bệnh lý dạ dày miễn phí, hãy liên hệ ngay cho các chuyên gia của chúng tôi theo số Hotline: 18006091. 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091