Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối Nên Ăn Gì, Một Số Lời Khuyên

Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối Nên Ăn Gì, Một Số Lời Khuyên

Ung thư dạ dày (Gastric cancer) từ lâu đã trở thành bệnh lý phổ biến được xếp vào hàng thứ 3 trong nhóm bệnh ung thư nguy hiểm hay gặp tại Việt Nam. Các tế bào ung thư có khả năng gây tổn thương dạ dày ở một hoặc vài vị trí nào đó trên dạ dày hoặc toàn bộ dạ dày. Trong giai đoạn cuối nó có khả năng di căn đến các bộ phận khác của cơ thể và nguy cơ gây tử vong là rất cao. Để phần nào giảm bớt gánh nặng cho dạ dày, ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt pháp đồ điều trị ung thư dạ dày từ bác sĩ, nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học cho người ung thư dạ dày ở giai đoạn này. Trong bài viết dưới đây Scurma Fizzy tập trung khai thác các thông tin “Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì?”  

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì? 

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì?

Việc nắm bắt được thông tin ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì rất quan trọng. Bởi ung thư dạ dày có tầm ảnh hưởng không nhỏ trên thế giới và ở Việt Nam. Hàng năm trên thế giới có 800.000 trường hợp tử vong do ung thư dạ dày _ một con số gây chấn động, trong đó ở Việt Nam là 10.000 trường hợp. Nguyên nhân gây tử vong do ở các giai đoạn đầu của bệnh các biểu hiện bệnh không rầm rộ, các triệu chứng không điển hình khiến gây tâm lý chủ quan và bệnh dễ dàng phát triển sang giai đoạn cuối để lại nhiều hậu quả khó lường.

1. Theo dõi tiến triển của ung thư dạ dày qua các giai đoạn sau

Nhằm mục dễ phát hiện ra ung thư dạ dày và các giai đoạn trong ung thư dạ dày Dựa trên các thử nghiệm lâm sàng có thể chia các giai đoạn trong ung thư dạ dày ra 5 giai như sau:

Phân biệt Ung thư dạ dày được qua 5 giai đoạn.

Phân biệt Ung thư dạ dày được qua 5 giai đoạn.

1.1. Giai đoạn ung thư biểu mô (giai đoạn 0)

Các tế bào ung thư khu trú và tấn công trực tiếp vào vị trí niêm mạc của dạ dày.

Các triệu chứng _ dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn này gần như chưa xuất hiện.   

1.2. Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này các tế bào ung thư phát triển mạnh hơn và bắt đầu có khả năng xâm lấn vào tấm dưới niêm mạc _ đây là lớp thứ hai của dạ dày sau lớp niêm mạc. 

  • Bắt đầu xuất hiện một số các triệu chứng: các cơn đau bụng âm ỉ tại vùng thượng vị, ợ hơi, đầy bụng,.. khiến cho người bệnh lúc nào cũng cảm thấy khó chịu, chán nản, mệt mỏi.
  • Tuy nhiên ở giai đoạn này các tế bào ung thư chỉ có khả năng phát triển lớn lên về mặt kích thước nhưng lại chưa có khả năng tiếp cận và xâm lấn đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Các triệu chứng _ dấu hiệu của ung thư dạ dày chưa xuất hiện một các rõ ràng và rậm rộ.

1.3. Giai đoạn 2

Tế bào ung thư ở giai đoạn 2 hoàn toàn có thể phát triển rầm rộ hơn hai giai đoạn trên và đi qua lớp niêm mạc dạ dày.

  • Ở giai đoạn này các triệu chứng xuất hiện một cách thường xuyên và rõ ràng hơn: Chán ăn ( đặc biệt đối với các loại thực phẩm chiên xào), tiêu hóa kém, đau bụng một các liên tục.
  • Bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, hao mòn về thể trạng khiến tay chân không có sức lực, sút cân trầm trọng chỉ trong vòng một tháng.

1.4. Giai đoạn 3

Các tế bào ung thư có xâm lấn vào hệ thống hạch bạch huyết và bắt đầu xâm lấn sang các cơ quan khác lân cận trong cơ thể như: gan, đại tràng,…

1.5. Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)

Tế bào ung thư trở nên di căn lan tỏa đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, có thể là các cơ quan gần và xa. Ở giai đoạn này các tế bào ung thư phát triển rầm rộ rất khó kiểm soát chúng.

Các triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường xuất hiện liên tục cùng với cường độ mạnh và dữ dội:

Phân biệt Ung thư dạ dày được qua 5 giai đoạn.

Phân biệt Ung thư dạ dày được qua 5 giai đoạn.

  • Đau bụng quằn quại chia làm hai giai đoạn
  1. Đau cấp tính: các cơn đau dữ dội khởi phát đột ngột và không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau thông thường ⇒ Báo động tình trạng tổn thương các tế bào một các trầm trọng.
  2. Đau mạn tính là tình trạng đau kéo dài trong vài tháng hoặc vài năm, có thể đáp ứng với một số thuốc giảm đau.
    • Xuất huyết đường tiêu hóa: do khối u trong dạ dày khi vỡ ra gây xuất huyết tiêu hóa
    • Nôn và buồn nôn: Đây là triệu chứng hay gặp nhất trong ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Nguyên nhân khi có các khối u xuất hiện trong ổ bụng sẽ chèn gây đầy hơi, tác dụng phụ của các thuốc giảm đau và chống ung thư, yếu tố tâm lý hay lo âu, hồi hộp, stress hay các bệnh lý khác ở đường tiêu hóa.
  • Đi ngoài ra phân có màu đen.

Nguyên nhân do xuất huyết tiêu hóa, lượng máu chảy trong ổ bụng xuống hậu môn khiến cho phân có lẫn cả máu.

Màu sắc phân có màu đen là do máu chảy trong ổ bụng dưới tác dụng của acid và dịch vị khiến máu có màu đỏ tươi chuyển thành màu đen hay đỏ sẫm.

  • Rối loạn tiêu hóa trầm trọng:
  • Sút cân nhanh trong một tháng: Hầu hết các bệnh nhân ở giai đoạn cuối thường có cảm giác lo lắng hay chán nản, mệt mỏi, cảm giác ăn không ngon miệng cùng với chức năng của hệ tiêu hóa giảm sút khiến cho người bệnh sút cân trầm trọng trong vòng một tháng.
  • Môn vị có thể bị thủng hoặc tắc:

Khi bệnh đã tiến triển ở giai đoạn này người bệnh có nguy cơ tử vong là rất cao.

>>>> Đọc thêm: Bạn Không Thể Bỏ Qua Những Dấu Hiệu Này Của Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối

2. Mối tương quan giữa chế độ dinh dưỡng và ung thư dạ dày giai đoạn cuối từ đó trả lời cho câu hỏi “Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì?”

Giữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối và chế độ dinh dưỡng hàng ngày có một mối quan hệ gắn kết với nhau. Đối với các trường hợp người bệnh bị ung thư dạ dày đang trong giai đoạn cuối thì:

  • Các chức năng về đường tiêu hóa thường bị suy giảm do hệ thống tuyến, mô, tế bào và các dây thần kinh ở dạ dày bị tổn thương. Khiến cho sức khỏe của người bệnh bị suy giảm vì thiếu chất dinh dưỡng.
  • Do ảnh hưởng của các thuốc trị ung thư hay xạ trị mà bệnh nhân hay buồn nôn và nôn, mất đi cảm giác thèm ăn và ăn không ngon miệng.

Dựa trên các đặc điểm này mà khi lựa chọn thức ăn cho người ung thư dạ dày cần đảm bảo các điều kiện sau:

  • Thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
  • Thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao nhằm cung cấp đầy đủ năng lượng cho người bệnh.
  • Thực phẩm có vị nhạt, không có mùi khó chịu.
  • Thực phẩm phải sạch không chứa các chất gây độc và chất kích thích dạ dày.

3. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì? Lời khuyên tốt nhất liên quan tới chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì? các món ăn dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường sử dụng các thực phẩm giàu protein, chất xơ nhưng cơ thể dễ dàng hấp thu được, tránh các thực phẩm khó tiêu hóa. Để trả lời cho câu hỏi Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì trong bài viết này Scurma Fizzy liệt kê cho bạn một vài món ăn sau:

3.1. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì? _ Nên ăn các thực phẩm giàu tinh bột

Thực phẩm giàu tinh bột có lợi cho người bị ung thư dạ dày.

Thực phẩm giàu tinh bột có lợi cho người bị ung thư dạ dày.

Các món ăn giàu tinh bột có ưu điểm: thường có hàm lượng calo cao cung cấp được nhiều năng lượng hơn các loại thực phẩm khác nên rất thích hợp cho người bị ung thư dạ dày cơ thể bị suy yếu cần nhiều năng lượng hơn. Ngoài ra thì các thực phẩm giàu tinh bột thường mềm nên cơ thể lại dễ dàng tiêu hóa được chúng. 

Có thể kể đến như: cơm nấu mềm, cháo, lúa mì, lúa mạch hay tinh bột từ củ khoai lang, khoai tây, khoai sọ. Tuy nhiên nên hạn chế ăn các loại khoai tây chiên, bánh chiên, bánh nướng, ngũ cốc,… dó cách chế biến các thực phẩm trên thường gây nên khó tiêu không thích hợp cho người bị ung thư dạ dày.

3.2. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì? – Nên tăng cường thêm nhiều rau xanh

Bổ sung nhiều rau xanh có lợi cho người ung thư dạ dày.

Bổ sung nhiều rau xanh có lợi cho người ung thư dạ dày.

Rau xanh được coi là thực phẩm thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của chính chúng ta không riêng gì bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Trong rau xanh có chứa nhiều chất xơ hòa tan, nhiều loại vitamin (đặc biệt vitamin C) cùng với nhiều chất khoáng như Magie, Kali, Calci,… dễ dàng tiêu hóa, và chứa các chất oxy hóa có công dụng ngăn ngừa, phòng chống được ung thư.

Thí dụ như:

  • Trung bình sử dụng rau Allium 50g/ ngày có thể giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư dạ dày đến 23%.
  • Rau chân vịt có hàm lượng nước và vitamin cao rất tốt cho hệ tiêu hóa và cải thiện được chứng rối loạn nhu động ruột.
  • Rau bắp cải xanh chứa vitamin U và vitamin K1 hỗ trợ băng bó và chữa lành các vết thương nhẹ trong dạ dày.
  • Các loại rau mầm (mầm đậu, mầm cải,…) có chứa nhiều chất oxy có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày hiệu quả.
  • Ngoài ra rau thì là cũng là một loại rau có chứa nhiều chất khoáng, vitamin, sản sinh các chất có công dụng kháng khuẩn và các chất có lợi khác như fennel.

3.3. Các loại trái cây có lợi cho người bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Nguồn vitamin C, các chất phytochemical, folate và carotenoid có trong trái cây có khả năng điều chỉnh hoạt tính của enzyme chuyển hóa xenobiotic có thể ức chế quá trình sinh ung thư.

Thí dụ:

  • Đu đủ và chuối là các loại trái cây khi chín thường mềm và chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất nên chúng rất tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Cam, quýt, táo đỏ, lê, dứa có chứa nhiều vitamin C và chất oxy hóa giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể người bệnh.

Ngoài ra, với các loại trái cây có chứa nhiều acid như cam, chanh, dứa, cóc, mận, xoài,… thì nên ăn với lượng ít hoặc không ăn để đảm bảo hàng rào bảo vệ dạ dày không bị ảnh hưởng bởi chúng. Với các loại trái chứa quá nhiều chất xơ cũng không tốt cho hệ tiêu hóa bởi chúng thường gây ra khó tiêu.

Lời khuyên: Người bệnh nên bổ sung một ly nước ép trái cây mỗi ngày đặc biệt trong các trường hợp chán ăn, ăn không tiêu,…

>>>> Tham khảo thêm: Ung Thư Dạ Dày Ăn Thực Phẩm Gì Thì Nên, Cẩm Nang Dinh Dưỡng Dành Riêng Cho Những Người Bệnh

3.4. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì? _ Nên ăn nấm

Như đã tìm hiểu thì nấm được coi là một loại thực vật giàu chất dinh dưỡng, protein thực vật. Protein trong nấm có thể thay thế cho lượng protein từ các loại thịt đỏ. Do các loại thịt đỏ gây ra chứng khó tiêu người bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên kiêng ăn. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ, calcium, polysaccharide trong nấm giúp ích trong việc tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng nhằm giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì? _ Nấm lim xanh

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì? _ Nấm lim xanh

Có một loại nấm đặc biệt tốt cho người bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối là nấm lim xanh.

3.4.1. Tác dụng của nấm lim xanh

Nấm sắc nước uống mỗi ngày kết hợp với phác đồ điều trị và một chế độ ăn uống hợp lý rất tốt cho người bị ung thư dạ dày. Do nấm lim xanh có thể mang lại một số tác dụng nhất định sau cho người bị ung thư dạ dày:

  • Bồi bổ cơ thể.
  • Giải độc cơ thể trong trường hợp bệnh nhân có sử dụng các thuốc giảm đau và thuốc điều trị ung thư dạ dày.
  • Nấm có tác dụng kích thích dạ dày sản sinh ra các tế bào kháng sinh 
  • Trong nấm có chứa rất nhiều hoạt chất đem tới khả năng tiêu diệt vi khuẩn tồn tại trong dạ dày.
  • Nấm có hàm lượng dược chất cao giúp hồi phục thể trạng trong trường hợp cơ thể bị suy nhược.

3.4.2. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì? Nấm lim xanh uống như thế nào là đúng cách?

Nấm lim xanh chỉ có các tác dụng cải thiện các triệu chứng của ung thư dạ dày và hỗ trợ điều trị cùng với phác đồ điều trị của bác sĩ. Để phát huy hết tác dụng, nấm lim xanh được nấu với tỷ lệ sau đây.

  • Linh 30g nấm với 2 lít nước sạch trong nồi gốm hoặc đất.
  • Linh cho đến khi nước trong nồi cạn bớt và còn khoảng 1-1,5 lít nước.
  • Thêm cam thảo để giảm thiểu vị đắng của nấm.
  • Lọc lấy phần nước và chia nhỏ uống 3-5 lần/ngày.

Lưu ý trong sử dụng nấm:

  • Đối với các bệnh nhân đang xạ trị không nên sử dụng nấm.
  • Sau khi xạ trị có thể sử dụng nấm như một bài thuốc có tác dụng giải độc cho cơ thể.
  • Sau khi uống thuốc tây 30 phút mới nên uống nấm.
  • Nấm lim xanh có có tác dụng hỗ trợ điều trị nên không được tự ý dừng uống thuốc tây lại và chỉ sử dụng nấm.

3.5. Nên bổ sung chế độ ăn giàu protein cho người bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì? _ Nên bổ sung nhiều protein.

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì? _ Nên bổ sung nhiều protein.

Trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày giai đoạn cuối không nên bỏ qua các loại thực phẩm giàu protein. Tiêu thụ các thực phẩm này sẽ tạo ra một lượng lớn năng lượng giúp bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối có thể duy trì tình trạng sức khỏe. Có rất nhiều loại thực phẩm giàu protein, tuy nhiên với người bị ung thư dạ dày khuyên dùng một số thực phẩm sau:

  • Trứng, sữa cùng với các chế phẩm từ sữa như: phomai, sữa chua,…
  • Các loại thịt trắng: thịt ức gà, thịt cá hồi, thịt thỏ,…

4. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối không nên tránh xa các loại thực phẩm sau

    • Không nên ăn các loại thịt đỏ.
    • Thịt hun khói: các thực phẩm qua chế biến hun khói có chứa nhiều hydrocacbon thơm đa vòng _ PAH có khả năng kích thích quá trình tăng sinh của các khối u trong dạ dày.
    • Các loại thức ăn có hàm lượng muối caocác loại thực phẩm được bảo quản trong muối.
    • Các món ăn cay, nóng: kim cho, chân gà cay, mì cay,.. các loại thức ăn này có rất nhiều tác hại cho dạ dày khiến dạ dày tăng bài tiết acid, kích thích phản ứng viêm diễn ra một cách mạnh mẽ. Ăn các loại đồ ăn này có thể khiến tình trạng các khối u trong dạ dày tiến triển xấu đi.
    • Các loại dưa rau củ muối chua: cà muối, rau cải muối,… có chứa nhiều acid gây hại đến lợp niêm mạc dạ dày.
  • Các món ăn chiên ngập dầu thường khó tiêu hóa hơn các loại thức ăn khác. Người bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối các chức năng tiêu hóa của họ bị suy giảm nên không thể tiêu hóa được các loại thực phẩm này.

5. Một vài lời khuyên hữu ích dành cho người bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối

  • Nói không với thuốc lá.
  • Không uống rượu bia, cafe, trà đặc,…
  • Không nên sử dụng các thực phẩm nhiều muối và các thực phẩm được bảo quản bởi muối. Nên ăn nhạt !
  • Nghiêm cấm sử dụng các chất gây kích thích trong giai đoạn điều trị bệnh. Vì chúng làm cho bệnh tiến triển xấu đi và việc điều trị không mang lại tác dụng.
  • Tâm trạng lo lắng, căng thẳng có thể khiến bệnh tiến triển xấu đi. Do đó bạn nên điều chỉnh tâm lý luôn lạc quan, tích cực và vui vẻ để đương đầu với bệnh tật.
  • Sử dụng các bài tập nhẹ nhàng có thể điều chỉnh tâm trạng của bạn giúp bạn có thể quên đi những lo lắng, căng thẳng, tạo cảm giác khoan khoái. Qua đó bạn có thể ăn ngon miệng hơn.
  • Để thức ăn dễ dàng được tiêu hóa nên ăn thật chậm và nhai thật kỹ.
  • Không nên ăn khuya.
  • Không nên bỏ bất cứ bữa nào. Ngoài 3 bữa chính có thể thêm 2 bữa phụ trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

>>>> Xem thêm: Sống Được Tối Đa Bao Lâu Nếu Như Dạ Dày Bị Ung Thư

Lời kết:

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Scurma Fizzy về các giai đoạn của ung thư dạ dày và ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì? Hy vọng bài viết này giúp ích được cho những ai bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối đang băn khoăn trong việc lựa chọn các món ăn. 

Nếu còn điều gì thắc mắc hãy gọi ngay cho chúng tôi vào HOTLINE 18006091 để được sư tư vấn trực tiếp từ các Dược sĩ chuyên gia hàng đầu tại Scurma Fizzy.

Hãy sống lành mạnh và chuẩn bị cho mình một tâm lý thật vững vàng trong chiến đấu chống lại ung thư dạ dày nhé !

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091