Đau Thượng Vị Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không, Cách Phòng Tránh Và Mẹo Chữa Đau Thượng Vị Dạ Dày Hiệu Quả
Hiện nay, khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, đi liền với nó là tình trạng gia tăng một số bệnh, nhất là bệnh về đường tiêu hóa. Một trong số chúng là bệnh đau thượng vị dạ dày. Người mắc căn bệnh này, thường có cảm giác khó chịu vùng thượng vị đi kèm với các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu,… Vậy đau thượng vị dạ dày có gây nguy hiểm tới sức khỏe không? Làm thế nào để phòng tránh cũng như điều trị bệnh một cách triệt để?
1. Đau thượng vị dạ dày là gì?
Đau thượng vị dạ dày là một căn bệnh phổ biến của hệ tiêu hóa. Bệnh gây cảm giác đau, khó chịu tại vị trí phía trên quanh rốn, ngay dưới mũi xương ứng và hai bên mạn sườn.
Người bệnh ban đầu sẽ xuất hiện những cơn đau nhẹ sau đó tùy vào bệnh lý mỗi người mà bệnh tiến triển theo các chiều hướng khác nhau. Một số bệnh nhân xuất hiện vài cơn đau nhẹ, nhưng cũng có một số người gặp phải tình trạng nặng hơn như: đau quặn, dữ dội… Bởi lẽ, bệnh đau thượng vị dạ dày xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa khác nên đôi khi rất khó chuẩn đoán chính xác được bệnh. Bởi vậy, bệnh nhân có dấu hiệu nghi nhiễm bệnh, cần đi khám bác sĩ để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
2. Các nguyên nhân dẫn đến đau thượng vị dạ dày?
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Cường Bệnh viện quốc tế City, TP.HCM cho biết:
“Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau thượng vị. Những nguyên nhân thường là do tăng acid dịch vị dạ dày. Một trong những nguyên nhân hay gặp hiện nay là nhiễm vi khuẩn HP, xuất hiện khi bụng đói.”
Đau vùng thượng vị dạ dày bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Một phần yếu tố là do bệnh nguyên của cơ thể, một phần là do thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Một số nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày hay gặp phải được liệt kê dưới đây.
2.1. Nguyên nhân chính
2.1.1. Ợ nóng và khó tiêu
Ợ nóng là kết quả của trào ngược acid dạ dày. Điều này có thể gây ra cho bệnh nhân những cơn đau rát ngực. Đặc biệt, triệu chứng rõ ràng nhất là sau khi ăn, cảm giác nóng rát tồi tệ hơn khi bạn nằm hoặc cúi xuống. Nguyên nhân là do acid trong dạ dày di chuyển xa dần, lên tới thực quản của bạn.
Khó tiêu là tên gọi cho các triệu chứng xảy ra khi bạn tiêu thụ các nhóm thức ăn không phù hợp với cơ thể. Chủ yếu là nhóm thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như: Đồ chiên rán, thức ăn nhanh,… Những loại thức ăn này kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn bình thường. Điều đó gây ra sự ăn mòn dạ dày, tạo những ổ viêm loét khó chịu trong dạ dày.
2.1.2. Trào ngược dạ dày
Đây là tình trạng acid xong dạ dày, đôi khi có kèm theo thức ăn trong dạ dày, đổ ngược lên thực quản. Trào ngược dạ dày kéo dài gây nguy hiểm cho đường tiêu hóa, điển hình là thực quản. Trào ngược dạ dày kéo dài gây ra tổn thương nghiêm trọng ống thực quản. Từ đó xuất hiện nhiều bệnh lý liên quan như viêm thực quản,… Bởi vậy, bạn cần tìm đến bác sĩ khám bệnh để nhận được sự điều trị sớm nhất.
Bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Vùng ngực, cổ họng có hiện tượng đau rát.
- Khoang miệng xuất hiện acid.
- Xuất hiện các cơn ho kéo dài
>>>Xem thêm: Trào Ngược Thực Quản Và Cách Tự Điều Trị Tại Nhà
2.1.3. Viêm thực quản
Viêm thực quản xảy ra khi niêm mạc thực quản của bạn bị tổn thương. Các nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh này bao gồm: dạ dày tiết quá nhiều acid, dị ứng, nhiễm trùng hoặc kích ứng mãn tính từ thuốc. Viêm thực quản gây thay đổi cấu trúc các tế bào niêm mạc thực quản. Nếu không điều trị dứt điểm, theo thời gian, viêm loét thực quản sẽ dẫn đến tạo sẹo trên niêm mạc thực quản, gây hẹp thực quản. Bởi vậy khi ăn bệnh nhân thường hay bị nghẹn, khó nuốt gây khó chịu.
2.1.4. Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là một căn bệnh về đường tiêu hóa thường gặp. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh này là do vi khuẩn đường ruột HP phát triển trong dạ dày gây ảnh hưởng lớn tới lớp niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, uống rượu bia quá nhiều hay sử dụng thuốc giảm đau liều lượng vượt mức cho phép, thường xuyên cũng góp phần gây lên viêm dạ dày. Viêm dạ dày lâu ngày có thể gây ra ung thư dạ dày, vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh
Các triệu chứng đôi khi diễn biến âm thầm nhưng cũng có thể xảy ra một cách đột ngột. Một số biểu hiện của bệnh nhân đau dạ dày thường thấy:
- Đau bụng kéo dài.
- Đi ngoài ra máu, phân lẫn máu tươi.
- Nôn ra máu.
2.1.5. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là sự tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, hình thành những vết loét hay ổ viêm. Những vết loét ấy phát triển từ những tổn thương cũ không được điều trị dứt điểm. Một số yếu tố gây viêm loét dạ dày tá tràng như: nhiễm khuẩn, tác dụng phụ của một số loại thuốc chống viêm. Thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích đặc biệt là nicotine sẽ làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra căng thẳng thần kinh hay thói quen ăn uống không lành mạnh cũng gây nên viêm loét dạ dày tá tràng, từ đó gây ra chứng đau thượng vị dạ dày.
2.1.6. Cơ thể không dung nạp lactose
Không dung nạp Lactose hay không dung nạp đường sữa. Là tình trạng đường sữa không được hấp thu vào trong cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do ruột non của người bệnh không có khả năng sản xuất đủ lượng enzyme cần thiết để thực hiện tiêu hóa lactose. Bệnh thường gặp khi người bệnh sử dụng sữa hay các chế phẩm từ sữa như phô mai. Để giảm thiểu tình trạng này, bệnh nhân cần hạn chế những sản phẩm từ sữa thay vào đó là thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, nhiều rau xanh.
2.1.7. Tình trạng thoát vị cơ hoành
Cơ hoành đóng vai trò quan trọng bậc nhất cho hoạt động hô hấp của cơ thể. Thoát vị cơ hoành xảy ra khi các cơ quan khác trên cơ thể chèn ép cơ hoành. Đặc biệt khi dạ dày bị đẩy ngược vào cơ hoành do một số tác động. Một số yếu tố gây thoát vị cơ hoành như: béo phì, táo bón, ho kéo dài, bị thương ở bụng, thắt bụng khi đại tiện.
2.1.8. Viêm túi mật hoặc sỏi mật
Viêm túi mật hay sỏi mật là nguyên nhân dẫn đến đau thượng vị dạ dày. Bệnh này xảy ra khi túi mật xuất hiện sỏi gây tắc nghẽn cục bộ. Một số nguyên nhân khác hiếm gặp như giun chui ống mật hay ung thu thư đường mật. Viêm túi mật gây nhiễm trùng ở túi mật. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến thủng túi mật. Các bệnh nhân mắc bệnh này thường có biểu hiện đau ở vùng thượng vị bên phải, vàng da, vàng mắt. Ở mức độ nặng hơn, bệnh nhân xuất hiện những cơn đau quặn thắt ở hạ sườn phải, thượng vị dạ dày đôi khi xuất hiện nôn mửa.
2.2. Một số nguyên nhân phụ khác
Ngoài những nguyên nhân chính được đề cập trên, một số nguyên nhân nhỏ khác cũng dẫn tới đau thượng vị dạ dày phải kể đến như
2.2.1. Uống rượu, bia thường xuyên
Rượu bia là những chất kích thích có hại cho cơ thể. Sử dụng rượu bia thường xuyên sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa cụ thể là niêm mạc dạ dày, thực quản. Nguyên nhân là do rượu bia kích thích dạ dày tiết một lượng lớn acid. Điều này gây nên những cơn đau quặn bụng, âm ỉ, chướng tức vùng thượng vị dạ dày. Uống quá liều lượng có thể gây ngộ độc và dẫn đến tử vong.
2.2.2. Phụ nữ mang thai
Khi mang thai, cơ thể người mẹ có những thay đổi để phù hợp với việc mang bầu. Ở giai đoạn này, các bà bầu thường tiêu hóa một lượng thức ăn lớn, trong khi cơ thể chưa đáp ứng kịp. Điều đó gây nên sự tích tụ thức ăn tại dạ dày, kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị. Hiện tượng như vậy dễ gây trào ngược acid dạ dày. Nếu tình trạng ấy kéo dài, thượng vị dạ dày phải tiếp nhận lượng lớn acid, tăng cường nguy cơ bỏng rát. Ngoài ra, thai nhi phát triển ngày một lớn hơn gây ra một áp lực chèn ép vùng thượng vị dạ dày.
2.2.3Ăn quá nhiều, quá no
Dạ dày của mỗi người thường có kích thước phù hợp với cơ thể. Khi chúng ta ăn quá no, dạ dày phải co giãn hết mức. Việc co giãn bất thường như vậy gây ra một lực chèn ép lên các cơ quan nội tạng xung quanh. Đặc biệt là gây chướng, tức thượng vị dạ dày. Người bệnh đau thượng vị dạ dày nên tránh ăn các thực phẩm chua (giấm, khế chua, xoài xanh,…), cay (tương ớt, ớt tươi,…) hay có tính nóng (mít, mận,…). Nên ăn thực phẩm có tính thấm cao, thấm hút dịch vị hiệu quả như: cơm trắng, khoai, bánh mì, ngũ cốc,…
2.2.4. Căng thẳng công việc
Đây là một nguyên nhân phổ biến góp phần gia tăng cơn đau thượng vị dạ dày, nhưng thường bị người bệnh bỏ qua. Việc sắp xếp công việc thiếu hợp lý, hạn hẹp về thời gian nghỉ ngơi hay làm việc quá sức sẽ dẫn tới căng thẳng thần kinh. Người bệnh có thể bị stress nặng gây ra tăng tiết cortisol. Hormon này nhiều hơn mức bình thường sẽ gia tăng nguy cơ loét dạ dày. Từ đó dẫn tới triệu chứng đau nhức vùng thượng vị dạ dày.
>>>Xem thêm: Đau Thượng Vị Uống Thuốc Gì, Top 6 Thuốc Hiệu Quả
3. Triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân đau thượng vị dạ dày?
Bệnh nhân đau thượng vị dạ dày thường có những triệu chứng biểu hiện rõ rệt, gây khó chịu cho cơ thể. Biết được một số triệu chứng có thể giúp người bệnh chuẩn đoán bệnh từ đó có hướng giải quyết cũng như điều trị kịp thời.
3.1. Triệu chứng thường gặp
Đau bụng: người bệnh thường có dấu hiệu đau bụng xuất hiện tần suất tăng dần. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ, sau đó phát triển lên mức độ nặng hơn dẫn tới đau quặn thắt bụng, đổ mồ hôi hột.
Căng, tức vùng ức: những cơn đau ở vùng ngực thường ở mức độ nhẹ. Người bệnh thường có các triệu chứng như khó thở, thở gấp. Bên cạnh đó, người bệnh còn có cảm giác căng tức, nóng rát vùng ngực rõ rệt.
Ợ hơi, ợ nóng, hoặc ợ chua sau khi ăn no. Dấu hiệu này rất dễ để nhận biết. Sau khi ợ thường để lại cảm giác khó chịu ngay vùng thực quản.
Cảm giác nóng rát ở bụng hoặc vùng ngực trên rốn
Khó tiêu, táo bón: lượng thức ăn đưa vào cơ thể thiếu nhóm chất xơ, thiếu nước. Điều đó gây tích tụ thức ăn trong dạ dày, ruột non. Ngoài ra, tại đại tràng, phân cũng không được tiêu hóa gây chứng táo bón.
Tiêu chảy: gây mất nước cơ thể một cách nhanh chóng.
Buồn nôn có hoặc không kèm theo nôn
3.2. Triệu chứng khác
Trong một số trường hợp, các triệu chứng đau thượng vị dạ dày có thể là dấu hiệu của đau tim hoặc tình trạng nghiêm trọng của cơ thể. Bạn lên liên hệ với các trung tâm y tế nhanh nhất có thể, nếu có các triệu chứng dưới đây:
Đau ngực, tức ngực, đánh trống ngực.
Cơn đau từ ngực lan tỏa xuống vai và cánh tay.
Thở gấp, khó thở, thở khò khè hoặc không thở được.
Sặc máu đen hoặc vật chất màu đen giống với bã cà phê.
4. Mẹo chữa đau thượng vị dạ dày đơn giản và hiệu quả nhất?
Đau thượng vị dạ dày mang đến cho cơ thể những cơn đau khó chịu, âm ỉ. Để hạn chế những triệu chứng ấy, người bệnh có thể sử dụng một số mẹo dân gian sau nhằm hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả.
4.1 Sử dụng kết hợp nghệ và mật ong
Nghệ được biết đến như một loại thần dược chữa các bệnh về dạ dày. Trong nghệ có chứa nhiều curcumin, giúp kháng khuẩn tốt, làm giảm thiểu lượng acid có trong dạ dày. Bên cạnh đó, nghệ còn giúp làm lành các mô tổn thương, ổ viêm loét một cách nhanh chóng và lành tính. Bởi vậy, sử dụng nghệ giúp giảm thiểu các cơn đau vùng thượng vị dạ dày một cách tối ưu. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chế phẩm thuốc được chiết xuất từ nghệ. Hơn nữa, nghệ rất dễ mua, giá thành lại rẻ nên rất phù hợp đưa vào sử dụng
Cách sử dụng nghệ kết hợp mật ong:
Cách 1: Trộn bột nghệ và mật ong theo tỉ lệ 1:1. Người bệnh có thể sử dụng trực tiếp hoặc pha với nước ấm. Nên sử dụng 2 lần / ngày khi vừa thức dậy vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ vào buổi tối.
Cách 2: Sử dụng nghệ tươi thái lát mỏng. Xếp từng lớp nghệ vào trong lọ thủy tinh. Cứ mỗi lớp nghệ xếp xong, rót mật ong vào xâm xấp lớp nghệ ấy. Cứ làm như vậy tới khi đầy bình, đảm bảo nghệ ngập trong mật ong. Nên ngâm ít nhất 2 tuần rồi mới đưa vào sử dụng. Mỗi lần lấy khoảng 2-3 thìa pha với 100 -200ml nước ấm, sử dụng 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối.
Cách 3: Tạo ra những viên nghệ bằng cách: trộn tinh bột nghệ với mật ong theo tỉ lệ 1:2, vo viên lại rồi sử dụng. Có thể uống hoặc ăn trực tiếp. Sử dụng 30 phút trước khi ăn sáng. Duy trì sử dụng sẽ mang lại hiệu quả điều trị bất ngờ.
4.2. Sử dụng chuối hột
Chuối hột là một loại trái cây lành tính, dễ sử dụng. Trong dân gian, chuối hột được sử dụng nhiều để chữa đau bụng. Trong chuối có chứa nhựa, thành phần này giúp kháng khuẩn tốt cũng như làm se các bề mặt tổn thương của các ổ viêm loét trong dạ dày. Nhờ đó, cơn đau thượng vị dạ dày được giảm thiểu nhanh chóng.
Cách sử dụng đơn giản như sau:
Thái mỏng chuối hột xanh sau đó sấy khô hoặc phơi dưới nắng. Đem chuối khô đi nghiền lấy bột. Sử dụng bột chuối hột kèm mật ong, pha với nước ấm. Cứ 2 thìa bột chuối tương ứng với 200ml nước và 2 thìa mật ong. Sử dụng 1 lần/ ngày.
4.3 Sử dụng bắp cải
Chúng ta thường dùng bắp cải để ăn kèm với cơm như một nguồn cung cấp rau xanh. Bên cạnh cách sử dụng đó, rau cải cũng có thể ép lấy nước có tác dụng chữa đau thượng vị dạ dày hiệu quả. Bắp cải chứa lượng lớn vitamin cần thiết cho cơ thể, ép hay xay lấy nước có thể giữ nguyên dưỡng chất của bắp cải khi sử dụng.
Cách dung: Chuẩn bị bắp cải, rửa sạch. Khử khuẩn bằng cách ngâm bắp cải trong nước muối 15 phút. Sau đó, để bắp cải ráo nước rồi cho vào máy xay hay ép. Chia đều lượng nước vừa ép và sử dụng hết trong một ngày.
4.4. Sử dụng trà thảo mộc
Trà thảo mộc là sự kết hợp của nhiều loại dược liệu có tác dụng lành thương vô cùng hữu ích đối với cơ thể. Có rất nhiều các loại thảo mộc mà bạn có thể lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên để giảm bớt cơn đau thượng vị dạ dày, bạn nên sử dụng trà xanh, trà hoa cúc, trà gừng hoặc trà bạc hà.
Trà xanh: từ lâu trà xanh đã được biết đến với công dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả. Bên cạnh đó trà xanh còn có tính kháng viêm, giảm sưng hiệu quả. Sử dụng trà xanh giúp giảm thiểu các cơn đau dạ dày, thượng vị. Hơn thế nữa, trà xanh giúp giảm hẳn chứng ợ hơi, ợ nóng do viêm loét dạ dày gây nên.
Trà hoa cúc: loại trà này có tác dụng tuyệt vời trong việc cân bằng acid dạ dày. Trà hoa cúc giúp trung hòa bớt acid, giảm triệu chứng viêm loét thường gặp tại dạ dày hay thực quản. Người bệnh nên sử dụng 2-3 tách trà hoa cúc mỗi ngày
Trà gừng: chứa hoạt chất lành tính (gingerol) có khả năng làm giảm tình trạng viêm hiệu quả. Trà gừng tính nóng giúp giảm cảm giác đau rát ở thượng vị dạ dày và kháng viêm vùng niêm mạc.
Trà bạc hà: với tính bình, thanh mát, trà bạc hà giúp ức chế những cơn co thắt dạ dày, giảm đau tức vùng thượng vị.
4.5. Sử dụng Saffron
Saffron hay nhụy hoa nghệ tây được biết đến với những công dụng tuyệt vời. Đặc biệt là sự chữa lành các bệnh của hệ tiêu hóa. Bên cạnh công dụng làm giảm cơn đau vùng thượng vị dạ dày nhụy hoa nghệ tây còn giúp cải thiện sắc đẹp.
Cách sử dụng saffron chữa đau thượng vị dạ dày:
Cách 1: Dùng bột saffron trộn cùng với mật ong, pha với nước ấm uống hàng ngày. Mỗi lần pha khoảng 1g saffron với 1 thìa cà phê mật ong, sử dụng với 100ml nước. Sử dụng vào buổi sáng và tối.
Cách 2: sử dụng trực tiếp nhụy hoa nghệ tây, mỗi lần khoảng 3-4 nhụy, pha với nước ấm uống thay nước lọc
>>>Xem thêm: Đau Thượng Vị Về Đêm Là Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không
5. Lời khuyên cho bệnh nhân đau thượng vị dạ dày ?
Để giảm tình trạng đau thượng vị dạ dày, bệnh nhân nên tự bảo vệ bản thân mình bằng cách tạo ra những thói quen tốt cho cơ thể như:
Sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, tránh để cơ thể rơi vào trạng thái kiệt quệ, stress nặng.
Tập thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng cũng như sức khỏe. Điều này còn giúp bạn thư giãn đầu óc, thư giãn cơ thể.
Bên cạnh đó việc có một chế độ ăn uống hợp lý là hết sức cần thiết. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Uống nhiều nước, cung cấp đủ các nhóm vitamin cần thiết cho cơ thể. Một số loại nước ép được khuyên dùng như: nước ép bắp cải, nước ép cà rốt,…Chia nhỏ bữa ăn giúp dạ dày không phải co bóp liên tục. Hạn chế đồ ăn cay nóng (lẩu, ớt, tiêu,…) hay quá chua (nhót, giấm,…).
Sử dụng những thực phẩm có tính thấm hút tốt như: Bánh mì, cơm, yến mạch,…
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng sữa chua, men vi sinh,…những thức uống giàu vi khuẩn lactic hỗ trợ miễn dịch đường ruột hiệu quả.
Không sử dụng rượu bia, chất kích thích có hại cho niêm mạc dạ dày.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những vấn đề điển hình nhất mà bệnh nhân mắc đau thượng vị dạ dày thường gặp phải. Bên cạnh đó, bạn đọc có thể áp dụng một số phương pháp nêu trên để giảm bớt các cơn đau khó chịu vùng thượng vị. Ngoài ra, bạn đọc có thể liên hệ HOTLINE 18006091 để được tư vấn chi tiết nhất về tình trạng dạ dày và các bệnh liên quan.