Trào Ngược Thực Quản Và Cách Tự Điều Trị Tại Nhà
Trào ngược thực quản là một rối loạn tiêu hóa rất phổ biến trên toàn thế giới. Tình trạng này gây ra nhiều khó chịu và bất tiện, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến trào ngược thực quản? Bệnh có những biểu hiện thế nào? Làm sao để ngăn trào ngược? Có cách nào chữa trào ngược thực quản tại nhà không? Cùng tìm hiểu về trào ngược thực quản ở bài viết dưới đây.
1. Bệnh trào ngược thực quản là gì?
Bạn hay bị ợ chua. Bạn luôn cảm thấy bụng đầy hơi, chướng khí. Đó chính là những triệu chứng thường thấy ở người bị trào ngược thực quản. Nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu hết những thông tin xoay quanh cụm từ “trào ngược thực quản” hay chưa?
Trào ngược thực quản xảy ra khi axit dạ dày (hoặc thức ăn và chất lỏng) thường xuyên chảy ngược vào thực quản (ống nối giữa miệng và dạ dày) của bạn.Trào ngược axit xảy ra với hầu hết tất cả mọi người tại một số thời điểm trong cuộc đời.
Thỉnh thoảng, bạn trào ngược axit và ợ hơi sau ăn là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn bị trào ngược axit/ợ chua nhiều hơn hai lần một tuần trong khoảng thời gian vài tuần, liên tục dùng thuốc trị ợ chua và thuốc kháng axit nhưng các triệu chứng của bạn vẫn tiếp tục quay trở lại, có thể bạn đã bị trào ngược thực quản mạn tính.
2. Dạ dày trào ngược và các dấu hiệu nhận diện
Ợ chua, ợ nóng
Các triệu chứng chính của trào ngược là ợ chua, ợ nóng dai dẳng. Đọc đến đây, chắc hẳn bạn cảm thấy khá quen thuộc. Bởi vì “ợ” là biểu hiện sinh lý bình thường của mỗi chúng ta. Đó là cách cơ thể thải bỏ khí thừa bên trong dạ dày ra ngoài qua đường miệng. Tuy nhiên, ở người bị trào ngược, hiện tượng “ợ” khác một chút so với bình thường.
Ợ chua là hiện tượng axit trào ngược lên cổ họng gây vị chua khó chịu trong miệng.
Ợ nóng là tình trạng kích thích thực quản gây ra cảm giác nóng rát, khó chịu ở ngực trên hoặc ngực giữa. Bạn cũng có thể cảm thấy đau khi cúi hoặc nằm xuống, hoặc cảm thấy khó nuốt.
>>>> Tham khảo thêm: Nguyên Nhân Ợ Nóng Là Do Đâu?
Tức ngực
Tức ngực do trào ngược, cơn đau thường tập trung ở vị trí sau xương ức hoặc ở vùng thượng vị. Điều này xảy ra do sự co thắt thực quản. Co thắt thực quản là sự co thắt của các cơ xung quanh ống dẫn thức ăn.
Những người bị trào ngược có thể bị tức ngực tạm thời, tức ngực dữ dội khi hít thở sâu hoặc ho. Cảm giác đau thường nông và nhẹ.
Buồn nôn, nôn trớ thức ăn hoặc chất lỏng chua
Tình trạng nôn trớ xảy ra với các mức độ nghiêm trọng khác nhau ở mỗi người. Một số yếu tố nhất định chẳng hạn như ăn nhiều bữa, tập thể dục hoặc cúi gập người sau khi ăn… có xu hướng chèn ép dạ dày và kích thích tình trạng nôn trớ. Một số người bị trào ngược còn gặp hiện tượng nôn ra máu.
Trẻ sơ sinh và trẻ em bị trào ngược có thể bị nôn trớ nhiều lần. Điều này là hoàn toàn tự nhiên và vô hại ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn dưới 18 tháng tuổi. Nguyên nhân là vì dạ dày của trẻ còn nằm ngang, cơ vòng thực quản dưới yếu khiến trẻ hay nôn sau ăn.
Đau họng, cảm giác có khối u trong cổ họng, khó nuốt
Một số người mắc trào ngược mô tả đây là “cơn đau thắt” ở cổ họng mặc dù không hề có vật cản ở cổ họng. Họ thường cảm thấy đau khi nuốt nước bọt. Triệu chứng đau họng tăng lên khi ăn và uống.
Nguyên nhân của triệu chứng này là do sự trào ngược của axit từ dạ dày gây ra kích ứng cổ họng làm tăng trương lực ở cơ thắt trên thực quản.
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa bao gồm các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu… cũng thường xuyên xảy ra ở người bị trào ngược axit. Triệu chứng này thường xảy ra khi bạn ăn phải thức ăn nào đó không hợp với bạn.
3. Nguyên nhân của trào ngược thực quản
3.1. Do giãn hoàn toàn cơ vòng thực quản dưới
Bình thường, khi bạn nuốt, một dải cơ tròn xung quanh đáy thực quản (cơ vòng thực quản dưới) sẽ giãn ra để thức ăn và chất lỏng chảy vào dạ dày. Sau đó cơ vòng đóng lại.
Ở người bị trào ngược, sự căng cứng dạ dày (do khí và thức ăn trong dạ dày) gây ra phản xạ giãn mạch. Phản xạ này hoạt động như một cơ chế bảo vệ bằng cách ngăn chặn sự tích tụ của khí thừa trong dạ dày hoặc khí đi vào tá tràng. Điều này làm giãn hoàn toàn cơ vòng dưới.
Khi cơ vòng giãn ra bất thường hoặc co thắt yếu, axit dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản. Axit này thường xuyên trào ngược có thể gây ra cả tình trạng viêm thực quản.
3.2. Do tăng áp lực ổ bụng đột ngột
Áp lực ổ bụng là áp suất tồn tại ở trạng thái cân bằng động trong khoang bụng. Áp lực ổ bụng tăng khi hít vào và giảm khi thở ra.
Áp lực ổ bụng tăng lên có thể do sự ứ đọng thức ăn trong dạ dày (do tắc ruột, hẹp môn vị,…), hoặc do dạ dày vượt quá sức chứa bình thường của nó (do ăn quá no). Đôi khi, ho, hắt hơi, làm việc quá sức cũng gây tăng áp lực ở bụng tăng đột ngột.
Khi áp lực ổ bụng tăng đột ngột sẽ gây chèn ép lên thành dạ dày và cơ vòng thực quản dưới dẫn đến tình trạn trào ngược axit dạ dày lên thực quản.
3.3. Trào ngược thực quản tự phát
- Trào ngược thực quản do chấn thương tai nạn, do sa dạ dày, hoặc do cơ vòng thực quản dưới yếu bẩm sinh,v.v.
- Trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường do dạ dày của trẻ còn nằm ngang, cơ vòng thực quản dưới yếu. Hiện tượng này sẽ hết khi trẻ lên 1 tuổi.
>>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Và Điều Trị Như Thế Nào Cho Đúng
4. Các yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng trào ngược
Đồ uống và thực phẩm có khả năng khiến dạ dày bị kích thích
- Cà phê
Trong cà phê có chứa axit chlorogenic. Chất này gây kích thích niêm mạc dạ dày, đặc biệt khi bụng rỗng. Lạm dụng cà phê sẽ khiến tình trạng trào ngược của bạn trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên hạn chế sử dụng cà phê và lưu ý tránh xa chúng khi đói.
- Cà chua
Trong cà chua có chứa nhiều axit như axit mandelic, axit citric,… Khi tiêu hóa, hàm lượng axit của dịch dạ dày tiết ra cùng với axit trong cà chua được giải phóng gây ra dư thừa axit. Điều này khiến lượng axit dư thừa trào ngược lên thực quản, từ đó gây cảm giác khó chịu và ợ chua. Vì vậy, nếu bạn muốn tránh cảm giác khó chịu ở ngực, bạn phải tránh ăn quá nhiều cà chua.
- Rượu
Uống nhiều rượu làm suy yếu nhu động thực quản và làm giảm sự co thắt của cơ vòng thực quản dưới. Từ đó khiến cho hiện trạng trào ngược ngày một nặng hơn.
Ngoài ra, khi rượu tiếp xúc trực tiếp với thực quản và dạ dày có thể gây tổn thương đến niêm mạc thực quản và dạ dày, lâu ngày dẫn đến viêm loét dạ dày.
- Sô cô la
Chất caffeine trong socola có thể đóng vai trò như một tác nhân kích thích làm trầm trọng thêm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
- Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
Thực ăn nhiều dầu mỡ chứa nhiều chất béo, chúng làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày. Khi thức ăn ở lâu trong dạ dày, nó có thể khiến bạn đầy hơi, buồn nôn, hoặc đau dạ dày.
Chất capsaicin trong một số thực phẩm cay có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày hoặc ruột, đồng thời cũng làm chậm tốc độ tiêu hóa của dạ dày, gây ra chứng ợ nóng, kích thích triệu chứng trào ngược.
Thừa cân
Cân nặng của bạn cũng tác động lên áp lực ổ bụng. Khi thừa cân, béo phì, mỡ thừa xung quanh bụng chèn ép lên dạ dày làm tăng áp lực ổ bụng. Từ đó làm tăng trào ngược axit lên thực quản.
Hút thuốc
Chất nicotin từ thuốc lá làm giãn van giữa thực quản và dạ dày (cơ vòng thực quản dưới). Khi đó, triệu chứng ợ nóng, tức ngực càng tăng, tình trạng của bạn sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.
Căng thẳng và lo lắng
Việc sản xuất các chất gọi là prostaglandin, chất thường bảo vệ dạ dày khỏi tác động của axit cũng có thể bị suy giảm rất nhiều nếu bạn căng thẳng. Từ đó gây suy giảm nhu động dạ dày và thực quản, làm tăng trào ngược axit lên thực quản.
Sử dụng thuốc
Một số thuốc giảm đau chống viêm như ibuprofen, thuốc chống hen suyễn, huyết áp, chống trầm cảm và thuốc an thần có tác dụng phụ tác động lên hệ tiêu hóa, có thể làm tăng triệu chứng của trào ngược.
Thoát vị hoành
Cơ hoành là cơ phân cách giữa khoang ngực và khoang bụng. Cơ hoành phối hợp với cơ vòng thực quản dưới giúp ngăn cản trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản. Khi thoát vị hoành, một phần dạ dày nằm đè lên cơ hoành, dẫn đến tình trạng trào ngược.
Mang thai
Tình trạng trào ngược khá phổ biến trong thời kỳ mang thai của phụ nữ. Khi mang thai, các cơ đẩy thức ăn xuống thực quản sẽ di chuyển chậm hơn bình thường. Bên cạnh đó, việc tử cung phát triển sẽ đẩy dạ dày lên cao. Vì vậy dễ dàng trào ngược axit dạ dày.
>>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Trong Giai Đoạn Thai Kỳ
5. Hậu quả và biến chứng của trào ngược thực quản
Trào ngược mãn tính có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
- Viêm và loét thực quản: Axit dạ dày có thể làm mòn mô trong thực quản, gây ra vết loét hở. Những vết loét hở này trên thực quản có thể chảy máu, gây đau và khó nuốt.
- Xuất hiện mô sẹo làm hẹp thực quản: Tổn thương thực quản dưới do axit dạ dày gây ra việc hình thành mô sẹo. Các mô sẹo làm thu hẹp đường dẫn thức ăn, khiến người bệnh khó nuốt.
- Thực quản Barrett: Barrett thực quản là tình trạng lớp niêm mạc phẳng màu hồng của thực quản bị tổn thương do trào ngược axit, khiến lớp niêm mạc này dày lên và có màu đỏ. Barrett thực quản được coi là yếu tố nguy cơ chính của ung thư thực quản
- Ho mạn tính
- Tổn thương răng
- Làm nặng thêm các triệu chứng hen suyễn
6. Tại sao trào ngược thực quản trở nên trầm trọng hơn khi ngủ?
6.1. Nguyên nhân trào ngược thực quản trầm trọng hơn khi ngủ
Có một số giải thích vì sao tình trạng trào ngược thường tồi tệ hơn vào ban đêm sau khi đi ngủ:
- Khi nằm, trọng lực không còn giúp giữ cho axit trong dạ dày giảm xuống, khiến trào ngược dễ xảy ra hơn.
- Giảm nuốt khi ngủ làm giảm một lực quan trọng đẩy axit dạ dày xuống.
- Nước bọt có thể giúp trung hòa axit dạ dày, nhưng việc sản xuất nước bọt bị giảm trong giai đoạn ngủ sâu hơn.
Sự kết hợp của những tác động này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc chảy ngược axit dạ dày lên thực quản, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Tình trạng trào ngược axit có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn đi ngủ ngay sau khi ăn và ăn những đồ ăn gây kích thích dạ dày. Việc trào ngược axit dạ dày khi ngủ còn làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn. Nó ảnh hưởng đến đường thở và khả năng thở bình thường, gây ra nhiều cơn ngưng thở hơn vào ban đêm.
6.2. Làm sao để những người bị trào ngược thực quản có giấc ngủ tốt hơn?
Tránh ăn khuya
Kết thúc bữa ăn ít nhất ba giờ trước khi nằm xuống có thể giúp dạ dày của bạn có thời gian tiêu hóa và giảm nguy cơ trào ngược.
Ngủ nghiêng bên trái
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nằm nghiêng về bên trái là tư thế ngủ tốt nhất cho những người bị traaof ngược. Ngủ nghiêng bên trái làm giảm các đợt trào ngược và sự tiếp xúc của thực quản với axit dạ dày. Ngủ ở các tư thế khác, bao gồm cả nằm ngửa, có thể khiến trào ngược dễ xảy ra hơn.
Nâng cao đầu giường
Kê cao gối hoặc nâng cao đầu giường sẽ giúp giảm trào ngược axit khi nằm.
7. Điều trị trào ngược thực quản
7.1. Sử dụng thuốc
- Thuốc kháng axit: có thể giúp giảm đau tạm thời nhưng có thể có hiệu quả hạn chế ở nhiều người
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Ức chế bài tiết acid nền và acid tiết ra do thức ăn
- Thuốc kháng Histamin H2: Ức chế bài tiết acid nền, ức chế bài tiết acid vào ban đêm
Những loại thuốc trào ngược thực quản này có thể bán tự do hoặc bán theo đơn, nhưng vì chúng có thể có tác dụng phụ, nên tốt nhất trước khi quyết định sử dụng, bạn nên trò chuyện cùng bác sĩ.
7.2. Giảm trào ngược thực quản nên làm gì
Thay đổi lối sống đơn giản có thể giúp ngăn chặn hoặc giảm các triệu chứng.
Việc bạn nên làm
- Ăn chậm và chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày
- Ngủ với gối cao
- Cố gắng giảm cân lành mạnh nếu bạn thừa cân
- Cố gắng tìm cách để thư giãn, sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi
Việc bạn không nên làm
- Không ăn quá no
- Không có thức ăn hoặc đồ uống gây kích thích dạ dày
- Không ăn trong vòng 3 – 4 tiếng trước khi ngủ
- Không mặc quần bó sát eo
- Không uống quá nhiều rượu
- Không hút thuốc
- Không ngừng dùng hoặc tự ý dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào được kê đơn mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước
8. Trào ngược thực quản ăn gì để cải thiện tình trạng
Rau
Rau có ít chất béo và có chứa đường tự nhiên. Chúng giúp giảm axit trong dạ dày. Một số loại rau tốt cho người bị trào ngược thực quản bao gồm đậu xanh, súp lơ xanh, súp lơ trắng, măng tây, khoai tây, dưa chuột.v.v.
Gừng
Gừng chữa trào ngược có đặc tính chống viêm tự nhiên, vì vậy nó được coi như là một nguyên liệu điều trị tự nhiên cho chứng ợ nóng và các vấn đề về đường tiêu hóa khác. Bạn có thể thái lát một chút gừng và thêm vào món ăn. Hoặc làm sinh tố hay đồ uống trà gừng để giảm bớt các triệu chứng.
Bột yến mạch
Bột yến mạch là món ăn thích hợp cho bữa sáng. Loại ngũ cốc nguyên hạt này là nguồn chất xơ tuyệt vời. Bạn cũng có thể lựa chọn các thực phẩm giàu chất xơ khác cho bữa sáng như gạo lứt hay bánh mì gạo lứt.
Trái cây
Trái cây không chứa nhiều axit như cam, bao gồm: lê, nhàu, táo, chuối,… tốt cho người bị trào ngược.
Thịt nạc và hải sản
Các loại thịt nạc (thịt gà,,…), và hải sản (cá, tôm,…) ít chất béo, dễ tiêu hóa, giúp làm giảm triệu chứng của trào ngược axit. Hãy thử nướng hoặc luộc, tránh rán để giảm thiểu dầu mỡ.
Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, lòng đỏ trứng có nhiều chất béo và có thể gây ra đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Vì vậy, người bị trào ngược nên tránh xa lòng đỏ trứng
Chất béo tốt
Nguồn thực phẩm chứa chất béo lành mạnh bao gồm bơ, quả óc chó, hạt lanh, dầu ô liu, dầu mè và dầu hướng dương. Thay thế lượng chất béo chuyển hóa và lượng chất béo bão hòa bằng những chất béo không bão hòa lành mạnh hơn này nhằm giảm tối đa việc sử dụng chúng.
Trên đây là những chia sẻ đến từ các chuyên gia của Scurma Fizzy về bệnh trào ngược thực quản. tình trạng trào ngược làm giảm rõ rệt chất lượng cuộc sống và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu trở nên mạn tính.
Bằng cách duy trì lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh, bạn có thể giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, hãy tham khảo ý kiến và sự tư vấn từ các bác sĩ, dược sĩ, để có một phương pháp đúng đắn điều trị bệnh.
Liên hệ ngay Hotline 1800.6091 nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về trào ngược thực quản. Các chuyên gia của Scurma Fizzy sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ giải đáp thắc mắc của bạn.