Nguyên Nhân Và Cách Chữa Đầy Bụng, Khó Tiêu Hiệu Quả
Chế độ ăn uống thiếu khoa học và thói quen sinh hoạt không hợp lý có thể gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Mọi đối tượng đều có nguy cơ gặp phải các triệu chứng này. Đặc biệt, nếu do các tình trạng bệnh lý gây ra thì triệu chứng đầy bụng xuất hiện với tần suất càng cao và trầm trọng, gây cảm giác khó chịu và mất tự tin trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày. Vậy cách chữa đầy bụng là gì? Khi bị đầy bụng nên ăn gì hoặc kiêng ăn gì? Hãy cùng các chuyên gia của Scurma Fizzy giải đáp các thắc mắc này và tìm hiểu về cách chữa đầy bụng hiệu quả.
1. Đầy bụng và nguyên nhân gây bệnh
Đầy bụng là triệu chứng bệnh nhân có thể gặp phải sau khi ăn, bệnh thường không gây đau nhưng đem lại cảm giác khó chịu. Người bệnh sẽ thấy vùng bụng bị căng tức, và chướng bụng. Dù cảm thấy đói, nhưng chỉ ăn được chút thức ăn sẽ cảm thấy tức bụng và không thể ăn thêm.
Để có thể lựa chọn cách chữa đầy bụng, khó tiêu hiệu quả cần xác định chính xác nguyên nhân gây đầy bụng là gì. Thông thường, đầy bụng thường xuất phát từ chế độ ăn uống không hợp lý. Ngày nay, cuộc sống hiện đại và phát triển hơn, nên con người có nhu cầu cao hơn về ăn uống, muốn ăn các món ăn ưu thích và hợp khẩu vị. Tuy nhiên do kiến thức không đầy đủ, nên chế độ ăn thường thiếu dinh dưỡng, mất cân bằng hay nạp vào nhiều loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Mọi người thường có chung câu hỏi ăn món nào thì tốt cho sức khỏe và ăn bao nhiêu là đủ. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng đầy hơi thường do chế độ ăn quá nhiều tinh bột, các đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ,… vì đây đều là các loại thực phẩm khó tiêu, cần mất thời gian rất lâu để có thể tiêu hóa hoàn toàn.
Thói quen ăn uống cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Các thói quen không tốt cho tiêu hóa bao gồm: Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, hay nuốt thức ăn mà không nhai khiến tăng áp lực co bóp lên dạ dày. Ăn không đúng giờ, bỏ bữa hoặc thói quen vừa ăn xong nằm ngay cũng có thể gây đầy bụng. Ở trẻ em hay có thói quen vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại, đọc sách,… cũng không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
Đầy bụng, khó tiêu do rối loạn tiêu hóa: Việc ăn các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn đóng hộp hết hạn sử dụng sẽ dễ khiến bệnh nhân nhiễm các loại vi khuẩn không tốt cho tiêu hóa, gây đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. Vi khuẩn H. pylori sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng phát triển trong dạ dày, gây tổn thương niêm mạc và gây nên các triệu chứng khó chịu.
Ngoài ra, khi cơ thể mệt mỏi, suy nhược, căng thẳng thần kinh,… sẽ dẫn tới giảm các enzym tiêu hóa, nhu động dạ dày giảm, hoạt động của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng cũng sẽ gây xuất hiện các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.
Một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây đầy bụng. Sử dụng thuốc kháng sinh liều cao, dài ngày để điều trị các bệnh mãn tính hay nhiễm khuẩn sẽ gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, vì có thể vô tình diệt cả lợi khuẩn hệ tiêu hóa. Sử dụng thuốc bừa bãi, không theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ dễ gây ra các tác dụng không mong muốn, trong đó các ảnh hưởng trên đường tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy hay táo bón rất phổ biến.
Đầy bụng, chướng hơi cũng có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,… Trong trường hợp này, bệnh nhân cần cẩn thận theo dõi các triệu chứng liên quan. Nếu tình trạng đầy bụng, khó tiêu diễn ra thường xuyên, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh.
>>>>>> Xem thêm: Đầy Bụng Khó Chịu Là Tình Trạng Gì, Nguyên Nhân Do Đâu
2. Cách chữa đầy bụng hiệu quả
Để tìm được cách chữa đầy bụng hiệu quả, cần xác định nguyên nhân gây đầy bụng là gì. Khi bị đầy bụng, khó tiêu, có thể sử dụng các loại thuốc như thuốc chống đầy hơi, các thuốc trung hòa acid dạ dày giúp giảm bớt acid trong dạ dày. Nên bổ sung các thuốc hỗ trợ tăng nhu động, co bóp của dạ dày để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột. Men tiêu hóa cũng nên được sử dụng ở các bệnh nhân bị đầy hơi, khó tiêu, giúp cung cấp các lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột để cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.
Nếu đầy bụng liên quan đến chế độ ăn không hợp lý thì nên điều chỉnh lại, loại bỏ các loại thực phẩm có nguy cơ gây đầy hơi, khó tiêu cao. Để nhanh chóng cải thiện tình trạng đầy bụng, một số biện pháp đơn giản có thể tham khảo sau đây:
2.1 Cách chữa đầy bụng bằng đi bộ
Vận động nhẹ nhàng, trong đó có đi bộ sẽ giúp tăng nhu động của dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và thúc đẩy quá trình đào thải khí ra khỏi cơ thể, do đó sẽ giải quyết tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
2.2 Cách chữa đầy bụng bằng tập luyện yoga
Tập luyện yoga từ lâu đã được chứng minh rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai, thư giãn, giải tỏa các căng thẳng. Một số tư thế yoga thích hợp sẽ kích thích cơ thể giải phóng các khí thừa ra khỏi cơ thể, giảm bớt lượng khí tích tụ trong đường tiêu hóa. Do đó, người bệnh khi gặp phải các triệu chứng này thì tập luyện yoga là một biện pháp hợp lý, một cách chữa đầy bụng hiệu quả.
2.3 Massage và cách chữa đầy bụng
Một cách đơn giản nữa để loại bỏ tình trạng đầy bụng là massage nhẹ nhàng bụng. Massage theo chiều kim đồng hồ, lần lượt từ trên xuống dưới, xung quanh vùng rốn, sau đó đảo ngược chiều lại. Trong trường hợp cảm giác đau dù thao tác nhẹ nhàng thì nên ngừng lại, theo dõi các triệu chứng và tham vấn nhân viên y tế nếu cần thiết.
Chườm nóng cũng là một cách chữa đầy bụng hiệu quả vì hơi nóng sẽ giúp tăng lưu thông máu quanh vùng bụng, kích thích tiêu hóa, tăng nhu động ruột và quá trình đào thải các chất.
2.4 Dùng bạc hà chữa đầy bụng
Bạc hà có thể cải thiện tình trạng đầy hơi khó tiêu do hỗ trợ các nhóm cơ ở ruột giúp khí thải và chất thải được đào thải nhanh hơn. Cách sử dụng bạc hà rất đơn giản, lấy khoảng 2 – 3 g lá bạc hà, đem hãm với khoảng 150 ml nước sôi khoảng 5 phút. Hàng ngày uống khoảng 2 – 3 tách trà bạc hà có thể giúp cải thiện các triệu chứng này rõ ràng.
Hoặc có thể nhai lá bạc hà và uống một cốc nước táo mèo nhỏ lên men cũng có tác dụng kích thích tiêu hóa giống tốt, nhuận tràng và tránh tình trạng táo bón.
2.5 Gừng và cách chữa đầy bụng
Gừng là loại gia vị được sử dụng phổ biến trong nhiều loại món ăn, vì vậy rất dễ tìm và quen thuộc trong cuộc sống. Gừng còn có tác dụng tốt với tình trạng đầy hơi, khó tiêu do sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, thức ăn và khí sẽ được đẩy xuống ruột non nhanh hơn. Ngoài ra, trong gừng còn chứa nhiều chất có tác dụng chống viêm, giảm đau nên nếu sử dụng hợp lý, gừng sẽ có tác dụng tốt đối với các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Cách sử dụng: Gừng gọt vỏ, rửa sạch, sau đó băm nhuyễn. Đun sôi khoảng 200 ml nước, cho gừng vào, nấu khoảng 5 – 10 phút rồi tắt bếp. Lọc lấy phần dịch trong, thêm mật ong và nước cốt chanh vào, khuấy đều. Dùng hàng ngày sẽ có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh dạ dày.
2.6 Uống trà hoa cúc cải thiện đầy bụng
Trà hoa cúc từ lâu được sử dụng vì vị khá thanh, đồng thời có tác dụng an thần, phù hợp với các bệnh nhân bị chứng mất ngủ, lo lắng, căng thẳng. Trong trà hoa cúc cũng chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng viêm, làm dịu niêm mạc dạ dày và thực quản.
Cách dùng rất đơn giản, lấy hoa cúc khô hoặc tươi bỏ vào ấm trà, thêm khoảng 150 ml nước sôi, đậy nắp lại. Hãm trà khoảng 10 phút là có thể uống được. Uống trà hoa cúc hàng ngày sẽ giúp giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, và giúp bệnh nhân dễ đi vào giấc ngủ hơn.
2.7 Giấm táo và cách chữa đầy bụng, khó tiêu
Giấm táo chứa nhiều loại enzym giúp kích thích tiêu hóa, hỗ trợ nhu động ruột, giảm lượng khí trong dạ dày và ruột, do đó loại bỏ cảm giác nặng bụng, khó tiêu.
Cách dùng: Pha loãng một thìa nhỏ giấm táo với khoảng 150 ml nước ấm, khuấy đều, uống trước bữa ăn trong ngày sẽ loại bỏ chứng khó tiêu và là cách chữa đầy bụng rất hiệu quả.
2.8 Lá tía tô cải thiện chứng đầy bụng
Kinh nghiệm dân gian truyền lại về tác dụng của lá tía tô đối với chứng đầy bụng, khó tiêu. Lá tía tô, dễ tìm, sử dụng lại an toàn nên là cách chữa đầy bụng khá hiệu quả. Chỉ cần hái lá tía tô tươi, rửa sạch, giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố, xay và lọc lấy phần nước. Uống nước lá tía tô là cách chữa đầy bụng hiệu quả, giúp cải thiện, hỗ trợ quá trình giải độc, đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Đối với trẻ nhỏ, để yên tâm hơn có thể đem lá tía tô nấu lấy nước uống vì ở trẻ hệ tiêu hóa còn yếu.
>>>>>> Tìm hiểu thêm: Làm Thế Nào Đẩy Lùi Tình Trạng Đầy Bụng Nhanh Chóng Và Hiệu Quả
Ngoài ra, cách khác là nấu cháo tía tô: Dùng gạo tẻ, vo gạo sạch, cho vào nồi, thêm nước. Nấu đến khi cháo vừa chín thì cho tía tô và hành lá thái nhỏ vào, đảo đều. Cháo tía tô nên ăn ngay khi còn nóng, sẽ giúp giảm chứng đầy bụng hiệu quả.
2.9 Cách chữa đầy bụng bằng vỏ quýt
Quýt là loại trái cây phổ biến, loại quả ưa thích của nhiều người. Thông thường, chúng ta ăn ruột, bỏ đi phần vỏ quả mà không biết rằng vỏ quýt cũng có thể là vị thuốc có tác dụng rất tốt với chứng đầy bụng, khó tiêu, và là cách chữa đầy bụng khá thông dụng. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, khi không muốn lạm dụng quá nhiều các loại thuốc tân dược thì sử dụng vỏ quýt là một lựa chọn khá hợp lý. Nguyên liệu tự nhiên này rất an toàn, nhưng lại có thể giúp giảm các triệu chứng một cách nhanh chóng.
Cách dùng: Quýt sau khi bóc vỏ, phần vỏ đem phơi khô. Vỏ quýt phơi khô được để trong lọ kín, để ở nơi khô ráo để khi cần có thể dùng ngay. Khi bị đầy bụng, khó tiêu; lấy vỏ quýt khô rửa lại bằng nước ấm, rồi thái thành sợi nhỏ. Cho vỏ quýt hãm với nước sôi trong 10 – 15 phút, lọc lấy phần nước nước. Ngày uống 2 – 3 tách trà nhỏ sẽ giúp giảm ngay các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi. Tuy nhiên có một lưu ý là nên lựa chọn quýt đảm bảo an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, để tránh gây hại đến sức khỏe.
3. Một số phương pháp giúp loại bỏ đầy bụng, khó tiêu hiệu quả
Theo chia sẻ của Bác sĩ Phan Thanh Tòng, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ “Để cải thiện tình trạng đầy bụng nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu, rau xanh như rau muống, rau mồng tơi,…. Hạn chế các đồ ăn chua, cay, chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá, các loại bánh, kẹo, đồ ngọt”.
Mỗi bữa không nên ăn quá no, nên chia thành ăn nhiều bữa nhỏ trong một ngày. Ăn quá no sẽ khiến thức ăn bị ứ trệ lại trong dạ dày do hệ tiêu hóa không kịp thời hoạt động để tiêu hóa thức ăn nên sẽ dẫn đến tình trạng đầy bụng. Một ngày nên ăn đủ 3 bữa, nhưng các bữa nên ăn vừa phải, và bổ sung thêm các bữa phụ khi cảm thấy đói. Tuy nhiên trước khi đi ngủ thì không nên ăn, tốt nhất là bữa ăn tối nên cách thời gian đi ngủ ít nhất 2 tiếng.
Trong bữa ăn, không nên ăn quá nhanh, cần ăn chậm, nhai thật kỹ thức ăn, để giảm hoạt động co bóp cho dạ dày, đồng thời có thời gian để hệ tiêu hóa hoạt động tiêu hóa thức ăn. Vì ăn quá nhanh cũng là một trong các nguyên nhân khiến thức ăn bị ứ đọng lại và dễ gây nên triệu chứng đầy bụng.
Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có ga, các loại chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,… hạn chế sử dụng các loại đồ ăn chế biến sẵn, các loại thức ăn nhanh, thức ăn được chế biến sẵn đóng hộp chứa chất bảo quản.
Chế độ ăn hàng ngày nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn đa dạng. Đối với các bệnh nhân bị triệu chứng đầy hơi, chướng bụng thì nên bổ sung nhiều chất xơ, đặc biệt là rau xanh, và các loại hoa quả tốt cho hệ tiêu hóa. Thức ăn giàu protein, nên lựa chọn cá, trứng,…
Cách chế biến món ăn cũng là điểm cần lưu ý. Các món ăn hấp, luộc,… nên được sử dụng cho các đối tượng gặp phải tình trạng đầy bụng. Đặc biệt, nên sử dụng kết hợp các loại gia vị tốt cho hệ tiêu hóa như tỏi, gừng, nghệ,…
Mỗi ngày cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, đặc biệt là sau khi vận động, hoạt động thể thao để bù lại lượng nước mất đi. Uống đủ nước cũng góp phần cải thiện tình trạng táo bón.
4. Đầy bụng không nên ăn gì?
Các đồ ăn cay, nóng: Các loại thực phẩm, món ăn có vị cay rất kích thích vị giác, là món ăn ưu thích của nhiều người. Tuy nhiên, các loại đồ ăn này lại không tốt cho dạ dày, có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, thực quản, đặc biệt với các bệnh nhân loét dạ dày tá tràng thì tình trạng bệnh sẽ càng thêm trầm trọng. Do đó, nếu muốn cải thiện các triệu chứng bệnh trên dạ dày, trong đó có đầy bụng, khó tiêu cần tránh xa các thực phẩm cay nóng.
Các đồ chiên, xào, nướng: Đây là những loại thực phẩm nhiều dầu, mỡ, chất béo,…khó tiêu hóa nên sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, các loại thực phẩm này cũng không tốt cho sức khỏe do nguy cơ gây béo phì và các bệnh tim mạch.
Rau sống, các loại đồ ăn tái: Rau sống, gỏi sống,… có thể chứa nhiều loại vi khuẩn không tốt gây bệnh trên đường tiêu hóa. Nguy hiểm hơn, còn có thể gây tình trạng ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy,…
Cà phê: Cà phê là loại đồ uống được nhiều người ưa thích, đặc biệt là dân văn phòng, vì giúp tỉnh táo, giúp khả năng tập trung cao. Tuy nhiên, uống cà phê lại là một trong các nguyên nhân có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Cafein có trong cà phê có có khả năng kích thích tiết acid dịch vị trong dạ dày, gây tổn thương niêm mạc dạ dày, đăc biệt uống cà phê lúc đói tác hại với dạ dày còn nghiêm trọng hơn.
>>>>>>> Đọc thêm: Đầy Bụng Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì Để Bụng Dạ Được Giải Thoát “Nhẹ Nhõm”
Kết luận
Bài viết trên của Scurma Fizzy đã tổng hợp lại một số nguyên nhân và cách chữa đầy bụng khá hiệu quả mà mọi người có thể áp dụng. Đầy bụng thông thường có thể được cải thiện dễ dàng bằng một số loại thực phẩm hay các biện pháp đơn giản. Tuy nhiên trong trường hợp đầy bụng xuất hiện thường xuyên và kéo dài, bệnh nhân cần được thăm khám vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng. Đề phòng tránh đầy bụng và các bệnh dạ dày, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ. Viên sủi Scurma Fizzy với thành phần chính là curcumin, ứng dụng công nghệ hướng đích tập trung giúp tăng sinh khả dụng của curcumin. Viên sủi Scurma Fizzy có thể sử dụng cho mọi đối tượng và lứa tuổi.
Để tìm hiểu thêm sản phẩm về Scurma Fizzy, có thể tham khảo ngay tại đây.
Liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ từ các bác sĩ, dược sĩ và chuyên gia của Scurma Fizzy để phòng tránh và lựa chọn cách chữa đầy bụng hiệu quả.