Đầy Bụng Khó Chịu Thì Phải Làm Sao

Đầy Bụng Khó Chịu Thì Phải Làm Sao

Tình trạng đầy bụng khó chịu là tình trạng phổ biến thường gặp của hệ tiêu hoá. Vậy các nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? các biểu hiện đặc trưng của khi bị đầy bụng là gì? Cần áp dụng biện pháp gì mới giải quyết được?. Thông qua bài viết ngay dưới đây, các chuyên gia của Scurma Fizzy sẽ gửi tới độc giả đáp án cho các câu hỏi trên.

1.Đầy bụng khó chịu là tình trạng gì?

Tình trạng đầy bụng khó chịu gây ra bởi sự rối loạn hoạt động của một giai đoạn nào đó trong quá trình tiêu hóa, đặc biệt là ở dạ dày và ruột. Điều này sẽ khiến thức ăn dễ bị dồn ứ lại gây đau bụng, chướng bụng, cảm giác khó chịu trên người bệnh. 

day-bung-kho-chiu-1

Đầy bụng

2.Nguyên nhân gây đầy bụng khó chịu

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng đầy bụng. Mỗi nguyên nhân sẽ gây ra mức độ bệnh nghiêm trọng khác nhau. 

2.1.Chế độ và thói quen ăn

Chế độ ăn và thói quen ăn ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động và chức năng của hệ tiêu hóa. Thống kê cho thấy, hầu hết các trường hợp bị đầy bụng nhẹ trong vài giờ đều bị gây ra do bởi chế độ và thói quen ăn uống thiếu lành mạnh. Cụ thể như sau:

2.1.1.Sử dụng nhiều thực phẩm khó tiêu

Các thực phẩm khó tiêu có thể kể đến thức các thức ăn cần được co bóp tiêu hóa nhiều như thực phẩm dai, rắn, cứng; thức ăn cần được tiêu hóa trong nhiều men tiêu hóa như đồ ăn dầu mỡ;…

Bên cạnh đó là các thực phẩm chứa hàm lượng xơ như các loại đậu hạt cao được sử dụng nhiều cũng gây ra tình trạng này. 

Sử dụng nhiều thực phẩm khó tiêu sẽ làm tăng áp lực lên tiêu hóa. Đến một ngưỡng nào đó chúng sẽ vượt quá khả năng tiêu hóa của cơ thể, bị dồn ứ lại.

>>> Xem thêm: Đầy Bụng Nên Ăn Già Và Không Nên Ăn Gì Để Giảm Triệu Chứng 

2.1.2.Ăn quá no

Thói quen ăn quá no cũng gây nên tình trạng tương tự thói quen ăn quá nhanh. Ăn quá no là khi bạn đưa vào cơ thể lượng thức ăn vượt khỏi ngưỡng chứa của dạ dày, ruột dẫn đến tình trạng đầy chướng bụng. 

2.1.3.Nằm ngay sau khi ăn

Sau khi ăn xong, đặc biệt là khi ăn no, quá no, chúng ta thường cảm thấy người uể oải hơn, cảm giác buồn ngủ thường kéo tới. Điều đó dẫn tới thói quen nằm ngay sau khi ăn ở nhiều người.

Sau khi ăn xong thức ăn cần được chuyển xuống dần trong đường ống tiêu hóa dưới sự hoạt động của nhu động thực quản, dạ dày, ruột. Với tư thế nằm sau ăn, sự hoạt động của những cơ này thường bị rối loạn, thức ăn dễ bị dồn ứ lại ở phía trên đường ống tiêu hóa gây ra biểu hiện đầy chướng bụng. 

2.1.2. Ăn quá nhanh

Thói quen ăn nhanh, không nhai kỹ diễn ra phổ biến ngày nay đặc biệt ở những người bận rộn, không có nhiều thời gian dùng bữa.

Trước khi được chuyển xuống dạ dày, quá trình tiêu hóa sơ bộ thức ăn trong khoang miệng sẽ diễn ra. Các enzym trong nước bọt sẽ thủy phân một phần thức ăn điển hình là các tinh bột, đồng thời cử động nâng lên hạ xuống của hàm giúp nghiền nhỏ thức ăn. Do đó, sau khi được tiêu hóa ở khoang miệng, khối thức ăn đã chuyển thành dạng mềm dễ tiêu.

Ngược lại ở những người ăn nhanh, cả khối thức ăn rắn được chuyển nhanh xuống dạ dày khiến dạ dày phải hoạt động co bóp nhiều hơn để tiêu hóa chúng.

Đồng thời vì thức ăn đưa xuống nhanh, liên tục lên dễ xảy ra tình trạng quá tải dạ dày do lượng thức ăn cũ vẫn còn chưa được tiêu hóa hết, tình trạng dồn ứ thức ăn dễ xảy ra. Thức ăn bị dồn lại còn thường bị lên men sinh hơi bởi vi nấm, vi khuẩn và men tiêu hóa. Dạ dày bị chứa đầy cả bởi thức ăn lẫn hơi men. 

Do vậy ăn quá nhanh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầy bụng khó chịu

day-bung-kho-chiu-8

Ăn quá nhanh

2.2.Lười vận động 

Vận động thường xuyên, tập luyện thể thao là một thói quen tốt cần được duy trì mỗi ngày. Thói quen này sẽ giúp tăng cường sức khỏe, thúc đẩy sự hoạt động của các hệ cơ quan. 

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, nhiều người thường dành rất nhiều giờ ngồi, nằm để xem tivi, lướt web, chơi game trên điện thoại, máy tính. Với thói quen này sẽ khiến hoạt động của hệ tiêu hóa nói riêng và của cả cơ thể nói chung bị trì trệ lại. Do đó, tình trạng đầy bụng thường xảy ra nhiều hơn ở những đối tượng này.

Một số đối tượng khác do đặc thù công việc ít vận động, cần ngồi tại chỗ nhiều giờ như nhân viên văn phòng, công nhân nhà máy… cũng hay gặp tình trạng này. 

2.3.Kháng sinh

Kháng sinh là một loại thuốc không thể thiếu trong nhiều phác đồ điều trị bệnh hiện nay. Kháng sinh vào cơ thể sẽ có vai trò tiêu diệt các vi khuẩn có hại, gây bệnh trong cơ thể. Mỗi kháng sinh sẽ có phổ tác dụng trên một số vi khuẩn gây bệnh cụ thể. 

Đối với một số kháng sinh phổ rộng, nó còn có thể gây tiêu diệt cả các lợi khuẩn đường tiêu hóa gây ra sự mất cân bằng hệ khuẩn ruột. Trong khi đó, các khuẩn chí đường ruột có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn.

Do đó, việc sử dụng kháng sinh kéo dài cũng là một nguyên nhân gây ra các rối loạn tiêu hóa như tình trạng đầy bụng.

Để tránh bị đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, lựa chọn các dạng bào chế khác ngoài đường tiêu hóa. 

2.4.Vi khuẩn

Các vi khuẩn thâm nhập vào đường tiêu hóa thông qua nhiều con đường khác nhau như qua thức ăn, tay, dụng cụ ăn…Vi khuẩn gây bệnh vào trong đường tiêu hóa sẽ tấn công trực tiếp vào niêm mạc dạ dày, hệ khuẩn ruột… nên dễ gây rối loạn tiêu hóa.

>>> Xem thêm: Hay Bị Đầy Bụng Có Nguy Hiểm Không 

2.5.Stress

Khi bị stress, sự hoạt động của hệ thần kinh tại hệ tiêu hóa sẽ bị kích thích khiến cho các cơ trơn tiêu hóa thường bị co thắt lại, sự hoạt động của nhu động ruột cũng bị rối loạn nên dễ gây ra tình trạng đầy bụng. 

day-bung-kho-chiu-9

Stress

2.6.Suy giảm chức năng tiêu hóa của dạ dày

Dạ dày là một cơ quan tiêu hóa quan trọng trong hệ tiêu hóa. Lớp niêm mạc bên trong dạ dày có vai trò bài tiết ra dịch acid, chất nhầy và các men tiêu hóa để chuyển hóa thức ăn. Nó thường phải chịu sự tấn công của nhiều yếu tố khác nhau gây tổn thương, viêm loét niêm mạc. 

Sự tổn thương niêm mạc dạ dày dày nặng sẽ khiến chức năng tiêu hóa của dạ dày giảm rõ rệt. Khi đó, chỉ cần đưa một lượng nhỏ thức ăn vào dạ dày, tình trạng đầy bụng, khó tiêu cũng có thể xảy ra.

Một số nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc dạ dày như:

  • Chế độ ăn nhiều đồ ăn cay, tính nóng kích thích trực tiếp vào lớp niêm mạc
  • Sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá gây tăng bài tiết acid, giảm bài tiết chất nhầy bảo vệ nên niêm mạc dễ bị tấn công bởi dịch acid dạ dày
  • Lạm dụng thuốc NSAIDs: các thuốc như aspirin, ibuprofen và hầu hết các thuốc khác thuộc nhóm này đều có nguy cơ cao gây tác dụng phụ viêm loét dạ dày do ức chế enzym COX tổng hợp chất nhầy bảo vệ niêm mạc
  • Stress gây tăng bài tiết acid tấn công niêm mạc
  • Vi khuẩn Hp gây tổn thương nặng niêm mạc dạ dày, các bệnh lý dạ dày nghiêm trọng với nhiều biến chứng

Do vậy, nếu niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng hay nói cách khác bạn bị mắc các bệnh lý như viêm dạ dày, xung huyết dạ dày, viêm hang vị… thì khó tiêu, đầy bụng rất dễ xảy ra. Khi đó nó là một trong những triệu chứng gặp phải trong bệnh lý này. 

2.7.Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý trong đó cơ trơn ruột thường bị co thắt khiến cho thức ăn không thể di chuyển tiếp trong đường ống tiêu hoá, chúng bị ứ lại, bị lên men gây ra tình trạng đau bụng, đầy bụng, đầy hơi. 

3.Triệu chứng khi bị đầy bụng khó chịu

Khi bị đầy bụng, bạn có thể cảm nhận được nhiều biểu hiện khó chịu khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp nhất khi bị đầy chướng bụng mà các chuyên gia của Scurma Fizzy tổng hợp lại. 

3.1.Căng chướng bụng

Thức ăn đưa vào đường tiêu hóa vượt quá thể tích chứa bình thường khiến thành dạ dày, ruột bị giãn ra gây nên cảm giác căng chướng bụng.

3.2.Đau bụng

Do thành ống tiêu hóa bị căng giãn quá mức nên bạn có thể cảm thấy những cơn đau bụng âm ỉ. Đối với những trường hợp bị đầy bụng do sự co thắt cơ trơn tiêu hóa như trong hội chứng ruột kích thích hay trong stress, các cơn đau quặn từng cơn có thể gặp phải.

Bên cạnh đó, với trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do tổn thương niêm mạc dạ dày, bệnh lý dạ dày thì trong cơn đau, bạn còn có thể nhận thấy cảm giác nóng rát, xót dạ dày do niêm mạc bị dịch acid tấn công. 

>>>> Đọc thêm: Do Đâu Mà Có Cảm Giác Bụng Nóng Rát?

3.3.Nôn

Nôn là một phản xạ rất tự nhiên đến từ cơ thể. Thức ăn trong ống tiêu hóa sẽ kích thích trực tiếp vào các cảm thụ thần kinh, các dẫn truyền này sẽ được đưa về hệ thần kinh. Phản xạ đáp ứng nôn được hình thành từ đó. 

Nôn sẽ giúp giảm bớt lượng thức ăn trong dạ dày, ruột từ đó giảm áp lực tiêu hoá, giảm cảm giác đau bụng. 

Tuy nhiên, nếu nôn quá nhiều bạn có thể gặp phải tình trạng mất nước, điện giải từ đó gây giảm thể tích tuần hoàn. 

non-mua

Nôn mửa

3.4.Ợ hơi, xì hơi

Ợ hơi hay xì hơi cũng là một phản xạ tự bảo vệ của cơ thể.

Lượng hơi sản sinh ra trong quá trình chuyển hó, phân hủy, lên men thức ăn quá lớn, gây căng chướng, khó thở. Do đó, cơ thể sẽ phát động hình thành phản ứng xì hơi hay ợ hơi để đẩy bớt hơi ra ngoài.

3.5.Tiêu chảy

Người bệnh xuất hiện tình trạng đi ngoài nhiều lần, phân lỏng nát. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này là do khối thức ăn không được tiêu hóa trong lòng ruột đã kéo theo nhiều nước ngoại bào vào bên trong để hình thành sự cân bằng áp lực thẩm thấu.

Lượng nước kéo vào quá lớn sẽ gây tiêu chảy trên người bệnh. Nguy cơ mất nước, điện giải tăng lên do tiêu chảy nên người bệnh cần lưu ý đến tình trạng này.

3.6.Khó thở

Sự chứa đựng quá mức thức ăn và hơi trong lòng dạ dày khiến áp lực trong lòng dạ dày tăng cao, chèn ép lên phía cơ hoành. Mặt khác, cơ hoành là khối cơ có vai trò tham gia vào quá trình tạo nhịp hô hấp.

Do vậy, khi bị chèn ép, cơ hoành không thể thực hiện tốt được chức năng này, khiến người bệnh có cảm giác khó thở nhiều. 

>>> Xem thêm: Đầy Bụng Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? 

4.Ai dễ bị đầy bụng khó chịu?

4.1.Người cao tuổi

Ở người cao tuổi, các cơ quan trong cơ thể dần bị lão hóa, suy giảm chức năng trong đó có cả hệ tiêu hóa. Đồng thời, do sức khỏe kém nên họ thường ít vận động hơn, dễ bị nhiễm vi khuẩn do sức đề kháng suy giảm. Do vậy, người già có nguy cơ cao bị đầy bụng khó tiêu.

nguoi-cao-tuoi

Người cao tuổi

4.2.Trẻ sơ sinh

Trẻ mới sinh ra nên chức năng của hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, sự thiếu hụt một hay nhiều enzym tiêu hóa dễ xảy ra. Trong thực tế, enzym chuyển hóa đường lactose trong sữa thường bị thiếu hụt.

Đồng thời trẻ cũng dễ bị tác động bởi vi khuẩn, vi nấm và chế độ ăn của mẹ nên rất dễ bị đầy bụng. 

4.3.Người mắc bệnh lý tiêu hóa

Trong các bệnh lý tiêu hóa như viêm loét dạ dày, xung huyết dạ dày, hội chứng ruột kích thích…người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng đầy bụng. 

>>> Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Bụng Mẹ Nên Ăn Gì? 

5.Điều trị đầy bụng khó chịu

5.1.Thuốc tây điều trị đầy bụng khó chịu

  • Thuốc giảm đầy hơi như simethicon, kremil – S giúp giảm lượng hơi đầy ứ trong đường tiêu hóa
  • Thuốc điều chỉnh acid dạ dày cần được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị tổn thương niêm mạc dạ dày, bệnh lý dạ dày. Các thuốc này gồm nhiều nhóm khác nhau: nhóm antacid, nhóm kháng H2 và nhóm ức chế bơm proton. Thuốc điều chỉnh acid dạ dày có vai trò giảm nồng độ acid dạ dày, tạo điều kiện để hồi phục tổn thương niêm mạc dạ dày từ đó nâng cao khả năng tiêu hóa của nó
  • Men tiêu hóa giúp bổ sung một số enzym chuyển hóa thức ăn
  • Men vi sinh giúp bổ sung vào đường ruột các khuẩn chí có lợi
  • Thuốc điều hòa hoạt động của nhu động ruột như metoclopramid giúp hạn chế co thắt quá mức cơ trơn tiêu hoá, thúc đẩy nhu động ruột giúp tránh ứ trệ thức ăn 

5.2.Thảo dược chữa đầy bụng khó chịu 

Tỏi

Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin – là một chất kháng khuẩn tự nhiên có vai trò tốt trong tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa. Đồng thời, sử dụng tỏi cũng giúp kích thích tiêu hóa. Bạn có thể ăn tỏi sống, ăn tỏi nấu chín trong các món ăn hoặc pha loãng nước cốt tỏi để uống.

Trần bì

Trần bì theo y học cổ truyền có tính ấm, vị ngọt nhẹ, quy kinh tỳ vị với các công năng hành khí nên giúp thúc đẩy tiêu hóa. Bên cạnh đó sử dụng trần bì, còn có vai trò giảm các biểu hiện như nôn, tiêu chảy.

Theo các chuyên gia, khi bị đầy bụng, bạn nên uống một cốc nước trần bì được hãm từ 10 gam trần bì khô trong 300 ml nước sôi.

Gừng

Gừng có tác dụng giảm acid dạ dày, kháng khuẩn tiêu viêm mạnh nên rất phù hợp để điều trị tình trạng đầy bụng do bệnh lý dạ dày gây ra. Gừng còn giúp giảm tình trạng ợ hơi, nôn, đau bụng và tiêu chảy.

Một tách trà gừng vào buổi sáng sẽ là một lựa chọn tuyệt vời khi bạn bị đầy bụng, khó chịu. Ngoài ra bạn ăn những món ăn nấu với gừng hoặc ngậm 1 – 2 lát gừng tươi cũng giúp bạn cải thiện tình trạng đầy bụng.

gừng

Trà gừng

>>> Xem thêm: 7 Cách Dẹp Yên Đầy Bụng Khó Tiêu Tại Nhà 

6.Chế độ ăn và sinh hoạt khi bị đầy bụng khó chịu

Tình trạng đầy bụng nhẹ có thể tự hồi phục khi bạn điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt phù hợp. Đồng thời, việc điều chỉnh này cũng có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình điều trị tình trạng này trong các bệnh lý tiêu hóa khác tại dạ dày, ruột. 

Để cải thiện nhanh và phòng tránh hiện tượng đầy bụng khó chịu, bạn nên áp dụng các lời khuyên sau:

  • Tránh ăn các thực phẩm khó tiêu như đồ rắn, dai, cứng; thức ăn chế biến trong nhiều mỡ, dầu
  • Ăn các món ăn chế biến dưới dạng lỏng, mềm như cháo, canh, súp… để quá trình tiêu hóa thucsws ăn dễ dàng hơn
  • Thay đổi các thói quen không tốt cho tiêu hóa như thói quen ăn nhanh, ăn quá no, lười vận động
  • Tránh căng thẳng, stress gây co thắt ruột
  • Đảm bảo ngủ đúng giờ và đủ giấc để hệ tiêu hóa hồi phục lại chức năng sau một ngày
  • Hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá tránh tổn thương dạ dày
  • Không lạm dụng các thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau NSAIDs

Trên đây là những chia sẻ đến từ các chuyên gia của chúng tôi về tình trạng đầy bụng khó chịu. 

Nhìn chung đây là một tình trạng phổ biến, gặp phải trên nhiều đối tượng khác nhau. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng, hầu hết các trường hợp nhẹ bị gây ra bởi chế độ ăn và sinh hoạt thiếu phù hợp.

Để nhanh chóng giảm được các biểu hiện khi bị đầy bụng, bạn cần thay đổi chế độ. và thói quen ăn uống, sinh hoạt phù hợp; sử dụng các thảo dược tự nhiên sẵn có để điều trị bệnh, chỉ sử dụng thuốc tây trong trường hợp thật sự cần thiết. 

Mong rằng qua bài viết này các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng đầy bụng khó chịu. Để nhận được sự tư vấn, giải đáp thắc mắc trực tiếp về các bệnh lý dạ dày khác, hãy liên hệ ngày tới chúng tôi theo đường dây hotline 1800 6091.

Xem thêm;

http://www.healthline.com/health/indigestion

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091