Trào Ngược Axit Dạ Dày Là Gì, Cách Phòng Ngừa Không Dùng Thuốc

Trào Ngược Axit Dạ Dày Là Gì, Cách Phòng Ngừa Không Dùng Thuốc

trao-nguoc-axit-da-day-1

Trào ngược axit dạ dày là gì?

1.Trào ngược axit dạ dày là gì?

Trào ngược axit dạ dày là một dạng rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến cơ vòng giữa thực quản và dạ dày. Lớp cơ vòng này còn được gọi với tên khác là (LES) cơ vòng thực quản dưới. Trong quá trình tiêu hóa ở người bình thường, cơ vòng thực quản dưới sẽ mở ra để cho phép thức ăn đi xuống dạ dày. Sau đó, nó đóng lại để không cho thức ăn và dịch dạ dày mang tính axit trào ngược trở lại thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi LES yếu hoặc giãn ra, không đóng kín được. Điều này khiến cho các chất trong dạ dày đẩy ngược lên thực quản.

trao-nguoc-axit-da-day-8

Khái niệm trào ngược axit dạ dày

2.Triệu chứng của trào ngược axit dạ dày

-Triệu chứng phổ biến nhất của GERD là chứng ợ nóng, khó tiêu do axit, có cảm giác như một cơn đau tức ngực, bắt đầu ở phía sau xương ức và di chuyển lên cổ. Đôi khi sẽ có cảm giác như thức ăn trào ngược vào miệng, để lại vị chua hoặc đắng.

-Cảm giác nóng rát hoặc đau do ợ chua có thể kéo dài tới 2 giờ, thường biểu hiện rõ ràng hơn sau khi ăn, khi nằm xuống hoặc cúi xuống. Nhiều người sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu họ đứng thẳng hoặc sau khi uống thuốc kháng axit.

-Một số triệu chứng khác như buồn nôn, hôi miệng, khó thở, khó nuốt, nôn mửa, mòn men răng,…

-Nếu bị trào ngược axit vào ban đêm, có thể có các dấu hiệu như ho kéo dài, viêm thanh quản, hen suyễn, rối loạn giấc ngủ

>>> Xem thêm Nguyên nhân ợ nóng là do đâu?

3.Tác hại của trào ngược axit dạ dày

Axit trào ngược lên dạ dày nếu không được điều trị có thể làm tổn hại đến lớp niêm mạc thực quản, có thể gây viêm, đau hoặc loét thực quản. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể làm tổn thương vĩnh viễn thực quản hoặc thậm chí dẫn đến ung thư thực quản

Điều trị trào ngược axit dạ dày nhằm mục đích giảm lượng axit trào ngược, giảm tổn thương niêm mạc thực quản, ngăn ngừa bệnh tái phát. Có chủ yếu 3 phương pháp điều trị trào ngược axit dạ dày: phương pháp điều trị dùng thuốc; phương pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm thay đổi chế độ ăn và thay đổi lối sống; phương pháp phẫu thuật nếu bệnh tiến triển nặng hơn và xuất hiện các biến chứng, không đáp ứng điều trị với việc dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn, lối sống. Bài viết này chủ yếu đề cập đến việc thay đổi chế độ ăn và lối sống, có thể áp dụng ngay tại nhà.

trao-nguoc-axit-da-day-9

Tác hại của trào ngược axit dạ dày

4.Điều trị bằng cách thay đổi lối sống

4.1.Các loại thực phẩm giúp giảm trào ngược axit dạ dày

4.1.1.Baking Soda

Baking soda hay Natri Bicarbonat, có độ pH là 7.0, là một chất có tính kiềm. Độ pH cao của nó có thể giúp trung hòa axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

Cách làm

Dùng khoảng ½ đến 1 muỗng Baking Soda hòa tan vào một cốc nước lọc (khoảng 200ml đến 300ml). Khuấy đều hỗn hợp sao cho bột Baking Soda hòa tan đều hết vào nước. Hỗn hợp này có thể được dùng để uống nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên không nên sử dụng kéo dài hơn một tuần vì nó chứa nhiều muối và có thể gây sưng tấy, buồn nôn.

4.1.2.Nước ép lô hội (nha đam)

Hầu hết mọi người đều quen thuộc với việc sử dụng cây lô hội để điều trị bỏng nhẹ hay bỏng nặng. Chiết xuất của nó thường được sử dụng trong mỹ phẩm và có thể được tìm thấy trong nước hoa hoặc các loại kem dưỡng ẩm.

Lô hội có đặc tính chống viêm nên có tác dụng làm giảm viêm và có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng trào ngược axit. Khi lớp niêm mạc của dạ dày hay của thực quản bị kích thích và bị viêm, nước ép lô hội có thể giúp làm dịu triệu chứng viêm và giảm chứng ợ nóng. Bên cạnh đó, nước ép chứa nhiều vitamin, khoáng chất và axit amin, có thể thúc đẩy tiêu hóa và loại bỏ nhiều loại độc tố khỏi cơ thể.

Nước ép lô hội cũng có thể giúp giảm bớt lượng cholesterol, đường trong máu và thúc đẩy sự mọc tóc, giúp làn da trẻ hóa.

Nên lưu ý rằng nước ép lô hội có tác dụng nhuận tràng là do nó có chứa anthraquinone, một chất nhuận tràng mạnh. Nó cũng làm tăng tác dụng của các thuốc điều trị bệnh tiểu đường nên có thể dẫn đến hạ đường huyết. Phụ nữ đang mang thai không nên uống nước ép lô hội vì có nguy cơ gây sảy thai.

Nước ép lô hội nên được uống lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng vào lúc đói, trước khi ăn.

trao-nguoc-axit-da-day-6

Nước ép lô hội chữa trào ngược axit dạ dày

4.1.3.Giấm táo

Mặc dù có vẻ như là một điều nghịch lý, nhưng chứng trào ngược axit đôi khi có thể do có quá ít axit trong dạ dày. Điều này là do axit dạ dày có vai trò báo hiệu cho thực quản dưới đóng chặt. Trường hợp không có đủ axit dạ dày, thực quản không bị đóng lại và axit sẽ trào ngược lên cổ họng, việc đưa nhiều axit vào dạ dày hơn có thể giúp ngăn trào ngược. Axit axetic có trong giấm táo có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, có hiệu quả chống lại một số loại vi khuẩn và hoạt động như một chất kháng khuẩn. Uống giấm táo nguyên chất có thể ngăn ngừa loại trào ngược này do thành phần giấm táo có tính axit, đồng thời nó cũng chứa hàm lượng Protein cao cung cấp cho cơ thể.

Giấm táo cũng có thể giúp những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách làm:

Trộn giấm táo với nước và uống trước bữa ăn. Có thể uống hai hoặc ba lần mỗi ngày và trước khi đi ngủ. Tuy nhiên việc uống giấm táo nếu không giúp làm giảm chứng ợ nóng hoặc làm cho tình trạng trào ngược tồi tệ hơn, hãy ngừng ngay việc sử dụng biện pháp này vì bản chất giấm táo cũng là axit, có thể làm trầm trọng hơn tình trạng trào ngược. Nếu chỉ sử dụng giấm táo riêng lẻ, vị của nó sẽ bị gắt hoặc chua nên chúng ta có thể cân nhắc thêm mật ong vào giấm táo hoặc pha loãng giấm táo với nước sẽ dễ uống hơn.

Thường được chấp nhận là an toàn khi sử dụng một lượng nhỏ giấm táo.

4.1.4.Gừng

Nghiên cứu cho thấy rằng củ gừng, ngoài việc làm giảm buồn nôn và làm dịu dạ dày, nó cũng hoạt động như một chất đệm axit và làm giảm các triệu chứng của chứng trào ngược. Trà gừng có thể được làm từ củ gừng tươi, hoặc có thể mua dưới dạng các sản phẩm trà gừng có sẵn trên thị trường. Trà gừng có hiệu quả nhất khi uống trước khi ăn.

Cách làm:

-Gừng gọt sạch vỏ, rửa sạch dưới vòi nước và sau đó thái lát mỏng

-Đun sôi nước, sau đó cho vài lát gừng đã thái vào nước sôi, tiếp tục đun nhỏ lửa trong khoảng 20-30 phút. Sau đó, tắt bếp, vớt xác gừng ra, có thể thêm một ít mật ong vào trà. Uống trà gừng 20 phút trước khi ăn có tác dụng làm dịu dạ dày.

>>> Xem thêm CHỮA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY BẰNG GỪNG

4.1.5.Mù tạt

Mù tạt là một loại gia vị thường thấy ở hầu hết mọi gia đình, có chứa một lượng đáng kể vitamin và khoáng chất. Vì mù tạt có tính kiềm nên nó có thể có tác dụng trong việc làm giảm các triệu chứng trào ngược axit. Nó cũng chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất chứa lưu huỳnh như isothiocyanates và sinigrin, có đặc tính chống viêm và chữa lành vết thương. Mù tạt cân bằng hàm lượng axit trong dạ dày, do đó trung hòa axit trong và ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược axit. Do đó, sử dụng mù tạt để chữa trào ngược axit là một phương thuốc tuyệt vời.

Mù tạt chứa đầy đủ sắt, kẽm, niacin, phốt pho, magiê, canxi và axit béo omega-3 giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ đó, mù tạt cũng giúp giảm cảm giác thèm ăn.

Các nhà nghiên cứu cho rằng một thìa mù tạt hàng ngày giúp ngăn ngừa các triệu chứng của chứng ợ nóng và trào ngược axit. Có thể dùng mù tạt riêng lẻ, không cần phối hợp với các loại thực phẩm khác, và nên dùng trước bữa ăn, lúc đói.

4.1.6.Quả hạnh nhân

Hạnh nhân giàu chất dinh dưỡng được khuyến khích như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch, là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và cũng giúp kiểm soát sự thèm ăn. Ăn thực phẩm giàu chất xơ cũng có thể ngăn ngừa táo bón. Mặc dù điều này không trực tiếp ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược axit, nhưng chất xơ có thể giúp đi tiêu bình thường, làm dịu các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi và khó chịu ở bụng.

Hạnh nhân cũng là một loại thực phẩm có hàm lượng axit thấp, có thể đóng một vai trò trong việc kiểm soát các triệu chứng trào ngược axit.

Ăn 3 đến 4 hạt hạnh nhân trực tiếp sau khi ăn các bữa ăn chính hoặc các bữa ăn nhẹ sẽ giúp loại bỏ các triệu chứng của trào ngược axit. Hạnh nhân cũng được biết đến là một chất dinh dưỡng có lợi do hàm lượng protein và chất béo lành mạnh trong hạt.

4.1.7.Trà hoa cúc

Trà hoa cúc được biết đến rộng rãi với tác dụng làm dịu dạ dày cũng như thoải mái tinh thần. Giảm căng thẳng rất có ích trong việc giảm trào ngược axit. Ngoài ra,trà hoa cúc cũng có tác dụng chống viêm, giúp giảm viêm và cân bằng nồng độ axit trong dạ dày.

Cách làm

Đun sôi nước, cho cánh hoa cúc vào và đảo đều. Tiếp tục đun nhỏ lửa trong khoảng 45 giây, sau đó lấy ra khỏi bếp. Để cánh hoa ngâm thêm 1 đến 2 phút, sau đó lọc bỏ cánh hoa, cho nước trà vào cốc. Có thể thêm một ít mật ong hoặc chanh vào trà hoa cúc.

trao-nguoc-axit-da-day-7

Trà hoa cúc có vai trò trong trào ngược axit dạ dày

4.1.8.Nhai kẹo cao su

Việc nhai kẹo cao su không đường cũng đã được chứng minh là giúp ngăn chặn chứng ợ nóng, giảm viêm, làm dịu thực quản, chữa chứng trào ngược axit. Nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn sẽ kích thích các tuyến trong miệng sản xuất nước bọt, làm cho nước bọt kiềm hơn. Lượng nước bọt này sẽ làm loãng và trung hòa axit nào có thể trào ngược lên thực quản. Hành động nhai có thể làm tăng tiết nước bọt và khiến chúng ta nuốt nhiều hơn. Điều này cho phép lượng axit trong miệng được đào thải nhanh hơn nhiều.

Ngoài ra kẹo cao su cũng có một số lợi ích như:

-Làm tăng khả năng tập trung.

-Tăng trí nhớ và khả năng phản ứng do hoạt động nhai sẽ làm tăng lưu lượng máu lên não, làm tăng lượng oxy có sẵn cho não. Điều này giúp chức năng nhận thức được tăng cường.

-Cải thiện tinh thần, giảm stress nên cũng hỗ trợ giảm trào ngược axit dạ dày.

Nhai kẹo cao su có thể giúp giảm đau nhanh hơn nếu nhai kẹo cao su có chứa bicarbonate. Chất này sẽ giúp trung hòa lượng axit nằm ở thực quản. Nhai kẹo cao su có bicarbonate, không chỉ giúp tăng tiết nước bọt mà còn tăng cường hoạt động trung hòa axit trào ngược.

4.1.9.Cam thảo

Cam thảo có thể giúp tăng sản xuất chất nhầy, giúp bảo vệ dạ dày và thực quản khỏi tác động của axit. Chất nhầy này hoạt động như một rào cản đối với axit trong dạ dày và thực quản. Hàng rào này có thể cho phép các mô bị tổn thương được chữa lành và ngăn chặn sự xuất hiện của trào ngược axit trong tương lai. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cam thảo có thể giúp hỗ trợ điều trị loét.

Không nên sử dụng đồng thời cam thảo với các thuốc corticosteroid ,lợi tiểu hoặc các loại thuốc khác làm giảm lượng kali trong cơ thể. Cam thảo có thể làm tăng tác dụng của những loại thuốc này và khiến lượng kali trở nên thấp hơn.

Những người bị cao huyết áp hoặc bệnh tim cũng nên thận trọng khi dùng chiết xuất cam thảo. Phụ nữ đang mang thai nên tránh sử dụng cam thảo như một chất bổ sung vì nó có thể làm tăng nguy cơ sinh non.

4.1.10.Chuối

Chuối là loại trái cây có hàm lượng Kali cao, có tính kiềm, có thể giúp những người bị trào ngược axit bằng cách phủ một lớp lên lớp niêm mạc thực quản bị kích thích. Do hàm lượng chất xơ cao, chuối cũng có thể giúp tăng cường hệ tiêu hóa – có thể giúp ngăn ngừa chứng khó tiêu. Một chất xơ hòa tan được tìm thấy trong chuối là pectin, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn.

trao-nguoc-axit-da-day-5

Vai trò của chuối trong trào ngược axit dạ dày

4.1.11.Dưa hấu

Giống như chuối, dưa hấu cũng là một loại trái cây có tính kiềm cao. Chúng là một nguồn cung cấp magie dồi dào, được tìm thấy trong nhiều loại thuốc trị trào ngược axit. Hơn nữa, dưa có độ pH 6.1, có tính axit nhẹ. Đặc biệt dưa hấu có hàm lượng nước cao, có thể giúp làm loãng axit trong dạ dày.

4.1.12.Yến mạch

Giống như các loại thực phẩm có lượng chất xơ dồi dào, bột yến mạch giúp đẩy lùi các triệu chứng của trào ngược. Chất xơ không chỉ thúc đẩy sức khỏe đường ruột mà còn làm giảm táo bón và giúp chúng ta cảm thấy no lâu sau khi ăn. Và tất nhiên, khi cảm thấy no thì sẽ ít có khả năng ăn quá nhiều và do đó ít có khả năng trào ngược thức ăn và axit trong dạ dày lên thực quản.

4.1.13.Sữa chua

Giống như chuối, sữa chua có tác dụng làm dịu, giúp giảm khó chịu cho dạ dày. Nó cũng chứa Probiotics, một loại vi khuẩn có lợi được tìm thấy trong đường tiêu hóa giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch. Đây là một nguồn cung cấp protein tốt, giúp cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn.

4.1.14.Rau xanh

Các loại rau xanh chứa hàm lượng chất xơ cao, rất tốt cho bệnh trào ngược trong dạ dày vì nó làm cho chúng ta có cảm giác no lâu hơn, từ đó hạn chế ăn quá mức có thể dẫn đến trào ngược.

Tara Harwood, chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Tiêu hóa, Phòng khám Cleveland cho biết: “Chất xơ có thể giúp bạn no lâu hơn, điều này có thể giảm thiểu việc ăn quá nhiều trong ngày. Chất xơ cũng giúp giảm Cholesterol và ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến.”

Các loại rau xanh như măng tây, rau bina, cải xoăn đều có tính kiềm cao, như đã nói ở trên, chúng tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa. 

>>> Xem thêm Thuốc Đông Y Trào Ngược Dạ Dày Nên Sử Dụng Để Điều Trị

4.2.Các thực phẩm nên tránh trong điều trị trào ngược axit dạ dày

4.2.1.Sô cô la – món ăn yêu thích của nhiều người. 

Sô cô la chứa lượng chất béo cao, đồng thời cũng chứa caffeine, theobromine, serotonin có thể gây ra chứng trào ngược. Các chất này kích thích làm giãn cơ vòng thực quản dưới (LES), khiến axit bên trong dạ dày dễ bị trào ngược vào thực quản.

4.2.2.Bạc hà

Bạc hà tuy không làm giãn cơ vòng thực quản dưới nhưng chúng có thể kích thích lớp niêm mạc thực quản, từ đó làm trầm trọng hơn các triệu chứng của axit trào ngược từ dạ dày.

4.2.3.Các thực phẩm chứa nhiều chất béo

Chúng làm giãn cơ vòng thực quản dưới (LES) và làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn hơn so với các loại thực phẩm khác. Khi thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tạo ra nhiều axit hơn.

Các thực phẩm chứa nhiều chất béo dầu mỡ có thể kích thích sản sinh hormone cholecystokinin (CCK) –  Hormone này cũng có thể để kích thích làm giãn cơ vòng thực quản dưới. Các loại thịt như sườn hoặc thịt xông khói, và các sản phẩm từ sữa nguyên kem cũng gây ra các triệu chứng tương tự.

4.2.4.Thực phẩm cay

Thực phẩm cay làm cho chứng trào ngược axit trở nên tồi tệ hơn. Đầu tiên, chúng có thể gây kích ứng lớp niêm mạc thực quản. Bên cạnh đó, chất capsaicin trong nhiều loại thực phẩm cay có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, làm cho thức ăn ở lại trong dạ dày lâu hơn từ đó kích thích sản sinh axit nhiều hơn.

trao-nguoc-axit-da-day-4

Tránh các thực phẩm cay giúp chữa trào ngược axit dạ dày

4.2.5.Thực phẩm và đồ uống có tính axit

Thực phẩm có tính axit là tác nhân phổ biến gây nên trào ngược axit dạ dày. Các loại thực phẩm như trái cây và nước trái cây họ cam quýt (như bưởi, chanh), cà chua và các sản phẩm từ cà chua, dứa và nước sốt được trộn với dầu giấm đều mang một lượng lớn axit.

4.2.6.Tỏi

Tỏi, đặc biệt là tỏi sống, được biết đến là nguyên nhân gây ra chứng trào ngược và khó chịu cho dạ dày ở những người khỏe mạnh.

4.2.7.Hành tây

Hành tây sống kích thích sản xuất axit trong dạ dày,  làm giảm cơ vòng thực quản dưới. Bên cạnh đó trong hành tây có chứa các chất xơ có thể lên men, đây cũng là một nguy cơ có thể gây trào ngược axit. 

4.2.8.Đồ uống có chứa cồn, cafein

Cả cồn và cafein đều làm giãn cơ vòng thực quản dưới (LES), làm axit trào lên thực quản. Chúng có thể làm làm kích thích sản xuất axit trong dạ dày nhiều hơn đồng thời gây kích ứng lớp niêm mạc thực quản. Điều đó làm cho cà phê, trà, và đồ uống có cồn như rượu, bia trở thành tất cả các tác nhân gây ra trào ngược.

trao-nguoc-axit-da-day-3

Tránh rượu bia, cà phê giúp chữa trào ngược axit dạ dày

4.2.9.Nước ngọt và đồ uống có gas

Cũng như một số loại thực phẩm trên, nước ngọt và đồ uống có ga có thể kích thích làm giãn cơ vòng thực quản dưới và làm tăng sản xuất axit trong dạ dày.

5.Thay đổi lối sống điều trị trào ngược axit dạ dày

Ngoài việc áp dụng thay đổi chế độ ăn để chống lại các triệu chứng trào ngược axit dạ dày, việc thay đổi lối sống cũng quan trọng không kém, là lựa chọn điều trị không dùng thuốc an toàn nhưng vô cùng hiệu quả.

5.1.Thay đổi thói quen khi ngủ

Ợ chua và trào ngược axit có xu hướng xảy ra vào ban đêm khi ngủ trên giường. Điều này là do trọng lực, làm cho axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Giảm chứng trào ngược bằng cách

+Nâng cao đầu giường, kê thêm gối có thể làm giảm các triệu chứng trào ngược axit vào ban đêm, cũng có thể kê cao chân giường phía đầu nằm. Những điều đó sẽ giúp giảm trào ngược axit dạ dày cũng như cải thiện chất lượng giấc ngủ.

+Đừng nằm ngửa khi ngủ, đặc biệt nếu đang bị béo phì, vì nó sẽ tạo áp lực lên dạ dày có thể giúp đẩy axit vào thực quản.

+Đừng ngủ nghiêng về bên phải vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược vào ban đêm do thực quản nằm bên phải của dạ dày. Khi nằm nghiêng về bên phải, sẽ khiến cho axit dạ dày bao phủ phần cơ vòng thực quản dưới. Do đó nên ngủ nghiêng về bên trái.

5.2.Không ăn quá gần giờ đi ngủ

Kết thúc bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ trước khi đi ngủ ít nhất từ ba đến bốn giờ có thể giúp giảm chứng trào ngược. Điều đó giúp dạ dày có đủ thời gian để tiêu hóa bữa ăn, đưa thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa. Sau đó, khi đi ngủ, dạ dày sẽ trống rỗng và ít có khả năng thúc đẩy trào ngược khi chúng ta nằm xuống.Cũng không nên ăn quá no vì trào ngược axit cũng có thể xảy ra khi có quá nhiều thức ăn sẽ tạo áp lực lên cơ vòng thực quản dưới, khiến nó mở ra và dẫn đến trào ngược axit.

5.3.Thói quen khi ăn

Thói quen khi ăn cũng rất hữu ích trong việc giảm bớt chứng ợ nóng. Ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp dễ tiêu hóa thức ăn hơn, và có cảm giác mau no hơn.

5.4.Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái

Quần áo bó sát, quá chật có thể gây ra chứng ợ nóng. Quần áo ôm sát vòng eo gây áp lực lên bụng khi ngồi xuống. Điều này vô tình có thể trào ngược axit dạ dày lên thực quản, gây ra chứng ợ nóng.

5.5.Bỏ các chất kích thích 

Ngưng ngay các chất kích thích như thuốc lá và rượu, bia. Chất nicotin trong thuốc lá và rượu bia có thể làm giảm chức năng cơ vòng thực quản dưới. Điều này có thể làm axit dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ra chứng ợ nóng. Bỏ thuốc lá và rượu bia sẽ có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

5.6.Giảm cân

Giảm cân nếu cân nặng vượt quá mức cho phép hay béo phì, luôn duy trì cân nặng trong khoảng phù hợp do nếu có quá nhiều mỡ bụng, sẽ gây tăng áp lực trong bụng, làm cơ vòng thực quản dưới bị đẩy lên trên, từ đó dẫn đến trào ngược.

trao-nguoc-axit-da-day-2

Thay đổi lối sống trong trào ngược axit dạ dày

Tóm lại, trào ngược axit dạ dày là một căn bệnh khá phổ biến, dễ mắc, và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, việc phòng ngừa và điều trị nó không khó, có thể bắt đầu ngay từ việc thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày cũng như lối sống, sinh hoạt. Hy vọng qua bài viết này, Scurma Fizzy đã giúp cung cấp được một số cách điều trị và phòng ngừa trào ngược axit dạ dày không dùng thuốc đơn giản, dễ thực hiện. 

Trên đây là một số phương pháp và cách điều trị hiệu quả cho người bệnh. Bệnh cạnh tạo thói quen ăn uống khoa học, tập thể dục thể thao giảm stress, căng thẳng,.. người bệnh cần sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị để hiệu quả điều trị được cải thiện đáng kể, ngăn ngừa tái phát và an toàn với các cơ quan khác nằm trong cơ thể khi sử dụng thuốc Tây.

Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu tâm huyết trong suốt 3 năm của các nhà khoa học đến từ Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và Đại Học Quốc gia Hà Nội, đã ứng dụng công nghệ hướng đích hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng giúp tăng tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường. Đồng thời, hiệu quả lành loét và chống oxy hóa của cơ thể cũng nhiều hơn đáng kể so với các dạng bào chế khác. Tìm hiểu thêm sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp bảo vệ dạ dày.

scurma-fizzy-trong-trao-nguoc-axit-da-day

Scurma Fizzy cũng hỗ trợ trào ngược axit dạ dày

Nếu còn thắc mắc hay vấn đề nào khác cần quan tâm liên quan đến trào ngược axit, liên hệ ngay HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091