Uống Thuốc Đau Dạ Dày Mà Vẫn Đau

Uống Thuốc Đau Dạ Dày Mà Vẫn Đau

Uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau là vấn đề gặp phải của rất nhiều người bị đau dạ dày ở nhiều mức độ. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như dùng thuốc không đúng liều, không đúng cách hay dùng loại thuốc không phù hợp, ngoài ra còn phụ thuộc vào cả chế độ ăn uống, sinh hoạt của bạn và nhiều yếu tố khác. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau, loại bỏ những cơn đau khiến bạn khó chịu, nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau

 

1. Tại sao đã uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau

 

Tại sao đã uống thuốc đau dạ dày rồi mà vẫn đau là thắc mắc của rất nhiều người bởi nó gây ra sự khó chịu cũng như lo lắng đối với người bệnh. Trên thực tế, việc đã uống thuốc rồi mà vân đau xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này có thể kể đến như sau

1.1. Do uống thuốc không đúng cách 

Cách uống thuốc quyết định cũng như việc tuân thủ điều trị đóng vai trò quyết định trong điều trị bệnh. Điều này bao gồm việc bạn có uống thuốc đúng liều hay không, uống có đúng cách không,…

uong-thuoc-dau-da-day-ma-van-dau

Uống thuốc không đúng cách

Do tự ý mua và sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ 

Có nhiều trường hợp người bệnh đau bụng nhưng không đi khám bác sĩ mà tự ý mua các loại thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau ở ngoài hiệu thuốc về dùng. Khi đó, người bệnh không biết nguyên nhân gây ra đau bụng, đau ở vị trí nào, có thực sự là đau dạ dày hay ở một cơ quan vị trí khác trong bụng bởi một số cơ quan gặp vấn đề khác cũng có triệu chứng tương tự như triệu chứng đau dạ dày, thường gặp như sỏi mật, bệnh về tuyến tụy hay u bướu gan mật,…

Nếu tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt trong trường hợp đau dạ dày do vi khuẩn HP sẽ dẫn tới vi khuẩn kháng thuốc, nhờn thuốc, làm cho việc điều trị bệnh kéo dài và khó khăn hơn. Vi khuẩn HP không được tiêu diệt hoàn toàn sẽ thường gây ra các cơn đau dạ dày ngày càng tăng lên cả về tần suất cũng như mức độ.

Việc tự ý sử dụng thuốc giảm đau, đặc biệt là các thuốc giảm đau nhóm phi steroid có thể làm cho bệnh dạ dày của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt trong trường hợp đau dạ dày do loét dạ dày tá tràng, bởi thuốc giảm đau nhóm phi steroid có cơ chế làm tăng tiết acid dịch vị.

Do uống không đúng liều 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh nhân uống thuốc không đúng liều, một trong số đó là bệnh nhân thường xuyên quên mất liều uống. Khi quên liều, người bệnh lại thường không biết cách xử trí, uống khi nhớ ra, có khi đã sát giờ uống liều tiếp theo, có người uống một lúc hai liều để bù vào liều đã quên. Đó là những cách xử lý hoàn toàn sai. Không những không đem lại tác dụng mà bệnh nhân còn có thể gặp tình trạng quá liều, nhờn thuốc, kháng thuốc. 

Do uống thuốc không đúng cách 

Hầu như mọi người đều không quan tâm, chú ý nhiều tới việc uống thuốc sao cho đúng cách, phần lớn là do thiếu hiểu biết về cách uống thuốc. Một số thuốc yêu cầu cần được uống trước khi ăn, sau khi ăn, ăn cùng thức ăn, hay xa bữa ăn,… thì mới có hiệu quả. Nếu không thì thuốc có thể giảm tác dụng đi nhiều lần so với khi uống đúng cách. Bởi vậy, đây cũng là một vấn đề lớn cần lưu ý. Để biết được, bạn cần hỏi kĩ bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn rõ hơn.

1.2. Do tác dụng phụ của thuốc 

Một số loại thuốc chữa các bệnh dạ dày, dùng điều trị nguyên nhân hay triệu chứng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn khác ở ngay tại dạ dày hoặc tại cơ quan khác gây ra các cơn đau bất thường. Bởi vậy, khi dùng thuốc, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và các tác dụng phụ có thể gặp phải. 

1.3. Do loại thuốc và chất lượng thuốc 

Nếu bạn đã sử dụng đúng liều, đúng cách mà vẫn không thấy hiệu quả giảm đau thì có thể bạn mua phải loại thuốc không chính hãng hay kém chất lượng. Hoặc cũng có thể thuốc bị hỏng trong quá trình bảo quản thuốc như trong trường hợp để thuốc dưới ánh nắng mặt trời, để ở nơi ẩm ướt hay nơi có nhiệt độ cao,… làm giảm chất lượng thuốc. Bởi vậy, khi mua thuốc, bạn cần mua ở những nơi uy tín để dâm bảo chất lượng thuốc cũng như đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc để bảo quản thuốc đúng cách. 

1.4. Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không đúng cách 

Cùng với việc điều trị bệnh bằng thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của bạn cũng là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc điều trị đau dạ dày. Ăn uống không đúng cách, sinh hoạt không điều độ là một trong những nguyên nhân dẫn tới đã uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau. Dưới đây là một số những trường hợp mà người bệnh hay mắc phải trong quá trình điều trị đau dạ dày.

Chế độ ăn dẫn tới uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau

uong-thuoc-dau-da-day-ma-van-dau

Thực phẩm không nên dùng

Ăn đồ chua, cay, nóng.

Nhiều người có thói quen ăn đồ có vị chua, cay, mặn,… không bỏ được mà vẫn tiếp tục chế độ này. Tuy nhiên, những thức ăn có tính chua hay tính acid có thể làm tăng acid dịch vị dạ dày, từ đó làm nặng hơn tình trạng đau dạ dày đặc biệt là ở những người loét dạ dày tá tràng. Đồ ăn cay, nóng có thể  làm bỏng niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương trước đó gây ra những cơn đau dạ dày bất thường bởi vậy đã uống thuốc rồi vẫ thấy đau.

Ăn đồ chiên, rán, đồ nhiều dầu mỡ

Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ sẽ làm cho việc tiêu hóa của bạn chậm lại, thức ăn lâu được tiêu hóa hơn, ở lại trong dạ dày lâu hơn, tăng thời gian thức ăn cọ xát với thành dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày của bạn.

Uống rượu, bia, đồ uống có ga hay cafe

Rượu, bia, cà phê hay đồ uống có ga không tốt cho dạ dày cũng như cơ thể của bạn, khiến cho dạ dày tổn thương và suy yếu, làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.

Chế độ ăn  

Ăn quá nhanh, vừa ăn vừa đi lại, vừa ăn xong đã vận động mạnh hay vừa ăn xong đã nằm sẽ làm cho dạ dày của bạn phải hoạt động nhiều hơn, tăng gánh nặng cho dạ dày, làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.

Chế độ sinh hoạt dẫn tới uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau

uong-thuoc-dau-da-day-ma-van-dau

Chế độ sinh hoạt không điều độ

Chế độ sinh hoạt cũng có thể là một nguyên nhân gây ra tình trạng đã uống thuốc rồi mà vẫn thấy đau

Làm việc căng thẳng, stress

Stress có thể làm tăng acid dịch vị dạ dày, gây ra những cơ đau dạ dày thường xuyên và dữ dội hơn. 

Thức quá khuya, ngủ không đủ giấc

Điều này có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi hơn, đồng thời làm cho cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, giảm khả năng hồi phục và khỏi bệnh.

>>>Xem thêm: Uống Thuốc Đau Dạ Dày Có Tác Dụng Phụ Gì Và Biện Pháp Khắc Phục

1.5. Do các biến chứng của đau dạ dày 

uong-thuoc-dau-da-day-ma-van-dau

Biến chứng đau dạ dày

Uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau cũng có thể có dấu hiệu của tình trạng bệnh dạ dày nặng hơn và xuất hiện những biến chứng nguy hiểm. Từ đó, làm cho các cơn đau dạ dày không còn theo quy luật và không còn thuyên giảm khi bạn dùng thuốc nữa. Có nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, thậm chí đe dọa tính mạng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,…

Khi đó, bạn cần phải tới ngay bác sĩ để được điều trị.

 

2. Cách xử trí khi uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau

 

Dưới đây là một số cách xử trí khi bạn gặp phải tình trạng trên.

2.1. Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ kê 

Bạn không nên tự ý mua thuốc đau dạ dày vì bất cứ lý do nào như bận hay quen dùng. Thay vào đó, bạn nên đến bác sĩ khám để tìm ra nguyên nhân chính xác để việc điều trị bệnh có hiệu quả và nhanh chóng. Không nên chủ quan vì có thể làm bệnh phát triển nặng hơn và khó điều trị hơn.

2.2. Sử dụng thuốc đúng liều 

Bạn cần hỏi kĩ bác sĩ về liều dùng. Để sử dụng thuốc đúng liều theo đơn bạn có thể dùng một số mẹo như đặt chuông báo thức, đặt thuốc ở những vị trí dễ lấy và dễ nhìn thấy để nhắc nhở bạn,… Đừng chủ quan về liều dùng bởi nó có thể gây ra tình trạng quá liều hay giảm hiệu quả điều trị thuốc. Nếu lỡ quên một liều, cách tốt nhất là bạn hay uống ngay khi nhớ ra, nhưng nếu liều bạn quên gần với liều sắp tới thì bạn nên bỏ liều đó và dùng thuốc theo lịch như bình thường. 

 

2.3. Sử dụng thuốc đúng cách 

Bạn nên hỏi bác sĩ về cách dùng thuốc để biết rõ thuốc nên được sử dụng như thế nào bằng cách đặt ra các câu hỏi như:

Thuốc nên dùng trước ăn/ sau ăn hay cùng bữa ăn?

Uống gần hay xa bữa ăn? Và xa bao lâu?

Uống với nước hay ngậm?

 

2.4. Hỏi ý kiến bác sĩ khi đã uống thuốc đau dạ dày rồi mà vẫn đau 

Nếu đã thực hiện đúng như trên mà vẫn gặp tình trạng uống thuốc mà vẫn đau bạn nên tới hỏi ý kiến bác sĩ để được khám và hướng dẫn điều trị tiếp theo đồng thời điều này cũng giúp bạn tránh để xảy ra các biến chứng khôn lường.

>>>Xem thêm: 10 Cách Chữa Bệnh Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn

3. Các mẹo giảm đau khi đã uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau

 

Nếu bạn gặp phải tình trạng uống thuốc đau dạ dày rồi mà vẫn đau bạn có thể thử thay đổi chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt. Điều đó có thể đem lại hiệu quả bất ngờ cho việc điều trị bệnh của bạn. 

3.1. Chế độ ăn 

uong-thuoc-dau-da-day-ma-van-dau

Thực đơn tốt nhất cho người bị đau dạ dày

Khi bị đau dạ dày, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý:

  • Ăn 3 bữa chính và chia thành các bữa nhỏ phụ
  • Không ăn quá no
  • Ăn chậm, nhai kỹ
  • Ăn xong nên ngồi nghỉ 30 phút
  • Chế độ ăn đủ dinh dưỡng

Bên cạnh đó bạn cũng có thể thử dùng một số thực phẩm giúp cải thiện tiêu hóa cũng như chứng đau dạ dày cho thực đơn hàng ngày của bạn dưới đây:

 

Thực đơn dưới đây có thể áp dụng: 

uong-thuoc-dau-da-day-ma-van-dau

Thực đơn cho người bị đau dạ dày

 

  • Chuối 

Chuối là một loại quả phổ biến nhưng cũng có một loại quả vô cùng tốt cho tình trạng đau dạ dày của bạn bởi nó cung cấp cho cơ thể bạn một số chất điện giải cần thiết giúp đưa đường tiêu hóa trở lại hình dạng. Đặc biệt, chuối cung cấp nhiều ion kali để giúp giải quyết tình trạng tiêu chảy hay nôn mửa.

 

  • Cơm

Cơm giúp cung cấp cho bạn tinh bột, đặc biệt nguyên hạt  gạo lứt có chứa nhiều mangan giúp việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Gạo trắng cũng có tác dụng giúp tạo một lớp bao bọc niêm mạc  dạ dày và làm dịu cơn đau của bạn bằng cách hấp phụ các chất độc từ thức ăn không hợp vệ sinh, giảm tổn thương lên thành dạ dày. 

 

  • Táo

Táo  có thể hữu ích  khi bạn gặp tình trạng táo bón cùng với đau dạ dày.  Vì vỏ của quả táo chứa nhiều pectin, rất có lợi cho việc kích thích tiêu hóa, hỗ trợ triệu chứng khó tiêu, thức ăn chậm tiêu hóa khi bị đau dạ dày.

 

  • Bánh mì nướng

Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất tốt cho tình trạng đau dạ dày. Tuy nhiên, dạ dày của bạn lại khó tiêu hóa chúng bởi chúng quá cứng và khó tiêu hóa. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng vài lát bánh mì nướng bởi chúng rất dễ tiêu hóa, đồng thời bánh mì nướng cũng hạn chế tình trạng trào ngược acid dịch vị . 

 

  •  Gừng

Gừng là một gia vị phổ biến với người Việt, đồng thời gừng cũng là một dược liệu có nhiều chất có tác dụng chống buồn nôn, nôn, kích thích tiêu hóa, giảm co bóp của dạ dày, đồng thời giúp giảm tiết acid, bởi vậy nó rất hữu ích trong trường hợp đau dạ dày. Bên cạnh đó, gừng cũng có tác dụng giảm tình trạng ợ nóng hay tiêu chảy trong một số dạng đau dạ dày. 

 

  •  Khoai tây 

Khoai tây vừa cung cấp tinh bột như cơm trắng và bánh mì nướng trắng, ngoài ra, khoai tây cũng giống như chuối, giúp bổ sung kali và làm dịu dạ dày của bạn sau một ngày dài hoạt động. 

  • Yến mạch / Bột yến mạch

Yến mạch nhạt và bột yến mạch có tác dụng làm giảm cơn buồn nôn của bạn  và cũng có thể làm  giảm tiêu chảy

 

  • Bánh quy giòn

Nếu bạn thèm ăn vặt bạn có thể thử bánh quy giòn. Món này  không chỉ được khuyến khích ăn gì khi bị đau dạ dày thường xuyên mà còn cho phụ nữ bị  ốm nghén. Bánh quy giòn là một trong các loại thực phẩm dễ tiêu hóa được xếp hạng khá cao, tuy nhiên ngoại trừ với người có  cholesterol cao.

 

  •  Nước lèo

Khi nói đến việc nên ăn gì khi bị đau dạ dày không thể không kể đến các loại nước trong. Và  nước dùng súp trong như canh xương hầm với rau củ có thể giữ cho bạn đủ nước đồng thời cũng cung cấp nhiều nguyên tố cần thiết và giúp giảm gánh nặng cho dạ dày của bạn.

 

  • Trà thảo mộc

Trà thảo mộc, đặc biệt là trà hoa cúc giúp bạn giảm đau bụng  và  giảm viêm nhờ có chứa các thành phần kháng viêm, giảm đau tự nhiên như các loại flavonoid

 

  • Nước dừa

Giống như chuối, nước dừa chứa đầy chất điện giải mà cơ thể bạn đang bị thiếu một cách đáng kể do cảm giác đau nhức gây ra. Nước dừa cũng chứa nhiều kali và sẽ giúp đảm bảo  mức độ hydrat hóa của bạn ở mức thích hợp.

 

  • Đu đủ

Đu đủ có chứa một loại enzym gọi là  papain, đây là loại enzym rất tốt để hỗ trợ tiêu hóa. Đu đủ cũng giúp trung hòa acid dạ dày, ăn đu đủ cũng giúp chữa  táo bón.

 

  • Nước

Uống nhiều nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất, đủ nước sẽ giúp cơ thể bạn thải độc tố một cách tối đa và uống nhiều nước cũng làm giảm nồng độ acid trong dạ dày.

Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh ăn các thực phẩm không tốt cho dạ dày như thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, hay rượu bia, cà phê, thuốc lá,…

 

 

3.2. Chế độ sinh hoạt 

uong-thuoc-dau-da-day-ma-van-dau

Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học

Bạn nên thiết lập cho mình một chế độ sinh hoạt khoa học:

  • Dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục. Nó sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng và nâng cao tinh thần.
  • Chế độ làm việc hợp lý, ngủ sớm, không thức quá khuya.
  • Dành cho mình những ngày nghỉ hay vui chơi để giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi. 

>>>Xem thêm: Đau Dạ Dày Ăn Gì Tốt Và Giảm Đau Hiệu Quả Nhất

Kết luận về việc đã uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau

Đây là vấn đề gặp phải ở nhiều người nhưng bạn có thể khắc phục nó bằng nhiều cách. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan về những triệu chứng của bệnh. Hy vọng, bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích mà bạn đang tìm kiếm. 

Nếu còn bất cứ thắc mắc hay có câu hỏi nào cần lời giải đáp kĩ hơn về việc đã uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau, hãy liên ngay HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy sẽ giải đáp khúc mắc của bạn, đồng hành cùng bạn trong các vấn đề này. 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091