Viêm Dạ Dày Và Tá Tràng, Chế Độ Ăn Uống Và Sinh Hoạt Phù Hợp

Viêm Dạ Dày Và Tá Tràng, Chế Độ Ăn Uống Và Sinh Hoạt Phù Hợp

Viêm dạ dày và tá tràng là tình trạng phá hủy tại chỗ niêm mạc dạ dày và tá tràng gây ra do tác động của dịch vị dạ dày. Bệnh xảy ra khá phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Trong những năm gần đây, bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng và thường đứng đầu trong các bệnh về đường tiêu hóa. Bệnh khó phòng tránh lại rất dễ tái phát nên người bệnh cần điều trị đúng và áp dụng một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để cải thiện bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày tá tràng và để Scurma Fizzy gợi ý cho các bạn chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý cho người bệnh nhé!

1.Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm dạ dày và tá tràng

  • Đau bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn, dưới mũi xương ức) gần như là triệu chứng hằng định của bệnh này. Đau thường có tính chất âm ỉ, nóng rát tùy vào vị trí ổ viêm mà tính chất đau có ít nhiều khác biệt:

+ Viêm dạ dày: thường đau lệch về bên trái đường trắng giữa lan lên ngực, sau mũi ức. Đau thường sau ăn trong khoảng từ vài chục phút đến vài giờ.

+ Viêm tá tràng: thường đau lệch về bên phải, lan ra sau lưng. Đau thường xuất hiện lúc đói hoặc sau bữa ăn 2 – 3 giờ, khi ăn vào thì tình trạng đau được cải thiện.

Đau có tính chất chu kỳ và diễn biến thành từng đợt, lặp đi lặp lại: có thể theo nhịp của bữa ăn, đau lúc đói hoặc lúc no, đau khi căng thẳng tinh thần thể lực, đau vào mùa rét hoặc mùa nóng…

dau-bung-vung-thuong-vi-bieu-hien-chinh-cua-viem-da-day-va-ta-trang

Đau bụng vùng thượng vị là một dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày và tá tràng

  • Đầy hơi, ợ nóng, đầy bụng, ợ chua
  • Táo bón và tiêu chảy do tiêu hóa bị rối loạn
  • Nôn và buồn nôn, có khi nôn cả ra máu
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Phân đen và có mùi hôi
  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc hay giấc ngủ bị gián đoạn do đau bụng lúc đói nửa đêm về sáng hay cảm giác nặng bụng, đầy hơi

>>>> Đọc thêm: Viêm Dạ Dày Có Những Biểu Hiện Gì, Chữa Trị Ra Sao?

2.Những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh viêm dạ dày và tá tràng

Bệnh viêm dạ dày và tá tràng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Chính vì thế nắm rõ các yếu tố nguy cơ sau đây có thể giúp chúng ta thay đổi lối sống và thói quen ăn uống, sinh hoạt từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

2.1. Yếu tố di truyền

Một nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội đã chỉ ra rằng, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh có tính di truyền trội, bệnh có liên quan tới nhiễm sắc thể thường. 

Nếu trong gia đình có bố và mẹ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì nguy cơ con cái sinh ra mắc bệnh tăng cao hơn và khởi phát sớm hơn. Chính vì thế đối với những bệnh nhân mắc bệnh mang tính di truyền, cần tiến hành xét nghiệm sàng lọc cho người thân trong gia đình nhằm phát hiện sớm cá thể mang gen bệnh tiềm tàng. Qua đó có thể áp dụng các biện pháp dự phòng và điều trị bệnh.

2.2. Yếu tố tâm lý (Căng thẳng thần kinh – Stress)

Yếu tố tâm lý tăng nguy cơ viêm dạ dày và tá tràng

Yếu tố tâm lý tăng nguy cơ viêm dạ dày và tá tràng

Căng thẳng, buồn phiền, tức giận, sợ hãi, lo lắng là những yếu tố tâm lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày và tá tràng. Các căng thẳng kéo dài, stress quá độ sẽ khiến mất cân bằng chức năng dạ dày làm dịch vị dạ dày tăng tiết. Lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ ảnh hưởng lớn tới dạ dày, tăng nguy cơ mắc bệnh.

Căng thẳng thần kinh ở những người tri thức thường chiếm tỉ lệ nhiều hơn những người nông dân.

2.3. Hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn

Thuốc lá và những đồ uống có cồn như rượu, bia là những chất độc hại, ảnh hưởng tới cơ thể nói chung và dạ dày nói riêng. 

Trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều các loại chất độc hại gây tác động xấu cho sức khỏe con người đặc biệt là dạ dày. Trong đó, nicotin có trong khói thuốc lá sẽ kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol gây ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin (chất có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày). 

Uống quá nhiều rượu bia sẽ làm phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, rượu bia còn kích thích tăng tiết acid dịch vị gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Hậu quả sẽ gây ợ hơi, chướng bụng. Lâu ngày tổn thương dạ dày càng nặng, tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn có thể dẫn tới viêm loét dạ dày tá tràng, thậm chí ung thư dạ dày

2.4. Thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ

Việc ăn uống không điều độ, sinh hoạt không khoa học làm cho dạ dày không tiết acid ra đều đặn dẫn đến tình trạng mất cân bằng pH trong dạ dày. Đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gia tăng nguy cơ bị bệnh. Chính vì thế, xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và có lối sống, sinh hoạt lành mạnh là vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh viêm dạ dày và tá tràng

3.Các nguyên nhân chính gây bệnh viêm dạ dày và tá tràng

Các nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày và tá tràng

Các nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày và tá tràng

3.1. Do vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn Hp)

Vi khuẩn Hp là nguyên chủ yếu gây bệnh viêm dạ dày và tá tràng. Vi khuẩn Hp có mặt trong khoảng hơn 50% dân số trên thế giới. Tại các nước đang phát triển, điều kiện về sinh kém, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP chiếm khoảng 40 – 75%.

Vi khuẩn Hp là một loại xoắn khuẩn Gram âm và có khả năng lây nhiễm. Vi khuẩn Hp có thể lây truyền qua đường ăn uống (phân – miệng), đường trực tiếp (miệng-miệng) qua nước bọt. Chính vì vậy thói quen ăn chung bát, chung nước chấm… là cơ hội để vi khuẩn phát tán và lây truyền cho mọi người. Ngoài ra những bác sĩ nội soi cũng có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp khá cao.

Vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ sinh sống và phát triển tại lớp nhầy niêm mạc dạ dày ở người. Chúng tiết ra các enzym và nội độc tố gây hại cho dạ dày, làm lớp nhầy ở bề mặt niêm mạc dạ dày bị loãng ra do vậy làm khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày yếu đi. Những chất gây viêm ở các nội đội tố làm cho các tế bào phủ trên bề mặt niêm mạc sẽ bị tổn thương, bị hủy hoại và chết. Từ đó sẽ gây ra các tổn thương của dạ dày: viêm cấp và mãn tính ở dạ dày, loét dạ dày hay thậm chí gây ung thư dạ dày.

>>>> Xem thêm: Có Nguy Hiểm Gì Đến Sức Khỏe Khi Bị Dương Tính Với Vi Khuẩn Hp

3.2. Do lạm dụng nhóm các thuốc kháng viêm, giảm đau NSAIDS, Corticoid và Aspirin

Các thuốc này hiện là một trong những thuốc được dùng hết sức phổ biến, khi sử dụng lâu sẽ gây ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin. Prostaglandin là một trong số những yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày, có tác dụng ức chế trực tiếp các tế bào thành làm giảm bài tiết acid hydroclorid, kích thích tế bào biểu mô tăng cường bài tiết nhầy và bicarbonat. Chính vì thế, lạm dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau NSAIDS, Corticoid và Aspirin sẽ ảnh hưởng lớn tới dạ dày, gây tổn thương dạ dày dẫn tới các bệnh viêm dạ dày.

4.Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người viêm dạ dày và tá tràng

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng tiêu hóa và phối hợp điều trị để giảm thiểu triệu chứng các bệnh về dạ dày.

4.1. Ăn đúng cách cho người viêm dạ dày và tá tràng

  • Người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn. Điều này giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa acid dịch vị dạ dày.
  • Không nên ăn quá no sẽ làm dạ dày căng to khiến co bóp yếu hơn, ảnh hưởng tới quá trình nhào trộn thức ăn.
  • Không nên để bụng đói vì khi đó dạ dày rỗng khiến dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau và tăng tiết acid. 
  • Thức ăn ấm khoảng 40 – 50 độ C tốt cho quá trình tiêu hóa. Những thực phẩm nóng quá hoặc lạnh quá sẽ làm tăng co bóp của dạ dày nên làm tăng tiết dịch vị, không tốt với người bệnh.
  • Nên ăn các thức ăn mềm, thái nhỏ, được nấu chín kỹ, mềm giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ. 
  • Nên ăn các thức ăn luộc, hấp và hạn chế các món chiên, rán.
  • Sau khi ăn nên để cơ thể nghỉ ngơi, tránh lao động nặng sau ăn.
  • Người bệnh nên uống một cốc nước ấm vào buổi sáng để giúp hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể.
  • Ăn đủ bữa, không nhịn đói, không vừa ăn vừa làm việc.

4.2. Viêm dạ dày và tá tràng nên ăn gì?

Người bị viêm dạ dày và tá tràng cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng nhiều vitamin và chất khoáng, ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Dưới đây là một số gợi ý những thực phẩm tốt cho người bệnh.

  • Lá ổi

Trong lá ổi có chứa tanin, tinh dầu và nhiều hoạt chất chống viêm khử khuẩn nên có thể được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị viêm dạ dày và tá tràng.

Cách sử dụng: 

+ Hái 30gr lá ổi non đem rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ.

+ Lấy khoảng một nắm gạo lứt rang cùng lá ổi đến khi vàng.

+ Cho gạo và lá ổi vừa rang vào nồi sau đó thêm khoảng 500ml nước đun sôi.

+ Chắt lấy nước cốt, uống 2 lần/ngày sau khi ăn khoảng 30 phút.

  • Khoai tây
Khoai tây giúp giảm các cơn đau dạ dày 

Khoai tây giúp giảm các cơn đau dạ dày

Những chất cellulose có trong khoai tây rất thân thiện đối với người bị bệnh dạ dày. Lí do là cellulose không gây kích thích niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid dịch vị, giúp giảm bớt những cơn đau dạ dày.

Cách sử dụng:

+ Gọt sạch vỏ khoai tây

+ Ép lấy nước 

+ Uống 3 lần/ngày, mỗi lần một thìa nhỏ liên tục trong khoảng 3 tuần – 1 tháng

  • Đu đủ

Đu đủ có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm. Đu đủ có tác dụng tốt với người bệnh bị đau bao tử. Enzyme papain trong đu đủ có tác dụng thủy phân protein thành các polypeptid và acid amin, giúp tiêu hóa các thức ăn giàu protein và hỗ trợ đào thải chất cặn bã khỏi cơ thể, phòng ngừa táo bón hiệu quả.

Cách sử dụng:

+ Chuẩn bị 3 – 4 quả đu đủ tươi

+ Ép lấy nước

+ Uống 3 – 4 lần/ngày

  • Chuối
Chuối rất tốt cho người bệnh viêm dạ dày và tá tràng

Chuối rất tốt cho người bệnh viêm dạ dày và tá tràng

Chuối có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy rất tốt cho người bị bệnh dạ dày. Chuối là một trong số những trái cây có lượng đường bột cao, góp phần cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chuối có chứa chất pectin là dạng chất xơ hòa tan có tác dụng tốt đối với người bị rối loạn tiêu hóa, mắc chứng táo bón và tiêu chảy.

  • Nghệ + Mật ong

Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị và kiềm độ acid của dạ dày

Mật ong giúp điều hòa nồng độ tại dạ dày, giảm kích ứng dạ dày.

Sử dụng nghệ kết hợp với mật ong là một trong những phương thuốc hữu hiệu cho người bệnh viêm dạ dày và tá tràng.

Cách sử dụng:

+ 3 thìa bột nghệ tươi + 1 thìa mật ong

+ Trộn đều và uống mỗi ngày

  • Các loại rau xanh
Nên bổ sung rau xanh cho người bệnh viêm dạ dày và tá tràng

Nên bổ sung rau xanh cho người bệnh viêm dạ dày và tá tràng

Trong rau xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho hệ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất. Nồng độ pH kiềm trong rau xanh còn có tác dụng trung hòa acid dịch vị của dạ dày góp phần cải thiện viêm dạ dày và tá tràng.

Nên ăn các loại rau xanh như bắp cải, mồng tơi, giá đỗ, rau chân vịt…

  • Bí đỏ

Trong bí đỏ có rất nhiều vitamin và khoáng chất rất có lợi cho cơ thể. Pectin trong bí đỏ giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa. 

Người bệnh có thể xắt nhỏ bí đỏ, đun lấy nước uống hàng ngày để giảm các cơn đau dạ dày.

  • Táo

Lượng pectin dồi dào trong táo hỗ trợ thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, phòng ngừa táo bón và tiêu chảy.

  • Cam thảo

Cam thảo từ lâu đã nổi tiếng với những công dụng tuyệt vời mà nó đem lại cho cơ thể. Các chất chống oxy hóa trong cam thảo có khả năng trung hòa acid dịch vị, hỗ trợ làm lành vết loét, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. 

Người bệnh có thể hãm nước cam thảo để uống trước khi ăn 30 phút để giảm các cơn đau dạ dày.

  • Gừng
    Gừng cải thiện cơn đau cho người bệnh viêm dạ dày và tá tràng

    Gừng cải thiện cơn đau cho người bệnh viêm dạ dày và tá tràng

Gừng là một phương thuốc đơn giản và hiệu quả để điều trị các chứng đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày. Người bệnh có thể bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày như dùng gừng trực tiếp bằng miếng gừng tươi, kẹo gừng hoặc uống trà gừng nóng. 

  • Nước ép rau củ quả
    viêm dạ dày và tá tràng

    Nước ép bắp cải rất tốt cho hệ tiêu hóa

Nước ép bắp cải kết hợp với cà rốt hoặc táo là một phương thuốc hữu hiệu, có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa đặc biệt với người bị viêm dạ dày và tá tràng. Nên uống nước ép 3-4 lần/ngày trước bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. 

Nước ép cần tây hỗ trợ đào thải độc tố, cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt. Chất xơ có trong nước ép cần tây làm nhu động ruột trơn tru, giúp ngăn ngừa táo bón. Nên uống nước ép cần tây vào buổi sáng trước khi ăn khoảng 30 phút.

>>>> Tham khảo ngay: Nước Ép Hoa Quả Cực Tốt Cho Dạ Dày – Top 7 Loại Nước Ép Dễ Làm Nhất

  • Thực phẩm có tính thấm

Sữa, cháo, bánh mì… là những thực phẩm có tác dụng thấm acid dịch vị tiết ra, giúp trung hòa acid dịch vị qua đó làm giảm các cơn đau do bệnh viêm dạ dày và tá tràng.

  • Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh

Vitamin E, omega 3… trong bơ, dầu ô liu, hạnh nhân có tác dụng tốt đối với cơ thể cũng như hệ tiêu hóa. Khi vào cơ thể, các hoạt chất này sẽ tạo ra lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, cải thiện các triệu chứng đau bụng, ợ chua… 

4.3. Viêm dạ dày và tá tràng không nên ăn gì?

Để cải thiện bệnh, bạn nên hạn chế ăn các thức ăn có hại cho hệ tiêu hóa, gây kích ứng cho dạ dày:

  • Thực phẩm gây tăng tiết acid dịch vị dạ dày
    viêm dạ dày và tá tràng

    Thực phẩm cay nóng rất có hại cho bệnh viêm dạ dày và tá tràng

Các thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu… kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn, kích thích các viêm loét khiến bệnh trở nên trầm trọng.

Caffeine có trong cà phê gây tăng tiết acid, kích thích và gây ra những cơn đau dạ dày.

  • Thực phẩm có tính acid

Các trái cây chua như cam, quýt… hay các thực phẩm chua như giấm, mẻ… có chứa nhiều acid gây bào mòn thành dạ dày. Vì thế nên tránh ăn những thực phẩm này nếu muốn cải thiện tình trạng bệnh.

  • Thực phẩm gây đầy hơi chướng bụng

Cần tây, dưa muối, hành hẹ, giá đỗ và các loại đồ uống có ga là thực phẩm bạn nên tránh

  • Thực phẩm cứng dai

Rau nhiều xơ già, thịt nhiều gân, sụn gây cọ xát làm tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày co bóp, làm việc vất vả hơn.

  • Đồ uống có cồn
    Rượu bia rất có hại với hệ tiêu hóa

    Rượu bia rất có hại với người bệnh viêm dạ dày và tá tràng

Rượu, bia có hại cho cơ thể nói chung và dạ dày nói riêng. Rượu bia gây kích ứng dạ dày, bào mòn niêm mạc thậm chí có thể gây chảy máu từ vết loét dạ dày.

5.Chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp hạn chế viêm dạ dày và tá tràng

5.1. Tập luyện thể dục thể thao

Chạy bộ giúp cải thiện bệnh

Chạy bộ giúp cải thiện viêm dạ dày và tá tràng

Khi bệnh viêm dạ dày và tá tràng đang ở giai đoạn tiến triển, đau nhiều thì chưa nên tập thể dục thể thao. Nhưng khi bệnh đã ổn định thì thể dục thể thao sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, giảm lo âu, căng thẳng qua đó cải thiện tình trạng bệnh rất tốt. 

Người bệnh nên tập các động tác vận động đơn giản trước, không nên tập nhiều ngay lập tức. Bạn có thể lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như cầu lông, bóng bàn hay chạy bộ, yoga. Bạn nên tránh các môn thể thao nặng, mất sức như cử tạ, bóng đá đặc biệt tránh các bài tập tác động mạnh lên cơ bụng như squat, chống đẩy.

Một số chú ý khi tập thể dục thể thao:

  • Chỉ nên duy trì một cường độ vừa phải trong quá trình luyện tập
  • Ngay sau khi ăn không nên luyện tập.
  • Thời gian tập luyện tốt nhất nên vào buổi sáng sớm hoặc sau ăn 2 tiếng. 
  • Duy trì các bài tập đều đặn, thường xuyên; mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút để luyện tập.
  • Duy trì tinh thần thoải mái, lạc quan trong khi tập giúp tăng hiệu quả gấp đôi.

5.2. Duy trì lối sống lành mạnh để cải thiện bệnh viêm dạ dày và tá tràng.

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, có kế hoạch tập luyện thể dục thể thao.
  • Người bệnh nên ngủ đủ và đúng giấc, duy trì giấc ngủ kéo dài 8 tiếng/ngày, có giấc ngủ trưa ngắn. Hạn chế thức quá khuya hoặc dậy quá sớm. 
  • Cân bằng tâm lý và kiểm soát cảm xúc của bản thân.Người bệnh nên giữ cho mình tinh thần lạc quan, vui vẻ, có biện pháp giải tỏa căng thẳng sau giờ làm việc.

Song song với việc dùng thuốc thì một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, hợp lý là vô cùng quan trọng đối với người bệnh viêm dạ dày và tá tràng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh. Để được đội ngũ y bác sĩ tư vấn miễn phí liên hệ ngay vào HOTLINE 18006091 nhé!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091