55 Món An Tốt Nhất Cho Người Đau Dạ Dày

55 Món An Tốt Nhất Cho Người Đau Dạ Dày

Bệnh đau dạ dày là một trong những bệnh liên quan tới đường tiêu hóa phổ biến nhất và gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi. Hiện nay có rất nhiều cách để chữa trị hoàn toàn bệnh đau dạ dày, ngoài dùng thuốc thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng tới quá trình phục hồi của dạ dày. Không những vậy, việc tiêu thụ các thức ăn hợp lý còn giúp giảm đau hiệu quả và làm giảm thiểu nguy cơ bị tái loét dạ dày tá tràng. Người bệnh có thể tham khảo 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày dưới đây của Scuma Fizzy để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đau tái phát các bệnh về dạ dày nhé.

1. Những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn

Thực phẩm nên ăn và không nên ăn

Thực phẩm nên ăn và không nên ăn

1.1. 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày – Những loại thực phẩm nên ăn

Đau dạ dày là một bệnh lý do dạ dày tăng tiết quá nhiều acid, gây bào mòn lớp niêm mạc dạ dày và gây đau. Vì vậy, khi bị đau dạ dày thì chúng ta nên ăn những thực phẩm có tính kiềm và có khả năng bao bọc được niêm mạc dạ dày như:

  • Mật ong và nghệ, gừng

Đây là những thực phẩm rất tốt cho người bị bệnh dạ dày.

Nghệ có tác dụng chống viêm, trung hòa acid dịch vị từ đó làm lành các vết loét trong dạ dày. Còn mật ong có thành phần có tính chất kháng khuẩn, giúp làm giảm nồng độ acid trong dạ dày và tránh kích ứng dạ dày. 

Một số chất có trong gừng như tecpen và oleoresin có tác dụng sát trùng, kháng viêm, giảm đau dạ dày, giảm đầy hơi, khó tiêu rất tốt.

  • Các thực phẩm mang tới công dụng thấm hút dịch vị acid của dạ dày

Bánh quy, bánh mì,… rất tốt trong việc thấm hút acid dịch vi

Những loại thực phẩm có khả năng làm giảm tiết acid dịch vị như: các thực phẩm giàu tinh bột (cháo, cơm, bánh mì, khoai lang, khoai tây…).

  • Các loại rau (bắp cải, giá đỗ…)

Đây là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin vô cùng dồi dào, hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày.

Bắp cải là loại rau có chứa nhiều chất xơ, vitamin (K,U), giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường máu đến dạ dày để nuôi dưỡng tế bào dạ dày.

  • Các thực phẩm giàu đạm và kẽm

Các thực phẩm này giúp thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết loét, bao gồm thịt, cá nạc, tôm

Đối với những người bệnh bị viêm loét dạ dày nên đặc biệt sử dụng nhiều loại thực phẩm này, bởi chúng giúp vết loét nhanh lành hơn.

  • Rau củ quả

Các loại hoa quả màu đỏ (cà chua, cà rốt, đu đủ…), rau củ có màu xanh đậm (súp lơ, rau cải, mồng tơi…), ngũ cốc (hạt kê, ý dĩ…).

Đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, C, sắt, kẽm… giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất do kém hấp thu.

Rau củ quả

Rau củ quả

  • Sữa chua

Nhiều người nghĩ rằng ăn sữa chua (có tính acid) sẽ làm cho tình trạng đau dạ dày nặng hơn. Nhưng thực tế rằng,  lượng và nồng độ acid trong sữa chua không đáng kể so với lượng acid trong dịch vị dạ dày.

Trong thành phần của sữa chua có chứa acid lactic được chuyển hóa từ sữa chua sau khi lên men. Sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori (đây là thủ phạm gây viêm loét dạ dày – tá tràng do phá vỡ lớp nhầy niêm mạc dạ dày) có thể bị kìm hãm nhờ vào thành phần này.

Ngoài ra, khi ta ăn sữa chua, một số vi khuẩn có lợi được sinh ra trong quá trình lên men sẽ bám vào niêm mạc đường tiêu hóa và tiết ra kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường miễn dịch, kìm hãm sự phát triển của yếu tố gây loét dạ dày – tá tràng. Tuy nhiên, nên ăn sữa chua sau bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

1.2. 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày – Những loại thực phẩm nên tránh

Có một số loại thực phẩm không những gây khó tiêu đầy hơi mà còn có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng.

  • Các thực phẩm dễ gây kích thích và làm tổn thương cho niêm mạc dạ dày như: Ớt, tiêu, tỏi, dấm, thức ăn cứng (sụn, gân…), chất kích thích (rượu, cà phê,…).
  • Các thực phẩm làm kích thích dạ dày tăng tiết acid: Hoa quả chua (cam, chanh, cóc, xoài, dứa…), nước ngọt có ga…
  • Các thực phẩm gây sinh hơi, đầy chướng bụng: Rau dưa muối, cà muối, hành muối…
  • Các thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên, rán hay xào. Đồ lạnh và đồ còn sống là tuyệt đối không nên ăn.
  • Không sử dụng các chất kích thích do có thể làm tăng tiết acid dịch vị trong dạ dày

2. 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày – Một số món ăn tốt cho người đau dạ dày 

2.1. Lươn nấu Đẳng sâm

55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày

Lươn nấu Đẳng sâm – Món ăn dinh dưỡng, bồi bổ cho cơ thể, tốt cho tiêu hóa

Lươn nấu đảng sâm là một trong 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày, bởi đây là món chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. 

Thịt lươn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, phospho, canxi, các vitamin thiết yếu cho cơ thể. Kết hợp với lươn là Đẳng sâm – một vị Dược liệu có tác dụng chữa kém ăn, vàng da, tiêu hóa kém…

Khi kết hợp hai thành phần này với nhau tạo nên một món ăn độc đáo, giúp người bệnh bồi bổ sức khỏe, bảo vệ niêm mạc, hỗ trợ kiểm soát nồng độ acid dạ dày.

Đồng thời. món lươn nấu Đẳng sâm giúp làm dịu cơn đau dạ dày một cách hiệu quả, giúp người bệnh ăn ngon, giảm đầy bụng, khó tiêu.

Nguyên liệu

  • 1 con lươn to
  • 15g Đẳng sâm
  • 15g vỏ quýt (tươi hoặc khô)
  • 1 củ gừng tươi
  • 5 – 6 quả táo tàu

Cách nấu

  • Dùng một quả chanh hoặc nước muối để loại bỏ nhớt phía ngoài con lươn.
  • Mổ phần bụng lươn, loại bỏ phần ruột, rửa sạch và cắt lươn thành khúc nhỏ vừa ăn.
  • Táo tàu giữ nguyên cả quả, có thể loại bỏ hạt hoặc không.
  • Gừng tươi cạo bỏ phần vỏ, đem đi rửa sạch và băm nhỏ ra.
  • Rửa sạch đẳng sâm và vỏ quýt, thái nhỏ.
  • Cho lượng vừa đủ dầu ăn, tỏi, hành khô, gừng tươi vào chảo rồi đảo đều. Thêm lươn vào đảo đều tay và để sôi trong 1 phút.
  • Thêm 1,5L nước sạch vào một nồi khác, đun sôi.
  • Cho lươn từ chảo vào nồi nước sôi ở trên, ninh ở lửa nhỏ khoảng 1 tiếng đồng hồ.
  • Thêm gia vị sao cho vừa ăn.
  • Có thể dùng món lươn nấu Đẳng sâm 2 lần mỗi tuần.

2.2. Cháo hạt kê – Top 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày

Cháo hạt kê là một món ăn ở dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa và rất tốt cho dạ dày trong việc điều trị loét dạ dày tá tràng. 

  • Công dụng của hạt kê

Hạt kê là một loại ngũ cốc có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cho cơ thể bao gồm: các vitamin, các khoáng chất như phosphat, sắt,…và chất lecithin, choline.

Hạt kê giúp kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột, giảm táo bón, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. 

Việc thường xuyên sử dụng loại cháo nào giúp bạn giảm áp lực trên da dày, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm đau dạ dày, phòng ngừa loét dạ dày  hiệu quả.

Nguyên liệu

  • 50g hạt kê
  • 50g lạc đã bỏ vỏ
  • Đường

Cách nấu

  • Ngâm hạt kê và hạt lạc trong nước, để qua đêm.
  • Vớt ra, rửa lại bằng nước cho sạch.
  • Cho các nguyên liệu trên vào nồi, ninh với nước cho cho đến khi chín nhừ, nhớ để lửa nhỏ.
  • Ăn cháo lúc còn nóng, chia làm nhiều bữa đối với những bạn bị đau dạ dày để làm giảm áp lực cho dạ dày.
  • Mỗi tuần có thể ăn từ 3 – 4 bữa để làm giảm cơn đau dạ dày một cách hiệu quả nhất.
Cháo hạt kê

Cháo hạt kê

2.3. Khoai tây nấu Bạch cập 

Khoai tây nấu Bạch cập là một món ăn thú vị trong 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày, nhất là những người bị viêm loét dạ dày – tá tràng. 

  • Công dụng của khoai tây

Khoai tây là một loại rau củ chứa nhiều thành phần như: nước, protein, chất béo, chất xơ, đường, calo,… Tác dụng của khoai tây là bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe cho người bệnh, giúp hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường.

Ngoài ra trong thành phần của khoai tây chứa rất nhiều các loại tinh bột khác nhau giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, tiêu hóa tốt, chống táo bón, kiểm soát đường máu, giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và nuôi dưỡng những lợi khuẩn có lợi trong ruột. 

Theo Y học cổ truyền cho rằng, khoai tây có tác dụng chữa được các chứng bệnh như đau dạ dày, bí đại tiện. Còn theo y học hiện đại, chất nightshade có trong khoai tây giúp làm giảm sự bài tiết dịch vị và chống co cơ ở dạ dày.

Trong món ăn này người ta sử dụng khoai tây trộn đều với bạch cập (đã được tán bột) cùng với mật ong để tạo thành một món ăn rất tốt cho sức khỏe.

  • Công dụng của bạch cập

Bạch cập, một vị dược liệu được y học cổ truyền cho rằng tác dụng bổ phổi, cầm máu, nhanh lành vết thương.

Vì vậy, Bạch cập kết hợp với khoai tây không những là một món ăn ngon, và còn rất bổ dưỡng đối với những người bị đau dạ dày – tá tràng.

Nguyên liệu

  • 1 củ khoai tây
  • 100g vị thuốc bạch cập đã được phơi khô
  • Một ít mật ong

Cách nấu

  • Tán Bạch cập khô thành bột mịn.
  • Rửa sạch, luộc hoặc hấp chín khoai tây.
  • Sau khi khoai chín thì bóc bỏ vỏ và tán nhuyễn .
  • Thêm một thìa bột bạch cập cùng với một ít mật ong nguyên chất vào chén khoai tây, trộn đều .
  • Ăn ngay sau khi vừa thực hiện.
  • Mỗi tuần nên ăn món khoai tây nấu bạch cập từ 2 – 3 ngày, ngày ăn 1 – 2 lần.

2.4. Cháo hạt sen – Món ăn dễ tiêu hóa, chứa nhiều dinh dưỡng và tốt cho dạ dày

Được đánh giá là một trong 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày, cháo hạt sen chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Bởi đây là món rất dễ tiêu hóa, chứa nhiều dinh dưỡng và tốt cho dạ dày. Ngoài ra, đây cũng là món ăn có tác dụng hỗ trợ điều trị loét dạ dày, tăng cường quá trình làm lành niêm mạc.

  • Công dụng của hạt sen

Hạt sen là một loại thực phẩm có chứa hàm lượng lớn protein, kali, magie, photpho, carbohydrate… Thường xuyên tiêu thụ loại thực phẩm này sẽ giúp người bệnh bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, nâng cao sức khỏe và cải thiện chức năng của dạ dày, từ đó hỗ trợ giảm đau dạ dày hiệu quả. 

Nguyên liệu

  • 20g hạt sen 
  • 30g khiếm thực 
  • 30g gạo tẻ 
  • Gia vị cần thiết.

Cách nấu

  • Vo sạch gạo tẻ và ngâm trong nước khoảng 20 phút. 
  • Bổ đôi hạt sen để loại bỏ phần tim sen bên trong hạt sen, sau đó đem ngâm trong nước khoảng 1 giờ.
  • Vớt gạo tẻ và hạt sen ra.
  • Cho gạo tẻ vào nồi và cho thêm 400ml nước, nấu sôi. Thêm hạt sen vào và nấu cho đến khi thành cháo.
  • Thêm gia vị sao cho vừa ăn.
  • Ăn khi cháo còn ấm để làm tăng hiệu quả chữa đau dạ dày 
  • Có thể ăn cháo nhiều lần trong tuần để cải thiện tình trạng đau dạ dày

2.5. Thịt gà hầm xương cá mực 

Thịt gà hầm xương cá mực - Món ăn bổ dưỡng trong top 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày

Thịt gà hầm xương cá mực – Món ăn bổ dưỡng trong top 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày

Thịt gà hầm xương cá mực là một món ăn rất phù hợp cho những người bị viêm đau dạ dày do dư thừa acid. Các thành phần dinh dưỡng trong món ăn này giúp kiểm soát quá trình tăng tiết dịch vị, đẩy lùi nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng, và nâng cao hoạt động tiêu hóa. 

Thịt gà là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, việc thường xuyên tiêu thụ món ăn này sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe toàn thân, làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ loét dạ dày – tá tràng, đảm bảo chức năng của hệ tiêu hóa và tăng khả năng chống bệnh.

>>>> Tìm hiểu thêm: Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Và Những Điều Cần Biết

Nguyên liệu

  • 30g xương cá mực 
  • 150g  thịt gà 
  • 2 nhánh gừng 
  • 2 – 5 quả táo tàu. 

Cách nấu

  • Làm sạch xương cá mực, thịt gà và cắt thành khúc vừa ăn. 
  • Gọt vỏ, rửa sạch gừng và thái lát. 
  • Để nguyên cả trái táo tàu hoặc cắt nhỏ ra.
  • Cho gà, xương cá mực, gừng và táo tàu vào nồi và ướp gia vị vừa ăn. 
  • Cho thêm nước và hầm cho đến khi thịt gà chín mềm.
  • Nêm  gia vị sao cho vừa ăn. 
  • Nên ăn khi còn nóng, ăn vào bữa ăn chính và có thể ăn với cơm, có thể ăn 2/ tuần để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc làm giảm đau dạ dày.

2.6. Thịt nạc hầm cùng nấm rơm – Món ăn làm mát và hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày

Thịt nạc hầm nấm rơm là một trong 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày. Đây là món rất ngon và cực kỳ dễ làm. 

  • Công dụng của thịt nạc hầm nấm rơm

Món thịt nạc hầm nấm rơm còn có tác dụng kích thích tăng co bóp ở dạ dày, bảo vệ niêm mạc song hành cùng với việc chứa nhiều chất kháng viêm, thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe tổng thể.

Cụ thể trong thịt có chứa các thành phần như taurine, creatine, beta-alanine, chất đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng. Trong nấm có chứa các chất dinh dưỡng như: vitamin B, protein, chất xơ, kali, vitamin D, canxi….

Đây đều là những thành phần dinh dưỡng cho cơ thể,  có khả năng hỗ trợ chống viêm, hỗ trợ ngăn cản các yếu tố nguy cơ gây loét niêm mạc dạ dày, kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn, tránh đầy bụng, khó tiêu và chống táo bón.

Nguyên liệu

  • 100g  nấm rơm 
  • 100g thịt lợn nạc 
  • Gia vi cần thiết 

Cách nấu

  • Rửa sạch thịt lợn bằng nước sạch hoặc nước muối, sau đó cắt thịt thành từng khúc vừa ăn.
  • Cho gia vi và ướp thịt trong khoảng 15 phút.
  • Rửa sạch nấm rơm, có thể cắt miếng nhỏ hoặc không.
  • Cho một ít dầu và tỏi đã được băm nhuyễn vào chảo, đảo đều cho đến khi có mùi thơm, sau đó thêm thịt thêm thịt và, tiếp tục đảo đều.
  • Đến khi thấy thịt săn lại, thêm nấm và nước lọc vào, đun sôi trong khoảng 10 phút.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Có thể ăn món này mỗi tuần từ 2 – 3 lần để cải thiện tình trạng đau dạ dày.

2.7. Dạ dày lợn nấu đậu tương 

Dạ dày lợn nấu đậu tương - top 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày

Dạ dày lợn nấu đậu tương – top 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày

Người bệnh có thể bổ sung thêm món dạ dày lợn nấu đậu tương trong top 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày vào thực đơn ăn uống của mỗi ngày của mình và gia đình. 

Đây là món giúp giảm nhanh triệu chứng đau và khó chịu ở dạ dày cùng với bồi bổ sức khỏe. Các thành phần dinh dưỡng trong dạ dày lợn và đậu tương có tác dụng tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, giảm đau và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. 

Trong đậu tương có chứa các thành phần như: chất đạm, chất béo, chất đường bột, chất xơ thực phẩm,  canxi, các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Nguyên liệu

  • 1 cái dạ dày lợn
  • 100g đậu tương 
  • Gia vị cần thiết 

Cách nấu

  • Làm sạch dạ dày lợn bằng nước sạch hoặc bằng nước muối, cắt lát vừa ăn.
  • Ngắt bỏ 2 đầu và rửa sạch đậu tương.
  • Cho dạ dày cùng với đậu tương vào trong một nồi chứa khoảng 500ml nước, đun sôi cho đến khi đậu tương và dạ dày chín mềm.
  • Nêm gia vị sao cho vừa ăn.
  • Ăn khi còn nóng, có thể thêm món dạ dày lợn nấu đậu tương vào bữa ăn chính. 
  • Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì người bệnh ăn từ 2 – 3 lần mỗi tuần và liên tục trong 2-3 tuần.

2.8. Gà trống hầm riềng – 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày

Với những bệnh nhân bị đau dạ dày, có cảm giác buồn nôn, nôn, khó tiêu, chán ăn, suy nhược cơ thể thì nên sử dụng món gà trống hầm riềng.

Đây là một trong những món trong Y học cổ truyền thường được khuyên sử dụng. Bởi gà trống hầm riềng này có tác dụng phòng ngừa và cải thiện viêm loét dạ dày tá tràng thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, dư acid dạ dày, viêm niêm mạc dạ dày rất hiệu quả. 

Nguyên liệu

  • 1 con gà trống
  • 6g củ riềng
  • 3g vỏ cam hoăc quýt khô (trần bì)
  • Tiêu hạt 
  • Gia vị. 

Cách nấu

  • Nhổ lông và làm sạch gà, có thể cắt miếng nhỏ cho vừa ăn.
  • Củ riềng thì gọt vỏ, thái hoặc băm nhỏ.
  • Cho gà, riềng, trần bì, hạt tiêu vào nồi lớn, thêm nước đến khi ngập phần gà.\
  • Tiến hành hầm cho đến khi thịt gà chín mềm, nhớ đê để lửa nhỏ.
  • Nêm gia vị cho vừa ăn.
  • Ăn khi còn ấm nóng, ăn mỗi tuần 2 lần để tăng cường hấp thu, và tránh nguy cơ viêm niêm mạc dạ dày.

2.9.  Canh sườn hầm đu đủ

Canh sườn hầm đu đủ

Canh sườn hầm đu đủ

Canh sườn nằm đu đủ trong danh sách 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày.

  • Đu đủ – Thành phần dinh dưỡng và công dụng

Đu đủ là một loại quả rất quen thuộc, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: vitamin A, B, C, các carotenoit acid hữu cơ, thiamin, riboflavin, canxi, photpho, magie, sắt, chất béo, xenlulozơ, nước. 

Tất cả các thành phần có trong quả đu đủ đều rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, giúp ổn định hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể và giúp sức đề kháng được nâng cao.

Đặc biệt, đu đủ là một loại quả rất tốt cho dạ dày do có tác dụng điều trị viêm dạ dày mãn tính, giảm đau dạ dày, trị đau lưng, mỏi gối, ăn không tiêu, táo bón.

  • Thành phần và công dụng thịt sườn

Thịt sườn cũng giúp bảo vệ dạ dày, cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa như khó tiêu, chướng bụng, ăn không ngon, đầy hơi,… và giúp nâng cao sức khỏe nhờ chứa rất nhiều thành phần có giá trị dinh dưỡng.

>>>> Tìm hiểu thêm: Đầy Hơi, Chướng Bụng Khó Tiêu – Cách Làm Giảm Triệu Chứng Hiệu Quả

Nguyên liệu

  • Nửa quả đu đủ xanh hoặc chín
  • 150g lạc 
  • 200g sườn lợn 
  • Gia vị phù hợp 

Cách nấu 

  • Gọt sạch vỏ quả đu đủ, lấy hạt, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. 
  • Ngâm lạc khoảng 30 phút trong nước.
  • Rửa sạch sườn và cắt thành khúc vừa ăn. 
  • Cho sườn và lạc vào nồi chứa khoảng 1 lít nước, sau đó hầm với lửa nhỏ trong khoảng 2h.
  • Thêm đu đủ vào nồi, đun thêm 10 phút cho đu đủ chín.
  • Thêm gia vị sao cho vừa ăn. 
  • Nên ăn khi canh sườn hầm đu đủ đang ấm, nóng.

2.10. Dạ dày heo nấu quýt – Món ăn giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày và viêm loét dạ dày, tá tràng

Dạ dày heo nấu quýt là một món ăn có giá trị dinh dưỡng cao trong 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày. Tác dụng chính của món này là hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng, làm giảm của cơn đau của dạ dày do nhiều nguyên nhân. 

Bên cạnh đó món ăn này còn có tác dụng làm hạn chế cảm giác buồn nôn, ợ nóng, ợ chua, khó tiêu, đầy bụng do loét dạ dày – tá tràng gây ra; kích thích tiêu hóa và cải thiện các hoạt động của hệ tiêu hóa.

>>>> Tìm hiểu thêm: Triệu Chứng Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng

Nguyên liệu

  • 5 múi quýt
  • 250g bao tử heo 
  • 10g bột tần bì 
  • Gia vị vừa đủ.

Cách nấu

  • Làm sạch dạ dày heo, rửa bằng nước muối và thái thành từng lát dài, vừa ăn.
  • Cho dạ dày lợn cùng với bột trần bì và quýt vào nồi rồi đổ thêm 500ml nước.
  • Đun sôi cho đến khi dạ dày chín mềm thì nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.
  • Có thể chia món bao tử heo nấu quýt thành nhiều bữa ăn trong ngày, ăn lúc còn nóng. 
  • Để cải thiện tình trạng loét dạ dày tá tràng thì nên ăn 2 – 3 bữa/ tuần.

2.11. Chuối dầm sữa chua – 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày

Chuối dầm sữa chua

Món ăn giúp tăng lượng vi khuẩn có lợi, điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn đường ruột – Chuối dầm sữa chua

  • Công dụng của chuối

Chuối là một loại hoa quả chứa rất nhiều loại vitamin, chất xơ, protein và nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể,  giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tổng quát.

Lượng chất xơ trong chuối có tác dụng làm  giảm viêm, giảm sưng đau ở dạ dày, kích thích nhu động ruột, cân bằng cholesterol, giúp đại tràng hoạt động tốt. 

Các nghiên cứu cho thấy, trong chuối chứa một lượng lớn prebiotic (đây là nguồn thức ăn chính của các vi khuẩn có lợi sống trong đường ruột), giúp cân bằng hệ vi sinh. 

Khi số lượng vi khuẩn có lợi tăng lên sẽ giúp cơ thể phòng ngừa và điều trị tiêu chảy, điều trị nhiễm khuẩn đường ruột, ngăn cản nhiễm trùng đường tiểu, ngăn cản hội chứng ruột kích thích, dị ứng, cảm lạnh, cúm… 

  • Công dụng của sữa chua

Sữa chua cũng là một trong những thực phẩm giàu prebiotic. Vì vậy việc kết hợp chuối và sữa chua sẽ giúp bạn cải thiện tốt tình trạng viêm và đau dạ dày, giúp cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể, nâng cao sức khỏe đường ruột và toàn cơ thể.

Nguyên liệu

  • 1 quả chuối chín vàng
  • 1 hộp sữa chua. 

Cách làm 

  • Bóc vỏ chuối, dầm nát hoặc cắt thành lát mỏng. 
  • Cho sữa chua vào cùng sau đó trộn lên thật đều.
  • Ăn ngay sau khi vừa thực hiện 
  • Ăn từ 3 – 4 lần/ tuần để giúp các triệu chứng triệu chứng đau dạ dày cùng nhiều biểu hiện khác nhau mau chóng thuyên giảm. 
  • Lưu ý: Không sử dụng chuối còn xanh vì chuối xanh có thể gây kích thích dạ dày, gây đầy hơi, khó tiêu, sôi ruột, và làm nặng hơn cơn đau dạ dày.

2.12. Món ăn giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày, làm mát dạ dày – Sinh tố đu đủ

55 món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày

Sinh tố đu đủ

Bên cạnh món canh sườn hầm đu đủ, thì sinh tố đu đủ cũng là một trong top 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày.

Đây là một món rất dễ làm và tốt cho sức khỏe. Người bệnh cũng có thể thêm sinh tố đu đủ vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của mình.

Việc thường xuyên uống sinh tố đu đủ có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đau dạ dày, nóng rát thượng vị do thừa acid, chống viêm rất tốt. 

Nguyên liệu

  • Đu đủ chín vàng (tùy lương ăn)
  • Sữa tươi 
  • Đường trắng với lượng vừa đủ. 

Cách làm

  • Đu đủ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, cho vào máy xay cùng sữa tươi, có thể thêm một ít đá, xay nhuyễn. 
  • Uống ngay khi vừa xay xong, có thể xay lượng lớn và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.

2.13. 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày – Gà kho gừng 

55 món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày

Gà kho gừng

  • Công dụng của gừng

Gừng không những là một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp và còn là một loại Dược liệu thiên nhiên có tác dụng giảm viêm, làm ấm dạ dày, cải thiện hoạt động tiêu hóa, kích thích tiêu hóa,…. 

Theo các nghiên cứu cho thấy, trong gừng chứa các thành phần như tinh dầu, vitamin, khoáng chất cùng với nhiều hoạt chất kháng viêm.

Công dụng chính của gừng là kháng khuẩn, chống viêm, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương trong dạ dày, giảm đau dạ dày, ngăn cản các yếu tố nguy cơ khiến cho dạ dày – tá tràng bị viêm loét.

Nguyên liệu

  • Nửa con gà đã được làm sạch 
  • 1 nhánh gừng tươi 
  • Tỏi, hành
  • Gia vị phù hợp 

Cách nấu

  • Gọt vỏ gừng, rửa sạch, thái lát hoặc băm nhuyễn. 
  • Thịt gà rửa sạch, cắt thành từng khúc vừa ăn.
  • Ướp thịt gà cùng với các gia vị khoảng 15 phút.
  • Cho gà vào chảo và đảo đều, sau đó thêm một ít nước, tiếp tục đảo cho đến khi thấy thịt gà săn lại, có mùi thơm thì thêm gừng. 
  • Thêm một lượng nước vừa đủ và đun gà khoảng 15 phút với lửa nhỏ để gà chín đều, nước sệt lại. 

2.14. 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày – Cá hồi áp chảo 

  • Cá hồi – Thành phần dinh dưỡng và công dụng

Cá hồi là một trong những loài cá rất giàu acid béo omega – 3 (một thành phần giúp bồi bổ cơ thể, kháng viêm, giảm đau, nâng cao hoạt động của dạ dày, bảo vệ tim mạch, giảm sa sút trí tuệ, phòng ngừa viêm khớp dạng thấp, bệnh ung thư). 

Ngoài ra, trong cá hồi còn chứa nhiều thành phần có giá trị dinh dưỡng khác như: vitamin B, D, kali, protein, sắt…

Những thành phần dinh dưỡng có trong cá hồi này có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây loét, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể phục hồi sau chấn thương và mang nhiều lợi ích cho xương khớp.

Nguyên liệu

  • 300g thịt cá hồi đã được rút xương.
  • Bơ thực vật 
  • Chanh tươi 
  • Gia vị phù hợp 

Cách nấu

  • Rửa sạch thịt cá hồi và thái cá thành từng miếng vừa ăn. 
  • Ướp cá hồi cùng với các gia vị khoảng 15 phút.
  • Chắt lấy nước cốt trong quả chanh.
  • Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng, cho bơ thực vật và cá vào chảo. 
  • Thêm nước cốt chanh và các gia vị vừa ăn.
  • Đợi đến khi nước sốt sệt lại, cá chín thì tắt bếp. 
  • Người bệnh nên ăn cá hồi từ 3 – 4 lần/ tuần để giảm đau và cải thiện chức năng của dạ dày.

2.15.  Khoai lang luộc 

  • Thành phần dinh dưỡng của khoai lang

Khoai lang là một loại thực phẩm có khả năng cung cấp cả chất xơ và tinh bột cho cơ thể. Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để cơ thể hoạt động và duy trì các chức năng khác. 

Các nghiên cứu đã cho thấy, hàm lượng chất xơ trong khoai lang có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giúp giảm viêm, hỗ trợ làm giảm đau dạ dày, chống táo bón hiệu quả.

Ngoài ra trong một củ khoai lang còn có các thành phần khác như: vitamin A, B, C, khoáng chất như đồng, kẽm, sắt…, protein, lipid, glucid có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm viêm, duy trì huyết áp, cải thiện độ nhạy insulin ở bệnh tiểu đường. 

Bên cạnh đó, khoai lang là một loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng chống lại các gốc tự do và mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

Nguyên liệu: khoai lang (số lượng tùy ngươi ăn)

Cách làm

  • Rửa sạch khoai lang, cho vào nồi, thêm nước tưới ngập khoai.
  • Đun sôi với lửa vừa, cho tới khi khoai chín mềm.
  • Vớt khoai ra và để ráo nước.
  • Có thể ăn khoai lang vào bữa sáng hoặc các bữa phụ trong ngày.
  • Cơn đau cải thiện rõ rệt sau vài ngày ăn khoai.

3. Những điều cần lưu ý hỗ trợ tăng hiệu quả chữa đau dạ dày của các món ăn mà bạn dùng

Sau đây là một số điều cần lưu ý giúp cải thiện tình trang đau dạ dày thông qua các món ăn

  • Dù là bất cứ món gì thì việc ăn đúng giờ vẫn rất là quan trong. Ngoài ra thì bạn không được bỏ bữa, k nên ăn quá nhiều hoặc để cơ thể quá đói. Chia nhỏ khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa để giảm lực co bóp cho dạ dày.
  • Nên ăn khi thức ăn còn ấm nóng
  • Không nên uống nước sau khi ăn bởi vì sẽ làm dịch vị dạ dày loãng ra, làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn.
  • Tránh để bản thân căng thẳng, lo âu, stress vì đây là một trong những yếu tố nguy cơ gây loét dạ dày – tá tràng.
  • Tập yoga, thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, kích thích tiêu hóa.

Trên đây là những món ăn điển hình trong 55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày. Đây hầu hết là những món ngon, dễ làm, giúp giảm đau, cải thiện tình trạng loét dạ dày, thức đầy làm lành niêm mạc và cải thiện nhiều biểu hiện khác ở đường tiêu hóa. Hi vọng với những thông tin này sẽ người bệnh có thể thay đổi khẩu phần ăn một cách khoa học hơn để mang lại sức khỏe thật tốt cho bản thân. Mọi thắc mắc  hãy liên hệ tới hotline 18006091 để được các chuyên gia của Scurma Fizzy tư vấn một cách chi tiết nhất.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091