Cách Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Từ Bác Sĩ Chuyên Khoa.

Cách Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Từ Bác Sĩ Chuyên Khoa.

Cách điều trị trào ngược dạ dày – Lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa.

 

Trong cuộc sống của chúng ta tình trạng ợ hơi, ợ nóng là những dấu hiệu sinh lí bình thường nếu chỉ xảy ra một cách thoáng qua, nhưng nếu nó xảy ra với tần suất liên tục và thường xuyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Thì nó trở thành vấn đề mà chúng ta cần chú ý hơn về sức khỏe của chính bản thân mình. Trên đây là hai dấu hiệu chính của bệnh trào ngược dạ dày. Đây là một bệnh lý thường xuyên mắc phải ở người dân Việt Nam trong những năm gần đây. Nó không quá nguy hiểm và để lại các biến chứng nếu ta biết cách điều trị trào ngược dạ dày kịp thời và đúng cách.

Cách điều trị trào ngược dạ-avart.

Lời khuyên từ bác sĩ chuyên gia trong điều trị trào ngược dạ dày.

Sau khi tham khảo ý kiến tới từ một chuyên gia với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêu hóa, gan mật – Giáo sư tiến sĩ Đào Văn Long. Ông là một trong những chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực này và giữ nhiều vị trí quan trọng tại các bệnh viện đầu ngành có thể liệt kê như sau:

 

  • Ông từng đảm nhiệm chức Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội và Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
  • Nguyên tổng thư ký Hội Khoa học tiêu hóa tại Việt Nam.
  • Nguyên Giám đốc Trung Tâm nội soi Bệnh viện ĐH Y Hà Nội.
  • Nguyên Trưởng khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Bạch Mai.
  • Giảng viên cao cấp giảng dạy Bộ môn Nội của Trường ĐH Y Hà Nội.
  • Nguyên Chủ tịch sáng lập Viện Nghiên cứu & Đào tạo tiêu hóa – gan mật.

Trong bài viết này Scurma Fizzy sẽ đưa ra một vài lời khuyên về các điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả đẩy lùi các dấu hiệu khó chịu của bệnh. Các bạn độc giả hãy cùng tìm hiểu với Scurma Fizzy nhé.

1. Cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về một vài căn nguyên gây trào ngược dạ dày thường gặp.

Như bạn đã biết hệ tiêu hóa của chúng ta có vai trò như một nhà máy, giúp tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Do đó bộ phận rất dễ tiếp xúc với những nguy cơ về bệnh tật trong đó có họng và thực quản là những vùng nhạy cảm và dễ bị tổn thương gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của chính chúng ta.

Theo các nhà y khoa, thức ăn sau từ miệng xuống thực quản và được đưa đến dạ dày thì tại đây dạ dày sẽ sản xuất các loại men tiêu hóa và các acid Clohidric (HCl) để tiêu hóa thức ăn. 

Ở người bình thường lượng acid này tiết ra vừa đủ để tiêu hóa thức ăn nên không gây tổn thương cho niêm mạc.Ngoài ra thì lớp niêm mạc dạ dày cũng được bảo vệ bởi lớp chất nhầy. Tuy nhiên khi lớp niêm mạc dạ dày mất đi lớp bảo vệ này, tiếp xúc thường xuyên với dịch acid dạ dày thì lớp niêm mạc rất dễ bị tổn thương.Để tự bảo vệ mình thì phần cuối của thực quản có một vòng cơ – vòng cơ thực quản dưới. Vòng cơ này chỉ mở ra khi nuốt thức ăn và đóng ngay sau đó. Do đó có tác dụng ngăn cản sự trào ngược dịch acid dạ dày. 

Đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày, theo như chia sẻ của GS.TS Đoàn Văn Long có chỉ ra rằng: “ Nguyên nhân gây nên trào ngược dạ dày thực quản thì có rất nhiều, tuy nhiên nguyên nhân căn bản nhất là bất thường của cơ thắt thực quản dưới, cơ hoành. Bất thường này làm cho tâm vị đóng không kín, làm cho dòng thức ăn, dòng dịch vị từ dưới dạ dày, lẽ ra khi dạ dày co bóp nó phải đi xuống dưới thì một phần nó lại trào ngược vào thực quản. Việc trào ngược liên tục như vậy, nó gây bào mòn thực quản và có thể gây ra những triệu chứng, thậm chí là những biến chứng ví dụ như chảy máu, viêm trợt, viêm thực quản Barrett và thậm chí là ung thư thực quản.”

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày do sự bất thường của cơ thắt thực quản dưới.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày do sự bất thường của cơ thắt thực quản dưới.

Ngoài những nguyên nhân chính đã nêu trên, trào ngược dạ dày còn do các nguyên nhân sau gây nên:

Trào ngược dạ dày xảy ra trên nền của các bệnh lý ở dạ dày như: Viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp hang vị dạ dày,… thậm chí có thể do ung thư dạ dày gây nên.

Thực đơn ăn uống không hợp lý và những thói quen xấu khi ăn:

  • Ăn quá no, sau khi ăn vận động mạnh.
  • Thường xuyên sử dụng các loại uống như: rượu, bia và  uống có khí gas.
  • Ăn các loại thực phẩm gây đầy bụng: đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.

Thường xuyên căng thẳng, stress, lo âu trong thời gian kéo dài.

Trào ngược dạ dày hay gặp trong thời kỳ mang thai – trào ngược dạ dày thai kỳ.

2. Điểm qua một vài triệu chứng hay gặp của trào ngược dạ dày.

Sau khi tiến hành một cuộc nghiên cứu với sự tham gia của hơn 519 các y bác sĩ tại Việt Nam, thu thập số liệu trên hơn 2736 bệnh nhân. Rút ra được kết luận về một số triệu chứng thường gặp như sau:

  • Dấu hiệu nóng rát chiếm 95%: nóng rát vùng thượng vị thông thường thì nó xuất hiện sau bữa ăn 30 phút -2 giờ hoặc vào ban đêm. Hiện tượng nóng rát có khuynh hướng lan lên phía cổ và tăng thêm khi cúi gập người xuống. 
  • Ợ hơi ợ chua, buồn nôn, 
  • Khó thở, khó nuốt
  • Đau ở vùng ngực,…

>>>>>> Tìm hiểu thêm: Kiến Thức Về Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Từ Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Biến Chứng Đến Điều Trị

3. Lời khuyên từ các chuyên gia về cách điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả.

Theo chia sẻ từ GS.TS. Đào Văn Long cho biết: “ Trào ngược dạ dày là một bệnh lý khá phổ biến, có đến 20% dân số mắc ở một vài khu vực trên thế giới và tuy Việt Nam không nằm trong số đó nhưng nước ta cũng có khoảng 7-8% dân số mắc phải trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày có một đặc điểm là bị tái đi, tái lại nhiều lần. Cho nên việc chữa dứt điểm gặp nhiều khó khăn nhưng bệnh có thể kiểm soát được. Phần lớn các bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ cho nên có thể dùng một số thuốc đơn giản, đối với các trường hợp nặng cần đến với các bác sĩ để có được một liệu trình điều trị  thích hợp”

Điều trị trào ngược dạ dày không khó, nhưng nó đòi hỏi người bệnh kiên trì 

3.1. Cách điều trị trào ngược dạ dày theo nền y học cổ truyền.

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý khá phổ biến và trong y học cổ truyền cũng có nhiều cách để điều trị căn bệnh này. 

Theo như chia sẻ của BS.CKI Nguyễn Văn Dũng _ Phó Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Nam Thăng Long: Theo Đông Y bệnh trào ngược dạ dày là một bệnh về hệ tiêu hóa, chủ yếu do tạng tỳ và tạng vị. Khi thức ăn từ miệng xuống vị (dạ dày), tại đây dạng tỳ có tác dụng đưa các chất tinh vi dạng vị có thể hấp thu được đưa lên tâm dịch nuôi dưỡng cơ thể. Khi có những tổn thương tại vùng tỳ vị sẽ cản trở quá trình tiêu hóa, hấp thụ và vận hóa do đó thức ăn khi xuống đến đấy bị ứ trệ dẫn đến hội chứng trào ngược”.

Chữa trào ngược dạ dày bằng bài thuốc Đông Y được áp dụng rộng rãi trên những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày lâu năm. Ưu điểm của phương pháp này: do các bài thuốc có thành phần 100% là các cây thảo dược tự nhiên nên lành tính, ít để lại tác dụng phụ, có thể chữa trị trào ngược dạ dày tận gốc, giảm thiểu được các nguy cơ tái phát của bệnh. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi sự phối hợp ăn ý từ phía người bệnh, do tác dụng của thuốc chậm nên đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì uống thuốc trong một thời gian dài.

Bài thuốc Đông Y được sử dụng rộng rãi: Sơ can bình vị tán _ bài thuốc được nghiên cứu và được bào chế tại trung tâm Thuốc dân tộc Việt Nam. Sau khi trải qua các khâu kiểm nghiệm và thực tế trên lâm sàng, bài thuốc cho công dụng vượt trội được các chuyên gia nghiên cứu đánh giá cao.

Bài thuốc là sự kết hợp thống nhất của các loại thảo dược như: Bố chính sâm; Bạch thược; Cam thảo; Chè dây; Ô tặc cốt; Tam thất; Sài hồ; Đương quy;….

Cách điều trị trào ngược dạ-3 (1)

Sơ can bình vị tán – thuốc chữa trào ngược dạ dày hiệu quả.

Tùy theo tình trạng và dấu hiệu của bệnh mà thời gian điều trị có thể thay đổi tùy từng người. Nhưng thông thường thời gian điều trị thường kéo dài trong khoảng 3 tháng.

>>>>>> Tìm hiểu thêm: Các Bài Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Theo Đông Y 

3.2. Các thuốc Tây y _ cách chữa trào ngược dạ dày theo Tây y.

Cách điều trị trào ngược dạ-4

Cách điều trị trào ngược dạ dày bằng các thuốc Tây Y.

Mục tiêu của phương pháp điều trị này:

  • Tác động trực tiếp vào cơ thắt thực quản dưới làm tăng trương lực cơ.
  • Giảm bớt áp lực trong dạ dày.
  • Giảm bớt áp lực trong ổ bụng.
  • Dự phòng hậu quả của trào ngược: viêm loét dạ dày – thực quản, ung thư dạ dày.

3.2.1. Nhóm các thuốc có công dụng tăng trường trương lực cơ vòng dưới thực quản, tăng co bóp dạ dày.

Trong các trường hợp trào ngược dạ dày nhẹ có thể sử dụng các thuốc làm tăng trương lực cơ thắt dưới thực quản như: Metoclopramide, Cisapride, Domperidone hoặc các thuốc các thuốc Acid Alginic, Antacid cũng có kết quả.

 

3.2.2. Nhóm thuốc chống bài tiết dịch vị và tạo lớp màng bao bọc chống lại sự tấn công của acid.

3.2.2.1. Thuốc chống H2.

Thuốc có bản chất là thuốc kháng Histamin H2. Cơ chế tác dụng của thuốc tác dụng lên chính các thụ thể Histamin H2 của tế bào viền dạ dày qua đó có công dụng làm giảm sự bài tiết acid dạ dày.

Thuốc chống H2  có khả năng ức chế sự bài tiết acid dạ dày lên đến 70% trong khoảng 24 giờ. Thuốc phát huy tác dụng ức chế bài tiết acid dạ dày tốt nhất là vào ban đêm. Tuy nhiên tác dụng này có thể bị hạn chế sau bữa ăn.

Thuốc chống H2 có 4 loại chính: 

  • Cimetidine
  • Ranitidine
  • Famotidine
  • Nizatidine.

Tác dụng phụ:

Nhắc đến tác dụng phụ của nhóm thuốc này, người ta thường nghĩ ngay đến tác dụng phụ của Cimetidin : 

  • Các triệu chứng biểu hiện tiêu hóa bị rối loạn: táo bón, tiêu hóa…
  • Ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh gây ra những cơn đau đầu khó chịu.
  • Có thể gây ảnh hưởng đến chứng gan, thận.

⇒ Do có nhiều tác dụng phụ nhưng khi lựa chọn thuốc chống H2 kết hợp với các thuốc khác điều trị trào ngược dạ dày người ta thường chọn Cimetidin.  

 

Thuốc chống H2 là một thuốc Tây Y có tác dụng điều trị trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, điều trị chứng đầy bụng, khó tiêu. Do để lại nhiều tác dụng nến hiện nay trên thị trường người ta đã thay thế thuốc chống H2 thành các thuốc ức chế bơm proton.

3.2.2.2. Thuốc ức chế bơm Proton.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) được xếp vào lựa chọn hàng đầu trong điều trị trào ngược dạ dày. Thuốc có tác dụng vượt trội hơn so với các thuốc kháng histamin H2 trong điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP hay do việc sử dụng thuốc NSAID gây ra. Ngoài ra, PPI có có sử dụng trọng việc hàn gắn các vết thương gây chảy máu khi thắt tĩnh mạch thực quản trong trường hợp phẫu thuật.

Các loại thuốc ức chế bơm proton hay gặp trong điều trị trào ngược dạ dày: lansoprazole, omeprazole,…

Chỉ định sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong các trường hợp trào ngược khởi phát, ngắn hạn và ngăn ngừa quá trình tái phát trào ngược dạ dày thực quản lâu dài. 

Tác dụng phụ:

  • Gây rối loạn tiêu hóa
  • Đau đầu, hay chóng mặt, mệt mỏi.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Phát ban, nổi mẩn, ngứa ngáy.
  • Ảnh hưởng xấu đến thần kinh gây kinh gây mệt mỏi.

3.2.3. Nhóm thuốc hình thành màng ngăn cách giữa dạ dày – thực quản.

Nhóm thuốc này được ứng dụng trong trường hợp bệnh nhân bị trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ. Thuốc có tác dụng ngay tại dạ dày, nó có công dụng tạo thành một lớp màng ngăn dạ dày – thực quản. Từ đó ngăn cản quá trình trào ngược thực ăn hoặc dịch dạ dày vào thực quản.

Thuốc gồm hai thành phần chính

  • Chất tráng phủ tạo thành lớp màng ngăn giữa  dạ dày – thực quản.
  • Chất trung hòa có tác dụng trung hòa bớt phần acid dư trong dạ dày.

Lưu ý khi sử dụng thuốc: Thuốc chỉ mang lại hiệu quả điều trị khi sử dụng với các thuốc điều trị trào ngược dạ dày khác. Chính vì lý do đó thuốc này không nên sử dụng một các dơn độc

3.2.4. Nhóm thuốc có công dụng giảm áp lực ổ bụng.

3.2.5. Tránh xa những thuốc giảm trương lực cơ vòng thực quản.

3.2.6. Điểm lưu ý khi sử dụng thuốc Tây Y.

Do bệnh trào ngược dạ dày thường dễ bị tái phát sau khi ngừng sử dụng thuốc nên thương phải điều trị duy trì sau giai đoạn điều trị tấn công. Giảm một nửa liều thuốc hoặc dùng thuốc khi xuất hiện các triệu chứng.

>>>>>>>>> Xem thêm: Các Nhóm Thuốc Hay Được Sử Dụng Trong Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản 

3.3. Cách điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả tại nhà.

Tuy việc điều trị trào ngược dạ dày tại nhà không phải là phương pháp điều trị chính và nó chỉ phát huy tác dụng điều trị khi nó điều trị kết hợp với các phương pháp khác. Đây là một phương pháp điều trị khá đơn giản dễ thực hiện nhưng mang lại nhiều công dụng trong việc ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.

Hãy cùng Scurma Fizzy điểm qua một vài cách điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả tại nhà:

3.3.1. Cách điều trị trào ngược dạ dày đơn giản – hiệu quả bằng tinh bột nghệ

Qua nhiều cuộc khảo sát đã chứng minh được hợp chất curcumin có trong củ nghệ có tác dụng kháng viêm, kháng nấm, tiêu diệt được ký sinh trùng… Bên cạnh đó hợp chất này còn có tác dụng kích thích sự co bóp của túi mật thúc đẩy quá trình tiêu hóa, nhưng không làm tăng quá trình bài tiết acid dạ dày.

Như đã biết tinh bột nghệ có tác dụng trong điều trị trào ngược dạ dày và việc kết hợp tinh bột nghệ các loại thực phẩm sau có thể điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả:

  • Tinh bột nghệ kết hợp với mật ong.
Cách điều trị trào ngược dạ-5 (1)

Tinh bột nghệ và mật ong điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả.

Trong mật ong có đến 80% là các loại đường, khi vào trong dạ dày các loại đường này có tác dụng trung hòa được lượng acid dư có dịch dạ dày. Ngoài ra, mật ong có độ đặc và sánh mịn nên nó có thể tạo thành lớp màng mỏng bao bọc xung quanh thành của lớp niêm mạc, do đó nó có công dụng điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả.

Tinh bột nghệ và mật ong kết hợp với nhau theo tỷ lệ: 1 thìa mật ong và 3 thìa tinh bột nghệ, pha với 100ml nước ấm. Khuấy đều hỗn hợp và uống uống vào buổi sáng trước bữa ăn 30 phút.

Lưu ý: sau khi uống nên nằm nghiêng khoảng 5 phút với mục đích khiến cho hỗn hợp trên được dàn đều khắp dạ dày.

Uống hỗn hợp liên y]tục trong vòng 1 tháng tình trạng trào ngược dạ dày được cải thiện rõ rệt

  • Tinh bột nghệ kết hợp với cafe đen.

Pha hỗn hợp tinh bột nghệ và cafe đen theo tỷ lệ : 1 thìa cafe đen pha với 4 thìa tinh bột nghệ. Hòa tan trong nước ấm sau đó lọc lấy phần nước để uống.

Chia nhỏ uống 2 lần/ngày và uống đều đặn trong một tháng có tác dụng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả.

  • Tinh bột nghệ kết hợp với nước dừa.

Trong nước dừa có chứa một vài loại enzyme có lợi cho dạ dày nhờ tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn của chúng.

Sử dụng tinh bột nghệ kết hợp với nước dừa có thể giảm triệu chứng của trào ngược dạ dày.

3.3.2. Cách điều trị trào ngược dạ dày bằng gừng tươi.

Tương tự như nghệ, gừng vừa là một loại gia vị, vừa là một dược chất được ứng dụng rộng rãi trong Đông Y và Tây Y. Do gừng có tác dụng giảm các triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa như đầy bụng, hay ợ hơi, khó tiêu, táo bón,…

  • Gừng ngâm mật ong.
  • Gừng ngâm với giấm.

3.3.3. Cách điều trị trào ngược dạ dày bằng nha đam.

Cách điều trị trào ngược dạ-7

Cách điều trị trào ngược dạ dày bằng nha đam.

 

Nhắc đến nha đam thì chắc hẳn ai cũng biết về tác dụng của nó trong việc chăm sóc sắc đẹp. Ngoài ra nó còn có rất nhiều công dụng đối với hệ tiêu hóa. Do trong nha đam có chứa các hợp chất Glycoprotein, Arabinose, Acemannan,… có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, hợp chất Anthraquinon có trong nha đam giúp kích thích hệ tiêu hóa, giảm bài tiết acid dạ dày,…

Cách thực hiện: Dùng nha đam để nấu chè.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Đỗ xanh, nha đam, đường, nước.
  • Tinh bột sắn, ống vani hoặc tinh dầu chuối ( để tạo mùi thơm cho chè ).
  • Nạo sạch phần vỏ ngoài của nha đam, rửa sạch bằng nước sau đó ngâm vào trong nước muối khoảng nửa tiếng cho hết rớt. Thái nha đam hình hạt lựu.
  • Ngâm đỗ xanh, cho đỗ xanh vào nồi hấp chín.
  • Cho bột sắn dây vào nước khuấy đều, đợi cho nồi nước sôi đổ hỗn hợp bột sắn vào.
  • Khi chè bột sắn đã đạt cho thêm nha đam và đường vào.

=> Ăn chè nha đam không thường xuyên không chỉ mang lại tác dụng trong việc điều trị trào ngược dạ dày mà còn có thể thanh nhiệt, giải độc, có lợi cho hệ tiêu hóa.

3.3.4. Giảm các dấu hiệu trào ngược dạ dày bằng trà hoa cúc.

Uống trà hoa cúc mỗi ngày giảm thiểu trào ngược dạ dày.

Đã từ lâu, trà hoa cúc được Đông y phát hiện và sử dụng như một bài thuốc chữa trào ngược dạ dày hiệu quả. Trà hoa cúc có tính mát và lành tính mang lại cảm giác thoải mái, giảm thiểu tình trạng căng thẳng, stress,…

Ngoài ra trong trà hoa cúc có chứa các hợp chất như Anethole, Apigenin, Bisabolol,.. do đó dùng trà hoa cúc mang lại nhiều lợi ích cho người bị trào ngược dạ dày.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản: Chuẩn bị 5-6 bông hoa cúc khô, cho vào ấm cùng với 200ml nước lọc hãm trong khoảng 20-30 phút để hoa cúc thấm ra nước. Uống trà mỗi ngày và nên uống trước 30 phút trước nhất ngủ.

3.3.5. Hạt thì là – cách điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả.

Theo các nghiên cứu gần đây phát hiện trong hạt thì là có chứa hợp chất Anethole _ một chất có tính ấm, có công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, dung hòa khí huyết. Do đó hạt thì là có tác dụng trong việc làm co giãn cơ trơn, ức chế sự co thắt của dạ dày giúp giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày.

Cách thực hiện: Lấy khoảng 100 gam hạt thì là cho vào nồi đun cùng 500ml nước lọc. Đun trong khoảng 5 phút sao cho các chất có trong thì là được khuếch tán vào nước. Lọc bỏ đị phần bã, chia phần nước ra làm 3 phần uống 3 lần/ngày và uống trước các bữa ăn khoảng 30 phút.

Việc sử dụng thường xuyên hạt thì là ngoài công dụng cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày, sử dụng hạt thì là còn có tác dụng nâng cao sức khỏe. Do trong hạt thì là có chứa nhiều loại vitamin (như vitamin C, B3,…)và nhiều loại khoáng chất (như: sắt, magie, kali,…).

3.3.6. Cách điều trị trào ngược dạ dày bằng baking soda.

Baking soda là hợp chất có tính kiềm khi vào trong dạ dày nó có tác dụng trung hòa acid dạ dày cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày do acid gây ra.

Cách thực hiện đơn giản

  • Pha khoảng ¼ thìa baking soda với khoảng 250ml nước.
  • Uống hỗn hợp này 1 lần/ ngày.

3.3.7. Cách điều trị trào ngược dạ dày từ lá mơ.

Lá mơ có thể dùng như một loại rau thơm ăn kèm trong bữa ăn. Bởi nó có tác dụng giúp cho thức ăn vào dạ dày dễ bị tiêu hóa tránh bị đầy bụng, khí tiêu dẫn đến triệu chứng ợ nóng, ợ hơi.

>>>>>>>> Đọc thêm: 12+ Cách Thực Hiện Tại Nhà Đơn Giản Nhất Để Giảm Trào Ngược Dạ Dày 

3.4. Phẫu thuật.

Phẫu thuật được xếp vào cách điều trị cuối cùng, sau khi thực hiện các cách điều trị trào ngược dạ dày bằng Tây Y và Đông Y kết hợp với tự điều trị tại nhà.

Chỉ phẫu thuật khi điều trị nội khoa không khỏi và khi xuất hiện các biến chứng nặng nề. Đó là phương pháp tạo nếp gấp đáy vị ( phẫu thuật Nissen, phẫu thuật Toupet ), hoặc các phương pháp can thiệp qua nội soi, tiêm chất sinh học làm tăng sinh khối cơ).

Đối với những bệnh nhân gặp các biến chứng hẹp thực quản có thể tiến hành biện pháp nong thực quản qua nội soi.

4. Mẹo chữa trào ngược dạ dày.

4.1. Gối đầu lên cao khoảng 30cm.

Cách điều trị trào ngược dạ-6

Tư thế ngủ có lợi người trào ngược dạ dày.

 

Thực tế đã chứng minh đối với những bệnh nhân thường xuyên trào ngược dạ dày vào ban đêm, dịch acid dạ dày trào ngược lên gây nên các cơn đau. Nên kê chân giường phía đầu của mình lên cao khoảng 30cm có thể làm cho dòng acid dạ dày trào ngược lên ít hơn.

4.2. Lưu ý về chế độ ăn uống: 

Mỗi bữa không nên ăn quá nhiều, nên chia nhỏ các bữa 4-5 bữa/ngày.

  • Không nên ăn các chất quá lỏng ( cháo, súp,…) nên ăn đặc và khô.
  • Tránh những thức ăn có thể làm giãn các cơ thực quản dưới: chocolate, rượu, bia, nước co gas, cafe, trà đặc,…
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên xào chứa nhiều dầu mỡ.
  • Loại bỏ các thực phẩm có chứa chất kích thích, chất phụ gia, chất hóa học ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Giữ gìn an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Không nên ăn quá no, đặc biệt là ăn quá no vào buổi tối. Ăn xong không nên đi nằm ngay, thông thường sau bữa ăn sẽ xuất hiện các cơn trào ngược. Do đó sau khi ăn ta nên đi dạo, tản bộ, thư giãn sau các bữa ăn thì các cơn trào ngược không nên được cao.
  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin D: cá hồi, lòng đỏ trứng gà, nấm, sữa đậu nành, ngũ cốc và bột yến mạch,…
  • Bảo vệ hệ tiêu hóa bằng việc ăn chậm, nhai kỹ, chú ý không nuốt hơi vào dạ dày.

4.3. Tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

Theo thống kê, nếu bạn tập thể dục 30 phút/ ngày, sẽ giúp cơ thể thư giãn, giảm thiểu tình trạng căng thẳng lo lắng. Và đặc biệt tập thể dục thể thao thường xuyên như tập Aerobic, yoga,…giúp nâng cao sức đề kháng.

 

Trên đây là những chia sẻ của GS.TS Đoàn Văn Long về bệnh trào ngược dạ dày và cách điều trị trào ngược dạ dày. Nếu bạn cảm thấy bài viết này của Scurma Fizzy hay và thực sự ý nghĩa hãy chia sẻ bài viết với những người xung quanh bạn để tất cả mọi người đều biết cách điều trị trào ngược dạ dày. Rút ra được bài học cho bản thân trong điều trị trào ngược dạ dày :” Nếu bệnh nhẹ có thể thực hiện các biện pháp tự điều trị tại nhà, nếu bệnh diễn tiến nặng thậm chỉ có dấu hiệu của biến chứng cần nghiêm chỉnh thực hiện phác đồ điều trị và chỉ định của bác sĩ”.

Nếu còn điều gì thắc mắc hãy gọi ngay cho chúng tôi vào HOTLINE 18006091 để được nghe tư vấn từ các dược sĩ chuyên gia hàng đầu tại Scurma Fizzy.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091