Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Là Gì

Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Là Gì

Bệnh trào ngược dạ dày – Một bệnh diễn ra kín đáo, gần như người bệnh đều chủ quan, đánh giá sai lầm về tính chất của bệnh. Trào ngược dạ dày thực quản có thể tiến triển sang giai đoạn nặng hơn và để lại những tổn thương không hồi phục nếu như bạn không thăm khám và điều trị kịp thời. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu xem bệnh trào ngược dạ dày là gì?, các dấu hiệu nhận trào ngược dạ dày thực quản để bạn có thêm thông tin bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trong gia đình nhé.

1. Trào ngược dạ dày là gì?

Dịch dạ dày trào ngược lên thực quản gây trào ngược dạ dày thực quản

Dịch dạ dày trào ngược lên thực quản

Trào ngược dạ dày (GERD) là tình trạng dịch dạ dày ( bao gồm thức ăn, acid dịch vị…) trào ngược lên thực quản, có thể qua họng và ra ngoài.

Khi chúng ta ăn uống, thức ăn sẽ đi từ họng, xuống thực quản, qua tâm vị và xuống dạ dày. tại dạ dày, thức ăn sẽ được dạ dày co bóp, nhào trộn, được acid dạ dày phân cắt nhỏ hơn để cơ thể dễ tiêu hóa hơn. Sau khi thức ăn đi qua tâm vị và xuống dạ dày, lớp cơ tâm vi sẽ tự động đóng kín để tránh cho thức ăn trong dạ dày trào ngược trở lại. 

Vậy biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Trong bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, vì một lý do nào đó khiến cho cơ tâm vị không thể đóng lại được hoặc các bệnh lý của dạ dày gây nên triệu chứng trào ngược.

2. Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày là gì?

benh-trao-nguoc-da-day-la-gi2

Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

2.1. Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

Ợ hơi thường xuyên là dấu hiệu phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ vùng thượng vị ( vùng trên rốn và hơi chếch sang trái) lan lên cổ.

Ợ chua thường để lại vị chua trong miệng và đi kèm với ợ hơi và ợ nóng.

Triệu chứng ợ hơi, ợ chua và ợ nóng thường xuất hiện khi ăn no, khi nằm ngủ, khi đầy chướng bụng, kém tiêu hóa.

2.2. Buồn nôn và nôn

Triệu chứng này cũng thường xuất hiện khi ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn vưa ăn no. Các triệu chứng buồn nôn, nôn hoặc có cảm giác vướng víu có thứuc ăn ở ngực thường xuất hiện khi bị trào ngược. Cảm giác buồn nôn và nôn trong bệnh trào ngược dạ dày còn dễ xuất hiện hơn khi người bệnh bị say tàu xe, ốm nghén, hay dùng một số loại thuốc khác…

Ngoài ra, sự trào ngược của acid vào họng còn dễ kích thích cảm giác buồn nôn ở người bệnh.

2.3. Đau tức ngực vùng thượng vị trong bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Khi bị trào ngược dạ dày, bệnh nhân có thể có cảm giác bị đè ép vùng ngực, cảm giác đau có thể lan ra sau lưng và lên vai, cánh tay.

Nguyên nhân gây đau tức vùng thượng vị là do acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản, bào mòn lớp niêm mạc thực quản và gây kích thích vào các đầu mút của sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản (cơ qua cảm ứng). Cơ quan cảm ứng sẽ dẫn truyền tín hiệu vào thần kinh trung ương sẽ đưa ra tín hiệu như đau rát ngực.

Bạn cần phân biệt được vùng thượng vị và các vùng khác để tránh nhầm lẫn với các bệnh khác.

2.4. Khó nuốt

Trào ngược dạ dày thực quản với tân tần suất lớn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: phù nề niêm mạc thực quản, viêm, sưng tấy… từ đó làm hẹp thực quản. Vì thế người bệnh có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ, gây cảm giác đau rát khi nuốt….

2.5. Khàn giọng và ho

Khàn giọng và ho cũng là một biểu hiện của trào ngược dạ dày. Nguyên nhân gây ho, khàn giọng là do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với acid dịch vị dạ dày. Người bệnh trào ngược dạ dày với tần suất lớn sẽ bị khàn tiếng do dây thanh phù nề, từ đó gây khó nói và lâu ngày sẽ chuyển thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản, kích thích các lông mao ở niêm mạc phế quản gây ho.

2.6. Miệng tiết nhiều nước bọt trong bệnh trào ngược dạ dày là gì

Miệng tiết nhiều nước bọt để  trung hòa hết lượng acid trào lên vùng miệng, đó là cơ chế tự bảo vệ cơ thể.

Ngoài 6 dấu hiệu trào ngược dạ dày phổ biến trên, người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng khác như khó tiêu, đầy bụng,… 

2.7. Đắng miệng

Hiện tượng trào ngược hỗn hợp chứa trong dạ dày qua thực quản lên thẳng miệng và có thể ra ngoài môi trường. Khối hỗn hợp đó bao gồm thức ăn, dịch vị, và có thể có mặt của dịch nhũ hóa (dịch mật). Dịch mật gây ra cảm giác đắng miệng cho người bị trào ngược dạ dày. Hiện tượng đắng miệng hay gặp vào thời điểm sáng sớm lúc mới ngủ dậy, nếu bệnh nhân xảy ra triệu chứng bị trào ngược trước khi đi ngủ, hoặc trong lúc ngủ. 

>>>Xem thêm: Các Triệu Chứng Trào Ngược Dạ Dày Và Biện Pháp Xử Lý Trào Ngược

3. Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản thuộc hai cơ chế:

3.1. Nguyên nhân do thực quản

3.1.1. Do bệnh lý:

Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Là do sự suy yếu của cơ vòng tâm vị (hay còn gọi là cơ thắt thực quản dưới)

Tại tâm vị là một cơ vòng thực quản có tác dụng như van một chiều giúp ngăn cản sự trào ngược thức ăn, dịch vị từ dạ dày lên thực quản. Khi cơ vòng thực quản dưới bị suy yếu thì sẽ dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản

Những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của cơ vòng cơ thắt thực quản dưới:

  • Tác dụng phụ khi dùng một số thuốc như: Cholecystokinine, glucagon, aspirin (thuốc giảm đau, chống viêm), ibuprofen và các loại thuốc tăng/hạ huyết áp…
  • Do thói quen sinh hoạt, hay sử dụng các chất kích thích và các chất gây nghiện như: cocain, rượu bia, thuốc lá,…
  • Các bệnh lý khác: bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ, tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm ở thực quản, bệnh lý thoát vị hoành, yếu cơ vòng thực quản hoặc ung thư thực quản, khối u ác tính thực quản và các bệnh lý di truyền…

3.1.2. Do sinh lý

Trào ngược dạ dày thực quản do sinh lý hay gặp ở trẻ em (chủ yếu là trẻ sơ sinh). Nguyên nhân là do cơ thể của bé chưa phát triển hoàn chỉnh. Vòng cơ của cơ thắt thực quản dưới là bộ phận nằm giữa thực quản và dạ dày làm việc giữ cho thức ăn luôn nằm trong dạ dày. Ở người lớn, vòng cơ này hoạt động như van một chiều, luôn đóng chặt và chỉ mở ra khi chúng ta nuốt thức ăn. Đối với trẻ sơ sinh trẻ sơ sinh, cơ thắt thực quản dưới vẫn chưa phát triển hoàn toàn. Vì vậy chưa thể thực hiện được đầy đủ chức năng giống như văn một chiều. Ngoài ra, hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn yếu, thức ăn dễ bị ứ đọng trong dạ dày và đây cũng chính là nguyên nhân khiến bé dễ bị trào ngược dạ dày thực quản hơn

3.2. Do các bệnh lý tại dạ dày

Như chúng ta đã biết, cơ thắt thực quản dưới chỉ mở ra khi thức ăn đi qua thực quản và xuống dạ dày, sau đó nó sẽ khóa chặt lại ngăn thức ăn và acid dịch vị trào ngược trở. Nhưng khi cơ thắt thực quản này gặp vấn đề hay xảy ra tình trạng suy yếu cơ thắt thì thức ăn và dịch vị từ phía dưới có thể trào ngược lên trên.

Tuy nhiên, khi dạ dày xuất hiện một số bệnh lý, thì chúng ta vẫn bị trào ngược dạ dày. Do khi dạ dày tăng tiết acid quá nhiều sẽ khiến cho sức chứa của dạ dày bị quá tải và sinh ra hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản.

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạ dày tăng tiết acid hay tình trạng quá tải bên trong dạ dày như:

3.2.1. Viêm loét dạ dày: 

Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là một trong những nguyên nhân phổ biến gây trào ngược dạ dày

Đau dạ dày là biểu hiện phổ biến của bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Vậy thực chất của bệnh trào ngược dạ dày là gì? Đó là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị tổn thương (trợt, loét…).

Bình thường, dạ dày sẽ tiết ra một lượng lớn acid HCl và pepsin với nồng độ cao để tiêu hóa thức ăn. Vì như vậy nên dạ dày cũng sinh ra một lớp nhầy bao phủ lớp niêm mạc dạ dày để tránh bị acid, pepsin ăn mòn. 

Khi dạ dày tăng tiết quá nhiều acid hay lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày  bị mất đi thì dạ dày sẽ bị tổn thương. Một số yếu tố gây trợt loét dạ dày như: Vi khuẩn Helicobacter pylori, do ăn uống không lành mạnh, do di truyền,…

3.2.2. Ung thư dạ dày trong bệnh trào ngược dạ dày là gì: 

Đây là một biến chứng nguy hiểm, khó kiểm soát của bệnh loét dạ dày. Dạ dày được chia thành các vùng như sau: Tâm vị, thân vị, thành trước, thành sau, bờ cong lớn, bở cong nhỏ, môn vị, đáy vị. Khi ổ loét xuất hiện tại vị trí bờ cong nhỏ, thì bệnh nhân có thể sẽ gặp các biến chứng về ung thư dạ dày. Vùng bờ cong nhỏ là vùng có lượng máu nuôi dưỡng ít nhất, dễ bị tác động bởi thức ăn nhất nên các ổ loét rất lâu lành và lâu ngày có thể chuyển sang ung thư. Ung thư dạ dày thường có rất ít các biểu hiện đặc trưng nên người bệnh khó phát hiện ra. Một số biểu hiện của ung thư dạ dày đó là: đau bụng đột ngột và đau nhiều cơn trong ngày bất kể đói hay no, đau lan sang cả vùng lưng, không đỡ đau khi dùng các thuốc trung hòa acid, chán ăn, buồn nôn và nôn, mệt mỏi nhiều… Bệnh nhân khi bị trào ngược dạ dày cần phải thăm khám sớm để điều trị kịp thời.

>>>Xem thêm: Dấu Hiệu Nhận Biết Ung Thư Dạ Dày

3.2.3. Hẹp hang môn vị dạ dày: 

Hẹp hang môn vị dạ dày

Hẹp hang môn vị dạ dày

Môn vị là một vạn nằm ở cuối dạ dày, tiếp nối với tá tràng, có chứng năng là giữ cho thức ăn ở trong dạ dày tới khi có thời cơ thích hợp thì chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Khi bệnh nhân bị hẹp môn vị, thức ăn và dịch dạ dày sẽ không di chuyển xuống ruột non được mà bị ứ đọng ở dạ dày gây hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Nếu để lâu mà không điều trị, thức ăn có thể sẽ trào ngược lên thực quản gây nôn. Một số nguyên nhân gây hẹp môn vị như: di truyền, bệnh ung thư hang – môn vị dạ dày, khối u vùng môn vị, khối u tụy xâm lấn môn vị,…

3.3. Thói quen ăn uống

3.3.1. Ăn quá no

Khi ta ăn quá no, thức ăn sẽ ứ lại bên trong dạ dày, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, dạ dày cũng khó có thể co bóp và nhào trộn thức ăn được. Từ đó, có thể dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản.

3.3.2. Ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, kích ứng dạ dày

Một số thực phẩm khi ăn gây khó tiêu, kích ứng dạ dày như: đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, trứng, nước có ga, đồ ăn chua, cay,… có thể làm tăng nguy cơ loét và trào ngược dạ dày thực quản.

3.3.3. Một số nguyên nhân khác dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản

  • Thừa cân béo phì: Ở những người bị béo phì sẽ dễ bị trào ngược dạ dày thực quản hơn do tăng áp lực lên vùng bụng.
  • Mang thai: Khi mang thai, người phụ nữ thường bị stress, căng thẳng, hay cáu gắt, áp lực khiến cho dạ dày phải co thắt liên tục, acid dạ dày cũng tăng tiết nhiều dạ dày dư thừa và gây nên tình trạng trào ngược thực quản. Không những vậy, khi thai nhi phát triển, sẽ chèn ép các cơ quan nội tạng bên trong bụng kể cả dạ dày, làm thay đổi vị trí dạ dày gây tăng áp lực của dạ dày đối với thức ăn, từ đó cũng dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Stress: Đây cũng làm tăng nguy cơ loét dạ dày thông qua việc tiết ra chất gây co mạch máu và làm thiếu máu tới nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày. Ngoài ra stress còn kích thích dạ dày tăng tiết acid, giảm tiết chất nhầy và ức chế quá trình tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu

4. Những tác hại của bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Dạ dày là một cơ quan có nhiệm vụ là chứa đựng và tiêu hóa một phần thức ăn. Khi dạ dày làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn thì tế bào viền của dạ dày tiết ra một lượng acid rất mạnh là acid hydrocloric (HCl). Acid này giúp hoạt hóa pepsin (đóng vai trò chính trong việc tiêu hóa protein có trong thức ăn). Vì vậy, bản thân dạ dày có một hàng rào rất kiên cố là chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày. Lớp chất nhầy này   ngăn không cho các acid và pepsin bào mòn  dạ dày. 

Trong tất cả các bộ phận của đường tiêu hóa, chỉ có mình dạ dày tiết acid và có cơ chế tự bảo vệ mình. vì vậy nên nếu các bộ phận khác khi tiếp xúc với dịch acid dạ dày thì sẽ bị ăn mòn, trợt loét, phù nề, có thể bị xơ hóa hay thậm chí là ung thư. 

Cụ thể trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản như sau:

4.1. Loét thực quản: 

Khi acid trào ngược lên thực quản, sẽ gây bỏng, trợt loét, sưng phù, dính thực quản. Các vết trợt loét có thể nhẹ hoặc gây chảy máu, đau đớn, khó nuốt…

4.2. Hẹp và sẹo thực quản: 

Hẹp thực quản trong bệnh trào ngược dạ dày là gì? Rất nhiều người không biết và luôn đặt câu hỏi này.

Đây là một trong số hậu quả của bệnh trào ngược dạ dày mà hầu hết người bệnh đều khó tránh khỏi. Sau khi phải chịu những cơn đau do acid từ dạ dày bị trào ngược lên thực quản, gây bỏng, phù nề, loét thực quản. Dần dần các tổn thương này sẽ được phục hồi, liên liền lại, nhưng có khả năng sẽ để lai sẹo. Các vết sẹo cũ cùng với những ổ loét mới chưa lành, sẽ khiến niêm mạc thực quản trở nên lồi lõm, từ đó làm hẹp thực quản  và gây tắc nghẽn đường di chuyển của thức ăn xuống dạ dày. Khi bị tắc nghẽn, bệnh nhân cảm giác khó khăn hơn trong việc ăn uống, sút cân, ăn không ngon, có cảm giác buồn nôn, nôn…

4.3. Thực quản Barrett trong bệnh trào ngược dạ dày là gì: 

  • Đây là tình trạng hệ thống các mô vảy ở đoạn dưới cùng của thực quản bị biến đổi thành dạng mô cột (có các tế bào giống như tế bào ở ruột). 
  • Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng Barrett thực quản là hiện tượng trào ngược của acid dạ dày gây tổn thương liên tục lớp niêm mạc thực quản. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ rất cao sẽ dẫn tới ung thư thực quản. 
  • Xây dựng thói quen đi khám định kỳ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc kiểm soát tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình. Những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nên đi nội soi dạ dày thường xuyên và định ký để đề phòng các dấu hiệu của bệnh ung thư thực quản. 

4.4. Ung thư thực quản: 

  • Thường hay gặp hai loại ung thư chính ở thực quản đó là: ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến. Người ta ước tính rằng: cứ 10 – 2 người bị Barrett thực quản thì có khả năng sẽ có 1 người mắc ung thư thực quản. Trong đó, bệnh Barrett thực quản là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy. 
  • Ung thư thực quản là trường hợp rất hiếm gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Mặc dù là như vậy, nhưng chúng ta cũng không được coi thường biến chứng này. Số liệu thống kê còn cho thấy rằng, biến chứng ung thư thực quản thường hay gặp ở những đối tượng bệnh nhân trên 50 tuổi. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như: nôn mửa,khó nuốt, đau sau xương ức, đau dai dẳng, đau nhiều lần trong ngày, ho, khạc đờm liên miên, khàn tiếng. Có khi là đau ngực dữ dội và xuất hiện các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng. 
  • Ở giai đoạn này bệnh nhân có một số biểu hiện bên ngoài khác thường như: Làn da sạm màu, xuất hiện các nếp nhăn ngày càng rõ rệt, đặc biệt là vùng da mặt và chân tay. Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện của bệnh mất nước mãn tính (da khô, nhăn nheo,…), nếu không được điều trị cải thiện theo thời gian, bệnh nhân sẽ bị suy kiệt dinh dưỡng và dẫn đến những hậu quả khó lường.

4.5. Biểu hiện ngoài thực quản: 

Viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa tái diễn nhiều lần do acid trào ngược lên trên và gây tổn thương lớp niêm mạc của họng, thanh quản…. Tăng nặng triệu chứng của bệnh hen suyễn. Ngoài ra, có thể làm mòn răng, acid trào vào phổi có thể gây xơ phổi, viêm phổi….

>>>Xem thêm: Biến Chứng Trào Ngược Dạ Dày Là Gì Và Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày

5. Phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Để giải đáp câu hỏi điều trị “bệnh trào ngược dạ dày là gì thì chúng ta hãy cùng tham khảo một số cách như sau: các phương pháp thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn uống, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và một số các thủ thuật khác….

5.1. Điều trị không dùng thuốc

Đối với trường hợp bệnh nhân bị trào ngược dạ dày giai đoạn nhẹ và vừa thì phương pháp không dùng thuốc luôn được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân của mình thực hiện. Một chế độ sinh hoạt hợp lý, một chế độ ăn khoa học hay tập thể dục thường xuyên sẽ làm giảm đáng kể tần suất trào ngược dạ dày thực quản:

  • Chia bữa ăn thành từng bữa nhỏ để ăn nhiều lần trong ngày. Đối với người bị bệnh trào ngược dạ dày thì nên ăn thường xuyên mà ăn ít hơn là ăn  bữa lớn đối.
  • Những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nên ăn vào những khung giờ hợp lý và cố định, để thức ăn được tiêu hóa đúng giờ, tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu. không nên bỏ bữa vì đây là một yếu tố nguy cơ khiến người không bị bệnh thành bị bệnh, người bị nhẹ thì bị nặng hơn.
  • Nên lựa chọn các thực phẩm có tính kiềm, giúp trung hòa bớt một phần acid trong dạ dày. Một số thực quản có tính kiềm giúp trung hòa acid như: thực phẩm làm từ tinh bột (bánh mì, bột yến mạch), các chất đạm dễ tiêu như cá….
  • Hạn chế các loại thực phẩm kích thích dạ dày tăng tiết acid hay kích thích cơ thắt thực quản dưới như: Một số hoa quả có hàm lượng acid cao (chanh, cam, dứa, ổi,…). 
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu chất béo như các đồ ăn chiên xào, đồ ăn vặt…; thực phẩm chua cay.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia, các đồ uống có gas, không sử dụng các chất kích thích vì sẽ làm nặng hơn tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Giữ cân nặng hợp lý, tập thể dục đều đặn, thường xuyên.
  • Không nằm hoặc lao động ngay sau khi ăn vì sẽ dễ gây tình trạng trào ngược hơn.
  • Không thức khuya, vì thức khuya sẽ kích thích dạ dày tăng tiết acid. Dạ dày thường được nghỉ ngơi vào ban đêm, nếu chúng ta thức khuya nhiều sẽ khiến cho dạ dày không được nghỉ ngơi và khiến các tế bào của dạ dày bị suy yếu. 
  • Thư giãn, giảm stress có thể làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày một cách đáng kể.

5.2. Điều trị bằng thuốc trong bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Các thuốc điều trị

Các thuốc điều trị

Hiện nay, ngành y tế đang ngày một phát triển và cho ra đời rất nhiều loại thuốc giúp cải thiện và điều trị dứt điểm bệnh. Vì thế, bệnh nhân sẽ có rất nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Vậy các thuốc để điều trị bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh trào ngược dạ dày là gì mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc điều trị cũng như đơn liều sử dụng:

  • Dạng antacid: thuốc có tác dụng trung hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày. Acid dư là nguyên nhân thường gặp gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Nhóm thuốc kháng histamin H2: Đây là nhóm thuốc ức chế tổng hợp và giải phóng acid tại dạ dày trong trường hợp dạ dày tăng tiết quá nhiều acid và gây hiện tượng trào ngược.
  • Nhóm thuốc ức chế hoạt động của bơm proton H+/K+ ATPase: Acid dịch vị có trong dạ dày là nhờ hoạt động của kênh proton này. Trong trường hợp bệnh nhân bị trào ngược do tăng tiết acid thì bác sĩ sẽ sử dụng thuốc có tác dụng ngăn cản kênh proton giải phóng acid vào dạ dày.
  • Một số thuốc chống viêm trong trường hợp phù nề, viêm thực quản do acid trào ngược lên gây bỏng và trợt loét niêm mạc thực quản và họng.

5.3. Phẫu thuật.

Khi bệnh nhân sử dụng thuốc và thay đổi lối sống mà không đỡ thì phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định. Đặc biệt là các bệnh nhân bị trào ngược do yếu cơ vòng thực quản, khối u thực quản,… Phương pháp phẫu thuật để điều trị hiện bệnh trào ngược dạ dày thường được sử dụng là Fundoplication. Đây là phương pháp được thực hiện thông qua việc làm tăng áp lực hệ thống cơ vòng thực quản dưới. Từ đó các cơ tâm vị thực quản sẽ được đi vào hoạt động ổn định hơn, giúp giữ ổn định acid lại trong dạ dày, và tránh acid trào ngược lên trên thực quản. Khi đó, một phần nhỏ của dạ dày được bọc xung quanh thực quản và được khâu lại, đảm bảo hiệu quả hoạt động một chiều của van tâm vị. Thủ thuật này được tiến hành thông qua phương pháp nội soi, có thể để lại sẹo nhưng với kích thước nhỏ và thời gian bình phục sau phẫu thuật là khá nhanh.

>>>Xem thêm: Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Bằng Đông Y Hiệu Quả Ra Sao

Trên đây là thông tin cần thiết của bệnh trào ngược dạ dày, chắc hẳn đã giải đáp được phần nào câu hỏi “Bệnh trào ngược dạ dày là gì” của mọi người. Hi vọng với những thông tin này sẽ người bệnh có thể thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn một cách khoa học hơn và thường xuyên đi khám sức khỏe tổng quát để giữ gìn cho bản thân và gia đình một sức khỏe thật tốt. Mọi thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ tới hotline 18006091 để được các chuyên gia của Scurma Fizzy tư vấn một cách chi tiết nhất.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091