Cảm Giác Vướng Ở Cổ Họng, Nguyên Nhân Và Biện Pháp Xử Lý

Cảm Giác Vướng Ở Cổ Họng, Nguyên Nhân Và Biện Pháp Xử Lý

Cảm giác vướng ở cổ họng là do đâu là câu hỏi chung của rất nhiều người bệnh đặt ra khi gặp phải tình trạng này. Bác sĩ chuyên khoa cho biết rằng có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng vướng víu ở cổ họng khi nuốt, khi nói chuyện, do những vấn đề bất thường tại vùng hầu họng gây nên. Cảm giác vướng ở cổ họng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý  nguy hiểm khi xuất hiện các triệu chứng như khó nuốt, vướng víu ở cổ họng và tình trạng tái diễn thường xuyên với mức độ ngày càng tăng dần.  

Vậy thì đâu là những nguyên nhân làm cho người bệnh có các triệu chứng này và nên làm gì để có thể cải thiện được cảm giác khó chịu ở cổ họng? Để giải đáp những thắc mắc này cho các bạn, sau đây hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu những kiến thức bổ ích xoay quanh tình trạng này cũng như đưa ra những phương pháp chữa bệnh hiệu quả, cải thiện cảm giác vướng ở cổ họng, bạn nhé!

1.Cảm giác vướng ở cổ họng là thế nào?

Vào một thời điểm nào đó, chắc hẳn bất kì ai cũng có ít nhất một lần đã trải qua cảm giác vướng ở cổ họng. Và có rất nhiều những nguyên nhân gây ra tình trạng này, đó có thể đơn giản là do hóc xương cá, nhưng cũng có thể nguy hiểm hơn vì đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên chủ quan xem nhẹ tình trạng bệnh.

Cảm giác vướng ở cổ họng có thể kèm theo các triệu chứng như:

  •       Vướng nghẹn ở cổ
  •       Tiết nhiều nước bọt
  •       Chứng khó nuốt (Cảm giác thức ăn bị mắc ở thực quản)
  •       Viêm họng mãn tính
  •       Viêm thanh quản
  •       Viêm nướu
  •       Cảm giác kích ứng nơi cổ họng (ngứa, đau rát,…)
  •       Khàn giọng vào buổi sáng
  •       Chua miệng
  •       Hơi thở có mùi hôi

>>>>>>> Xem thêm: Cảm Giác Nghẹn Cổ Vướng Cổ – Một Số Điều Mà Bạn Nên Biết

2.Nguyên nhân gây ra cảm giác vướng ở cổ họng

Có rất nhiều người cảm thấy cổ họng như bị vướng víu, bị nghẹn khi nuốt như có vật lạ chặn lại ở cổ họng giống như là hạt đậu, hạt cát hay sợi tóc hoặc thậm chí là cả khối u.

Họ hay cố gắng để chịu đựng thay vì lo sợ bản thân mình mắc phải một số bệnh lý mà nghiêm trọng nhất chẳng hạn như ung thư.

Thực chất nuốt là một trong một số chức năng sinh lý của họng với cơ chế không hề đơn giản. Quá trình nuốt là sự kết hợp của nhiều cơ quan như lưỡi gà, màn hầu, niêm mạc, băng thanh, thực quản,….

Chính vì thế mà bất cứ tổn thương nào hay vấn đề nào liên quan đến những bộ phận trên đều có khả năng gây ra cảm giác vướng ở cổ họng khi mà chúng ta nuốt. Sau đây, Scurma Fizzy sẽ giúp bạn tìm hiểu một số tác nhân có thể gây ra tình trạng này:

2.1 Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến cho axit từ dạ dày của chúng ta trào ngược lên trên phần cổ họng. Khi này bệnh nhân sẽ có thể cảm giác vướng ở cổ họng khi mà nuốt nước bọt kèm theo một số triệu chứng như buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng,…

Trào ngược dạ dày là một căn bệnh rất nguy hiểm và cần được phát hiện, chữa trị kịp thời, nhanh chóng để có thể giảm bớt những biến chứng bao gồm khó thở, nôn ra máu, hay thậm chí là cả ung thư thực quản.

Cảm giác vướng ở cổ họng 2

Trào ngược có thể là nguyên nhân gây cảm giác vướng ở cổ họng

2.2 Cảm giác vướng ở cổ họng do viêm xoang

Viêm xoang hay là những bệnh lý về mũi sẽ làm cho dịch mủ chảy xuống phía cổ họng và đóng lại thành đờm, khiến cho bạn cảm thấy luôn có vật đó vướng tại cổ họng, đến khi khạc sẽ ra đờm.

Hiện tượng này sẽ xuất hiện rõ ràng nhất là khi bạn vừa ngủ dậy vào buổi sáng, vì sau một đêm dịch từ mũi sẽ chảy xuống và đóng lại thành đờm ở cổ họng nhiều hơn. Đờm có thể tạo ra mùi cho hơi thở của bạn do có chứa nhiều vi khuẩn và thêm chất thải của vi khuẩn nữa.

Để phân biệt được nguyên nhân này, bạn có thể dựa vào dấu hiệu ở mũi như thường xuyên bị nghẹt mũi vào ban đêm, hay chảy nước mũi, các triệu chứng như đau đầu, đau vùng mũi xoang, triệu chứng càng nặng hơn nhất là khi gặp thời tiết lạnh hoặc sử dụng những thực phẩm nặng mùi như mắm, v.v….

Để có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây cảm giác vướng ở cổ họng trong trường hợp như thế này, bạn cần phải đến bệnh viện thăm khám đầy đủ cả tai mũi họng.

2.3 Dị cảm họng

Dị cảm họng là tình trạng mà sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận khi nuốt mất chức năng. Ngoài cảm giác vướng ở cổ họng khi nuốt nước bọt, các triệu chứng kèm theo có thể như:

  • Cảm giác vướng ở cổ họng tăng lên khi chúng ta mất ngủ, làm việc gắng sức.
  • Thay đổi nét mặt, thường xuyên lo lắng, mệt mỏi, stress.
  • Thường xuyên khạc nhổ, tuy nhiên lại không thể khạc ra bất cứ thứ gì.
  • Khi tiến hành nội soi cổ họng thì có thể thấy hình ảnh viêm họng mãn tính hoặc các tổn thương khác.

Dị cảm họng là một tình trạng không quá là nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh cần phải điều trị và phòng ngừa lâu dài (có thể đến 36 tháng) để tránh các đợt tái phát.

2.4 Viêm amidan gây cảm giác vướng ở cổ họng

Amidan là một loại hạch bạch huyết nằm dọc theo hai bên ở vùng thành họng. Cơ quan này có chức năng bắt giữ và tiêu diệt virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng. Trường hợp vi khuẩn xâm nhập quá nhiều có thể làm cho amidan bị tổn thương dẫn đến sưng tấy.

Viêm amidan sẽ khiến cổ họng có cảm giác đau tức do hạch bạch huyết sưng to, từ đó chèn ép vào những không gian trong họng. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn gây ra những triệu chứng như đau rát, ngứa tại cổ họng, có thể sốt, cảm giác mệt mỏi, đau đầu và ù tai.

2.5 Đau họng

Tương tự giống như bệnh viêm amidan, khi viêm nhiễm vùng hầu họng sẽ gây ra cảm giác khó thở. Viêm họng và viêm amidan có một số biểu hiện tương tự như nhau. Vì vậy mà để có thể xác định đúng tình trạng bệnh lý, bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được các bác sĩ chẩn đoán và có hướng khắc phục phù hợp, kịp thời.

Tình trạng viêm amidan và niêm mạc hầu họng nếu được điều trị đúng cách có thể được cải thiện sau 7 – 10 ngày. Ngược lại, nếu bệnh nhân chủ quan, cố tình kéo dài tình trạng có thể khiến bệnh tiến triển thành mãn tính và ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan tai mũi họng.

2.6 Khối u thực quản (ung thư thực quản)

Tình trạng trào ngược thực quản kéo dài, thói quen hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, uống rượu bia… sẽ gây tổn thương lên thực quản làm kích thích các tế bào loạn sản. Khi khối u được hình thành và phát triển, không gian bên trong thực quản sẽ bị thu hẹp lại dẫn đến cảm giác vướng ở cổ họng của người bệnh.

So với các bệnh lý kể trên, u thực quản có tính chất nghiêm trọng hơn và có thể để lại di chứng vĩnh viễn nếu bệnh nhân không được can thiệp kịp thời. Bên cạnh triệu chứng như nghẹn ở cổ, u thực quản còn gây ra rất nhiều triệu chứng ví dụ như hôi miệng, khó chịu khi ăn uống, đau tức vùng ngực, mất nước, thiếu máu hay đau bả vai, buồn nôn liên tục, ho thường xuyên thâm chí ho ra máu, khản tiếng.

Cảm giác vướng ở cổ họng 3

Ung thư thực quản gây ra cảm giác vướng ở cổ họng

2.7 Dị ứng

Dị ứng thức ăn hay phấn hoa cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh nhân có cảm giác vướng ở cổ họng và có cảm giác nghẹn. Ngoài ra, dị ứng còn có thể kèm theo các triệu chứng như chảy nước mũi, bệnh nhân khó thở, ho, khan giọng, xuất hiện các vết phát ban trên da, ù tai.

Cảm giác vướng ở cổ họng 4

Chú ý hạn chế tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng

Trong một số trường hợp dị ứng thực phẩm nghiêm trọng hơn, bạn cần phải đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Có trường hợp dị ứng chuyển sang giai đoạn sốc phản vệ đã khiến cho bệnh nhân tử vong.

2.8 Dị vật trong cổ họng

Hóc xương cá là một nguyên nhân rất phổ biến làm cho cổ họng bị vướng khi nuốt, hầu hết thì người lớn đều dễ dàng có thể phân biệt được là mình có bị hóc xương cá hay không, nhưng ở trẻ nhỏ thì không thể.

Vì vậy mà  cần phải dựa vào những đặc điểm khi nuốt sẽ bị đau ở cổ họng, cảm giác vướng ở cổ họng xuất hiện ngay trong lúc ăn, thức ăn của bạn và trẻ có xương cá hoặc của động vật khác.

Cảm giác vướng ở cổ họng 5

Cảm giác vướng ở cổ họng do hóc xương cá

Khi bị hóc xương cá, bạn không nên gắng sức khạc cho ra hay móc họng vì điều này sẽ làm tổn thương cổ họng nghiêm trọng hơn, theo đó mà xương cá có thể không đi ra ngoài được, ngược lại còn ghim sâu hơn vào niêm mạc cổ họng, chiếc xương cũng có thể sẽ đi vào đường hô hấp càng nguy hiểm hơn.

Do đó ngay khi có cảm giác vướng ở cổ họng do bị mắc xương thì bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành gắp xương ra ngoài.

2.9 Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, hiện tượng cảm giác vướng ở cổ họng có thể bắt nguồn từ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân như cảm lạnh, cảm cúm hay các tổn thương liên quan đến thanh quản…

Như đã nói ở trên, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng này còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm đường hô hấp trên (viêm họng, viêm amidan, …), hiện tượng này thường không nguy hiểm và sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau một thời gian ngắn điều trị. Tuy nhiên dù là do bất kì nguyên nhân nào thì bệnh nhân cũng cần cũng cần quan tâm cũng như điều trị càng sớm càng tốt. Nếu cứ chần chừ kéo dài, tình trạng bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và để lại nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

Phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục tình trạng vướng ở cổ

>>>>>>> Đọc thêm: Cổ Họng Có Cảm Giác Bị Cướng Có Thể Vì Những lí do Gì

3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường thì cảm giác vướng ở cổ họng thường sẽ không gây ra các biến chứng nguy hiểm và có thể được cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên, đôi khi vì một số nguyên nhân nguy hiểm mà bệnh nhân cần được điều trị. Vì thế, hãy đến bệnh viện kiểm tra nếu các triệu chứng kéo dài hay còn xuất hiện kèm theo các triệu chứng sau:

  • Đau họng nghiêm trọng
  • Khó nuốt
  • Khó thở hoặc đau khi thở
  • Đau khớp hay gặp khó khăn khi chúng ta mở miệng
  • Sốt cao hơn 38 độ C
  • Đau cổ hoặc cứng cổ
  • Đau tai
  • Có máu trong nước bọt hay trong dịch cổ họng
  • Cảm giác vướng ở cổ kéo dài hơn một tuần

Trong quá trình điều trị bệnh, nếu như bệnh nhân có bất kì câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan thì vui lòng trao đổi cùng với bác sĩ chuyên môn.

Cảm giác vướng ở cổ họng 6

Hãy đến bệnh viện kiểm tra khi cảm giác vướng ở cổ họng kéo dài

Đối với những bệnh về viêm họng hay có liên quan tới đường hô hấp thì nên xem xét những giải pháp an toàn và hiệu quả lâu dài. Tránh lạm dụng mẹo chữa hoặc thuốc Tây gây ra những tác dụng phụ.

Ngoài việc nắm rõ những nguyên nhân và mức độ bệnh lý mình đang mắc phải, người bệnh cần họng bằng việc như sử dụng thuốc kết hợp cùng với chế độ chăm sóc đặc biệt tại nhà.

4. Nên làm gì khi gặp cảm giác vướng ở cổ họng?

4.1 Khắc phục cảm giác vướng ở cổ họng bằng thuốc Tây y

Điều trị bằng thuốc Tây y là một trong những giải pháp mà đa số bệnh nhân lựa chọn để khắc phục tình trạng vướng ở cổ họng. Bởi cách điều trị này mang lại nhiều ưu điểm hơn về sự tiện ích và có tác dụng trong thời gian nhanh chóng.

Một số loại thuốc kê đơn hay không kê đơn thường được các bác sĩ sử dụng để điều trị như:

  • Thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau: Nhóm thuốc này sẽ làm dịu cổ họng của bệnh nhân khi bị sưng tấy;
  • Thuốc xịt mũi, thuốc thông mũi: Giúp tình trạng chảy dịch mũi thuyên giảm;
  • Thuốc xịt điều trị viêm họng: Nhóm thuốc này sẽ giúp cho cổ họng thông thoáng hơn, giúp cải thiện tình trạng đau rát, cảm giác vướng ở cổ họng. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc xịt có chứa chất khử trùng gây tê như Phenol,…
  • Thuốc kháng axit: Một số loại thuốc kháng axit có tác dụng cho việc trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày thường được các bác sĩ chuyên khoa kê đơn như: Maalox, Tums, Rolaids, Mylanta,…;
  • Thuốc ức chế bơm Proton, thuốc H2: Loại thuốc này sẽ giúp ngăn chặn và làm giảm tiết dịch axit trong dạ dày;
  • Thuốc hạ sốt: Chỉ định dùng cho một số trường hợp người bệnh có thể phát sốt trên 38 độ C.
Cảm giác vướng ở cổ họng 7

Sử dụng thuốc Tây y sẽ cải thiện cảm giác vướng ở cổ họng

Việc sử dụng thuốc để khắc phục tình trạng vướng ở cổ họng bằng thuốc Tây y cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sử dụng của bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng thuốc đúng cách không những đem lại hiệu quả điều trị tốt, nhanh chóng mà còn giúp phòng ngừa được một số tác dụng phụ có thể xảy ra. Vậy nên người bệnh không được tự ý mua thuốc về để sử dụng khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

4.2 Cách chăm sóc sức khỏe khi có cảm giác vướng ở cổ họng

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc theo sự chỉ dẫn, yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần phải có những chế độ chăm sóc sức khỏe tại nhà đúng cách để khắc phục nhanh chóng tình trạng thấy vướng ở cổ họng. Người bệnh cần xây dựng cho bản thân chế độ chăm sóc sức khỏe cụ thể như sau:

  • Tạo cho bản thân thói quen súc miệng bằng nước muối ấm hằng ngày để vệ sinh vùng khoang miệng, từ đó làm ngăn chặn sự xâm nhập của một số loại vi khuẩn gây hại;
  • Sử dụng các loại trà thảo mộc để có thể làm giảm và làm dịu cổ họng. Một số loại trà được các chuyên gia, bác sĩ khuyến khích người bệnh sử dụng như: trà gừng, trà hoa cúc, trà mật ong, trà bạc hà…;
  • Bệnh nhân nên uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn để giúp cho họng thông hơn và có thể cân bằng lượng nước trong cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thêm cho cơ thể các loại nước ép hay sinh tố từ hoa quả, đặc biệt là thực phẩm có chứa nhiều hàm lượng vitamin C;
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ với các chất dinh dưỡng. Nên tăng cường các thực phẩm như rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng cho bản thân cũng như nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch tốt hơn;
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thức ăn mặn, đồ ăn đóng hộp, không rõ nguồn gốc. Những thực phẩm này có thể làm cho cảm giác khó nuốt càng trở nên nặng hơn;
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá hay những loại chất kích thích có hại. Việc lạm dụng các chất này sẽ làm cho bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể hình thành nên một số bệnh lý khác;
  • Luôn giữ cho bản thâm có tinh thần thoải mái, sống lạc quan và nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Tránh căng thẳng kéo dài, stress hay quá mệt mỏi, điều này sẽ có thể làm bệnh tình trở nghiêm trọng hơn;
  • Bạn nên trang bị một số vật dụng cá nhân khi đi ra ngoài, đặc biệt là những ngày mà thời tiết trở lạnh hay trở trời đột ngột. Một số vật dụng cần thiết bạn cần chuẩn bị như: khăn choàng cổ, khẩu trang, quần áo dài tay, mũ, nón,…

>>>>>> Tìm hiểu thêm: 8+ Mẹo Xử Trí Đơn Giản Khi Có Cảm Giác Vướng Ở Cổ

Cảm giác vướng ở cổ họng 8

Uống nước trà thảo mộc vừa có tác dụng thông họng, cải thiện chứng đau rát vừa giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan

Việc xác định đúng bệnh lý thông qua những biểu hiện lâm sàng có thể gây ra nhầm lẫn và không thực sự chính xác. Vì thế, nếu cảm giác vướng ở cổ họng kéo dài trong thời gian nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên chủ động đến thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để biết chính xác hơn về những bệnh lý đang mắc phải cũng như để nhận được một phác đồ điều trị phù hợp nhất với bệnh tình của bản thân từ bác sĩ.

Qua bài viết trên, Dược sĩ Bác sĩ Scurma Fizzy đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về nguyên nhân gây ra cảm giác vướng ở cổ họng rồi phải không? Vậy nên mọi người hãy cố gắng khắc phục những thói quen xấu của bản thân,  tạo ra cho mình một lối sống lành mạnh để càng khỏe mạnh hơn các bạn nhé! Scurma Fizzy hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn những kiến thức quan trọng về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị cảm giác vướng ở cổ họng nhé!

Nếu quý vị và các bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi Hotline: 18006091 để nhận được sự chăm sóc, giải đáp một cách nhanh chóng và hài lòng nhất. Scurma Fizzy rất hân hạnh được phục vụ quý vị và các bạn!

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091