Nghẹn Cổ Vướng Cổ , Một Số Điều Mà Bạn Nên Biết

Nghẹn Cổ Vướng Cổ , Một Số Điều Mà Bạn Nên Biết

Nghẹn cổ vướng cổ là một biểu hiện dễ dàng bắt gặp ở bất kỳ ai. Đây là một triệu chứng quen thuộc tuy nhiên không phải ai cũng để ý và hiểu rõ về chúng. Vậy vướng cổ nghẹn cổ có gây nguy hiểm gì không và làm sao để có thể chấm dứt tình trạng này hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây nhé!

1.Nghẹn cổ vướng cổ là gì

nghẹn cổ vướng cổ là gì

Nghẹn cổ vướng cổ là bệnh gì ?

Nghẹn cổ vướng cổ là cảm giác khó chịu nhưng không gây đau, như có vật gì mắc ở vùng cổ họng. Cảm giác này có thể diễn ra tùy thời điểm hoặc dai dẳng không dứt, thường thấy rõ nhất khi nuốt nước bọt còn sau khi ăn hoặc uống thì lại dễ chịu và không có ảnh hưởng gì.

Triệu chứng này nếu kéo dài không dứt sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến họ gặp bất tiện trong giao tiếp, sinh hoạt.

2.Nguyên nhân gây nghẹn cổ vướng cổ

Nghẹn cổ vướng cổ có thể là triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau và mức độ nghiêm trọng của chúng thì phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra là gì.

Một số nguyên nhân thường gặp khiến cho người bệnh có cảm giác nghẹn cổ là:

2.1 Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản

nghẹn cổ vướng cổ là gì

Trào ngược dạ dày thực quản gây ra nghẹn cổ vướng cổ

Bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ khiến cho lượng acid dư thừa có khả năng đẩy ngược lên phía thực quản và họng. Acid trào ngược lên trong thời gian dài sẽ khiến cho vòm họng bị tổn thương và sưng tấy nên sẽ khiến cho bệnh nhân có cảm giác nghẹn khi ăn uống hoặc khi nuốt nước bọt.

Không chỉ có cảm giác nghẹn cổ vướng cổ mà bệnh nhân còn cảm thấy chua miệng, bị ợ hơi, ợ chua, nóng rát ở vùng ngực họng, đau họng, khàn tiếng … khi bị trào ngược dạ dày thực quản.

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản, Bật Mí Hay Cho Bạn

2.2 Bị hen suyễn

Hen suyễn là bệnh lý đường hô hấp, đường dẫn khí bị viêm, hẹp khiến cho phổi bị thiếu không khí. Cơn hen thường xảy ra khi bạn tiếp xúc với dị nguyên ( phấn hoa, bụi nhà, lông chó mèo…) và thường có các triệu chứng nghẹn cổ vướng cổ, khó thở, đau thắt ngực…

2.3 Do quá lo lắng

Lo lắng và căng thẳng quá độ cũng có thể khiến cho bạn cảm thấy bị nghẹn cổ họng, tuy nhiên trong trường hợp này thì triệu chứng không quá nghiêm trọng và cảm giác nghẹn sẽ dần mất đi khi tình trạng lo lắng được cải thiện.

2.4 Do bị viêm amidan

Amidan là hai hạch nằm ở hai bên cổ họng, được coi như hàng rào miễn dịch đầu tiên bắt dữ và loại bỏ đi các loại virus, vi khuẩn tránh không cho chúng xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể. Tuy nhiên trong trường hợp lượng vi khuẩn xâm nhập quá lớn sẽ khiến cho amidan bị tổ thương và sưng tấy.

Viêm amidan thường gây cảm giác vướng cổ nghẹn cổ do hai hạch này bị sưng tấy, chèn ép và làm cho phần vòm họng bị bé lại, khiến thức ăn khó di chuyển qua. Bên cạnh đó viêm amidan còn đi kèm với các triệu chứng khác như: viêm họng, sốt, ho, mệt mỏi… Nếu amidan bị sưng quá to và gây sốt nặng triền miên thì bạn có thể sẽ được bác sĩ đưa ra lời khuyên nạo hoặc cắt bỏ amidan bị viêm, sưng để đảm bảo cho sức khỏe.

2.5 Do bị viêm họng 

viêm họng

Nghẹn cổ do viêm họng

Tương tự viêm amidan, tình trạng nhiễm trùng khiến cho vòm họng của bạn bị sưng tấy cũng là nguyên nhân gây cảm giác vướng cổ nghẹn cổ. Các triệu chứng của viêm họng tương ứng với viêm amidan, khi thấy có các triệu chứng thì bạn nên đến khám tại các chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác nhất

Tình trạng viêm họng có thể cải thiện tốt sau khoảng 7 – 10 ngày nếu được điều trị tốt, tuy nhiên nếu chủ quan và để tình trạng này kéo dài thì nó sẽ chuyển sang viêm mạn tính và có thể kéo theo viêm tai, mũi.

2.6 Do ung thư thực quản

Ung thư thực quản là biến chứng của tình trạng trào ngược dạ dày thực quản kéo dài, hút thuốc lá, uống  nhiều bia rượu…, làm cho các tế bào niêm mạc bị tổn thương, viêm loét, hình thành nên các khối u khiến cho thực quản bị thu hẹp lại nên dẫn đến tình trạng nghẹn ở cổ họng và cảm giác khó nuốt.

Bên cạnh triệu chứng nghẹn cổ vướng cổ, người bị ung thư thực quản còn có: hơi thở hôi, chán ăn, đau ngực, buồn nôn, ho, ho ra máu, thiếu máu, mất nước, đau nhức vùng xương bả vai…Đây được coi là nguyên nhân nghiêm trọng nhất gây nghẹn cổ vướng cổ

2.7 Do bị dị ứng

Dị ứng có thể khiến cho cổ họng của bệnh nhân bị sưng tấy và có cảm giác nghẹn. Biểu hiện của dị ứng có thể đi kèm là : khó thở, ho, chảy nước mắt nước mũi, phát ban, ù tai…

Nguyên nhân gây ra dị ứng có thể là do tiếp xúc với phấn hoa, lông chó, mèo, hoặc do ăn phải thực phẩm gây dị ứng. Một số trường hợp bệnh nhân bị dị ứng nặng có thể bị sốc phản vệ và tử vong, cần đưa đến cơ sở y tế và điều trị kịp thời.

2.8 Do mắc dị vật ở trong cổ họng

mắc dị vật

Nghẹn cổ do mắc dị vật ở trong họng

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây cảm giác nghẹn cổ vướng cổ, các dị vật vướng ở trong cổ họng sẽ gây ra cảm giác nghẹn và sẽ mất đi khi loại bỏ được dị vật.

Các dị vật mà chúng ta thường gặp như xương cá, viên thuốc… ở trẻ em có thể là cả đồ chơi nhỏ. Nếu sau 10 – 15 phút không tự loại bỏ được bạn nên đến bệnh viện để được gắp bỏ chúng ra, tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn.

2.9 Do bị viêm họng hạt

Viêm họng hạt là hậu quả của nhiễm trùng niêm mạc vùng hầu họng tái phát nhiều lần, lúc này vi khuẩn xâm nhập quá nhiều, tái đi tái lại khiến các tế bào lympho ở họng phải hoạt động quá mức để bắt giữ và tiêu diệt chúng dẫn đến tình trạng sưng viêm các hạch và tạo thành các hạt nhỏ ở xung quanh thành họng.

Khi số lượng hạt này tăng lên, bệnh nhân sẽ có cảm giác nghẹn cổ vướng cổ đặc biệt là khi ăn uống. Không những vậy viêm họng hạt còn gây cảm giác khó chịu, vướng mắc và ngứa ngáy vùng cổ họng, có thể dẫn đến áp xe thành họng, viêm xoang, viêm thanh quản thậm chí là ung thư vòm họng nếu không được chữa trị hợp lý, đúng cách.

>>>Xem thêm: Nghẹn Cổ Họng Báo Hiệu Vấn Đề Sức Khỏe Nào

3.Triệu chứng của nghẹn cổ vướng cổ

Thông thường triệu chứng này không có gì nguy hiểm nếu diễn ra trong thời gian ngắn rồi khỏi, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và có đi kèm với một số triệu chứng như sau thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm  khám:

  • Nôn nhiều
  • Có cảm giác nuốt khó và nuốt đau
  • Có cảm giác nghẹn ở cổ, khó thở kèm đau tức ngực
  • Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn…
  • Cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi
  • Sờ thấy có u cục ở vùng cổ họng hoặc ở xung quanh cổ.
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng, sốt và hạch bị sưng

4. Điều trị nghẹn cổ vướng cổ

4.1 Điều trị nguyên nhân

nghẹn cổ vướng cổ là bệnh gì

Những biện pháp điều trị nguyên nhân gây nghẹn cổ vướng cổ

Triệu chứng nghẹn cổ vướng cổ thường không có biện pháp điều trị đặc hiệu và đa số trường hợp là không cần điều trị. Triệu chứng này có thể gặp ở bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi và thường là không gây ra nguy hiểm. Một số phương pháp thường được sử dụng điều trị nghẹn cổ vướng cổ tùy thuộc vào việc phát hiện nguyên nhân đó là:

  • Điều trị trào ngược dạ dày thực quản, họng và thanh quản bằng việc  sử dụng các thuốc ức chế bơm proton, các thuốc kháng acid, thuốc làm nhanh rỗng dạ dày… theo chỉ định của bác sĩ. Thay đổi tư thế nằm ngủ, có chế độ sinh hoạt hợp lý.
  • Điều trị các bệnh viêm xoang, viêm mũi mạn tính để ngăn không cho dịch mũi chảy xuống họng gây viêm họng.
  • Điều trị viêm amidan, nếu viêm tái nhiễm thường xuyên có thể phải đi cắt amidan.
  • Kiểm tra và điều trị bệnh lý tuyến giáp.
  • Tiến hành các liệu pháp giúp giảm căng cơ vùng cổ, họng.
  • Điều trị các rối loạn tâm lý nếu gặp phải như trầm cảm, stress, lo âu…
  • Không uống rượu bia, không hút thuốc lá dưới mọi hình thức ( cả chủ động lẫn bị động )
  • Khi bạn bị viêm họng hoặc viêm thanh quản thì nên hạn chế nói quá nhiều để tạo điều kiện cho các cơ vùng họng và thanh quản được nghỉ ngơi.

4.2 Điều trị nghẹn cổ vướng cổ không dùng thuốc

Một số biện pháp hỗ trợ giúp giảm thiểu tình trạng nghẹn cổ là:

4.2.1 Dựa vào chế độ ăn

nghẹn cổ vướng cổ là bệnh gì

Chế độ ăn kiềm giúp giảm tình trạng nghẹn cổ do trào ngược

Như ở phần trên chúng ta đã tìm hiểu một trong những nguyên nhân chính gây nghẹn cổ vướng cổ là do trào ngược dạ dày gây ra, bởi vậy mà việc hạn chế trào ngược luôn là việc đầu tiên cần thực hiện, tránh những tổn thương cho thanh quản và vùng hầu họng.

Trong dịch vị dạ dày khi trào ngược không chỉ có acid mà còn có cả pepsin , các thuốc ngăn tiết acid chỉ có tác dụng hạn chế tiết acid dư thừa chứ không ngăn tết pepsin. Pepsin là một men tiêu hóa protein được tiết ra bởi các tế bào   , men này cùng với acid dịch vị có vai trò kích thích hoạt động tiêu hóa và acid hoạt động càng mạnh thì pepsin hoạt động cũng càng mạnh.

Khi men pepsin trào lên vùng thanh quản và bám lại đó, chúng có thể phân hủy protein và làm tổn thương các tế bào ở đây. Khi không có đợt trào ngược, men pepsin không hoạt động do không có acid kích hoạt tuy nhiên khi đợt trào ngược khác kéo tới đặc biệt là khi thức ăn có tính acid mạnh, sẽ kích thích men pepsin hoạt động lại, phân hủy protein vùng hầu họng và thanh quản gây ra viêm sưng. Chính vì thế mà nếu chỉ dùng mỗi thuốc chống tiết acid nhưng vẫn sử dụng đồ ăn hoặc thức uống có tính acid mạnh thì vẫn có nguy cơ kích thích pepsin hoạt động gây viêm họng, viêm thanh quản.

Ở một số các nước phương Tây, người ta điều trị cảm giác nghẹn cổ vướng cổ do trào ngược dạ dày thực quản bằng cách phối hợp việc sử dụng thuốc chống tiết acid cùng với thực hiện chế độ ăn kiềm tính, nếu triệu chứng này nhẹ họ chỉ cần thực hiện chế độ ăn hợp lý cũng có thể đẩy lùi lại cảm giác vướng nghẹn này.

Trong chế độ ăn này bạn sẽ phải loại bỏ hầu hết các thực phẩm có tính acid và chỉ ăn các loại thực phẩm có pH trung bình lớn hơn 5, ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật nhiều hơn so với các loại có nguồn gốc là động vật. Cụ thể như sau:

  • Các loại thực phẩm như rau, củ, quả… chiếm ít nhất là 70% trong khẩu phần ăn hàng ngày. Không ăn các loại thực phẩm có vị chua như dấm, dưa chua, cà chua, các loại hoa quả có vị chua như: cam, chanh, quýt…
  • Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật thì chỉ nên chiếm tối đa là 30% ở trong chế độ ăn, hạn chế ăn các loại thịt đỏ ( 2 – 3 bữa/ tuần ).
  • Không nên ăn quá nhiều đồ ngọt như bánh quy, bánh ngọt, các loại thực phẩm chế biến sẵn, nên ăn trái cây cả quả, nếu làm nước ép hoặc pha sinh tố bạn không nên cho quá nhiều đường.

Bạn cũng có thể sử dụng thêm nước kiềm vào trong chế độ ăn của mình, nước kiềm là loại nước có nồng độ pH lớn hơn 8. Các loại nước khoáng hiện đang được sử dụng trên thị trường đa số là nước trung tính có pH bằng. Theo các nghiên cứu của chuyên gia cho thấy nước kiềm có khả năng ức chế hoạt động, phá hủy pepsin. Bạn nên sử dụng 500ml nước kiềm hàng ngày đặc biệt là sau khi ăn hoặc khi cơ thể có những biểu hiện triệu chứng khó chịu, điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu tình trạng nghẹn cổ vướng cổ.

Để tình trạng trào ngược được cải thiện bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn kiềm trong ít nhất là 2 tuần và để mất cảm giác vướng nghẹn ở cổ thì cần kéo dài chế độ ăn khoảng 3 đến 4 tuần.

4.2.2 Bài tập giúp giảm nghẹn cổ vướng cổ

nghẹn cổ vướng cổ là bệnh gì

Những bài tập hỗ trợ giảm tình trạng nghẹn cổ họng

Tại một số bệnh viện tại Anh đã thực hiện hướng dẫn cho các bệnh nhân có cảm giác nghẹn cổ vướng cổ những bài tập rèn luyện để họ tự thực hiện tại nhà.

Theo nhận định của những người trực tiếp thực hiện cho thấy các bài tập này cho hiệu quả tốt tuy nhiên cần phải kiên trì tập luyện từ 2 – 3 tuần mới cho kết quả. Tuy nhiên nếu sau khi tập luyện trong thời gian dài mà không thấy cải thiện gì thì bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân.
Một số bài tập cho bạn tham khảo rèn luyện:

Bài tập vùng cổ và vai

  • Động tác 1: cúi ngập đầu xuống giữ khoảng 10 giây sau đó ngẩng đầu lên. Rồi ngửa đầu ra phía sau khoảng 10 giây rồi lại đưa đầu về tư thế thẳng như ban đầu.
  • Động tác 2: Nghiêng đầu sang trái, giữ thẳng vai, để yên tư thế trong 10 giây rồi lại đưa đầu về tư thế thẳng. Lặp lại động tác như vậy với bên phải.
  • Động tác 3: nhún hai vai, giữ yên trong vài giây rồi sau đó lại thả lỏng buông thõng hai vai. Thực hiện lại động tác khoảng 5 – 6 lần.
  • Động tác 4: đưa hai tay ra phía trước, kéo tay thật mạnh như kiểu muốn đẩy bỏ thứ gì ra khỏi cơ thể mình. Sau đó thì thả cánh tay xuống một cách nhẹ nhàng.
  • Động tác 5: đẩy bả vai về phía trước như là cố gắng cho hai bả vai gặp nhau ở phía trước mặt. Sau đó lặp lại động tác nhưng là đẩy vai ra phía sau. Mỗi động tác thực hiện 5 – 6 lần.

Bài tập thở bụng

Bài tập này có khả năng giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Khi cơ thể bị căng thẳng, lo âu đặc biệt là trong một khoảng thời gian dài, chúng ta thường có xu hướng thở nhanh và mạnh hơn khiến cho các cơ vùng hầu họng hoạt động mạnh và nhiều dẫn đến bị căng mỏi. Bài tập thở bụng này chính là kiểu thở sâu, thở nhịp nhàng, sử dụng cơ hoành là chính và giúp cho các cơ hầu họng được nghỉ ngơi. 

4.2.3. Duy trì thói quen uống nhiều nước

uống nhiều nước

Giữ thói quen uống nhiều nước tốt cho người hay bị nghẹn cổ

Có thể thấy chúng ta thường có cảm giác nghẹn cổ vướng cổ khi nuốt nước bọt tức là khi nuốt khô còn cảm giác này sẽ giảm đi khi chúng ta uống thêm nước ( khi nuốt ướt ). Việc nuốt khô sẽ khiến cho các cơ ở cổ họng hoạt động mạnh hơn trong khi đó việc nuốt ướt lại giúp các cơ này được thư giãn hơn. Chính vì thế nên việc duy trì thói quen uống từng ngụm nước nhỏ thường xuyên sẽ giúp cho cổ họng bạn được thư giãn, và giúp bạn có cảm giác dễ chịu hơn.

>>>Xem thêm: Nghẹn Ở Cổ Họng, Dấu Hiệu Cảnh Báo Điều Gì

Trên đây là một số bài tập cũng như mẹo góp phần làm giảm tình trạng nghẹn cổ vướng cổ mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên nếu triệu chứng này kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát thì bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám tìm ra nguyên nhân cũng như là được bác sĩ tư vấn đưa ra liệu pháp điều trị hợp lý nhất.

Như vậy có thể thấy rằng, nghẹn cổ vướng cổ là biểu hiện thông thường mà bất kì ai cũng có thể gặp phải tuy nhiên đó cũng là một dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn, và nếu không được điều trị nhanh chóng có nguy cơ sẽ tiến triển thành các bệnh lí nghiêm trọng và nguy hiểm hơn. Vậy ngay từ bây giờ hãy trở thành con người thông thái, trang bị cho mình nhiều thông tin kiến thức bổ ích đẻ có thể bảo vệ cho sức khỏe của mình cũng như là những người thân yêu xung quanh bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1800 6091 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091