Cảm Giác Bị Nghẹn Ở Cổ, Nguyên Nhân, Cách Xử Trí

Cảm Giác Bị Nghẹn Ở Cổ, Nguyên Nhân, Cách Xử Trí

Cảm giác bị nghẹn ở cổ – Nguyên nhân – Cách xử trí

cam-giac-bi-nghen-o-co1

Cảm giác bị nghẹn ở cổ – Nguyên nhân và cách xử trí

Cảm giác bị nghẹn ở cổ xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau với các nguyên nhân khác nhau từ mức độ nhẹ đến nặng. Tình trạng này gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Do đó, người bệnh cần theo dõi tình trạng triệu chứng để phát hiện bệnh và có hướng xử trí phù hợp. Thông qua bài viết dưới đây, bạn hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân khiến bạn có cảm giác bị nghẹn ở cổ và các mẹo vặt đơn giản  giúp tạm thời  giảm triệu chứng cảm giác này.

1.Cảm giác bị nghẹn ở cổ như thế nào?

cam-giac-bi-nghen-o-co2

Cảm giác bị nghẹn ở cổ biểu hiện như thế nào ?

Đây là cảm giác khiến người bệnh khó nuốt thức ăn, có cảm giác như vật gì đó vướng ở cổ họng. Một số người còn cảm giác rõ ràng như có khối u vướng tại cổ họng. Khối u có thể không gây đau hoặc ngứa, căng cứng, đau nhói khi ăn hay nuốt nước bọt. Thực tế, hầu hết các trường hợp này không xuất hiện khối u nào cả mà chỉ là tình trạng cổ họng bị viêm, sưng phù khiến kích thước hẹp lại.

Cảm giác bị nghẹn ở cổ thường tạm thời được cải thiện sau khi ăn uống. Nếu tình trạng không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn, người bệnh cần theo dõi kĩ tiến triển của bệnh để cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ khi được chẩn đoán bệnh.

2. Bạn có cảm giác bị nghẹn ở cổ, nguyên nhân do đâu ?

Nghẹn cổ họng thường khiến người bệnh băn khoăn lo lắng liệu rằng mình có thể mắc phải khối u ung thư hay không? Tuy nhiên đa số trường hợp, cảm giác bị nghẹn ở cổ thường xuất phát từ  nguyên nhân người bệnh bị viêm nhẹ ở vùng hầu họng và phần sau miệng, đồng thời tình trạng lo âu, hồi hộp quá mức cũng làm trầm trọng triệu chứng này.

Không thể dựa trên triệu chứng này mà kết luận vội vàng bạn đang mắc bệnh lý gì và nguy hiểm như thế nào. Cần thăm khám và xét nghiệm, kết hợp với nhiều dấu hiệu khác để có chẩn đoán chính xác. Cảm giác bị nghẹn ở cổ có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

2.1.Viêm họng mạn tính

Đây là tình trạng  vùng niêm mạc họng bị viêm và sưng tấy tấy, tái phát lặp đi lặp lại  nhiều lần khiến người bệnh bị khô nóng, ngứa rát họng, luôn có cảm giác nghẹn ở cổ, muốn khạc nhổ. Hơn nữa, do tình trạng sưng viêm, đường kính cổ họng thu hẹp khiến người bệnh gặp khó khăn khi nuốt thức ăn.

Viêm họng mạn tính có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn như gây áp xe vùng hầu họng, viêm amidan, viêm xoang,…khiến triệu chứng nghẹn ở cổ tiến triển nặng hơn.

>>>> Tham khảo thêm: Điều Gì Được Cảnh Báo Khi Bạn Bị Nghẹn Ở Cổ Họng?

2.2. Viêm amidan gây ra cảm giác bị nghẹn ở cổ

 

cam-giac-bi-nghen-o-co3

Viêm amidan gây ra cảm giác bị nghẹn ở cổ

Amidan là tổ chức bạch huyết nằm tại vùng hầu họng. Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, nấm, ký sinh trùng, amidan có thể bị sưng to, chèn ép khiến cổ họng bị vướng víu, một ít trường hợp người bệnh có cảm giác khó thở. Một số triệu chứng có thể xuất hiện kèm theo như khó nuốt, đau rát cổ họng, sốt cao.

2.3.Viêm xoang

Tình trạng viêm xoang khiến người bệnh khó thở, cảm giác bị nghẹn ở cổ họng, đau đầu, nghẹt mũi, đau các cơ, xương vùng mặt,… Viêm xoang nếu không được điều trị kịp thời và triệt để có thể dẫn đến viêm xoang mạn tính và các biến chứng nguy hiểm như chứng ngưng thở khi ngủ,  suy giảm thị thực,…

2.4. Niêm mạc họng và thực quản xuất hiện khối u

Người bệnh có thể dùng tay sờ, cảm nhận được khối u lồi. Khối u này xuất hiện ở vùng niêm mạc thực quản hoặc họng, là dấu hiệu tiền ung thư thực quản. Theo thời gian, khối u phát triển với kích thước ngày càng lớn chèn ép cổ họng, làm hẹp kích thước cổ họng khiến người bệnh có cảm giác bị nghẹn ở cổ, khó nuốt khi ăn uống, khó thở,…Người bệnh cần đến thăm khám sớm để xác định khối u là lành tính hay ác tính để có hướng điều trị thích hợp, cần điều trị loại bỏ hoặc giảm kích thước khối u thì mới có thể cải thiện triệu chứng bệnh.

2.5.Trào ngược dạ dày thực quản

cam-giac-bi-nghen-o-co4

Trào ngược dạ dày thực quản – nguyên nhân khiến bạn có cảm giác bị nghẹn ở cổ

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản do sự suy giảm chức năng của cơ thắt thực quản dưới. Thông thường ở giai đoạn đầu, tình trạng trào ngược acid chỉ xảy ra khi ăn quá no, nằm ngay  sau khi ăn. Triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản là ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, nghẹn ở cổ, khó nuốt, buồn nôn,….Nếu bệnh không được điều trị lâu dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, barrett thực quản, thậm chí là ung thư thực quản.

>>>> Tìm hiểu thêm: Khắc Phục Nhanh Chóng Trào Ngược Tại Nhà

2.6. Ung thư hạ họng

Đây là một loại ung thư phổ biến ở vùng xoang họng với triệu chứng điển hình là cảm giác bị nghẹn ở cổ họng, khó thở, nuốt đau, sờ thấy hạch tại cổ,…Dù hiếm có trường hợp cảm giác bị nghẹn ở cổ do nguyên nhân này nhưng cũng không nên chủ quan.

2.7. Viêm phổi, viêm phế quản

Viêm phổi và viêm phế quản khiến đường thở bị viêm nhiễm, sưng phù, đường kính bị thu hẹp dẫn đến người bệnh có cảm giác bị nghẹn ở cổ, khó nuốt, khó thở. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và người có sức đề kháng yếu, người cao tuổi, do đó cần điều trị sớm tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

2.8. Bệnh lý tuyến giáp

Vì tuyến giáp cũng nằm trong khu vực cổ họng do đó các bệnh lý liên quan tuyến giáp như bướu giáp, nhân tuyến giáp, ung thư tuyến giáp cũng gây ảnh hưởng lên vùng hầu họng. Ở các bệnh lý này, các triệu chứng khó nuốt, khó thở, cảm giác bị nghẹn ở cổ,… thường xuất hiện muộn, cần sớm phát hiện và điều trị bệnh.

3. Lưu ý trong ăn uống khi có cảm giác bị nghẹn ở cổ

Một số cách tiếp cận có hiệu quả đối với người này và kém hiệu quả với người kia, tùy theo mức độ và nguyên nhân của bệnh. Hãy thử nhiều loại thực phẩm khác nhau với cách ăn uống khác nhau và lựa chọn ra cách có hiệu quả nhất. Luôn lưu ý đến chế độ ăn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể như protein, vitamin, khoáng chất và năng lượng. Bạn có thể cân nhắc các lưu ý trong ăn uống khi có cảm giác bị nghẹn ở cổ như sau:

  • Nên ăn các thực phẩm mềm, mịn như bánh pudding , yaourt. Tránh các thức ăn khô, thô và cứng.
  • Nghiền và xay thức ăn hoặc làm ẩm thức ăn khô với nước dùng, bơ, sữa hoặc nước xốt.
  • Sử dụng ống hút cho đồ ăn mềm và đồ uống
  • Nên ăn thức ăn để nguội, đã được làm mát
  • Ăn chậm nhai kỹ, ăn từng miếng nhỏ
  • Giữ tư thế ngồi thẳng khi ăn uống
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày
  • Tránh thức ăn cần phải nhai nhiều
  • Uống thực phẩm thay thế hoặc thức uống bổ sung dinh dưỡng

4. Mẹo vặt đơn giản làm giảm cảm giác bị nghẹn ở cổ

4.1. Uống nhiều nước 

Dịch đờm tích tụ nhiều ở cổ họng gây ra cảm giác khó chịu, nghẹn ở cổ, ngứa rát và khó khăn khi nuốt. Bạn có thể bổ sung 2 – 2.5L nước / ngày để làm giảm tình trạng này. Nước được bổ sung đầy đủ sẽ làm loãng dịch đờm và tăng dẫn lưu dịch ra bên ngoài, làm giảm các triệu chứng bệnh. Ngoài ra, khi cơ thể bị nhiễm trùng có xu hướng mất nước và thân nhiệt tăng. Do đó việc bổ sung đầy đủ nước giúp bù lại phần nước bị mất đi, hỗ trợ hạ thân nhiệt và cải thiện triệu chứng mệt mỏi cho cơ thể.

Khi uống nước có cảm giác buồn nôn hay đắng miệng thì có thể thay thế bằng các loại nước ép có mùi thơm dễ chịu như dâu, cam, táo,…

4.2. Nước chanh ấm giúp giảm cảm giác bị nghẹn ở cổ

Nước chanh ấm có tác dụng cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu ở cổ họng do viêm họng, viêm amidan, cảm lạnh, cảm cúm gây ra. Thành phần trong chanh có khả năng sát trùng và làm loãng dịch đờm, hạn chế tình trạng nhiễm trùng và làm giảm cảm giác bị nghẹn ở cổ. Ngoài ra, với nhiệt độ ấm vừa phải của nước chanh sẽ làm dịu nhẹ và giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng.

4.3. Trà xanh

Nghiên cứu cho thấy trong trà xanh chứa nhiều khoáng chất và các chất chống oxy hóa là các polyphenol. Các thành phần này có tác dụng làm dịu nhẹ cổ họng, tăng cường thải trừ đờm và giảm cảm giác khó chịu, cảm giác bị nghẹn ở cổ. Đồng thời, các polyphenol trong trà xanh còn có khả năng hỗ trợ phục hồi các tế bào đã bị tổn thương và ức chế  sự phát triển của các vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Ngoài ra, trà xanh có tác dụng kích thích hệ thần kinh, giúp tăng cường sự tập trung và hoạt động của não bộ. Do đó, trà xanh được khuyến khích sử dụng vào buổi sáng để làm giảm các triệu chứng khó chịu ở cổ họng đồng thời tăng hiệu suất làm việc cũng như học tập.

4.4. Lá bạc hà

cam-giac-bi-nghen-o-co7

Lá bạc hà với nhiều tác dụng trên hệ tiêu hóa

Với những người bệnh có cảm giác bị nghẹn ở cổ xuất phát từ nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản thì có thể sử dụng lá bạc hà để cải thiện tình trạng này. Tinh dầu bạc hà có khả năng cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, giảm sự co thắt và hạn chế tình trạng viêm tại niêm mạc dạ dày, ức chế vi khuẩn tiềm ẩn trong răng miệng và cải thiện hơi thở có mùi. Đồng thời, bạc hà còn có khả năng ức chế sự trào ngược dịch vị lên thực quản.

Các chất chống oxy hóa chứa trong bạc hà thúc đẩy lưu thông các tế bào bạch cầu trong cơ thể, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ức chế các virus, vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy nếu bạn sử dụng bạc hà thường xuyên, duy trì đều đặn thì có thể ngăn ngừa được các bệnh lý thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,…

Bạn có thể bổ sung lá bạc hà vào thực đơn hằng ngày hoặc hãm thành trà để uống vào mỗi buổi sáng.

>>>> Tham khảo thêm: Tư Vấn Của Chuyên Gia Về Vấn Đề Cổ Họng Bị Nghẹn

4.5. Giấm táo

Từ lâu trong dân gian đã lưu truyền giấm táo giúp cải thiện và khắc phục các bệnh lý thông thường nhờ vào khả năng sát trùng, kháng khuẩn. Giấm táo  chứa hàm lượng cao acid acetic và oxymel giúp cải thiện ho, ngứa và cảm giác bị nghẹn ở cổ họng do viêm. Khi cảm thấy khó chịu, bạn có thể pha 1 thìa giấm táo bằng nước ấm và uống chậm chậm để các hoạt chất ngấm đều vào các mô, tế bào.

4.6. Cam thảo

Cảm thảo là một thảo dược theo y học cổ truyền, được kê thang trong nhiều bài thuốc dân gian khác nhau. Dược liệu này có vị ngọt, tính bình với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, tán hàn. Nghiên cứu y học hiện đại cũng chứng minh cam thảo có khả năng giảm ho, đau nóng rát cổ họng nhờ chứa thành phần hoạt chất đa dạng. Khi có cảm giác khó chịu, cảm giác bị nghẹn ở cổ họng, bạn có thể sử dụng rễ cam thảo đã sấy khô hãm với nước sôi rồi uống khi còn ấm để cải thiện triệu chứng này.

4.7. Quế chi

Tương tự như cam thảo, quế chi cũng xuất hiện nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền. Trong quế chi chứa hàm lượng tinh dầu dồi dào, dược liệu này có khả năng cải thiện tình trạng khó chịu, ngứa ngáy ở cổ họng, cảm giác bị nghẹn ở cổ họng do các bệnh nhiễm phong  hàn, cảm lạnh, viêm họng,…Tuy nhiên, quế chi có vị cay và tính ấm nóng, người bệnh cần tránh lạm dụng vì có thể đem đến tác dụng phụ kích ứng hệ tiêu hóa.

4.8. Gừng và công dụng giảm cảm giác bị nghẹn ở cổ

gung

Gừng tươi và trà gừng tác động tích cực lên hệ tiêu hóa

Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, ngoài ra gừng còn được biết đến như một vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị các triệu chứng do viêm họng, cảm lạnh, các bệnh lý liên quan đường tiêu hóa.Ưu điểm của việc sử dụng gừng là độ lành tính cao, an toàn với hầu hết người dùng, các cách sử dụng đơn giản, dễ thực hiện, chi phí rẻ nhưng đem đến hiệu cả tuyệt vời. Người bệnh có thể sử dụng gừng theo các cách đơn giản và dễ thực hiện tại nhà như sau:

Cách 1: Ngậm gừng tươi

Ngậm gừng tươi là cách đơn giản nhất, không tốn nhiều thời gian nhưng giúp cải thiện các triệu chứng buồn nôn, nôn, khó chịu ở cổ họng, trào ngược dạ dày một cách hiệu quả. Khi ngậm gừng, các tinh chất từ gừng sẽ ngấm dần xuống vùng cổ họng, từ từ làm giảm các triệu chứng khó chịu tại đây. Sau khi ngậm nếu triệu chứng chưa cải thiện thì người bệnh có thể nhai nhẹ thêm 2-3 lát gừng nữa trong vài phút để giúp hoạt chất trong gừng được giải phóng và ngấm tốt hơn. Lưu ý gừng trước khi ngậm cần được rửa sạch và gọt vỏ, thái mỏng.

Cách 2: Dùng trà gừng

Nếu bạn có thời gian hơn, bạn có thể sử dụng gừng bằng cách pha một tách trà gừng nóng để nhâm nhi từng ngụm cũng giúp làm dịu cảm giác khó chịu ở bụng và cổ họng. Đây cũng là bài thuốc được nhiều chuyên gia khuyến khích duy trì mỗi ngày giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, đồng thời hạn chế cảm giác bị nghẹn ở cổ họng và các cơn đau rát do trào ngược dạ dày thực quản gây ra.

Khi hòa gừng vào nước ấm, các tinh chất được tiết ra nhiều hơn, đồng thời nước ấm giúp các tinh chất này lưu thông xuống dạ dày nhanh hơn, nhiệt độ ấm của trà cũng giúp làm dịu nhẹ phần niêm mạc cổ họng và dạ dày, giúp loại bỏ các dịch đàm tích tụ cũng như phần dịch vị dư thừa ứ đọng tại thực quản. Nhờ đó khi uống trà gừng giúp người bệnh giảm nhanh triệu chứng đầy bụng, vướng nghẹn ở cổ. Cách pha trà gừng như sau:

  • Pha trà gừng bằng cách đơn giản, đun một cốc nước sôi, cho 4-6 lát gừng mỏng vào để hãm trong 10 phút rồi cho ra chén là có thể thư thả thưởng thức,  có thể cho thêm một chút mật ong vào tạo hương vị cho dễ uống, đồng thời mật ong cũng làm gia tăng tác dụng cải thiện triệu chứng dạ dày, cổ họng.
  • Phối hợp gừng, mật ong và chanh: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ rồi đem bỏ vào cối, giã nhuyễn hoặc đem xay sinh tố và lấy nước cốt. Pha nước cốt gừng với hỗn hợp 1 thìa chanh và 1 thìa mật ong nguyên chất, cho nước nóng vào, khuấy đều đến khi hỗn hợp hòa quyện, để nguội bớt  rồi uống khi còn ấm.
  • Phối hợp gừng, mật ong, quế:  Chuẩn bị một củ gừng nhỏ, rửa sạch, gọt vỏ và thái thành từng lát mỏng, cho gừng vào cốc, thêm 1 thanh quế rồi rót nước sôi vào, đây nắp lại để các tinh chất không bị bay hơi đi. Đợi khoảng 5 – 10 phút thì cho thêm mật ong nguyên chất vào và khuấy đều đến khi hỗn hợp hòa quyện, để nguội bớt và uống khi còn ấm.

Người bệnh được khuyến khích duy trì thói quen uống trà gừng mỗi ngày vào buổi sáng trước bữa ăn khoảng 20- 30 phút, để cải thiện các triệu chứng cổ họng và đường tiêu hóa, đồng thời trà gừng cũng có tác dụng an thần, tĩnh tâm, giúp người bệnh giảm căng thẳng mệt mỏi và tăng hiệu suất làm việc.

4.9. Nghệ

cam-giac-bi-nghen-o-co8

Nghệ và công dụng giảm cảm giác bị nghẹn ở cổ

Nghiên cứu cho thấy trong thành phần nghệ tươi có chứa hoạt chất Curcumin đặc tính kháng viêm, ngăn chặn tình trạng viêm loét, hỗ trợ bảo vệ và hồi phục lớp niêm mạc đã bị tổn thương. Với những người bệnh có cảm giác bị nghẹn ở cổ do trào ngược dạ dày thực quản hay viêm họng gây ra, có thể sử dụng nghệ tươi để cải thiện tình trạng này với cách làm như sau:

Cách thực hiện:  Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi, rửa sạch và cạo vỏ rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn bằng cối. Cho thêm 1 thìa mật ong nguyên chất và 100ml nước ấm vào, khuấy đều với phần nghệ đã giã rồi dùng đều đặn trước các bữa ăn.

Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng Scurma Fizzy New được sản xuất nhờ chuyển giao công nghệ hướng đích giúp tập trung nano curcumin đến các tế bào viêm, tổn thương gấp nhiều lần so với dạng nano curcumin thông thường, đồng thời tăng độ tan hoạt chất lên 7500 lần, tăng tốc độ phục hồi tổn thương, giảm nhanh triệu chứng sau 1 giờ. Sản phẩm cho hiệu quả cao, 70% người sử dụng cho phản hồi tốt.

Scurma-fizzy

Thực phẩm chức năng Scurma Fizzy hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa

Kết luận: Thông qua bài viết, Scurma Fizzy đã gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về cảm giác bị nghẹn ở cổ cũng như các nguyên nhân gây ra triệu chứng này, đồng thời bài viết cũng cung cấp một số mẹo vặt đơn giản giúp người bệnh cải thiện triệu chứng này. Tuy nhiên, trên đây chỉ là những mẹo vặt giúp giảm triệu chứng tạm thời, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, vả có hướng điều trị dứt điểm triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được đội ngũ bác sĩ dược sĩ Scurma Fizzy tư vấn về tình trạng của bạn và nhận những lời khuyên bổ ích.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091