Viêm Dạ Dày Tá Tràng Có Nguy Hiểm Không, Nguyên Do, Điều Trị

Viêm Dạ Dày Tá Tràng Có Nguy Hiểm Không, Nguyên Do, Điều Trị

Viêm dạ dày tá tràng là một trong những căn bệnh phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Dù đứng đầu trong các bệnh về tiêu hóa, nhưng rất ít người biết viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Bệnh viêm dạ dày tá tràng có thể được chữa trị khi phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu để lâu và không được chữa trị kịp thời thì viêm dạ dày tá tràng có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khó khăn cho việc điều trị và có thể xảy ra nhiều biến chứng khó lường.

Vậy thì để biết viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Các dấu hiệu nhận biết viêm dạ dày tá tràng? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị viêm dạ dày tá tràng? Người mắc bệnh viêm dạ dày tá tràng nên và không nên ăn gì? Hãy cùng Scurma Fizzy tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

1. Viêm dạ dày tá tràng là bệnh gì?

Viêm dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc ở dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non, nằm ngay dưới dạ dày). Bệnh có thể được phân thành làm 2 loại:

  • Viêm dạ dày tá tràng cấp tính: diễn ra nhanh chóng và kéo dài trong một thời gian ngắn trước khi khỏi
  • Viêm dạ dày mạn tính: tiến triển chậm hơn và xảy ra trong thời gian dài hơn, đôi khi là hàng tháng thậm chí là hàng năm.

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm dạ dày tá tràng?

2.1. Viêm dạ dày tá tràng do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori

Theo nghiên cứu “Tình hình nhiễm H.pylori trên bệnh nhân nội soi dạ dày tá tràng” được thực hiện trên 10610 bệnh nhân tại phòng khám Trường Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ 1/1998 đến 31/12/1998 đăng trên tạp chí Y học Hồ Chí Minh: “Tỷ lệ viêm dạ dày tá tràng 60,7%, loét dạ dày tá tràng 15,4% trong đó loét tá tràng 51,9% và ung thư dạ dày 1% trong bệnh lý đường tiêu hóa trên. Tỷ lệ nhiễm H.pylori trong loét dạ dày tá tràng 64,5%, viêm dạ dày tá tràng 44,8%. Nhiễm H.pylori làm tăng nguy cơ bị loét dạ dày tá tràng cao hơn người không bị nhiễm gấp 2,67 lần, và viêm dạ dày tá tràng 1,07 lần.

 

viem-da-day-ta-trang-co-nguy-hiem-khong-1

Vi khuẩn H.pylori là nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

 

Như vậy, có thể thấy một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm dạ dày tá tràng là do nhiễm một loại vi khuẩn gọi là H.pylori. Những vi khuẩn này thường có trong hệ tiêu hóa và thường vô hại. Tuy nhiên, nếu chúng phát triển ngoài tầm kiểm soát thì có thể gây ra bệnh viêm dạ dày tá tràng. Thậm chí, có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như loét, ung thư dạ dày tá tràng.

2.2. Viêm dạ dày tá tràng do thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm

Một nguyên nhân phổ biến khác của viêm dạ dày tá tràng là do sử dụng lâu dài một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Thuốc này tác động trực tiếp lên lớp niêm mạc, làm tổn thương cấu trúc của tế bào và làm lớp niêm mạc bị mỏng đi.

2.3. Căng thẳng, stress, lo âu là nguyên nhân gây viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không

Căng thẳng, lo âu kéo dài có thể làm tăng axit trong dạ dày của bạn. Mặc dù không phải trong trường hợp nào stress cũng gây ra viêm loét dạ dày tá tràng nhưng nếu bạn thường xuyên căng thẳng, lo âu thì hệ tiêu hóa sẽ ngày càng kém đi. Và khi tình trạng này diễn ra liên tục có thể sẽ gây viêm dạ dày tá tràng.

>>>> Tìm hiểu ngay: Cách Giảm Căng Thẳng Áp Lực Đối Với Người Bệnh Dạ Dày Viêm Loét

2.4. Viêm dạ dày tá tràng do hút thuốc và uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn

Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tới hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Vậy, hút thuốc lá gây viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Để lý giải cho vấn đề này, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong khói thuốc lá có hơn 200 độc tố gây hại cho người hút và những người xung quanh. Đặc biệt trong khói thuốc lá chứa hàm lượng nicotine rất cao. Chất này khi được hít vào trong sẽ kích thích sản sinh cortisol – tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Bên cạnh thuốc lá thì rượu, bia và đồ uống có cồn cũng là một trong những tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng. Vì rượu,bia có thể ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ lớp niêm mạc và làm tăng tiết axit ở dạ dày khiến cho lớp niêm mạc dễ bị tổn thương. Sử dụng quá nhiều bia rượu dễ gây ra viêm dạ dày tá tràng cấp, mãn tính. 

2.5. Do chế độ ăn uống, lối sống không khoa học

Thường xuyên ăn uống thất thường, hay bỏ bữa, ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe hay là thức khuya, ít vận động,… không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà còn là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày tá tràng.

3. Nhận biết bệnh viêm dạ dày tá tràng qua những dấu hiệu nào?

Triệu chứng chung của bệnh là đau vùng thượng vị dạ dày (giữa 2 bên sườn, trên rốn và dưới xương ức) kiểu rát, bỏng, có tính chất chu kì theo mùa trong năm và càng về sau càng mất tính chu kì.

 

viem-da-day-ta-trang-co-nguy-hiem-khong-2

Các dấu hiệu cho biết bạn bị viêm dạ dày tá tràng

 

Tuy nhiên, viêm dạ dày tá tràng không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng. Do đó, chỉ có thể tìm và chẩn đoán qua tình trạng rối loạn tiêu hóa như: đầy hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, chán ăn, nhanh no…

Ngoài ra, trong một số trường hợp, có thể xảy ra tình trạng xuất huyết trong. Điều này dẫn tới phân hơi dính, có màu đen hoặc chất nôn có thể như bã cà phê ướt. 

4. Bệnh nhân mắc viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

Viêm dạ dày tá tràng nếu không được điều trị thì sẽ gây ra các biến chứng như loét dạ dày tá tràng, thủng dạ dày… Vậy thì các biến chứng viêm dạ dày tá tràng là gì? Các biến chứng của viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Scurma Fizzy sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về bốn biến chứng phổ biến của căn bệnh này.

 

viem-da-day-ta-trang-co-nguy-hiem-khong-3

Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

 

4.1. Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng hay gặp nhất ở người bệnh, thường gặp ở bệnh nhân trên 60 tuổi dùng NSAIDs. Các biểu hiện thường gặp của biến chứng này là nôn ra máu, phân có màu đen.

>>>> Tìm hiểu thêm: Bị Xuất Huyết Dạ Dày Và Những Vấn Đề Cần Biết Xoay Quanh Xuất Huyết Dạ Dày

4.2. Hẹp môn vị

Hẹp môn vị – biến chứng của viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không với hệ tiêu hóa? Đây là tình trạng lớp niêm mạc ở dạ dày bị tổn thương, tăng sinh dày lên khiến cho lỗ mở môn vị bị thu hẹp lại, hậu quả là ngăn cản thức ăn, dịch vị từ dạ dày xuống tá tràng.

Dấu hiệu nhận biết hẹp môn vị là:

  • Giai đoạn sớm: Thường đau bụng ngay sau bữa ăn đi kèm buồn nôn và có thể nôn ngay sau khi ăn
  • Giai đoạn muộn: Biểu hiện là nôn thức ăn của ngày hôm trước kèm theo dịch vị có mùi khó chịu. Nôn nhiều sẽ dẫn đến mất nước và chất điện giải, càng làm cho người bệnh mệt mỏi, mắt trũng, da nhăn nheo. Một biểu hiện khác là khi khám thấy dấu hiệu óc ách cùng bụng lõm thuyền.

4.3. Thủng dạ dày

Viêm dạ dày tá tràng kéo dài, không được điều trị có thể dẫn đến loét, thâm chí là thủng dạ dày. Biến chứng này thường gặp ở người già có sử dụng NSAIDs. Biểu hiện lâm sàng là:

  • Đau bụng đột ngột, đặc biệt là vùng thượng vị, có cảm giác như dao đâm vào bụng
  • Cơn đau sẽ lan ra khắp ổ bụng rồi đến ngực vai và lưng
  • Hít thở mạnh cũng gây đau đớn
  • Khi sờ thấy bụng cứng như gỗ
  • Mệt mỏi, mặt tái xanh, tay chân lạnh, toát mồ hôi, có thể hạ huyết áp

Người bị viêm dạ dày tá tràng kéo dài mà gặp những biểu hiện trên thì hãy đến bệnh viện để phẫu thuật ngay lập tức. Để càng lâu sẽ càng đe dọa tới tính mạng người bệnh. 

4.4. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất của các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa, bao gồm cả viêm dạ dày tá tràng. Viêm dạ dày tá tràng mãn tính kéo dài nếu không được điều trị có thể dẫn tới viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày, tiếp đến là thay đổi cấu trúc tế bào, để lâu sẽ dẫn tới ung thư dạ dày. Ban đầu, các tế bào chỉ đột biến ở dạ dày, lâu ngày sẽ di căn đến các cơ quan lân cận và toàn bộ cơ thể qua hệ thống bạch huyết. 

Một số biểu hiện của ung thư dạ dày là sút cân, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn… Các triệu chứng của ung thư dạ dày rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày khác. Vì vậy, nếu gặp các trường hợp trên, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

>>>> Tìm hiểu thêm: Nên Ăn Gì Khi Ung Thư Dạ Dày Ở Giai Đoạn Cuối? Gửi Tới Người Bệnh Một Số Lời Khuyên

5. Chẩn đoán viêm dạ dày tá tràng

Dựa vào tiền sử bệnh, thói quen sinh hoạt cũng như các triệu chứng, bác sĩ có thể nghi ngờ bạn bị viêm dạ dày tá tràng và yêu cầu một số xét nghiệm để phát hiện chính xác nguyên nhân.

5.1. Xét nghiệm tìm Hp

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để xác định bạn có nhiễm khuẩn Hp không. Vi khuẩn Hp có thể được phát hiện bằng một số phương pháp. Các phương pháp xét nghiệm này sẽ phát hiện liệu vi khuẩn Hp gây viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không đối với người bệnh. Cụ thể:

 

viem-da-day-ta-trang-co-nguy-hiem-khong-4

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm dạ dày tá tràng do Hp có nguy hiểm không?

 

Phương pháp không xâm lấn:

  • Xét nghiệm hơi thở: Bệnh nhân uống dung dịch ure được đánh dấu C13 và C14, sau đó thở ra vào một cái túi giống như quả bóng. Nếu có Hp, men urease sẽ tách CO2 được đánh dấu ra khỏi ure dẫn tới CO2 này được phát hiện qua hơi thở sau 30 phút.
  • Xét nghiệm phân hoặc máu: tìm kháng nguyên Hp
  • Phương pháp huyết thanh: tìm kháng thể Hp

Phương pháp xâm lấn: Thực hiện trên mẫu sinh thiết khi nội soi dạ dày, gồm 3 bước:

  • Test urease nhanh (CLO test): mẫu thử được đặt trong môi trường thạch có chứa ure. Nếu có Hp, pH của môi trường sẽ tăng làm cho chất chỉ thị chuyển từ màu vàng sang màu đỏ, chứng tỏ kết quả dương tính
  • Nhuộm
  • Nuôi cấy

5.2. Nội soi dạ dày

Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi có gắn camera qua miệng, xuống dạ dày và tá tràng để kiểm tra lớp niêm mạch dạ dày tá tràng của bệnh nhân. Nội soi sẽ cho phép bác sĩ kiểm tra dấu hiệu viêm, chảy máu hay loét dạ dày tá tràng cũng như bất kỳ mô bất thường nào. Từ đó có thể chẩn đoán bệnh và đưa ra các pháp đồ điều trị thích hợp.

6. Điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng

Để có được phác đồ điều trị phù hợp thì phải nắm được những yếu tố xâm hại và bảo vệ đối với dạ dày tá tràng. Trong đó, các yếu tố xâm hại là:

  • Nội sinh: HCl, pepsin, muối mật
  • Ngoại sinh: NSAIDs, vi khuẩn Hp, rượu, corticoid,…

Các yếu tố bảo vệ:

  • Lớp nhầy – bicarbonat
  • Lớp tế bào biểu mô
  • Prostaglandin

Như vậy, điều trị viêm dạ dày tá tràng bằng cách tăng cường các yếu tố bảo vệ và loại trừ các yếu tố xâm hại. Có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc đặc trị viêm dạ dày tá tràng. Vậy người mắc bệnh viêm dạ dày tá tràng nên uống thuốc gì? Có nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, chúng đều thuộc 1 trong 3 nhóm thuốc sau. Có thể kết hợp các loại thuốc với nhau để tăng hiệu quả điều trị.

 

viem-da-day-ta-trang-co-nguy-hiem-khong-5

Sử dụng thuốc đặc trị để chữa viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

 

6.1. Nhóm thuốc diệt vi khuẩn H.pylori

Nếu bạn bị viêm dạ dày tá tràng do nhiễm khuẩn Hp, bác sĩ thường dùng thuốc kháng sinh như phương pháp điều trị chính. Việc điều trị dùng thuốc kháng sinh giúp điều trị viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không và điều trị trong bao lâu? Các bác sĩ cho biết, quá trình điều trị này có thể mất vài tuần để chữa khỏi hẳn viêm dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, việc điều trị khỏi hay không và trong bao lâu thì còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống và lối sống của người bệnh. Vì vậy ngoài việc dùng thuốc thì phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh để tăng hiệu quả điều trị.

6.2. Nhóm thuốc giảm tiết và trung hòa axit

Axit trong dịch dạ dày tăng cao có thể làm bệnh viêm dạ dày tá tràng nặng hơn, thậm chí dẫn tới các biến chứng khác, từ đó làm giảm hiệu quả điều trị. Vì vậy, bạn có thể dùng thuốc trung hòa axit hoặc thuốc giảm tiết axit. Các loại thuốc hay dùng là:

  • Thuốc kháng histamin H2: Làm giảm tiết cả số lượng và nồng độ HCl ở dịch vị
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPIs): Ức chế các tế bào sản xuất axit. Để đạt hiệu quả điều trị, PPIs nên uống trước bữa ăn sáng 30 – 60 phút để ức chế axit tối đa. bên cạnh đó, không dùng PPIs cúng lúc với các thuốc giảm tiết axit khác.
  • Thuốc kháng axit: Nâng pH dạ dày lên gần 4, tạo điều kiện cho sự tái tạo niêm mạc dạ dày
  • Thuốc kháng cholinergic: Có tác dụng giảm tiết axit dịch vị 40 – 50%, có thể phối hợp với thuốc kháng histamin H2

6.3. Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Ngoài việc loại bỏ các yếu tố gây hại cho dạ dày, bạn cũng cần tăng cường sức khỏe của lớp niêm mạc. Các loại thuốc trong nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày thường được bác sĩ kê đơn là:

  • Thuốc có dẫn chất prostaglandin (misoprostol, enprostil): ức chế bài tiết HCl và pepsin. Đồng thời tăng cường hoạt động bảo vệ niêm mạc dạ dày nhờ kích thích bài tiết chất nhầy
  • Sucralfat: Ức chế hoạt động của pepsin, kích thích bài tiết prostaglandin và chất nhầy bảo vệ lớp niêm mạc.

>>>> Tham khảo thêm: Sử Dụng Thuốc Dạ Dày Đông Y An Toàn Và Hiệu Quả

7. Phòng ngừa viêm dạ dày tá tràng

Có thêm kiến thức về phòng ngừa viêm dạ dày tá tràng là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và những người xung quanh bạn. Để phòng ngừa, bạn nên duy trì thói quen và lối sống khoa học.

7.1. Ngăn ngừa nhiễm khuẩn H.pylori

Vi khuẩn H.pylori là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm dạ dày tá tràng vì vậy ngăn ngừa nhiễm khuẩn H.pylori đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh. Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bằng cách dọn vệ sinh môi trường sống xung quanh bạn và thường xuyên rửa tay với xà phòng.

7.2. Bỏ hút thuốc lá

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây bệnh như đã nêu ở trên. Vì vậy việc bỏ hút thuốc lá là rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

Một số biện pháp để cai thuốc lá là:

  • Giữ cho tay miệng luôn bận rộn như nhai kẹo cao su để tránh cảm giác muốn hút thuốc lại
  • Giữ cho nhà cửa thông thoáng để hạn chế mùi thuốc lá, tàn thuốc… tránh làm gợi nhớ tới việc hút thuốc
  • Kết bạn với người không hút thuốc

 

viem-da-day-ta-trang-co-nguy-hiem-khong-6

Hạn chế rượu bia ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng.

 

7.3. Hạn chế rượu bia

Bạn có thể hạn chế việc uống rượu bia bằng cách:

  • Giảm dần lượng chất cồn đưa vào cơ thể: Mỗi tuần bạn hãy giảm bớt một ly hoặc một nửa số lượng đồ uống có cồn mà bạn đưa vào cơ thể mỗi tuần
  • Ăn trước khi uống: Làm giảm hứng thú uống rượu của bạn
  • Hạn chế uống rượu khi đi ăn với bạn bè

7.4. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ

Theo thói quen ăn uống của người Việt Nam thì thường có 3 bữa ăn/ngày. Nhưng không phải ai cũng biết rằng việc chia nhỏ bữa ăn tốt cho sức khỏe hơn. Cụ thể, khi chia là 3 bữa sáng, trưa, tối, bạn có thể rơi vào trường hợp quá đói (sau khi ăn 2 – 3 tiếng) hoặc quá no (khi vừa ăn xong). Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên chia nhỏ bữa ăn và các bữa ăn phải đảm bảo đủ các chất như tinh bột, protein, chất xơ…

7.5. Tránh sử dụng NSAIDs

Nếu bạn đang dùng nhóm thuốc này, hãy hỏi bác sĩ xem có thể thay thế bằng các loại thuốc khác được không. Còn nếu bạn nhất định phải dùng chúng, hãy uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng cùng các loại thuốc khác.

7.6. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, từ đó ngăn chặn các yếu tố dẫn tới bệnh viêm dạ dày tá tràng. Ngoài ra, kết hợp ăn ngủ nghỉ, hoạt động giải trí một cách hợp lý, khoa học để hạn chế căng thẳng, giúp tâm trạng thoải mái.

8. Người mắc bệnh viêm dạ dày tá tràng nên và không nên ăn gì?

8.1 Người mắc bệnh viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Người bị bệnh viêm dạ dày tá tràng nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết axit và những thực phẩm giàu chất khoáng cùng vitamin như:

  • Rau củ quả bổ sung vitamin 
  • Thực phẩm chứa nhiều đạm dễ tiêu như thịt lợn nạc và cá nạc. Đặc biệt nên chế biến bằng cách hấp, luộc, kho để dễ hấp thu và giữ được nhiều chất dinh dưỡng
  • Các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột và dễ tiêu như cơm, bánh mì, cháo…
  • Các loại dầu thực vật chế biến từ các hạt như dầu hướng dương, dầu vừng…

8.2. Người mắc bệnh viêm dạ dày tá tràng không nên ăn gì?

Người bị viêm dạ dày tá tràng nên kiêng ăn những thực phẩm gây kích ứng, tăng tiết axit làm tổn thương niêm mạc dạ dày như:

  • Đồ uống có hàm lượng cồn, bia, rượu cùng với cà phê
  • Các loại thực phẩm cứng, dai, khó tiêu hóa

9. Giải đáp một số vấn đề mà người bệnh thường thắc mắc

9.1. Ở trẻ em có gặp viêm dạ dày tá tràng không, có nguy hiểm không?

Có quan niệm cho rằng, bệnh viêm dạ dày tá tràng chỉ gặp ở người lớn, trẻ em không mắc bệnh này. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm do viêm dạ dày tá tràng cũng gặp ở trẻ em và có các triệu chứng tương tự như ở người lớn. Vậy ở trẻ em, bệnh viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Nếu tình trạng bệnh kéo dài mà không được chữa trị sẽ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Vì vậy ba mẹ cần chú ý tới con nhỏ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

9.2. Viêm dạ dày tá tràng K29 là gì, có nguy hiểm không?

Viêm dạ dày tá tràng K29 chỉ là mã số chuyên môn của bệnh viêm dạ dày tá tràng.

 

Qua bài viết trên, Scurma Fizzy hi vọng bạn có thể có câu trả lời cho bản thân về thắc mắc “bệnh viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?” . Đồng thời giúp bạn trang bị thêm những kiến thức bổ ích về bệnh viêm dạ dày tá tràng để giúp cho bản thân và gia đình bạn luôn khỏe mạnh.

Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp và giải đáp các thắc mắc của bạn về những vấn đề liên quan đến bệnh viêm dạ dày tá tràng.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091