Những Điều Bạn Nên Biết Khi Ăn Bị Nghẹn

Những Điều Bạn Nên Biết Khi Ăn Bị Nghẹn

Ăn bị nghẹn xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, đôi khi chỉ là một mẩu thức ăn hoặc là một đồ vật nhỏ vô tình mắc ở cổ họng của bạn dẫn đến khó chịu nếu không lấy ra được và có đôi khi là bị nghẹt thở. Trong một số trường hợp, nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy biết được nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục khi ăn bị nghẹn là rất quan trọng đối với cá nhân bạn và cả những những người xung quanh vì không phải lúc nào cứu hộ cũng đến kịp thời.

an-bi-nghen-2-min

Ăn bị nghẹn nên làm gì

1.Dấu hiệu khi ăn bị nghẹn

Ăn bị nghẹn xảy ra khi một mẩu thức ăn, hoặc dị vật hoặc là chất lỏng mắc lại ở cổ họng. Trẻ em hay thường bị sặc do khi đưa vật lạ vào miệng hoặc là khi ăn quá nhanh, những đồ ăn chưa nhai kĩ hoặc quá to so với họng của bé. Người lớn thì có thể bị nghẹn dẫn đến nghẹt thở do ăn uống quá nhanh hoặc do ăn phải các vật lạ, sắc nhọn không thể trôi tuột xuống dạ dày.

Hầu hết mọi người thì đều ăn bị nghẹn tại một số thời điểm nào đó trong đời. Nó thường tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn và đôi khi không gây nguy hiểm thực sự. Tuy nhiên, sặc hoặc một số trường hợp bị nghẹn dẫn đến nghẹt thở có thể nguy hiểm và gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng.

Những người bị nghẹn có thể có phản ứng ho liên tục cho đến khi họ tống hết được thức ăn hoặc chất lỏng ra khỏi cổ họng hoặc là đường thở. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, dị vật, thức ăn hoặc là chất lỏng bị mắc kẹt ở trong cổ họng và cắt đứt nguồn cung cấp không khí cho cơ thể dẫn đến tình trạng nghẹt thở. Một số dấu hiệu bạn có thể nhận biết người khác bị nghẹt thở là:

  • Khi không còn khả năng nói chuyện
  • Có cảm giác khó thở
  • Phát ra tiếng kêu khó chịu khi người đó cố gắng thở
  • Ho, phát ra tiếng có thể yếu hoặc là mạnh
  • Da, môi và móng dần chuyển sang màu xanh hoặc là sẫm
  • Da bắt đầu bị nổi đỏ ửng, sau đó dần chuyển sang màu nhợt nhạt hoặc là hơi xanh
  • Mất dần ý thức.
an-bi-nghen-3-min

Dấu hiệu khi bị nghẹn ở cổ

2.Nguyên nhân nào khiến bạn nghẹn?

Trẻ em thông thường bị nghẹn do chúng hay cho các đồ vật vào miệng. Chúng cũng thường làm điều này vì tính cách tò mò. Tuy nhiên, chúng cũng có thể bị nghẹn khi chúng ăn quá nhanh hoặc là vừa cười đùa vừa nói chuyện khi đang ăn và chứa đầy thức ăn ở trong miệng.

Những đồ vật hoặc thức ăn thường gặp khiến cho những đứa trẻ ăn bị nghẹn là:

  • Bắp rang bơ
  • Kẹo
  • Tẩy bút chì
  • Miếng cà rốt tròn
  • Xúc xích
  • Kẹo cao su
  • Hạt lạc, hạt đậu phộng
  • Cà chua bi, quả cherry
  • Những loại quả nho
  • Những miếng trái cây quá lớn
  • Những miếng rau lớn khó nuốt

Người lớn thì ít bị nghẹn hơn nhưng họ cũng có thể bị nghẹn khi họ nuốt thức ăn mà không nhai kỹ hoặc là khi cười trong khi ăn uống. Chính vì vậy, chỉ cần bạn lơ đãng một chút, hoặc do mải suy nghĩ, do ăn nhanh, ăn vội, hoặc là nuốt miếng thức ăn lớn rất dễ làm cho tắc nghẽn thức ăn ở đoạn hẹp của thực quản do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý.

>>>Xem thêm: Bị Nghẹn Cổ Họng Là Do Đâu Và Chữa Như Thế Nào

an-bi-nghen-4-min

Bị nghẹn ở trẻ em do thực phẩm, đồ vật,…

3. Cách xử trí khi ăn bị nghẹn

Tình trạng thức ăn hay là vật lạ khi bị vướng ở vùng họng, lúc đó sẽ gây ra tắc nghẽn đường hô hấp, và đồng thời cản trở không khí đi vào phổi. Đây là tình trạng cấp cứu mà rất thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em và những đứa trẻ dưới 1 tuổi trẻ (ví dụ như bị sặc sữa, bị đồ chơi hoặc là các loại thức ăn mắc nghẹn ở họng hoặc là rơi vào đường hô hấp của đứa trẻ).

Các bước hướng dẫn dưới để để người lớn có thể nhận biết và giúp xử trí cấp cứu nhanh chóng một nạn nhân đang ăn bị nghẹn.

3.1. Ăn bị nghẹn đối với người lớn và trẻ em

Ăn bị nghẹn có thể xảy ra đối với mọi lứa tuổi, và có thể diễn ra ở nhiều mức độ:

3.1.1. Mức độ nhẹ

Các dấu hiệu nhận biết

Nạn nhân ăn bị nghẹn nhưng mà vẫn có thể:

  • Nói hoặc là phát ra âm thanh
  • Có thể ho lớn.

Cách xử trí

Luôn ở bên cạnh người ăn bị nghẹn và đồng thời khuyến khích nạn nhân hãy tiếp tục ho.

Nếu như bạn thấy không yên tâm về các vấn đề liên quan đến hô hấp của nạn nhân thì bạn nên gọi cấp cứu. Bạn hãy tiếp tục ở lại bên cạnh nạn nhân và chờ cho đến khi đội cấp cứu đến.

3.1.2. Ăn bị nghẹn ở mức độ nặng

Các dấu hiệu để nhận biết

Nạn nhân khi gặp tình huống nghi ngờ ăn bị nghẹn, và có các triệu chứng như:

  • Không thể thở được, không thể tiếp tục nói hoặc là không thể phát ra bất kì âm thanh
  • Bệnh nhân ho nhưng mà không phát ra âm thanh
  • Bệnh nhân có biểu hiện giống như hóc nghẹn: khi đó nạn nhân sẽ dùng một hoặc là hai tay ôm lấy cổ và mặt biểu hiện đau đớn khó chịu.

Phương pháp nên xử trí

Khi bạn thấy nạn nhân có dấu hiệu ăn bị nghẹn nặng thì bạn cần có các hành động can thiệp ngay để kịp thời xử trí:

  • Nếu như bạn nghĩ nạn nhân đang bị nghẹn, bạn cần phải hỏi ngay “ Anh đang bị nghẹn phải không? Liệu tôi có thể giúp gì cho anh được không?”
  • Nếu như nạn nhân phản ứng bằng cách gật đầu đồng ý, thì bạn lúc đó cần có những can thiệp để giúp đỡ ngay.
  • Bạn hãy đứng hoặc là quỳ phía sau lưng nạn nhân (căn chỉnh tùy vào kích thước của nạn nhân cho phù hợp), bạn có thể bước một chân trụ tới trước để đứng ở tư thế vững vàng hơn. Vòng hai tay qua người nạn nhân, rồi nắm hai bàn tay ở phía trước người nạn nhân.
  • Một bàn tay còn lại nắm lại tạo thành một nắm đấm.
  • Sau đó đặt mặt bàn tay có ngón cái của nắm đấm vào đúng giữa vị trí trên rốn và ở dưới khu vực xương ức.
  • Bàn tay kia thì  nắm lấy nắm đấm, rồi hãy thúc nhanh và mạnh vào bụng của nạn nhân hướng về phía sau và hướng lên trên.
  • Sau đó tiếp tục thực hiện nhiều lần ép mạnh như vậy và cho đến khi dị vật văng ra ngoài khiến cho nạn nhân có thể thở, có thể ho hay là nói chuyện, hoặc là nạn nhân trở nên bất tỉnh không đáp ứng.

Lưu ý: Nếu như nạn nhân đang là phụ nữ có thai, hoặc là người có vòng bụng quá lớn và bạn không thể ôm vòng tay qua eo của họ, khi đó bạn cần xử lý bằng cách sau:

Vòng hai tay của bạn qua nách của nạn nhân, rồi đặt nắm tay ở nửa dưới xương ức của vùng ngực.

Khi thúc thì bạn ép nắm tay của mình vào ngực của nạn nhân rồi hướng thẳng ra phía sau.

an-bi-nghen-5-min

Xử trí khi bị nghẹn với người lớn

3.2. Ăn bị nghẹn đối với những trẻ dưới 1 tuổi.

Ăn bị nghẹn đặc biệt là tình trạng sặc sữa ở trẻ em chính là một trong những  trường hợp cấp cứu thường gặp đối với trẻ ở dưới 1 tuổi.

Đối với những đứa trẻ dưới 1 tuổi mà bị nghẹn hoặc là sặc thì việc ép vào bụng có thể làm cho tình trạng này trở nên nặng hơn. Bạn chỉ cần tiến hành những nghiệm pháp hỗ trợ cho trẻ như là vỗ lưng và thực hiện ấn ngực cho trẻ theo các bước như sau:

  • Bạn đặt bé nằm sấp trên cẳng tay của mình còn bàn tay thì đỡ đầu của trẻ và hàm dưới của trẻ. Đầu trẻ đặt thấp hơn người.
  • Dùng phần gò trong lòng bàn tay còn lại của bạn vỗ vào lưng bé 5 cái, ở vị trí nằm giữa hai xương bả vai của trẻ.
  • Sau đó bạn thực hiện 5 cái vỗ lưng mà khi đó dị vật vẫn chưa rơi ra, thì bạn nên lật bé ngửa lên, rồi dùng bàn tay đỡ lấy đầu bé.
  • Tiếp theo dùng hai ngón tay rồi ấn ngực 5 cái chính tại vị trí trên xương ức ngang ở đường nối hai núm vú của trẻ (giống như vị trí ấn tim trong biện pháp CPR – Cấp cứu ngừng tim).
  • Lặp lại động tác 5 cái vỗ lưng và 5 cái ấn ngực cho đến khi trẻ có thể thở trở lại, ho hay là khóc, hoặc là cho đến khi em bé không còn đáp ứng
xu-tri-o-tre

Xử trí khi ăn bị nghẹn với trẻ em

>>>Xem thêm: Nghẹn Cổ Họng Báo Hiệu Vấn Đề Sức Khỏe Nào

3.3. Cấp cứu cho các nạn nhân mà bị nghẹn nặng đồng thời mất đáp ứng

3.3.1. Cấp cứu các nạn nhân bị nghẹn đã mất đáp ứng đối với người lớn

Nếu như bạn không thể lấy được dị vật ra ngoài và khi đó nạn nhân đã bắt đầu biểu hiện mất đáp ứng (như là gọi không tỉnh) và bắt đầu ngưng thở hoặc là thở ngáp thì bạn cần tiến hành thực hiện CPR – Cấp cứu ngừng tim ngay cho bệnh nhân theo các bước như sau:

  • Gọi cho người xung quanh để giúp hỗ trợ lấy máy AED – đây là máy sốc điện tự động (nếu như khu vực cấp cứu có trang bị sẵn).
  • Gọi nhanh cho cấp cứu (115 hoặc là số điện thoại của đơn vị cấp cứu gần nhất). Mở điện thoại lên rồi bật chế độ loa ngoài để bạn và mọi người có thể nhận được sự hướng dẫn từ những nhân viên cấp cứu.
  • Tiến hành biện pháp CPR, khởi đầu chính là việc ấn tim.
  • Thực hiện ấn tim 30 nhịp.
  • Sau đó bạn hãy mở miệng nạn nhân rồi nhìn vào trong, nếu như bạn thấy dị vật trong miệng thì nhanh tay móc ra (nếu như không thấy dị vật thì bạn không được móc mù).
  • Cung cấp cho nạn nhân 2 nhịp hô hấp, và sau đó hãy tiếp tục ấn tim đủ 30 nhịp.
  • Tiếp tục tiến hành CPR kết hợp với việc kiểm tra dị vật trong miệng bệnh nhân trước khi hô hấp cho nạn nhân cho đến khi:
  • Nạn nhân bắt đầu có cử động, nói chuyện, chớp mắt hoặc là bất cứ đáp ứng nào khác.
  • Hoặc là có nhân viên cấp cứu chuyên nghiệp đến để đưa nạn nhân đi.
an-bi-nghen-7-min

Xử trí khi bị nghẹn với bệnh nhân mất đáp ứng

3.3.2. Cấp cứu nạn nhân ăn bị nghẹn mà đã mất đáp ứng đối với trẻ em

  • Đầu tiên hãy gọi người xung quanh đến để hỗ trợ lấy máy AED – đây là máy sốc điện tự động (nếu như khu vực cấp cứu có trang bị thiết bị này).
  • Sau đó đặt bé nằm trên mặt phẳng cứng.
  • Bắt đầu thực hiện biện pháp CPR – Cấp cứu ngừng tim và khi đó hãy đồng thời gọi điện thoại cấp cứu để nhờ sự giúp đỡ từ nhân viên y tế bằng chế độ mở loa ngoài.

Lưu ý: Nếu như có người khác đến hỗ trợ, thì bạn nên nhờ người hỗ trợ gọi điện thoại cấp cứu số 115 hoặc là cơ sở cấp cứu gần nhất, sau đó tiến hành đi lấy máy AED trong khi bạn vẫn đang tiến hành biện pháp CPR.

Nếu như khi đó không có ai đến hỗ trợ, nhưng bạn vẫn đang mang theo điện thoại:

  • Hãy gọi điện thoại cho đơn vị cấp cứu gần nhất, rồi mở loa ngoài để có thể liên hệ với họ trong khi vẫn đang tiến hành CPR.
  • Tiến hành thực hiện theo 5 chu kỳ ấn tim 30 nhịp và hô hấp 2 nhịp.
  • Sau đó bạn để bé lại và chạy nhanh đi lấy máy AED.
  • Nhanh chóng quay trở lại để có thể tiếp tục CPR cho bé.

Nếu như khi đó bạn đang trong trường hợp không có ai đến hỗ trợ và cũng không có điện thoại bên người

  • Tiến hành 5 chu kỳ ấn tim 30 nhịp và đồng thời thông khí 2 nhịp.
  • Sau đó bạn nên chạy đi tìm điện thoại để gọi cho đơn vị cấp cứu và đồng thời lấy máy AED.
  • Nhanh chóng quay trở lại để có thể tiếp tục CPR cho bé.
  • Nếu như em bé còn nhỏ và em bé không có những chấn thương khác xảy ra, sau khi thực hiện 5 chu kỳ ấn tim 30 và tiến hành thông khí 2 lần, bạn có thể bế bé theo cùng đến chỗ gọi điện thoại và đồng thời lấy máy AED.

Tiến hành CPR cho bé khi bé ăn bị nghẹn theo đầy đủ các bước sau:

  • Ấn tim 30 nhịp
  • Sau đó bạn mở miệng nạn nhân rồi nhìn vào trong, nếu như thấy có dị vật trong miệng thì bạn nên móc ra (nếu như bạn không thấy dị vật thì bạn không được móc mù).
  • Cung cấp cho nạn nhân 2 nhịp hô hấp.
  • Tiếp tục tiến hành thực hiện CPR kết hợp việc kiểm tra dị vật trước khi bắt đầu thực hiện hô hấp cho nạn nhân và cho đến khi:
  • Nạn nhân bắt đầu có cử động, nói chuyện, hoặc chớp mắt hoặc là có bất cứ đáp ứng nào khác.
  • Hoặc nếu như có nhân viên cấp cứu chuyên nghiệp đến kịp.
goi-cap-cuu

Gọi cấp cứu để được hỗ trợ

4. Làm cách nào để có thể ngăn chặn tình trạng ăn bị nghẹn ở trẻ

Thực phẩm

  • Bạn nên khuyến khích trẻ ngồi khi ăn và nên nhai kỹ thức ăn. Dạy cho trẻ thói quen nhai và nuốt thức ăn trước khi nói hoặc cười.
  • Tránh để các loại hạt và các loại thực phẩm khác đặt ngay trong tầm với của trẻ. Đối với các loại thực phẩm rơi vãi có thể gây ra hóc nghẹn, bạn nên dọn sạch cẩn thận, và đồng thời kiểm tra sàn nhà.
  • Không bao giờ để trẻ chạy, chơi thể thao, hoặc là ngồi trong xe khi chúng đang ăn kẹo cao su trong miệng, ăn kẹo cứng hoặc là kẹo mút.
  • Bạn cũng nên đọc kỹ chú ý của nhà sản xuất trên nhãn  để xác định các nguy cơ ăn bị nghẹn cho trẻ.

Không cho trẻ dưới 4 tuổi tự ăn bất kỳ thực phẩm nào mà có thể gây nghẹn một phần hoặc là toàn bộ khí quản như:

  • Các loại hạt nào
  • Hạt hướng dương
  • Ăn nhãn, các loại quả có hạt tròn bên trong
  • Bỏng ngô, các loại kẹo cứng, hoặc là táo và lê tươi.

Đồ chơi

Một số loại đồ chơi nhỏ vừa miệng và các vật thể hoặc là các vật dụng cũng có thể gây nguy hiểm khiến cho trẻ bị nghẹn, bao gồm:

  • Bóng bay
  • Các phần nhỏ và phụ kiện của búp bê;
  • Đồng tiền xu
  • Kim băng
  • Ghim giấy, đinh
  • Bút chì màu gãy dở
  • Các đồ trang sức (như nhẫn, bông tai,…)
  • Nắp chai các loại

Hãy ghi nhớ và luôn luôn tuân theo các khuyến nghị dành cho độ tuổi của trẻ của nhà sản xuất khi mua đồ chơi. Một số đồ chơi có các bộ phận nhỏ có thể khiến trẻ bị hóc bạn cũng cần phải để ý và chú ý tới các cảnh báo trên nhãn đồ chơi.

Kiểm tra thường xuyên các bộ phận của đồ dùng nếu như chúng lỏng lẻo hoặc bị. Ví dụ, mắt của con thú nhồi bông sắp rơi hay là một bản lề bằng nhựa sắp bị hỏng.

Nhắc nhở các trẻ lớn hơn không được vứt lung tung các bộ phận bị rơi gãy của đồ chơi hoặc là các đồ chơi có nhiều bộ phận nhỏ mà trẻ nhỏ vô tình có thể nhặt được.

Cẩn thận vứt bỏ vào thùng rác các loại pin, đặc biệt là pin đồng hồ vì chúng có thể bị trẻ cho vào miệng. Khuyến khích trẻ em không được cho vào miệng bút chì, bút chì màu, hoặc là tẩy khi chúng vẽ hay tô màu.

Ngoài ra, bạn nên đặt ngoài tầm với các đồ vật có thể bị vỡ hoặc là đủ nhỏ để có thể bỏ vào miệng của trẻ.

>>>Xem thêm: Bị Nghẹn Ở Cổ Họng Và Ợ Hơi Và Cách Xử Lý Ngay Tại Nhà

Bài viết là những thông tin sẽ hữu ích cho bạn nếu như bạn ăn bị nghẹn và đội ngũ các dược sĩ, bác sĩ của Scurma Fizzy cung cấp cho bạn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí tình trạng này. Mong rằng qua đây, có thể giúp cho bạn có thêm kiến thức để tự tin chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng như gia đình của bạn tốt hơn.

Chúc bạn và gia đình sẽ luôn khoẻ mạnh, có nhiều kỹ năng xử trí những tình huống bất ngờ như khi bị nghẹn và sử dụng những sản phẩm hữu ích, đảm bảo chất lượng để giúp nâng cao chất lượng của cuộc sống!

Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn miễn phí và nhiệt tình về những bệnh liên quan đến dạ dày một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, hãy tìm hiểu thêm về các sản phẩm khác đã được đánh giá hiệu quả cao mà Scuma Fizzy đã nghiên cứu đánh giá và cung cấp ngay tại đây.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091