Bị Nghẹn Cổ Họng Là Do Đâu Và Chữa Như Thế Nào

Bị Nghẹn Cổ Họng Là Do Đâu Và Chữa Như Thế Nào

Đột nhiên một ngày bạn thấy cổ họng mình có dấu hiệu bất thường, bị nghẹn cổ họng. Rất có thể chức năng họng của bạn đang bị rối loạn hoặc bạn đang phải đương đầu với một số loại bệnh lý. Cảm giác cổ họng bị vướng, gây khó chịu là hiện tượng thường gặp. Nhưng về lâu dài cảm giác cổ họng bị nghẹn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và nên làm gì khi bị nghẹn cổ họng.

1. Cảm giác bị nghẹn cổ họng là gì?

Khi bạn cảm thấy cổ họng mình vướng gì đó, nóng rát, mắc tóc, ngứa họng, cổ họng khô,… đó là các biểu hiện của cảm giác bị nghẹn cổ họng.

Đôi lúc sẽ đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, ho, khó thở. Hoặc có thể là do cổ họng bị viêm, sưng khiến kích thước bị thu hẹp. 

Khi chúng ta ăn, thức ăn đi từ miệng qua vùng họng, tại đây thức ăn sẽ kích thích thụ thể cảm nhận tại họng gây phản xạ nuốt để đẩy xuống đến dạ dày qua thực quản.

Quá trình trên nếu vì lý do nào đó xảy ra vấn đề bất thường, ách tắc sẽ gây nghẹn cổ họng. Bị nghẹn cổ họng chỉ là biểu hiện của một số bệnh lý chứ không phải là bệnh.

Phòng tránh vấn đề nghẹn cổ họng cần có thói quen ăn uống hợp lý: ăn chậm, nhai kỹ, không nuốt vội, thức ăn dai cần được cắt nhỏ, khi ăn cần giữ tâm trạng thoải mái.

Tình trạng gây nghẹn cổ họng có thể cải thiện nhưng nếu kéo dài cần đến bác sĩ, trung tâm y tế để được thăm khám kịp thời.

2. Nguyên nhân gây nghẹn cổ họng có phải do bệnh lý?

Nguyên nhân gây ra nghẹn cổ họng có thể là do vấn đề trực tiếp tại họng, thay đổi tâm lý hoặc có thể do bệnh lý vùng lân cận.

Nếu bị nghẹn cổ họng không thường xuyên, khi nuốt nước bọt mới nhận thấy, sau khi ăn thì không có dấu hiệu thì đó chỉ là vấn đề bình thường.

Một số người lo lắng liệu mình có bị ung thư vòm họng hay không, nhưng thật ra chỉ là một vùng viêm ở cổ họng khi do âu quá mức. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây nghẹn cổ họng còn có thể do các bệnh lý sau:

>>> Xem thêm: Bị nghẹn ở cổ họng là do đâu và chữa như thế nào

bi-nghen-co-hong1

Một số nguyên nhân gây nghẹn cổ họng

2.1. Bệnh lý gây tổn thương vùng họng gây nghẹn cổ họng

2.1.1. Nghẹn cổ họng do viêm họng hạt

Bị nghẹn cổ họng có thể là do vùng họng bị hư tổn, sưng tấy gây khô họng, vướng họng, gây khó khăn khi nuốt. Nếu tổn thương kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như áp xe vùng họng, viêm họng mạn tính, khó thở,…

Viêm họng hạt là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn và virus xâm nhập tại vùng niêm mạc mũi, khi viêm họng tái phát sẽ có xu hướng viêm và tạo thành các hạt nhỏ ở cổ họng.

Số lượng hạt càng nhiều dẫn đến bị nghẹn cổ họng, gây khó khăn ăn uống, ngứa vùng cổ họng. Tình trạng bệnh kéo dài không điều trị có thể gây áp xe vùng họng, ung thư vòm họng,…

2.1.2. Viêm amidan khiến nghẹn cổ họng

Tình trạng viêm amidan (tổ chức bạch huyết tại hai bên thành họng) do vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập số lượng lớn gây ra viêm, sưng tấy amidan khiến cổ họng rát, vướng víu, khó nuốt và có thể sốt cao, có thể khó thở. 

Viêm amidan khiến diện tích không gian họng thu hẹp, dẫn đến tình trạng khó khăn khi nuốt, nghẹn cổ họng, gây sốt, ngứa rát họng và ù tai…

bi-nghen-co-hong4

Vùng họng tổn thương gây nghẹn cổ họng

2.2. Bệnh lý hô hấp gây nghẹn cổ họng

  • Viêm xoang

Người bệnh mắc viêm xoang gây nghẹt mũi, khó thở, đau vùng xương mặt đồng thời gây vướng cổ họng và đau đầu. Nếu kéo dài không điều trị sẽ thành viêm xoang mạn tính gây khó thở, ngưng thở khi ngủ, suy giảm thị lực,…

  • Hen suyễn

Tình trạng viêm đường hô hấp khiến hẹp diện tích phổi khiến khó thở. Cơn hen xảy ra còn đi kèm với các triệu chứng đau thắt ngực, thở khò khè, nghẹn cổ họng,…

2.3. Bị nghẹn cổ họng do chức năng thực quản rối loạn

2.3.1. Chức năng co bóp thực quản rối loạn

Thói quen ăn uống không nhai kỹ, ăn vội vàng, thường xuyên sử dụng thực phẩm dai, đặc, dính rất có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề rối loạn chức năng nuốt, co bóp thực quản, dẫn đến việc gây nghẹn.

Ngoài ra, tâm lý căng thẳng cũng có thể dẫn đến tình trạng nghẹn do rối loạn co bóp thực quản. 

2.3.2. Trào ngược dạ dày thực quản gây nghẹn cổ họng

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng thức ăn, dịch vị từ trong dạ dày có xu hướng trào ngược trở lại thực quản. Các triệu chứng đi kèm bao gồm ợ nóng, chua, buồn nôn, bị nghẹn cổ họng.

Ở giai đoạn đầu chỉ xảy ra khi ăn no, sau khi ăn nằm hoặc vận động mạnh. Nếu điều trị không đúng cách, về lâu dài sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như ung thư hạ họng, ung thư thực quản.

Các khối u tạo thành có thể để lại di chứng vĩnh viễn nếu không điều trị sớm. 

Việc thức ăn bị trào ngược lên vùng họng còn gây ra tình trạng sưng đau, tổn thương niêm mạc họng. Khi nuốt thức ăn thấy vướng, nghẹn.

>>> Xem thêm : Tình trạng bệnh và các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản GERD

bi-nghen-co-hong5

Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân gây nghẹn họng

2.4. Bệnh lý gây nghẹn cổ họng khác

  • Sự chèn ép lên vùng thực quản do mắc bệnh Basedow, bệnh lý liên quan đến nhân tuyến giáp, bướu giáp, tuyến giáp gây khó thở, khó nuốt, gây nghẹn cổ họng. 
  • Bệnh lý suy tim, tim to, phình mạch, dày thất cũng gây chèn ép lên thực quản gây nghẹn khi nuốt. 
  • Các khối u phế quản, u phổi, hạch di căn đến vùng trung thất.

2.5. Các nguyên nhân gây nghẹn cổ họng khác 

Một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng vướng cổ họng có thể như 

  • Do cảm, ho

Cảm cúm, cảm lạnh, vùng thanh quản bị tổn thương, .. cũng là các nguyên nhân gây tình trạng nghẹn ở cổ họng. Tình trạng cảm có thể gây tắc đờm ở cổ , các dị vật dễ mắc vào vùng cổ và vùng thanh quản nên gây nên tình trạng nghẹn ở cổ

  • Dị ứng

Trường hợp dị ứng với phấn hoa, thực phẩm cũng là nguyên nhân gây sưng cổ họng, bị nghẹn cổ họng. Một số triệu chứng đi kèm như khó thở, khàn giọng, chảy nước mũi, ho, ù tai, phát ban trên da,….

  • Bị nghẹn cổ họng do dị vật

Các dị vật như thuốc viên, xương cá, xúc xích,… có thể gây vướng cổ họng gây nghẹn. Cần đến bệnh viện để loại bỏ dị vật nếu sau 15 phút tình trạng triệu chứng nghẹn không cải thiện.

  • Căng thẳng

Tâm lý căng thẳng, stress, lo lắng cũng có thể gây ra tình trạng nghẹn cổ họng. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến việc tăng tiết dịch vị gây hại cho dạ dày.

3. Chú ý phân biệt bị nghẹn cổ họng và tình trạng khó nuốt

Cổ họng bị nghẹn là phản ứng cảnh báo sức khỏe của cơ thể, tuy nhiên lại có nhiều biểu hiện triệu chứng gần giống với khó nuốt. Tuy nhiên, bản chất của hai tình trạng này là khác nhau. 

bi-nghen-co-hong2

Làm sao để phân biệt bị nghẹn cổ họng và khó nuốt?

Khác với nghẹn cổ họng, khó nuốt là tình trạng chỉ sự khó khăn trong hành động nuốt. Đây là triệu chứng thường xảy ra khi mắc phải các bệnh lý ở vùng hầu họng, vùng thực quản, một số bệnh lý như ung thư thực quản, ung thư vòm họng cũng gây ra tình trạng tương tự.

Tình trạng khó nuốt sẽ chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, nhẹ thì sẽ gây đau khi nuốt, nặng thì có thể gây ra tình trạng nôn, không ăn uống được. 

Bảng dưới đây có thể giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa bị nghẹn cổ họng và khó nuốt: 

Vướng nghẹn vùng họng Tình trạng khó nuốt
Triệu chứng bệnh Xảy ra khi nuốt nước bọt, kèm theo ợ nóng, ợ chua và có thể buồn nôn. Không xuất hiện thường xuyên, trong khi ăn, lúc bị lúc không. Khi ăn cảm thấy khó nuốt, đau rát khi nuốt đồ ăn thức uống, buồn nôn, khó thở, khàn tiếng. Mức độ xuất hiện là thường xuyên, kể cả khi ăn uống. 
Tần suất Hay gặp ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày, thực quản  Hiếm gặp ở những bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản
Nguyên nhân Nguyên nhân gây ra do tổn thương vùng họng và thực quản, trình trạng trào ngược thực quản. Thường gặp khi bệnh nhân mắc các bệnh lý thực quản (viêm, trào ngược, ung thư, rối loạn co thắt), tổn thương vùng họng (ung thư vòm họng), bệnh lý tuyến giáp, bại não,…
Xét nghiệm cơ bản Một số xét nghiệm: X-quang lồng ngực, nội soi dạ dày-thực quản, nuốt Bari, nội soi vùng tai mũi họng, chụp MRI,….
Tiên lượng Đánh giá của tình trạng nghẹn cổ họng là không gây nguy hiểm vì không có tổn thương nhất định tại vùng hầu họng, đa số trường hợp có thể tự mất đi. 

Dấu hiệu nguy hiểm xảy ra khi tình trạng nghẹn đi kèm với khó nuốt, giảm cân nặng, cảm thấy đau khi nuốt. 

Khi chưa xác định được nguyên nhân thì khó nuốt là một dấu hiệu nguy hiểm. 
Hướng giải quyết Hướng điều trị: 

  • Tập trung điều trị trào ngược thực quản, dạ dày nếu có. 
  • Điều trị tâm lý, trị liệu ngôn ngữ.
  • Điều trị phụ thuộc theo từng nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị khó nuốt theo nguyên nhân gây bệnh. Có thể kết hợp cho bệnh nhân rèn luyện bài tập vùng cơ nuốt, điều chỉnh khẩu phần thức ăn, ăn thức ăn mềm, hỗ trợ giãn thực quản hoặc can thiệp phẫu thuật.

Tình trạng khó nuốt và nghẹn cổ họng đều là vấn đề xảy ra khi phản xạ nuốt gặp vấn đề. Việc tìm hiểu nguyên nhân và cách phân biệt hai triệu chứng này là cần thiết để xác định mức độ nguy hiểm cũng như đưa ra hướng điều trị bệnh một cách đúng đắn hơn, hiệu quả hơn. 

4. Cần làm gì khi xác định nghẹn vùng họng?

bi-nghen-co-hong3

Cần làm gì khi nghẹn cổ họng?

Cần hiểu rõ, bị nghẹn cổ họng là triệu chứng thường gặp của nhiều loại bệnh lý, còn mang đặc trưng riêng của mỗi cá thể. Vì vậy, không có một phương pháp cụ thể để điều trị chung các vấn đề vướng nghẹn cổ họng.

Nếu tình trạng nghẹn cổ họng là dấu hiệu của bệnh lý, việc tập trung vào vấn đề điều trị bệnh triệt để là việc cần thiết.

Trong trường hợp triệu chứng nghẹn cổ họng vẫn lặp lại dai dẳng, lâu dài, cần tiếp xúc trị liệu tâm lý, ngôn ngữ, hành vi,…

Tình trạng vướng nghẹn cổ họng xảy ra khá phổ biến, điều cần làm nhất vẫn là nên đi thăm khám bác sĩ, các chuyên khoa tai-mũi-họng để được chăm sóc, tư vấn một cách khoa học và hiệu quả.

Không nên chủ quan và tự ý chữa bệnh tránh việc điều trị sai lệch khiến triệu chứng bệnh càng thêm xấu đi.

Khi bạn mắc nghẹn cổ họng còn kèm theo một số triệu chứng dưới đây thì cần đi bác sĩ ngay:

  • Nôn nhiều, nôn từng cơn
  • Vùng cổ họng đau rát, đặc biệt khi nuốt thức ăn, thức uống
  • Cân nặng giảm nhanh, mệt mỏi
  • Cảm thấy có khối u, hạch sưng đỏ tại vùng họng, thậm chí là vùng cổ

4.1. Đối với trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản sinh lý

Tình trạng trào ngược sinh lý có thể đi kèm cảm giác nghẹn, ợ hơi. Tuy nhiên tình trạng này xảy ra không thường xuyên, có thể không tái phát ở những lần sau. Bạn không nên lo lắng vì điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Ngoài ra cần phòng tránh, bảo vệ sức khỏe bằng một số cách như:

Đảm bảo tính khoa học và lành mạnh trong chế độ ăn uống

  • Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, ăn đúng bữa và điều độ.
  • Bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau củ, thực phẩm mềm như cháo, súp để bảo vệ đường tiêu hóa và vùng họng.
  • Tránh xa các thực phẩm mà người trào ngược dạ dày không nên ăn có hại cho dạ dày và vùng họng như: thức ăn chiên xào, dầu mỡ, thức ăn cay, chua, rượu bia, nước ngọt có gas … +
  • Khi ăn cần nhai kỹ, không nuốt vội ăn vội. 

>>> Xem thêm : Trào ngược dạ dày không nên ăn gì, biện pháp chữa trào ngược tại nhà

Thói quen sinh hoạt lành mạnh

  • Sau khi ăn, không nên nằm và vận động mạnh để tránh tình trạng trào ngược thực quản, dạ dày.
  • Giữ tâm trạng vui vẻ, thư giãn khi làm việc.
  • Đảm bảo giấc ngủ và tránh thức khuya, tăng cường vận động thể dụng thể thao mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Vệ sinh răng miệng

Thức ăn và các yếu tố ngoại cảnh như (khói bụi, sử dụng điều hòa nhiều, môi trường ô nhiễm,..) có thể khiến vùng họng bị tổn thương, viêm và sưng đau, dễ nhiễm khuẩn.

Do vậy cẩm đảm bảo răng miệng được vệ sinh sạch sẽ, đánh răng sáng và tối, vệ sinh lưỡi, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý, nước súc miệng để diệt khuẩn vùng họng. 

Lối sống khỏe mạnh giúp nâng cao sức khỏe

Lối sống khỏe mạnh giúp nâng cao sức khỏe

Trong trường hợp gặp tình trạng nghẹn cổ họng khi ăn có thể uống từng ngụm nước nhỏ, massage nhẹ nhàng vùng cổ họng, vuốt nhẹ giữa hai xương bả vai tầm 5-7 phút.

Lưu ý cần ăn từ tốn, chậm rãi, nhẹ nhàng. Có thể phối hợp uống chanh mật ong làm dịu cổ họng, ngậm tỏi tươi, uống trà

4.2. Lưu ý khi bị nghẹn cổ họng do trào ngược dạ dày, thực quản bệnh lý

  • Trường hợp bị nghẹn vùng cổ họng thường xuyên hơn, người bệnh không nên coi nhẹ.
  • Việc cần làm là đến ngay cơ sở y tế, chuyên khoa tai-mũi-họng để được can thiệp thăm khám và điều trị. Nguyên nhân phần lớn có thể là do tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây ra.
  • Thời gian điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày-thực quản còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh.
  • Cần tuân thủ thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ, việc điều trị thuốc chống trào ngược, thuốc điều trị bệnh dạ dày cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không nên tự điều trị, tự sử dụng thuốc để tránh tình trạng bệnh trở nên xấu hơn. 

>>> Xem thêm : Thời gian điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao lâu thì chữa khỏi

4.3. Đối với trường hợp bệnh lý khác

Nếu bệnh nhân không gặp phải chứng trào ngược thực quản, dạ dày mà là do một số bệnh lý khác về tuyến giáp, viêm thực quản, các khối u vùng họng, viêm xoang, hen suyễn,.. cần được chẩn đoán điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

Thời gian phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bạn phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Các dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh như khối u thực quản, ung thư vòm họng có thể cần sự can thiệp của phẫu thuật.

Tổng kết

Tóm lại, tình trạng bị nghẹn cổ họng là tình trạng xảy ra phổ biến trong cộng đồng. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, mức độ nguy hiểm của bệnh và hướng điều trị, chăm sóc sức khỏe phù hợp là việc làm cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh và đảm bảo sức khỏe cho chúng ta.

Đôi khi chỉ là một dấu hiệu nhỏ cũng là nguy cơ tiềm ẩn của bệnh lý. Việc quan tâm đến sự khác lạ trong cơ thể, đặc biệt là vùng họng là nên làm. Không nên chủ quan, lơ là đến sức khỏe của chính bản thân mình.

Hy vọng phần nào thắc mắc của bạn đã được bài viết trên của chúng tôi giải đáp. Mong rằng bài viết phần nào giúp đỡ, hỗ trợ bạn trên hành trình nâng cao, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Khi gặp vấn đề về dạ dày, vùng họng, các vấn đề sức khỏe và cần được giải đáp chi tiết về vấn đề chuyên môn, hãy liên hệ HOTLINE 18006091, tổng đài Scurma Fizzy luôn sẵn sàng bên cạnh và hỗ trọ bạn! Và chúng tôi xin gửi thật nhiều lời chúc sức khỏe tới quý độc giả đã tin tưởng Scurma Fizzy!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091