Nghẹn Cổ Họng Báo Hiệu Vấn Đề Sức Khỏe Nào

Nghẹn Cổ Họng Báo Hiệu Vấn Đề Sức Khỏe Nào

Nghẹn cổ họng dẫn đến khó thở khiến người bệnh có cảm giác nghẹn ở cổ, khó nuốt thức ăn. Một số người bệnh còn có cảm giác giống như khối u vướng ở cổ họng. Khối u này có thể không gây đau hoặc gây ngứa, không đau nhói khi ăn uống, khi nuốt nước bọt. Nhưng thực tế các trường hợp này trong cổ họng không thực sự xuất hiện khối u mà chỉ là tình trạng viêm, sưng cổ họng khiến kích thước hẹp lại. Tình trạng thường được tạm thời cải thiện sau khi ăn uống hoặc kéo dài ngày càng nặng hơn, bệnh nhân cần theo dõi kĩ các tiến triển này để báo ngay cho bác sĩ khi cần thiết.

1. Nghẹn cổ họng là sao ?

Việc bị nghẹn ở cổ họng khiến bệnh nhân có cảm giác như có thứ gì đó chắn ngang cổ họng. Có nhiều bệnh nhân nghĩ đây chỉ là những triệu chứng thông thường nhưng trên thực tế nó lại không hề đơn giản.

Cảm giác bị nghẹn ở cổ họng có biểu hiện rất chung chung nếu không chẩn đoán sẽ rất khó phát hiện ra bệnh. Vì những yếu tố chung chung này mang tính phổ thông nên mọi người thường có tâm lý chủ quan khi bị nghẹn ở cổ họng, tuy nhiên xét về góc độ y học thì đây là triệu chứng biểu hiện cho một giai đoạn nguy hiểm.

2. Nguyên nhân gây nghẹn cổ họng khó thở

Người bệnh hay lo lắng về vấn đề nghẹn cổ họng bị khó thở có thể là khối u ung thư. Nhưng đa số trường hợp, nguyên nhân thường do viêm nhẹ ở phần sau miệng và cổ họng, đôi khi kết hợp với triệu chứng hồi hộp, lo âu gây ra.

Các triệu chứng này, chuyên gia không thể kết luận bạn đang mắc bệnh lý gì và có nguy hiểm không. Nên kết hợp thăm khám và xét nghiệm để chẩn đoán. Cảm giác này thường bắt nguồn từ các nguyên nhân sau đây, cụ thể:

Nguyên nhân gây nghẹn cổ họng khó thở

Nguyên nhân gây nghẹn cổ họng khó thở

Viêm họng mạn tính

Tình trạng viêm họng mãn tính là khi vùng niêm mạc họng tái phát sưng và viêm tấy nhiều lần, khiến người bệnh bị khô ngứa rát, luôn có cảm giác vướng họng, muốn khạc nhổ. Cổ họng sưng viêm gây khó khăn khi nuốt.

Khi viêm họng mạn tính biến chứng sẽ nặng hơn, gây viêm amidan, viêm xoang,… tình trạng vướng họng khó thở có thể tăng lên theo thời gian.

Viêm amidan

Bệnh này là một tổ chức huyết bạch nằm ngay ở cổ họng, nó có thể bị sưng viêm do nhiễm khuẩn, nấm hay kí sinh trùng. Lúc này, amidan bị sưng to lên, chèn ép khiến cổ họng bị vướng víu. Triệu chứng đi kèm để nhận biết là đau rát cổ họng, khó nuốt, sốt cao, soi thấy amidan sưng to.

Viêm xoang

Xoang khiến người bệnh thấy khó thở, vướng víu ở cổ họng, đau đầu, nghẹt mũi, đau vùng xương mặt,…Bệnh này nếu không chữa trị kịp thời và triệt để có thể tiến triển nặng, mãn tính gây ra biến chứng nguy hiểm như: suy giảm thị lực, chứng ngưng thở khi ngủ, …

Niêm mạc họng hoặc khối u thực quản

Xuất hiện khối u lồi ở niêm mạc niêm mạc hoặc thực quản họng có thể là dấu hiệu tiền ung thư thực quản. Khi khối u phát triển với kích thước ngày càng to sẽ chèn ép ở cổ họng, làm hẹp kích thước cổ họng, gây cảm giác khó thở, vướng cổ họng, khó nuốt,…

Khi ta dùng tay sờ có thể cảm nhận được khối u, cần đến bác sĩ sớm để xác định khối u là lành tính hay ác tính. Điều trị loại bỏ hoặc giảm kích thước khối u thì mới có thể cải thiện được triệu chứng bệnh.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là do dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản, gây ra cảm giác ợ nóng buồn nôn, vướng ở cổ họng. Giai đoạn đầu, tình trạng trào ngược axit xảy ra khi ăn quá no, vận động hoặc nằm sau khi ăn. Bệnh này nếu không điều trị tích cực sẽ ngày càng diễn tiến nặng, dẫn đến hẹp thực quản, thậm chí là ung thư thực quản.

>>>Xem thêm: Bị Nghẹn Cổ Họng Nguyên Nhân Do Đâu Và Chữa Như Thế Nào

                          Nghẹn Cổ Họng Khó Thở Và Một Số Vấn Đề Liên Quan

3. Cách chữa trị nghẹn cổ họng khó thở

Người bệnh khi bị nghẹn cổ họng khó thở cần sớm thăm khám và điều trị theo chỉ định từ chuyên gia chuyên khoa. Ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện những bài thuốc dân gian dưới đây :

3.1. Các bài thuốc từ mật ong

Mật ong có từ thiên nhiên với nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe và có nhiều công dụng khác nhau.

Trong Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, mật ong có chứa nhiều thành phần dưỡng chất như: vitamin, canxi, maltose, … đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của con người, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự hình thành của các tế bào gốc tự do.

Cách thực hiện

  • Hòa tan 4  thìa cà phê mật ong nguyên chất cùng với 300ml nước ấm.
  • Lưu ý người bệnh nên uống từng ngụm nhỏ cho đến hết.
  •  Dùng đều đặn 2 ly một ngày vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Làm vậy liên tục trong vài ngày để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm họng mãn tính.
Chữa nghẹn cổ họng khó thở bằng bài thuốc từ mật ong

Chữa nghẹn cổ họng khó thở bằng bài thuốc từ mật ong

3.2. Dùng tỏi chữa nghẹn cổ họng khó thở vừa đơn giản lại vừa hiệu quả

Tỏi không chỉ biết đến là gia vị để chế biến các món ăn,mà còn sử dụng để bào chế thành thuốc chữa nhiều bệnh lý khác nhau như: cảm cúm, cảm lạnh, bệnh ở đường tiêu hóa,…đặc biệt là bệnh nghẹn cổ họng khó thở.

Vì theo sự ghi nhận từ ngành y, tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, sát trùng, ấm tỳ vị. Trong đó, nhiều nghiên cứu của nền y học hiện đại cũng đã chứng minh, trong tỏi có chứa nhiều thành phần có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, diệt khuẩn. Hoạt chất allicin là một chất điển hình.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 tép tỏi tươi cùng với một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ.
  • Bóc phần vỏ rồi đem rửa sạch qua nhiều lần với nước rồi đập dập.
  • Cho toàn bộ tỏi đã sơ chế vào trong chén nhỏ, thêm 1 thìa mật ong nguyên chất vừa đủ, trộn đều rồi đem hấp cách thủy khoảng 15 phút.
  • Chờ hỗn hợp nguội rồi chắt lấy phần nước để dùng.
  • Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng 2 thìa cà phê hỗn hợp.

Kiên trì điều trị liên tiếp nhiều ngày đến khi bệnh tình giảm hoàn toàn. Bên cạnh việc sử dụng bài thuốc này, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc rượu ngâm tỏi hoặc sữa tỏi đều được.

>>>Xem thêm: Cảm giác bị nghẹn ở cổ – Nguyên nhân – Cách xử trí

3.3. Các bài thuốc từ củ gừng

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thành phần hoạt chất zingerone và gingerol có trong củ gừng có tác dụng giảm đau. Từ đó, giúp ức chế một số loại vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa và hô hấp.

Bên cạnh đó, lượng tinh dầu có trong gừng có tác dụng thông cổ họng và hạn chế sự bùng phát của các vi khuẩn gây hại.

Do đó, sử dụng bài thuốc từ ngừng mãi ngày giúp người bệnh giảm các triệu chứng bệnh. Đồng thời, giúp người bệnh phòng ngừa sự xuất hiện của các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Cách thực hiện:

  • Đem 1-2 củ gừng nhỏ tươi rửa sạch bằng nước muối pha loãng để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn bám quanh thảo dược.
  • Gọt bỏ vỏ rồi thái thành từng lát mỏng hoạt đập dập.
  • Cho ngừng đã chuẩn bị vào cốc nước nóng để hãm trong 5 – 10 phút.
  • Thêm 2 muỗng mật ong nguyên chất hoặc nước cốt chanh, khuấy đều và uống hỗn hợp khi còn ấm.
  • Mỗi ngày nên uống từ 3 ly trà gừng và dùng liên tục cho đến khi bệnh tình chuyển biến tốt.

Nếu lựa chọn gừng để trị nghẹn cổ họng khó thở, ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp gừng cùng với một số nguyên liệu khác để tăng công dụng điều trị. Một số nguyên liệu có thể kết hợp cùng với củ gừng tươi như: mật ong, muối, củ cải trắng, hoa cúc, nghệ, chanh,…

Chữa nghẹn cổ nhờ bài thuốc từ củ gừng

Chữa nghẹn cổ nhờ bài thuốc từ củ gừng

3.4. Chữa nghẹn cổ họng khó thở bằng nước ép củ cải trắng

Củ cải trắng là gia vị quen thuộc được sử dụng trong hầu hết các món ăn ngon. Không những thế, loại củ này còn được dân gian sử dụng để bào chế thành thuốc chữa một số bệnh lý thường gặp.

Trong Y học hiện nay, củ cải trắng có vị hơi cay, ngọt, tính bình. Loại thảo dược này có tác dụng chữa ho, bổ phế, lọc gan thận, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về, tiêu hóa, đường tiết niệu. Người bệnh bị nghẹn cổ họng khó thở có thể sử dụng bài thuốc từ nguyên liệu này để giảm nhẹ chứng ngứa rát cổ họng.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 2 củ cải trắng cùng với mật ong nguyên chất hoặc đường phèn.
  • Rửa sạch củ cải trắng bằng nước sạch rồi cạo bỏ vỏ, sau đó thái thành từng lát mỏng.
  • Thêm một muỗng mật ong vừa đủ vào phần củ cải trắng rồi. Đậy kín nắp sau đói để qua đêm.
  • Người bệnh sử dụng mỗi lần 1 thìa nhỏ, pha thêm một ít nước nóng để dùng.
  • Dùng mỗi ngày 3 lần và kiên trì trong nhiều ngày liền.

3.5. Dùng rễ cây cam thảo

Trong Đông y, rễ cam thảo có vị ngọt, tính bình, được quy vào kinh Tâm, túc Thái âm, túc Quyết âm Can,… Loại dược liệu này có tác dụng thông kinh mạch, ôn trung, hạ khí, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh như đau rát cổ họng, ho khan, viêm phế quản.

Ngoài ra, rễ cam thảo còn góp mặt trong nhiều bài thuốc khác như: bệnh về đường tiêu hóa, giảm đau xương khớp, viêm loét, nổi mụn nhọt,…

Bên cạnh đó, ở một số tài liệu Y học hiện đại chỉ ra, thành phần hoạt chất acid glycyrrhizic có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, rễ cam thảo giúp ức chế và tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh.

Cách thực hiện:

  • Lấy vài lát rễ cam thảo khô thêm một ít quế để hãm cùng với một ấm nước sôi như nước trà.
  • Khi các tinh chất tan đều trong nước,bỏ cặn chắt lọc lấy phần nước để uống.
  • Uống trà rễ cam thảo mỗi ngày để làm dịu cơn ngứa rát cổ họng do bệnh gây ra.

>>>Xem thêm: Nghẹn Ở Cổ Họng – Dấu Hiệu Cảnh Báo Điều Gì?

4. Một số lưu ý khi chữa viêm họng mãn tính bằng bài thuốc dân gian

Hầu hết các bài thuốc dân gian chữa nghẹn cổ họng khó thở được đánh giá là an toàn, lành tính và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý đến những vấn đề dưới đây để phát huy tối đa công dụng của bài thuốc cũng như phòng ngừa những trường hợp rủi ro có thể xảy ra.

Trong quá trình áp dụng các bài thuốc dân gian, người bệnh cũng nên kết hợp điều trị bệnh nghẹn cổ họng khó thở bằng thuốc Tây y. Nhưng chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Khi lựa chọn nguyên liệu để bào chế thành thuốc chữa nghẹn cổ họng khó thở, nên lựa chọn thảo được sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không bị nhiễm thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại. Kết hợp rửa sạch thảo dược quá nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất bám quanh.

Các bài thuốc dân gian trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý và không có tác dụng điều trị dứt điểm nên bệnh dễ tái phát trở lại trong tương lai.

Chữa bệnh bằng các loại thảo dược thường có tác dụng  chậm hơn so với thuốc đặc trị. Vì thế, người bệnh nên kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian dài và liên tiếp cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

>>>Xem thêm: Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản phải chữa làm sao?

                           Viêm Họng Mạn Tính Do Trào Ngược Dạ Dày Gây Nên Triệu Chứng Gì

5. Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người nghẹn cổ họng khó thở

Mỗi ngày súc miệng bằng nước ấm ít nhất 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. 

Người bệnh nên uống nhiều nước để cải thiện chứng khó nuốt, cổ họng khô ráp. Người bệnh nên uống mỗi ngày 2,5 lít tiêu chuẩn được các chuyên gia khuyến khích. Ngoài ra, cũng nên bổ sung cho cơ thể nhiều loại nước ép trái cây, rau củ hay các loại sinh tố.

Tăng cường bổ sung cho cơ thể nhiều loại rau xanh, hoa quả tươi, sữa, các loại ngũ cốc để tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe.

 Cách giúp cho cơ thể được phục hồi nhanh chóng là dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi

 Người bệnh hạn chế tối đa việc hút thuốc lá, uống rượu bia; trà đặc; cà phê. Bên cạnh đó, các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng cần được hạn chế sử dụng.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người có triệu chứng nghẹn 

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người có triệu chứng nghẹn

6. Cách cấp cứu cho người nghẹn cổ họng khó thở nguyên nhân do nghẹn thức ăn

6.1. Cấp cứu cho trẻ em dưới 3 tuổi

Các cách cấp cứu cho trẻ dưới 3 tuổi của nhân viên y tế:

Cấp cứu theo tư thế sấp

  • Nhân viên cứu thương phải ngay lập tức đặt em bé nằm sấp lên đùi, hoặc giữ bé nằm sấp bằng một tay.
  • Lấy bàn tay bóp nhẹ hai bên má của bé cho bé mở miệng ra, cánh tay ép vào ngực trẻ.
  • Tay kia vỗ vào lưng bé 5 lần, và quan sát xem bé có nhổ ra dị vật gì không.

Cấp cứu theo tư thế ngửa

  • Nhân viên ý tế có thể sử dụng một tư thế khác, lật bé lại, cho bé nằm ngửa.
  • Nhân viên y tế quỳ xuống, đặt bé nằm ngửa trên đùi nhân viên cứu thương, đầu hướng về phía trước.
  • Cứu hộ dùng ngón trỏ hay ngón giữa, để ở dưới ngực và phần bụng trên rốn bé, nhấn vào một cách nhanh chóng, với lực vừa phải, tránh làm mạnh khiến trẻ tổn thương.
  • Lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi dị vật đi ra.
Cấp cứu cho trẻ em dưới 3 tuổi bị nghẹn

Cấp cứu cho trẻ em dưới 3 tuổi bị nghẹn

6.2. Cấp cứu cho người lớn

Quá trình cấp cứu y tế cho người lớn khi bị nghẹn thức ăn gây khó thở như sau:

  • Nhân viên y tế đứng đằng sau bệnh nhân, dùng hai cánh tay vòng quanh eo của bệnh nhân, rồi nắm hai tay lại.
  • Một tay áp vào vùng dưới ngực và trên bụng rốn của bệnh nhân.
  • Tay còn lại của nhân viên y tế nắm chặt tay kia, dùng lực ấn mạnh vào bụng bệnh nhân.
  • Ấn nhiều lần liên tiếp cho đến khi dị vật thải ra ngoài.

Trường hợp người lớn khi bị hóc dị vật, có thể làm tương tự bước 3, nhưng nếu không có người giúp, thì có thể tự cúi xuống, dựa vào một vật thể bằng cố định, ép bụng mình vào vật thể đó, tác động ép nhanh, mạnh và dứt khoát, lặp đi lặp lại cho đến khi dị vật thải ra.

7. Phương pháp chữa trị từ chuyên gia

Nhiều bệnh nhân khi phát hiện triệu chứng nghẹn họng khó thở cảm thấy vô cùng sợ hãi, muốn tìm cách điều trị nghẹn cổ khó thở thật hiệu quả nhanh chóng.

Các chuyên gia tai mũi họng cho biết, trong trường hợp này, bệnh nhân cần bình tĩnh và đến cơ sở y tế chuyên khoa khám cụ thể.

Tại cơ sở y tế chuyên tai mũi họng, bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng, nội soi tai mũi họng xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, nhân viên y tế sẽ lên phác đồ điều trị thích hợp:

 7.1. Chữa nghẹn cổ họng khó thở bằng phương pháp JCIC xâm lấn tối thiểu

Trong trường hợp bệnh nhân bị các bệnh lý thường như viêm họng, viêm amidan, loạn cảm họng,…ở mức độ nhẹ,các chuyên gia sẽ kê đơn thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm, diệt khuẩn, trung hòa axit dạ dày,…giúp bệnh nhân đẩy lui các triệu chứng bệnh và làm niêm mạc họng phục hồi từ từ, nhờ vậy, bệnh được đẩy lùi tốt.

Bệnh nhân cần lưu ý khi sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của chuyên gia,cần thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt với các loại thực phẩm mềm,dinh dưỡng, ít kích ứng cổ họng.

7.2. Phương pháp gắp dị vật

Phương pháp gắp dị vật được thực hiện nếu bệnh nhân bị nghẹn cổ khó thở là do hóc dị vật thể. Sau khi nội soi xác định vị trí dị vật, chuyên gia sẽ sử dụng cây gắp dị vật chuyên dụng để lấy dị vật ra ngoài.

Nếu dị vật mắc sâu trong cổ họng, chuyên gia sẽ sử dụng  thiết bị gắp dị vật nội soi. Sau khi gắp dị vật, chuyên gia có thể kê thêm đơn thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh…giúp phục vùng hồi tổn thương do dị vật gây ra.

Phương pháp gắp dị vật

Phương pháp gắp dị vật

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cũng như một số mẹo nhỏ trong điều trị nghẹn cổ họng. Tuy nhiên, những người bệnh bị nghẹn cổ họng nên đi thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích được các mẹ bầu trong cả quá trình mang thai.

Liên hệ qua HOTLINE 18006091 để các đội ngũ chuyên gia có thể giải quyết ngay khi có triệu chứng hoặc dấu hiệu bất thường của dạ dày,…để được thăm khám và tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091