Ăn Không Tiêu Buồn Nôn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Lý Gì Nguy Hiểm

Ăn Không Tiêu Buồn Nôn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Lý Gì Nguy Hiểm

Ăn không tiêu buồn nôn có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm ai cũng cần biết

Ăn không tiêu buồn nôn có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Trên thế giới có khoảng 25% dân số gặp phải rối loạn về tiêu hóa, trong đó chủ yếu là tình trạng ăn không tiêu buồn nôn. Thế nên, do chưa hiểu rõ và căn bệnh này cũng không gây ảnh hưởng nhiều gì đến sức khỏe của người mắc phải nên chúng ta thường không quan tâm và bỏ qua nó mà không chữa trị tận gốc. Chấp nhận “sống chung với lũ”, có lẽ đây chính là một quyết định sai lầm nhất, tại vì sao chứ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.

1.  Ăn không tiêu buồn nôn là bệnh gì?

Muốn biết một căn bệnh có nguy hiểm hay không, trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu ăn không tiêu buồn nôn là bệnh gì và các triệu chứng phổ biến của nó ra sao.

Ăn không tiêu là một trong những tình trạng do rối loạn tiêu hóa nhẹ gây ra. Nó gồm cảm giác khó chịu vùng bụng trên, đôi khi là đau bụng, đầy hơi, trướng bụng. có thể  xuất hiện những cơn đau bụng nhẹ và cảm thấy buồn nôn.

Hiện tượng này xuất hiện nhiều nhất là  sau khi ăn.

Thường thì, tình trạng bệnh ăn không tiêu buồn nôn không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, ăn không tiêu buồn nôn xuất phát từ các bệnh lý về đường tiêu hóa khác, lúc này thì chúng ta không thể chủ quan được nữa rồi.

>>>> Đọc thêm: Ăn Khó Tiêu Là Gì, Nguyên Do Phát Sinh, Triệu Chứng Và Giải Quyết

2. Top 5 nguyên nhân ăn không tiêu buồn nôn thường gặp

Top 5 nguyên nhân ăn không tiêu buồn nôn thường gặp nhất là:

2.1. Thói quen ăn uống

Nhiều bệnh nguy hiểm có triệu chứng ăn không tiêu buồn nôn

Nhiều bệnh nguy hiểm có triệu chứng ăn không tiêu buồn nôn

Ăn quá nhiều, ăn quá nhanh, nhất là nói chuyện trong khi ăn, làm chúng ta nuốt nhiều không khí là nguyên nhân dễ dàng nhất dẫn đến tình trạng ăn không tiêu buồn nôn

Dung nạp một lượng lớn các món ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas, các món có cồn,… cũng gây khó khăn cho tiêu hóa cũng dẫn đến tình trạng trên.

Các thực phẩm khó tiêu, thường xuyên sử dụng một loại thực phẩm, chế độ dinh dưỡng không cân đối sẽ làm chúng ta bị tình trạng khó tiêu.

2.2. Không dung nạp Lactose hoặc bị dị ứng thực phẩm 

Đối với cơ thể không thể tiêu hóa được Lactose (chất đường chính trong sữa) có thể dẫn tới ăn không tiêu buồn nôn.

Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh uống sữa hoặc sử dụng các chế phẩm từ sữa.

Còn đối với những trường hợp dị ứng thực phẩm nhẹ hoặc nhiễm độc từ thức ăn cũng xảy ra hiện tượng ăn không tiêu buồn nôn do hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, cần lập tức đào thải chất độc ra ngoài cơ thể.

2.3. Stress

Nghe có vẻ khó tin nhưng stress lâu ngày cũng có thể dẫn đến ăn không tiêu, buồn nôn. Việc Căng thẳng, mệt mỏi làm rối loạn quá trình tiêu hóa bình thường làm xảy ra hiện tượng trên.

Thường xuyên làm việc với cường độ công việc cao, chịu quá nhiều áp lực trong học tập, cuộc sống làm cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược gây ra rối loạn tiêu hóa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường thấy.

2.4. Thuốc Tây

Một số thuốc tây có tác dụng phụ là ăn không tiêu hoặc gây buồn nôn cho bệnh nhân.

Nếu chúng ta quá lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài mà không kèm theo thuốc trị tác dụng phụ có thể gây ra các hiện tượng như đầy hơi, khó tiêu.

2.5. Bệnh lý

Một vài bệnh lý về dạ dày, đường tiêu hóa,… gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất.

Các bệnh về: Tuyến tụy, bệnh sỏi mật, viêm gan,… cũng là nguyên nhân dẫn đến suy giảm chức năng gan – mật, giảm bài tiết mật và enzym tiêu hóa gây ăn không tiêu buồn nôn.

Một số bệnh lý về dạ dày khác thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như: Viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày,… Từ đó làm dạ dày – tá tràng suy giảm chức năng hoạt động dẫn đến ăn không tiêu buồn nôn, đầy hơi và nôn.

>>>> Tìm hiểu ngay: Biểu Hiện Của Các Bệnh Lý Thuộc Dạ Dày, Nguyên Do Và Cách Điều Trị

3. Triệu chứng ăn không tiêu buồn nôn không nên xem thường

Nhiều bệnh nguy hiểm có triệu chứng ăn không tiêu buồn nôn

Đau bụng âm ỉ kéo dài là dấu hiệu của ăn không tiêu buồn nôn

Ăn không tiêu có thể xuất hiện thường xuyên hoặc từng cơn với một số triệu chứng thường thấy như sau:

+ Sau mỗi bữa ăn thường cảm thấy đầy bụng, no lâu do thức ăn không được tiêu hóa được. Cảm giác trướng bụng, bụng căng cứng, rất tức bụng khó chịu.

+ Trung tiện (đánh rắm), ợ hơi nhiều lần mà vẫn không giảm được cảm giác đầy bụng, vẫn cảm giác bụng căng cứng khó chịu.

+ Triệu chứng buồn nôn và đôi khi là nôn, miệng có vị chua nóng do axit trào ngược lên miệng – thực quản. Đôi lúc là rát cổ họng do axit gây ra.

+ Cảm giác như bao tử chúng ta đang co thắt có tiếng, bụng nóng lên.

+ Xuất hiện các cơn đau bụng âm ỉ và kéo dài, xu hướng đau bụng này ngày càng tăng lên.

Đặc biệt, khi xuất hiện những triệu chứng ăn không tiêu buồn nôn nguy hiểm hơn như: Nôn ra có lẫn máu, không có cảm giác thèm ăn mặc dù cơ thể đang cảm thấy đói, sụt cân quá mức mà không hiểu rõ nguyên nhân vì sao, đầy bụng khó tiêu kéo dài trước khi ăn và sau khi ăn… thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, cho lời khuyên cụ thể và có được phương pháp điều trị thích hợp.

4. Ăn không tiêu buồn nôn có nguy hiểm không?

Ăn không tiêu buồn nôn là một tình trạng có thể thường gặp, nó thường không nguy hiểm nhưng nếu kéo dài, quá chủ quan thì có thể gây nguy hiểm cho người mắc phải.

Ăn không tiêu buồn nôn kéo dài có thể là dấu hiệu của một bệnh lí đặc biệt nghiêm trọng nào đó. Nó có thể khiến người bệnh suy nhược, sụt cân nghiêm trọng, làm cho bệnh nhân suy giảm sức đề kháng. Ngoài ra còn sinh ra nhiều bệnh lý do hệ miễn dịch suy giảm.

Bên cạnh những tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra kể trên, nếu chúng ta còn để ăn không tiêu buồn nôn kéo dài còn có thể bỏ qua dấu hiệu của nhiều bệnh lý về tiêu hóa khác. Nếu không được kịp thời điều trị, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của chúng ta.

5. Một số bệnh lý và biến chứng nguy hiểm do ăn không tiêu buồn gây ra

5.1 Bệnh đau dạ dày (đau bao tử)

+ Đau bao tử bao gồm các vết viêm, loét dạ dày – tá tràng như: Viêm dạ dày cấp, chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng, tệ hơn là ung thư dạ dày, hẹp môn vị,…

Đây đều là những bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu chúng ta không kịp thời phát hiện, có phương hướng điều trị cụ thể có thể dẫn đến tử vong do thủng dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày (stomach cancer).

+ Biểu hiện của bệnh nhân đau dạ dày:

-Đau thượng vị, vùng trên rốn dưới xương ức.

-Cơn đau có thể xuất hiện từng cơn kèm theo cảm giác: Nóng rát, tức bụng, đau âm ỉ cực kì khó chịu.

-Kén ăn do hệ tiêu hóa không ổn định làm cho ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, không có cảm giác ngon miệng nên không muốn ăn.

-Ợ hơi, ợ chua do bao tử không tiêu hóa được thức ăn làm thức ăn lên men và sinh ra ợ hơi (kèm theo hiện tượng đau ở xương ức, ức hoặc sau mũi).

-Buồn mửa và mửa là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc bệnh về dạ dày cao. Nếu nôn kéo dài và nghiêm trọng có thể gây: Rách thực quản, rách niêm mạc thực quản.

5.2. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

+ Bệnh có xu hướng tăng ở người trẻ tuổi do chế độ ăn uống và thói quen không khoa học. Thường gây tổn thương ở lớp niêm mạc của thực quản có thể dẫn đến chảy máu, nguy hiểm nhất là gây ung thư thực quản.

+ Biểu hiện của bệnh phải kể đến là:

-Đau chướng bụng, nóng rát ở thượng vị, cơn đau thường xuất hiện sau bữa ăn, đôi khi là cúi gập người hay lúc chúng ta lao động quá sức.

-Ăn không tiêu kèm theo mửa, khi mửa đôi lúc kèm theo dịch vị hay thức ăn ở dạ dày.

-Ợ hơi, ợ chua, trong khoang miệng luôn nhiều nước bọt, có cảm giác đắng miệng, cổ họng đau rát, nuốt thức ăn đặc khó khăn.

-Đau tức ngực, ho về đêm có thể nhầm với bệnh khác.

>>>> Tìm hiểu thêm: Tạm Biệt Nỗi Lo Trào Ngược Dạ Dày Gây Mệt Mỏi Ngay Hôm Nay

5.3. Đại tràng co thắt

Ăn không tiêu buồn nôn cũng là triệu chứng thường thấy ở bệnh đại tràng co thắt.

Nếu chúng ta không kịp thời điều trị có thể gây thủng, chảy máu đại tràng. Nghiêm trọng hơn là ung thư đại tràng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và có thể tử vong.

+ Bệnh có những biểu hiện thường thấy như sau:

-Bụng hay bị sôi, đôi khi là âm ỉ ở khung đại tràng, chúng ta dùng tay trần sờ dọc khung đại tràng sẽ thấy có các u cục nổi lên trên.

-Chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, buồn mửa, đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

-Bụng dễ chịu hơn khi đại tiện nhưng có cảm giác phân chưa hết, đi phân sống.

6. Cách chữa trị ăn không tiêu buồn nôn hiệu quả

6.1. Bài thuốc dân gian

6.1.1. Uống trà gừng

Trong gừng có hoạt chất  shogaol và gingerol. Hoạt chất này trong gừng có công dụng giúp giảm đau, kháng viêm, chữa đầy bụng, giảm các triệu chứng ăn không tiêu buồn nôn, làm sạch đường ruột.

Cách đơn giản nhất là ngậm vài lát gừng hoặc lấy một củ gừng rửa sạch, sau đó cắt lát, rồi hãm với nước sôi. Dùng nước này để uống như trà sẽ tốt cho hệ tiêu hóa.

Hoặc nhai một ít gừng tươi sau bữa ăn hoặc pha 1 muỗng canh bột gừng vào nửa chén của nước sôi, để hỗn hợp hòa tan trong 10 phút và uống 3 lần trong ngày.

Mỗi ngày hãy uống 1 ly trà gừng để ngăn ngừa các triệu chứng do rối loạn tiêu hóa gây ra, gừng có có tác dụng tốt trong nhiều căn bệnh khác.

6.1.2. Sữa chua

Sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn tự nhiên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Những lợi khuẩn này được hình thành do quá trình lên men, chúng sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn có hại, ức chế sản sinh khí ở dạ dày.

Hãy bổ sung cho cơ thể mỗi ngày 1 hộp sữa chua để đẩy lùi tình trạng ăn không tiêu buồn nôn.

6.1.3. Uống chanh muối

Trong chanh có chứa hàm lượng axit lớn sẽ giúp thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa nhanh. Nhờ thế mà dạ dày sẽ rỗng khiến bạn ít cảm thấy chướng bụng và không còn cảm thấy muốn nôn nữa.

Bản thân muối có tác dụng sát khuẩn, làm lành vết thương ở dạ dày.

Lấy 1 muỗng nước cốt chanh, 2 muỗng đường, nửa muỗng muối cho vào 300ml nước ấm, sau đó khuấy đều. Uống trước bữa ăn 30 phút, chúng ta sẽ cảm thấy không còn khó chịu ở bụng nữa.

6.1.4. Bạc hà

Bạc hà chứa Mentol tốt cho sức khỏe

Bạc hà chứa Mentol tốt cho sức khỏe

Bạc hà có chứa hoạt chất Menthol, chất này giúp cơ động ruột được thư giãn, đẩy lùi khí hơi ở dạ dày và giảm đau hiệu quả.

Theo kinh nghiệm trong dân gian, người ta dùng thảo dược này để ăn không tiêu buồn nôn. 

Lấy khoảng 20 gram lá bạc hà tươi, rửa sạch, sau đó giã nát, rồi ép lấy nước uống. 

Uống liên tục khoảng 1 tuần sẽ thấy tình trạng chướng bụng không còn.Tinh chất trong bạc hà hỗ trợ hệ tiêu hóa, kích thích đường ruột, làm tan khí hơi  đây cũng là nguyên nhân chính gây chứng ăn không tiêu.

Ngoài ra người bệnh có thể nhai sống từ 1 đến 2 lá bạc hà hoặc đun chúng trong nước sôi và cho 2 muỗng canh lá bạc hà và ngâm trong 5 phút, sau đó uống trà bạc hà hằng ngày.

6.1.5. Quế

Quế chữa ăn không không tiêu buồn nôn rất hiệu quả

Quế chữa ăn không không tiêu buồn nôn hiệu quả

Quế là phương thuốc có hiệu quả lập tức trong việc chữa trị chứng ăn không tiêu buồn nôn. Nó có tác dụng xoa bóp dạ dày, kích thích hệ tiêu hóa hiệu quả.

Pha nửa muỗng bột quế, nửa muỗng mật ong vào tách sữa ấm. Uống hợp chất này khi có triệu chứng chướng bụng, ăn không tiêu.

6.2. Chữa ăn không tiêu buồn nôn bằng thuốc tây

Trong trường hợp đã áp dụng các bài thuốc dân gian trên vẫn không giảm, bệnh nhân hãy sử dụng nhiều cách khác sau đây.

Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định để chữa bệnh trên gồm: 

+Thuốc ức chế bơm proton:  Omeprazol, Rabeprazol Esomeprazol, Omeprazol,…. Có tác dụng đẩy các khí tích tụ ở dạ dày, giải phóng khí ra ngoài. Tác dụng phụ: Gây mất ngủ, chóng mặt, đau đầu, đi tiểu rắt,…

+Thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau: Trong trường hợp người bệnh có kèm theo bệnh lý khác như: Viêm loét dạ dày, viêm tá tràng, viêm đường ruột,.. thì sẽ được các bác sĩ kê các toa: Thuốc giảm đau, kháng sinh.

+Thuốc giúp dạ dày co bóp ổn định:  Domperidon, Metoclopramid ,…Có tác dụng giúp hệ tiêu hóa co bóp ổn định để thức ăn được đẩy nhanh xuống ruột non. Giảm cảm giác khó tiêu, buồn nôn. Tác dụng phụ như: Rối loạn tiêu hóa, đi tiểu nhiều, tức ngực,…

+Men tiêu hóa:  Enterogermina,  Neopeptine, Festal,,… Có tác dụng là bổ sung lợi khuẩn nhằm hỗ trợ cho dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Tác dụng phụ: Dạ dày giảm chức năng bài tiết men tiêu hóa.

Người bệnh ăn không tiêu buồn nôn cần lưu ý không tự ý mua, không thay đổi liều dùng và cách dùng đã được bác sĩ hướng dẫn. Việc lạm dụng nhiều thuốc tây sẽ gây ra các tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất, hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để nhanh khỏi bệnh và dùng đủ liều lượng.

6.3. Thay đổi thói quen sống

Súp lơ xanh gây đầy hơi, khó tiêu

Súp lơ xanh gây đầy hơi, khó tiêu

Thay đổi thói quen sống được coi là cách dễ nhất và không tốn kém trong việc giúp điều trị chứng ăn không tiêu:

+Ăn rau củ quả mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất xơ: Bắp cải, súp lơ, bông cải xanh vì chúng dễ gây đầy hơi, khó tiêu. 

+Ăn chậm nhai kỹ, ăn đúng giờ, nhai kỹ giúp phá vỡ thức ăn, quá trình tăng tiết các enzyme tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, nhờ nước bọt thấm đều vào thức ăn. 

+ Xây dựng bữa ăn cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường,…

+ Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, nhiều tinh bột và chất xơ.

+ Không dùng chất kích thích như cafe, rượu, bia, thuốc lá,…

+ Tăng cường vận động, tham gia môn thể thao nhẹ nhàng, dành thời gian nghỉ ngơi,… giúp tinh thần thoải mái, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.

+ Làm việc điều độ, cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.

+ Hạn chế dùng thuốc gây tác dụng phụ dẫn đến tình trạng khó chịu ở hệ tiêu hóa. Nếu bị các bệnh về đường tiêu hóa thì cần khám và điều trị dứt điểm.

6.4. Chữa ăn không tiêu bằng Đông y

Các bài thuốc giúp chữa ăn không tiêu hiệu quả tận gốc.

+ Bạch mao căn: Có tác dụng chính là ức chế vi khuẩn, tiêu diệt chúng, cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể.

+ Cây chỉ thiên: Cây này giúp chữa trị những chứng rối loạn tiêu hóa.

+ Nhân trần: Giúp nhân đôi công dụng hỗ trợ, ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư bên trong dạ dày.

+Hoàng bá: Vị thuốc này hỗ trợ các chức năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn tốt hơn.

+ Kim ngân: Là vị thuốc giúp kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả.

6.5. Xoa dịu cơn đau do ăn không tiêu buồn nôn bằng mẹo dân gian

Massage hỗ trợ điều trị ăn không tiêu buồn nôn

Massage hỗ trợ điều trị ăn không tiêu buồn nôn hiệu quả bất ngờ

Khi tình trạng ăn không tiêu, buồn nôn diễn ra thường xuyên, người bệnh thường rất mệt mỏi, khó chịu, mất hẳn đi cảm giác ngon miệng. Chúng ta có thể cải thiện tình trạng này bằng cách dân gian do ông bà ta để lại từ thế hệ này sang thế hệ khác như sau:

+ Chườm nóng: Dùng túi chườm nóng, nếu không có thì dùng khăn ấm đặt lên bụng, điều này sẽ giúp kích thích hoạt động của các mạch máu vùng bụng xoa dịu cơn đau bụng và chứng khó tiêu hiệu quả.

+ Massage bụng: Đây cách được nhiều người áp dụng, có thể tiến hành massage theo chiều kim đồng hồ ở vùng bụng hoặc áp dụng phương pháp xoa tam tiêu (xoa từ bụng dưới đến bụng trên và cuối cùng là ngực).

Trên đây là tất tần tật mọi điều về chứng ăn không tiêu buồn nôn. Tôi đã đưa ra 5 cách hiệu quả nhất để giúp bạn bớt lo lắng hơn về căn bệnh không phải hiếm xảy ra này.

Tuy nhiên nếu tất cả các các cách trên vẫn không giúp tình trạng của bạn thuyên giảm, nên đến các phòng khám chuyên khoa để thăm khám, khi đó bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất và phương pháp điều trị hiệu quả với từng cơ địa người bệnh.

Liên hệ Hotline 18006091 để được tư vấn miễn phí và lộ trình điều trị hiệu quả các triệu chứng trên. Chúng tôi cam đoan sẽ hỗ trợ cho các bạn hết mình.

 

 

 

 

 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091