Biểu Hiện Của Bệnh Dạ Dày, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Biểu Hiện Của Bệnh Dạ Dày, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bệnh lý liên quan tới dạ dày đang xảy ra với tần suất ngày một phổ biến và trở thành một nỗi lo lớn với nhiều người hiện nay. Vậy biểu hiện của bệnh dạ dày là như thế nào? Nguyên nhân do đâu và cách điều trị nào mang lại hiệu quả cao… Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây được các bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia của Scurma Fizzy tổng hợp và trả lời cụ thể!

1. Hiểu thêm về dạ dày 

Dạ dày là cơ quan quan trọng bậc nhất của cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.

Vai trò của dạ dày là bước đầu tiên chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể đồng thời cũng có những điều kiện cần thiết để loại bỏ những tác nhân có hại trong thức ăn không cho chúng xâm nhập vào cơ thể như pH thấp (từ 1-2), dịch nhầy, hệ thống mạch bạch huyết dày đặc,… 

Vị trí dạ dày nằm chếch về bên trái của phần bụng, nằm trải dài từ dưới xương ức và hạ sườn trái sang tới giữa bụng, trên rốn.

Dạ dày được chia thành 4 phần chính 

  • Tâm vị
  • Đáy vị
  • Thân vị
  • Phần môn vị: được chia thành 3 phần là hang môn vị, ống môn vị, môn vị. 
bieu-hien-cua-benh-da-day-1

Cấu tạo dạ dày

Thành dạ dày có 5 lớp 

  • Áo thanh mạc
  • Tấm dưới thanh mạc
  • Áo cơ : gồm 3 lớp cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo
  • Tấm dưới niêm mạc
  • Niêm mạc

2. Nguyên nhân gây các biểu hiện của bệnh dạ dày

Nguyên nhân chủ yếu của các bệnh dạ dày là do mất cân bằng giữa các yếu tố hủy hoại dạ dày (acid dịch vị, pepsin, H.pylori,…) và các yếu tố bảo vệ dạ dày (chất nhầy, bicarbonat,…).

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh dạ dày : 

  • Acid dịch vị 

Vai trò của acid dạ dày gồm

    • Hoạt hóa pepsinogen thành pepsin – enzyme phân giải protein;
    • Tạo pH tối thuận cho pepsin hoạt động;
    • Làm biến tính protein giúp enzyme dễ dàng phân cắt tiêu hóa;
    • Diệt vi khuẩn trong thức ăn;
    • Giúp hấp thu các ion như Fe2+, Ca2+,…
    • Kích thích bài tiết dịch tụy, ruột non và dịch mật thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Khi acid dịch vị tiếp xúc được với lớp niêm mạc dạ dày nó có khả năng làm tổn thương luôn cả dạ dày do đây là một tác nhân tiêu hóa không chọn lọc.

  • Pepsin 

Enzyme phân giải protein, cũng giống như acid dịch vị thì pepsin nếu tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc dạ dày sẽ gây những tổn thương cho chính lớp niêm mạc này, tiếp xúc càng lâu tổn thương càng sâu và nghiêm trọng.

  • Vi khuẩn H.pylori 

Đây là tác nhân chủ yếu gây các bệnh lý liên quan tới viêm loét dạ dày – tá tràng.

Nhờ cơ chế tự phân giải urea trong dạ dày bệnh nhân thành NH3 giúp tự bảo vệ vi khuẩn khỏi acid dịch vị đồng thời tiết ra những enzyme phân giải (protease, lipase,…) gây độc cho tế bào

Không những thế vi khuẩn này có khả năng gây những vết loét trên niêm mạc dạ dày từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Vi khuẩn này dễ dàng lây nhiễm qua đường tiêu hóa (miệng-miệng, phân-miệng, dạ dày-miệng) qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân, vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ, ăn uống chưa hợp vệ sinh,… 

>>> Xem thêm: Vi khuẩn HP dạ dày là gì và những điều cần biết về vi khuẩn Hp

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) 
Thuốc NSAIDS

Thuốc NSAIDS

Tác dụng không mong muốn điển hình của nhóm thuốc này là làm tăng tiết acid dịch vị, giảm tiết chất nhầy, bicarbonat từ đó gây ra những tổn thương cho niêm mạc dạ dày, gây ra tình trạng viêm hoặc loét dạ dày nếu sử dụng với liều cao và trong thời gian kéo dài.

Nhóm đổi tượng hay bị bệnh dạ dày do nguyên nhân này thường là người cao tuổi, do hay sử dụng NSAID để điều trị các bệnh lý xương khớp. 

  • Stress 

Là trạng thái căng thẳng, lo lắng quá độ xảy ra trong thời gian kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe tâm sinh lý của người bệnh.

Dạ dày là cơ quan có liên kết mật thiết với hệ thần kinh trung ương vì vậy sự thay đổi về trạng thái tâm lý sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới dạ dày, gây ra rối loạn chức năng.

Ngoài ra stress còn làm tăng khả năng tiếp xúc với các thói quen không lành mạnh như uống rượu bia, hút thuốc lá, thức khuya, ăn uống không điều độ, ăn đồ ăn có vị quá mạnh (quá cay nóng, chua),… những thói quen này cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý dạ dày như dạ dày bị viêm loét, bao tử bị chảy máu,…

Những bệnh lý có thể dẫn đến các biểu hiện của bệnh dạ dày :

  • Hội chứng Zollinger – Allison 

Đây là tình trạng khối u gây nên tăng tiết gastrin từ đó dẫn đến tăng tiết acid dịch vị, làm tăng nguy cơ hình thành các vết loét tại dạ dày.

Người mắc bệnh thường có nhiều vết loét có kích thước và tình trạng khác nhau ở niêm mạc dạ dày, có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như xuất hiện lỗ thủng dạ dày, xuất huyết hệ tiêu hóa, ung thư dạ dày,…

  • Vấn đề của tuyến giáp 

Hormon tuyến giáp có ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa. Khi bệnh nhân bị cường giáp hoormon sản xuất quá mức dẫn đến hoạt động tiêu hóa tăng mạnh gây biểu hiện của bệnh dạ dày như các cơn đau quặn thắt, tiêu chảy,…

Ngược lại khi hoormon sản xuất ít hoạt động tiêu hóa lại chậm lại gây tình trạng chán ăn, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, táo bón,… 

  • Hội chứng ruột kích thích 

Đây là bệnh lý mãn tính, có thể gây triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón hoặc cả 2 triệu chứng này đan xen nhau.

Tuy không gây các biến chứng quá nguy hiểm nhưng bệnh lý này làm thay đổi hoạt động của ruột đáng kể, gây nên cả những biểu hiện của bệnh dạ dày như đau bụng, khó tiêu, ợ hơi,…

  • Viêm ruột, tắc ruột 

Những bệnh lý liên quan tới ruột cũng làm ảnh hưởng ít nhiều tới dạ dày. Ruột co vấn đề sẽ làm cho thức ăn ứ đọng tại dạ dày lâu hơn bình thường từ đó gây các biểu hiện của bệnh dạ dày như chướng bụng, buồn nôn, nôn ói, đầy hơi,…

  • Viêm gan, tắc mật 

Gan, mật là 2 cơ quan quan trọng trong vấn đề tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng nhất là chất béo.

Khi dịch mật không tiết ra đủ, chất béo không được vận chuyển và tiêu hóa từ đó ứ đọng tại dạ dày gây nên biểu hiện của bệnh dạ dày như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy,… 

bieu-hien-cua-benh-da-day-2

Các yếu tố ảnh hưởng đến dạ dày

3.Biểu hiện của bệnh dạ dày 

3.1. Vị trí đau biểu hiện của bệnh dạ dày

Có 3 vị trí đau dạ dày thường gặp là :

  • Đau thượng vị 

Đây là vị trí đau thường gặp nhất, cơn đau xảy ra ở khu vực ngay dưới xương ức và trên rốn. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội lan dần sang ngực và bụng.

Thường xảy ra khi đói hoặc khi ăn quá no, có thể kèm theo triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát. Khi xảy ra cơn đau ở vùng này có thể là biểu hiện của bệnh dạ dày như viêm loét thượng vị, trào ngược dạ dày thực quản,…

bieu-hien-cua-benh-da-day-3

Vị trí đau dạ dày

  • Đau ở vùng giữa bụng, quanh rốn 

Biểu hiện của bệnh dạ dày ở vị trí này thường kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn ói, ợ hơi, đau quặn thắt bụng

Cơn đau có thể lan dần xuống vùng bụng bên phải và rất khó để phân biệt đâu có phải ở dạ dày hay không do có nhiều cơ quan ở phần này vì vậy khi xuất hiện biểu hiện của bệnh dạ dày ở vị trí này bạn cần đi thăm khám để có kết quả chính xác nhất.

  • Đau vùng hạ sườn trái 

Đau dạ dày ở vị trí này bệnh nhân sẽ cảm thấy bụng cồn cào, có cảm giác hay đói, nóng bụng nhưng khi ăn no xong lại bị khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. 

3.2. Buồn nôn, nôn mửa

Đây là triệu chứng thường xảy ra khi có vấn đề về hệ tiêu hóa như niêm mạc bị tổn thương, nhiễm khuẩn, xuất huyết dạ dày,…

Lúc này phản xạ của dạ dày là co thắt mạnh, tống thức ăn có trong dạ dày đi nên gây biểu hiện của bệnh dạ dày này. 

Buồn nôn, nôn ói

Buồn nôn, nôn ói là một trong những biểu hiện của bệnh dạ dày.

3.3. Ăn uống khó tiêu, chướng bụng, chán ăn

Khi dạ dày bị tổn thương, chức năng bình thường cũng sẽ bị rối loạn. Vì vậy hiệu quả tiêu hóa thức ăn cũng bị ảnh hưởng, thức ăn sẽ xuống ruột chậm hơn, các chất dinh dưỡng không được hấp thu hoàn toàn gây cảm giác khó tiêu, chướng bụng và mau no, ăn không ngon.

3.4. Chảy máu tiêu hóa

Đối với tình trạng viêm loét dạ dày thì đây là biến chứng khá nặng. Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng vết loét ăn sâu xuống dưới lớp niêm mạc đến phần mạch máu.

Biểu hiện của bệnh dạ dày thường gặp của biến chứng này là đi tiêu phân đen, đau bụng dữ dội, nôn ói ra máu,… nếu mất máu quá nhiều còn có thể gây hạ huyết áp, khó thở, tim nhanh, ngất xỉu,…

Vì vậy khi thấy những biểu hiện của bệnh dạ dày đặc trưng cho xuất huyết như trên thì cần đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện gần nhất.

3.5. Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng

Khi xảy ra biểu hiện của bệnh dạ dày này thì dịch tiêu hóa, dịch vị dạ dày,… có tình trạng trào ngược lên lại thực quản, gây nóng rát, vị chua gắt ở cổ họng.

Nguyên nhân có thể là do cơ vòng dưới thực quản có vấn đề, đóng không chặt nên dịch tiêu hóa, thức ăn mới đẩy lên thực quản.

>>> Xem thêm : Ợ chua, ợ hơi và những thông tin xoay quanh

Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng

Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng

3.6. Rối loạn tiêu hóa

Khi bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm thường sẽ có những biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói, đau bụng quặn thắt,…

Biểu hiện của bệnh dạ dày này xảy ra cần chú ý bù đủ nước và điện giải cho bệnh nhân nếu không có thể dẫn đến tử vong.

4. Cách chẩn đoán biểu hiện của bệnh dạ dày

Ngoài các biểu hiện của bệnh dạ dày lâm sàng thường thấy thì các bác sĩ còn có thể chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh dạ dày một cách chính xác hơn.

  • Nội soi 

Đây là xét nghiệm thường dùng để xác định các vấn đề tại dạ dày, trực tràng. Nhờ các thiết bị chuyên dụng các bác sĩ sẽ xác định được tình trạng tổn thương tại chỗ cũng như lấy mẫu để tiến hành làm các xét nghiệm đặc hiệu hơn để xác định chính xác nguyên nhân gây biểu hiện của bệnh dạ dày.

  • Xét nghiệm huyết thanh 

Hay còn gọi là xét nghiệm máu, trong máu có chứa nhiều thành phần biểu hiện cho các vấn đề của cơ thể như bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu lympho, hồng cầu, kháng thể,…

Từ kết quả đó có thể xác định chính xác tình trạng biểu hiện của bệnh đau dạ dày đang mắc phải do nguyên nhân nào, mức độ ra sao do đó điều chỉnh được phương pháp điều trị hợp lý hơn.

  • Xét nghiệm phân 

Trong phân có thể tìm thấy xác vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa, trứng của giun sán, máu,… giúp định danh rõ được tác nhân gây bệnh.

5. Điều trị bệ nh dạ dày

5.1. Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI) :

Đây là thuốc dùng cho các bệnh lý liên quan đến viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản,…

Cơ chế của thuốc là ức chế tiết acid dạ dày thông qua việc ức chế bơm proton. Từ đó vết loét sẽ được hạn chế tiếp xúc với tác nhân hủy hoại dạ dày, hạn chế tổn thương thêm và tạo điều kiện cho lớp niêm mạc hồi phục.

Các thuốc trong nhóm bao gồm omeprazol, esomeprazol, lansoprazol, pantoprazol,… 

  • Thuốc kháng acid (antacid) 

Đây là nhóm thuốc có tính kiềm, dạng muối của magnesi (Mg2+) hay nhôm (Al3+). Tác dụng của nhóm này là trung hòa dịch acid trong dạ dày từ đó giảm nhanh tình trạng đau nóng rát, cồn cào, ợ chua, ợ nóng,…

Do là muối của kim loại đa hóa trị nên antacid nếu dùng chung với các thuốc khác có khả năng làm giảm hấp thu của các thuốc đó vì vậy nên dùng các thuốc cách xa antacid ít nhất 2 giờ.

Và cũng nên lưu ý tác dụng không mong muốn của thuốc thường gặp là tiêu chảy thẩm thấu (do Mg2+), táo bón (do Al3+).

  • Kháng sinh 

Thường được dùng khi xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn. Kháng sinh được dùng là thuốc chính trong phác đồ điều trị diệt trừ H.pylori, tuy nhiên chỉ có một số kháng sinh có phổ tác động trên vi khuẩn này mới được sử dụng và không được phép tự ý đổi thuốc điều trị.

Với tình hình đề kháng kháng sinh phức tạp như hiện nay thì các phác đồ điều trị thường sẽ kết hợp 2 hay nhiều loại kháng sinh với nhau để tăng hiệu quả điều trị cũng như giảm khả năng đề kháng của vi khuẩn.

Kháng sinh

Kháng sinh

  • Sucralfat 

Đây là thuốc dùng để bao vết loét trong dạ dày, hạn chế tiếp xúc giữa các tác nhân hủy hoại với vết thương nhằm đảm bảo vết thương không bị nghiêm trọng hơn, tạo điều kiện cho khả năng tái tạo của niêm mạc phát huy. 

  • Than hoạt tính 

Được sử dụng trong các trường hợp ngộ độc thực phẩm, chướng bụng, đầy hơi,… than hoạt có khả năng hấp phụ cao từ đó các chất độc, khí,… có trong dạ dày sẽ bị hấp phụ hết, làm giảm dần các triệu chứng khó chịu.

  • Thuốc trị tiêu chảy 

Dùng trong các trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy, ruột bị kích thích từ đó dạ dày cũng bị ảnh hưởng theo gây các biểu hiện của bệnh dạ dày.

Các thuốc thường dùng cho bệnh nhân tiêu chảy như diosmectit, loperamid, difenoxin,… 

  • Thuốc trị táo bón 

Táo bón là tình trạng lâu ngày không đi tiêu được hoặc đi khó khăn, nguyên nhân là do đại tràng có vấn đề , suy giảm chức năng hoặc do phân quá khô cứng.

Từ đó phân ứ đọng ở đại tràng lâu ngày kéo theo sự ứ đọng của các hoạt động tiêu hóa khác ở trên ruột non, dạ dày vì vậy cũng gây nên các biểu hiện của bệnh dạ dày như khó tiêu, chán ăn, chướng bụng,…

>>> Xem thêm: Cách làm giảm cảm giác bụng khó tiêu, bị chướng và đầy hơi hiệu quả

Các thuốc có thể sử dụng trong trường hợp này như methyl cellulose, bisacodyl, lactulose, macrogol,….

5.2. Điều trị không dùng thuốc

Ngoài các phương pháp điều trị bằng thuốc Tây thì việc kết hợp các phương pháp điều trị không dùng thuốc góp phần tăng hiệu quả điều trị cũng như giảm thời gian sử dụng thuốc từ đó hạn chế được các tác dụng không mong muốn của thuốc lên cơ thể.

  • Chế độ ăn

Thiết kế thực đơn hàng ngày với đầy đủ chất dinh dưỡng và nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để hạn chế nhiễm khuẩn từ thức ăn.

Ăn nhiều rau củ quả, chất xơ, không nên ăn quá no hoặc để mình quá đói, hạn chế những thực phẩm quá cay nóng, có vị chua nhiều, hạn chế uống rượu bia, nước ngọt có gas, ăn thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh,… 

Ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh môi trường sống xung quanh. Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác như bàn chải đánh răng, ly chén, muỗng,… 

  • Chế độ sinh hoạt

Hạn chế stress, căng thẳng quá độ kéo dài nên cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, có thể áp dụng các biện pháp giải tỏa căng thẳng hàng ngày như thiền, massage, tắm nước ấm, gym, yoga, đọc sách, nghe nhạc,…

Hạn chế thức khuya, ăn đêm, áp dụng đúng các thói quen sinh hoạt đúng giờ để sinh lý cơ thể được duy trì ổn định, các hoạt động của các hệ cơ quan được trơn tru hơn. 

Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để tiến hành tầm soát những biểu hiện của bệnh dạ dày từ đó xác định được hướng điều trị và thay đổi lối sống phù hợp.

Các thói quen tốt

Các thói quen tốt góp phần cải thiện biểu hiện của bệnh dạ dày.

Trên đây là một số phương pháp và cách điều trị hiệu quả cho người bệnh có những biểu hiện của bệnh dạ dày. Người bệnh cần sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị nhằm làm cho hiệu quả điều trị được cải thiện nhanh chóng, hạn chế tái phát và tạo được sự an toàn cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng thuốc Tây bên cạnh việc xây đựng thói quen ăn uống khoa học, tập thể dục thể thao, giảm căng thẳng, stress,…

Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội trong suốt khoảng thời gian 3 năm, nhằm tìm ra phương pháp ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng để tăng hiệu quả tập trung tác dụng lên 70 lần khi đem so với Nano Curcumin thông thường. Hiệu quả chữa lành vết loét và chống oxy hóa của cơ thể cũng được đồng thời tăng cao hơn so với các dạng bào chế khác.

Tìm hiểu thêm nhiều hơn về sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp dạ dày của mình được bảo vệ một cách toàn diện hơn.

Hãy cầm máy lên và liên hệ ngay vào HOTLINE 18006091 để được tư vấn cụ thể về tình trạng dạ dày mà quý độc giả đang gặp phải ngay hôm nay mà KHÔNG PHẢI TỐN MỘT ĐỒNG NÀO từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia nhằm hướng tới mục tiêu hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091