Bạn Có Biết Trào Ngược Dạ Dày Nguyên Nhân Xuất Phát Do Đâu

Bạn Có Biết Trào Ngược Dạ Dày Nguyên Nhân Xuất Phát Do Đâu

trao-nguoc-da-day-nguyen-nhan1

Trào ngược dạ dày nguyên nhân xuất phát do đâu ?

Trào ngược dạ dày là căn bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau với nhiều biểu hiện triệu chứng đa dạng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó bạn cần nắm rõ trào ngược dạ dày nguyên nhân xuất phát do đâu để có thể chủ động phòng tránh, ngăn ngừa mắc phải trào ngược dạ dày. Đồng thời, người bệnh trào ngược dạ dày khi hiểu biết được nguyên nhân bệnh sinh sẽ ý thức điều chỉnh lối sống, xây dựng thói quen lành mạnh góp phần nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát. Hãy cùng Scurma Fizzy điểm qua 11 nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thông qua bài viết dưới đây.

1.Trào ngược dạ dày nguyên nhân xuất phát do đâu ?

1.1. Trào ngược dạ dày nguyên nhân do suy cơ thắt dưới thực quản dưới

trao-nguoc-da-day-nguyen-nhan2

Trào ngược dạ dày nguyên nhân do suy yếu chức năng cơ thắt thực quản dưới

Cơ thực quản dưới đóng vai trò như một hàng rào giúp ngăn cách thực quản với dạ dày với chức năng đóng và mở đầu dưới của thực quản. Khi chức năng của cơ thắt thực quản dưới bị rối loạn và suy yếu sẽ dẫn đến cơ này không đóng hoàn toàn sau khi thực ăn đã xuống dạ dày, nguy cơ acid từ dạ dày trào ngược trở lên thực quản là rất cao. Sự suy yếu này xảy ra có thể do bẩm sinh cấu trúc cơ thể hoặc cũng có thể do các loại thực phẩm, đồ uống và thuốc.

1.2. Trào ngược dạ dày nguyên nhân do chế độ ăn uống

trao-nguoc-da-day-nguyen-nhan3

Trào ngược dạ dày nguyên nhân do ăn uống kém khoa học điển hình là hay ăn thức ăn cay nóng

Một số loại thực phẩm sẽ kích thích cơ thể tăng tiết acid dịch vị cũng như làm giãn cơ thắt thực quản dưới, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản như: bạc hà, chocolate, bơ thực vật, sốt kem, mayonnaise, chất béo, thịt nhiều mỡ, các trái cây họ cam quý, thực phẩm gia vị cay nóng, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, các sản phẩm sữa nguyên chất.

1.3. Trào ngược dạ dày nguyên nhân do thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống quá no sẽ làm căng dạ dày và ruột, giảm khả năng điều tiết của dạ dày. Tình trạng này diễn ra thường xuyên, dạ dày bị căng phòng, lớp niêm mạc bị tổn thương, khó hồi phục. Điều này sẽ dẫn đến các triệu chứng khó tiêu, viêm loét dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản.

Thói quen ăn đêm rồi nằm ngủ khiến dạ dày hoạt động liên tục không ngừng nghỉ, nếu tình trạng này kéo dài và thường xuyên, chức năng của dạ dày sẽ bị suy yếu, tiêu hóa kém dẫn đến tăng nguy cơ mắc phải trào ngược dạ dày.

1.4. Căng thẳng quá mức và kéo dài gây trào ngược dạ dày

trao-nguoc-da-day-nguyen-nhan4

Trào ngược dạ dày nguyên nhân xuất phát từ căng thẳng quá mức và kéo dài

Chịu áp lực công việc và cuộc sống một cách quá mức và lâu dài sẽ kích thích cơ thể sản sinh hormone cortisol – là yếu tố kích thích tăng sản sinh acid HCl và pepsin dịch vị, gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, cortisol cũng gây áp lực lên cơ thắt thực quản, làm suy yếu nhóm cơ này, không đủ khả năng ngăn chặn thức ăn bị trào ngược.

1.5. Béo phì – yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

Ở người béo phì, áp lực lên dạ dày gia tăng rất nhiều, làm gia tăng nguy cơ mắc phải trào ngược dạ dày thực quản. Đây thường là nguyên nhân bị xem nhẹ và ít người chú ý tìm hiểu. Người bệnh không nên xem thường yếu tố này, vì tình trạng béo phì cũng khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày trầm trọng hơn.

1.6. Trào ngược dạ dày nguyên nhân xuất phát từ việc lạm dụng thuốc quá mức

trao-nguoc-da-day-nguyen-nhan5

Trào ngược dạ dày nguyên nhân xuất phát từ việc lạm dụng thuốc tây

Sử dụng thuốc để điều trị bệnh lý và các triệu chứng là một giải pháp hợp lý, tuy nhiên bệnh nhân cần tuân thủ đầy đủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng và lạm dụng các loại thuốc sau đây có thể là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày :

  •       Thuốc kháng viêm không steroid ( NSAIDs): Điển hình cho nhóm thuốc này có thể kể đến aspirin, ibuprofen, naproxen,… Nhóm thuốc này thường các các tác dụng không mong muốn thường gặp là gây ảnh hưởng tiêu cực đến đường tiêu hóa của người sử dụng như loét dạ dày, ợ nóng, kích thích thực quản, làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới.
  •       Thuốc chẹn kênh canxi: là nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị cao huyết áp và các bệnh tim mạch.
  •       Thuốc kháng cholinergic: được chỉ định trong điều trị các bệnh rối loạn đường tiết niệu, tăng nhãn áp và dị ứng
  •       Thuốc chủ vận beta-adrenergic: Được chỉ định cho các trường hợp hen suyễn và bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD)
  •       Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: điển hình như amitriptyline, imipramine và nortriptyline.
  •       Thuốc kháng thụ thể histamin: Dùng nhiều cho các tình trạng dị ứng
  •       Thuốc giảm đau : các thuốc chứa acetaminophen và hydrocodone, codeine.
  •       Quinidine: dùng trong điều trị sốt rét và rối loạn nhịp tim
  •       Diazepam : Chỉ định điều trị co giật
  •       Dopamine: Chỉ định điều trị Parkinson
  •       Theophylline : có tác dụng làm giãn phế quản do đó được chỉ định cho bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mạn tính và các bệnh phổi khác.
  •       Bisphosphonates: Chỉ định điều trị loãng xương
  •       Kháng sinh : điển hình là Tetracycline

1.7. Hút thuốc lá – nhân tố gây trào ngược dạ dày

Hút thuốc lá chủ động hay bị động thông qua việc vô tình hít phải khói thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ và nguyên nhân dẫn đến chứng trào ngược dạ dày thực quản. Việc hút thuốc sẽ làm cơ thể giảm sản xuất nước bọt, làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày, đồng thời kích thích các tế bào thành dạ dày tiết ra nhiều acid hơn bình thường.

trao-nguoc-da-day-nguyen-nhan6

Trào ngược dạ dày nguyên nhân do hút thuốc lá

1.8. Trào ngược dạ dày nguyên nhân do hen suyễn

Dữ liệu nghiên cứu ghi nhận được hơn 75% những người mắc bệnh hen suyễn thì cũng mắc phải trào ngược dạ dày. Nguyên nhân được giải thích là do các cơn ho kem theo hen sẽ dẫn đến thay đổi áp lực ở ngực, gián tiếp gây ra trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, các thuốc được sử dụng trong điều trị hen suyễn có tác dụng làm giãn đường thở, giãn cơ thắt thực quản dưới cũng góp phần gây ra trào ngược.

1.9. Cà phê – nhân tố gây trào ngược dạ dày

Cà phê mang tính acid cao, gây kích thích dạ dày và có thể gây đau. Hoạt chất caffeine chứa trong cà phê là yếu tố kích thích cơ thể sản sinh acid quá mức, dẫn đến viêm loét dạ dày và làm các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.

1.10. Trào ngược dạ dày khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ gia tăng sản sinh 2 hormone estrogen và progesterone. 2 hormone này có tác dụng làm giãn cơ thắt thực quản dưới, cùng với trạng thái bụng nở rộng khi mang thai gây nhiều áp lực hơn cho dạ dày. Do đó phụ nữ mang thai thường hay gặp phải các triệu chứng trào ngược dạ dày.

1.11. Rượu bia – yếu tố góp phần gây ra trào ngược dạ dày thực quản

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra trào ngược dạ dày đó là thói quen thường xuyên uống rượu bia. Rượu kích thích cơ thể tăng tiết acid dạ dày, làm giãn cơ thắt thực quản dưới dưới và làm suy yếu chức năng tự loại bỏ acid của thực quản. Các nghiên cứu cho thấy việc uống rượu bia làm gia tăng tần suất xảy ra các triệu chứng trào ngược dạ dày hơn bình thường và có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

1.12. Thức khuya cũng là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

Khi bạn thức khuya, cơ thể không được nghỉ ngơi, hoạt động tiêu hóa diễn ra liên tục khiến dạ dày hoạt động quá tải. Ngoài ra, việc thức khuya cũng khiến cơ thể bị stress, căng thẳng thần kinh quá mức, ngủ không đủ giấc, ngủ không ngon, cơ thể không hồi phục tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Đặc biệt ở một số người thức khuya, thường hay có thói quen ăn đêm, đây cũng là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản.

2. Giải pháp cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản

2.1. Xây dựng thói quen lành mạnh, lối sống khoa học

Xây dựng một thực đơn ăn uống hợp lý và khoa học: Ăn những thực phẩm chứa nhiều chất xơ, chất béo tốt và các lợi khuẩn đường ruột như rau củ, yến mạch, các loại đậu, óc chó, sữa chua,…Bạn nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn thành nhiều bữa trong ngày để giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn, chú ý không nằm ngay sau khi ăn.

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn: Để duy trì cân nặng phù hợp bạn nên rèn luyện cơ thể hằng ngày bằng cách tập các bài tập thể dục. Bạn có thể bắt đầu từ các bài tập nhẹ nhàng như đi tản bộ, tập các tư thế yoga,… Đặc biệt, lưu ý tránh tập thể dục ngay sau khi vừa ăn xong và bụng vẫn còn no. Người bệnh trào ngược dạ dày nên tham khảo ý kiến bác sĩ sẽ có lời khuyên và bài tập thể dục phù hợp với tình trạng bệnh tránh làm trầm trọng thêm bệnh.

Luôn giữ cho tinh thần thoải mái: Hạn chế ôm đồm công việc quá nhiều hay cố gắng quá sức trong học tập. Điều này mang lại nhiều căng thẳng – là nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày. Bạn hãy luôn giữ cho cơ thể được thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, làm những việc bản thân yêu thích hay dành thời gian trò chuyện cùng người thân và bạn bè.

Hạn chế uống rượu bia, các thuốc uống có chất kích thích, có gas . Không uống quá nhiều các loại nước ép cam, chanh.

Thường xuyên mặc những trang phục thoải mái nhất có thể, tránh mặc những trang phục bó sát , tạo thêm áp lực cho dạ dày.

2.2. Các mẹo vặt áp dụng tại nhà

trao-nguoc-da-day-nguyen-nhan7

Mẹo vặt chữa trào ngược dạ dày tại nhà như nhai kẹo cao su, chườm ấm

_Nhai kẹo cao su: kích thích cơ thể tiết ra nhiều nước bọt hơn, từ đó giúp trung hòa nhanh lượng acid trào ngược. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận được rằng nhai kẹo cao su trong 30 phút sau khi ăn sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng ợ nóng và chống cơn trào ngược. Người bệnh chú ý lựa chọn loại kẹo cho phù hợp, tránh kẹo có vị bạc hà vì bạc hà có thể kích thích cơ thể tăng tiết acid. Người bệnh nên chọn loại kẹo không đường để tránh gây ảnh hưởng xấu đến răng.

_Nằm nghiêng sang trái khi ngủ: tư thế này được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích áp dụng cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tư thế nghiêng sang trái giúp dạ dày và tuyến tụy được giữ ở vị trí tự nhiên và thấp hơn so với thực quản, ngăn chặn được các cơn trào ngược dạ dày hiệu quả. Ngoài ra, tư thế này cũng giúp người bệnh tránh được hiện tượng ngủ ngày, ngưng thở khi ngủ, góp phần đem lại cho người bệnh một giấc ngủ chất lượng hơn.

_Nâng cao đầu giường khi ngủ: Người bệnh có thể kê cao đầu giường lên khoảng 15cm, nhờ tác dụng của trọng lực nên cơ thể sẽ tránh được tình trạng trào ngược. Tuy nhiên, không nên gối đầu quá cao, điều này sẽ làm tăng áp lực lên vùng bụng. Ở nhiều người bệnh, triệu chứng trào ngược thường đột ngột xuất hiện vào ban đêm, do đó với biện pháp kê cao giường ngủ sẽ hạn chế được các cơn trào ngược,  giúp bệnh nhân có một giấc ngủ không bị gián đoạn và chất lượng hơn.

_Xoa bụng kết hợp chườm ấm: bạn chỉ cần sử dụng một túi chườm với nhiệt độ không quá 70 độ C, đặt lên vùng bụng phía trên rốn rồi xoa đều theo chiều kim đồng hồ. Xoa bụng và chườm nóng giúp lưu thông tuần hoàn tốt hơn, cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày.

_ Uống nước muối ấm: bạn cần chuẩn bị một cốc nước ấm 200ml khoảng 70 độ C, cho nửa muỗng cà phê muối tinh vào, khuấy đều đến khi dung dịch tan hoàn toàn rồi uống khi còn ấm. Nước muối giúp trung hòa acid dạ dày, làm dịu các triệu chứng trào ngược dạ dày.

2.2. Sử dụng các thuốc Tây Y

Thuốc Tây Y dùng trị trào ngược dạ dày

Các nhóm thuốc điều trị trào ngược dạ dày rất đa dạng, sau đây là các nhóm thuốc chính thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân:

  •       Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Thuốc ức chế sản xuất các bơm proton ở tế bào viền dạ dày, từ đó làm giảm lượng acid dịch vị được bài tiết ra trong thời gian dài. Thuốc nên được sử dụng 1 tiếng trước bữa ăn. Các thuốc điển hình cho nhóm thuốc này bao gồm: Omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, rabeprazole, pantoprazole,…
  •       Thuốc đối kháng Histamin H2: Thuốc có tác dụng giảm lượng acid dịch vị, tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, cần phải sử dụng nhiều lần trong ngày, do đó thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp trào ngược dạ dày về đêm. Thuốc hoạt động theo cơ chế ngăn chặn sự gắn kết của histamin với thụ thể, từ đó ức chế sự sản sinh acid dịch vị. Bệnh nhân nên sử dụng thuốc này 30 phút trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ. Điển hình cho nhóm thuốc này bao gồm các thuốc: cimetidine, ranitidine, nizatidine, famotidine,…
  •       Thuốc kháng acid: có tác dụng trung hòa acid dạ dày làm giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày, tuy nhiên thuốc chỉ sử dụng để điều trị triệu chứng, không điều trị nguyên nhân bệnh sinh. Thành phần thuốc gồm các muối nhôm, magie, canxi. Tác dụng phụ thường gặp cho nhóm thuốc chứa nhôm là táo bón, và nhóm thuốc chứa magie là tiêu chảy, hiện nay trên thị trường đã có thuốc tích hợp cả 2 muối này vào trong thành phần để hạn chế tác dụng phụ.
  •       Thuốc kích thích dạ dày ruột: Nhóm thuốc này hoạt động với cơ chế kích thích các cơ trong đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già, làm tăng áp lực trong cơ thực quản dưới và tăng cường nhu động thực quản giúp giảm tình trạng trào ngược của acid từ dạ dày lên thực quản. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, cải thiện chức năng tiêu hóa. Thời điểm thích hợp dùng thuốc là 30 phút trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Tiêu biểu trong nhóm thuốc này là Metoclopramid và Domperidon.

2.3. Sử dụng thực phẩm chức năng

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, bạn có thể tham khảo bác sĩ về việc sử dụng bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ cho quá trình điều trị. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày, trong đó Scurma Fizzy New được tin dùng bởi hiệu quả và mức độ an toàn cao.

trao-nguoc-da-day-nguyen-nhan9

Thực phẩm chức năng Scurma Fizzy New hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày

Scurma Fizzy New là thành tựu nghiên cứu khoa của Viện Hàn Lâm kết hợp với Đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội. Sản phẩm được 70% khách hàng sử dụng cho phản hồi tích cực và sử dụng lại nhờ nhiều tính năng nổi bật. Nhờ ứng dụng công nghệ chuyển giao tiên tiến, Scurma Fizzy là dạng viên sủi đầu tiên và duy nhất tối ưu hóa được các tác dụng của hoạt chất Curcumin như:

  •       Tăng khả năng hòa tan của Curcumin trong nước gấp 7500 lần so với curcumin tự nhiên
  •       Nhờ công nghệ hướng đích, hoạt chất được tập trung đến các tế bào tổn thương trong dạ dày gấp 70 lần so với nano curcumin thông thường, gia tăng hiệu quả làm lành vết thương.
  •       Hỗ trợ ức chế sự phát triển của 65 chủng vi khuẩn Hp, phòng ngừa ung thư dạ dày
  •       Bảo vệ dạ dày khỏi tác động có hại của rượu bia và thuốc lá

Theo báo cáo nghiên cứu cấp quốc gia của Phó giáo sư Bùi Thanh Tùng: chỉ số an toàn và chữa lành vết loét của sản phẩm là tốt nhất thị trường. Sản phẩm đã được đánh giá cận lâm sàng và thử độc tính, độ an toàn tại Đại học Y Hà Nội do Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Anh thực hiện.

2.4. Sử dụng các phương pháp phẫu thuật

Khi việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống kết hợp với sử dụng thuốc trào ngược dạ dày không còn đem lại hiệu quả điều trị, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Các phương pháp này gồm có:

  •       Phẫu thuật khâu nếp đáy vị vào thực quản: Phương pháp này tăng cường thắt chặt cơ vòng thực quản dưới, giúp cơ được củng cố chức năng. Phần trên của dạ dày sẽ được phẫu thuật để quấn quanh lấy vùng dưới thực quản. Tỷ lệ thành công và phục hồi của phương pháp này rất cao.
  •       Phẫu thuật nội soi xuyên miệng:  Phương pháp này sử dụng thiết bị EsophyX – là thiết bị có chức năng tạo nếp gấp ở đáy thực quản khi được đưa vào thực quản thông qua miệng. Các nếp gấp này sẽ tạo thành các van để ngăn chặn sự trào ngược của acid từ dạ dày lên thực quản.
  •       Thủ thuật Stretta: Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi mỏng đưa vào trong thực quản của bạn rồi tạo ra một số vết cắt nhỏ và chúng sẽ tạo thành mô sẹo ở thực quản, ngăn chặn các dây thần kinh tại đây phản ứng với acid trào ngược từ dạ dày.
  •        Tăng cường chức năng của bó cơ vòng thực quản dưới bằng thủ thuật Linx 

>> Xem thêm các bài viết sau:

Trào ngược dạ dày kiêng gì ? Khuyến cáo của chuyên gia cho GERD

Thuốc Đông Y Trào Ngược Dạ Dày Nên Sử Dụng Để Điều Trị

Trào Ngược Dạ Dày Thuốc Nào Nên Dùng Nhất

Kết luận: Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu biết trào ngược dạ dày nguyên nhân xuất phát do đâu và cung cấp những giải pháp hiệu quả và an toàn cho người bệnh. Hãy loại bỏ ngay những thói quen xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến đường tiêu hóa của bạn, đồng thời xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh góp phần ngăn ngừa các bệnh lý đường tiêu hóa, cải thiện chất lượng cuộc sống. Liên hệ thông qua HOTLINE 18006091 để được đội ngũ các chuyên gia trong ngành tư vấn kĩ lưỡng về tình trạng trào ngược dạ dày cũng như nhận những lời khuyên bổ ích. 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091