Bị Dạ Dày Trào Ngược Và Cách Chẩn Đoán Điều Trị Hiệu Quả

Bị Dạ Dày Trào Ngược Và Cách Chẩn Đoán Điều Trị Hiệu Quả

Theo thống kê, hiện nay tỷ lệ người gặp phải các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến. Trong đó cần phải kể đến tình trạng bị dạ dày trào ngược. Tình trạng này bị gây ra bởi rất nhiều các nguyên nhân với nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Các triệu chứng thường gặp phải trên bệnh nhân là gì? Có các phương pháp điều trị hiệu quả nào? Tất cả các thắc mắc của các bạn sẽ được các chuyên gia của Scurma Fizzy giải đáp trong bài viết dưới đây. 

1. Bị dạ dày trào ngược là gì?

bi-da-day-trao-nguoc-11

Trào ngược dạ dày

Đầu tiên, hãy cùng nhau tìm hiểu về quá trình tiêu hóa bình thường của cơ thể. Quá trình tiêu hóa gồm nhiều giai đoạn khác nhau, bắt đầu từ miệng.

Tại miệng, thức ăn được nghiền nhỏ nhờ cấu tạo của các hàm răng, đồng thời một phần tinh bột được thủy phân nhờ enzym amylase. Sau khi được nghiền nhỏ, chúng theo nhu động thực quản để xuống đi xuống.

Tới phần cuối thực quản, cơ thắt thực quản dưới sẽ mở ra để đưa thức ăn vào trong lòng dạ dày, ngay sau đó, cơ nay sẽ đóng lại để giúp thức ăn chỉ di chuyển một chiều trong lòng ống tiêu hóa. Thức ăn xuống dạ dày được chuyển hóa, nhào trộn trong dịch acid và các men tiêu hóa.

Phần lớn các chất dinh dưỡng được hấp thu tại ruột non. Các chất cặn bã không được hấp thu sẽ tạo thành phân được tống ra ngoài cơ thể. Qua đây, ta có thể thấy cơ thắt thực quản dưới có vai trò hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, cơ này có cấu trúc lỏng lẻo, không bền chặt. Nó được tạo nên từ các nếp gấp niêm mạc nên dễ bị tác động bởi các yếu tố nguyên nhân.

Các yếu tố này sẽ khiến hoạt động của cơ thắt dưới thực quản kém điều hòa, đóng – mở thất thường. Chính vì vậy, dịch acid, dịch tiêu hóa trong lòng dạ dày có nguy cơ chui ngược lên phía trên đường ống tiêu hóa và nhiều nhất ở thực quản.

Vậy tình trạng bị dạ dày trào ngược là tình trạng cơ thắt thực quản dưới bị mở ra, khiến dịch acid trong lòng dạ dày trào ngược lên phía thực quản, gây ra những tổn thương thực thể quan sát thấy ở thực quản. 

>>> Xem thêm: Viêm Trào Ngược Thực Quản Độ A Có Nguy Hiểm Không?

2. Nguyên nhân bị dạ dày trào ngược

Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng này. 

2.1. Do thực quản

Nguyên nhân từ thực quản chính là sự suy giảm chức năng của cơ thắt thực quản dưới. Khi chức năng cơ này bị suy giảm thì chỉ một sự gia tăng áp lực nhỏ trong lòng dạ dày cũng có thể làm mở cơ thắt dưới thực quản từ đó tạo điều kiện cho acid dạ dày trào ngược lên thực quản. 

Có nhiều yếu tố dưới đây có thể làm suy giảm chức năng cơ này: 

  • Sự rối loạn hoạt động của nhu động thực quản thường xuyên
  • Nước bọt giảm bài tiết
  • Thường xuyên sử dụng các thuốc kháng cholin, thuốc kích thích thụ thể β
  • Uống rượu bia, cafein, hút thuốc lá
bi-da-day-trao-nguoc-10

Uống bia rượu nhiều gây suy giảm trương lực cơ thắt thực quản

2.2. Thoát vị hoành

Cơ hoành hình vòm nằm ngang giữa khoang ngực và khoang bụng. Nhờ khối cơ này, dạ dày được giữ ở vị trí tương đối trong khoang bụng. Nhờ thể áp lực của dạ dày lên cơ thắt thực quản dưới sẽ được giảm bớt giúp ngăn cản tình trạng trào ngược. 

Hiện tượng thoát vị hoành là tình trạng cơ hoành bị giảm trương lực cơ. Khi đó, dạ dày có xu hướng chèn ép và nhô lên trên làm tăng áp lực lên cơ thắt dưới quản. 

2.3. Chế độ ăn

  • Ăn quá nhiều thức ăn khó tiêu

Như đồ dầu mỡ cay, nóng, ăn quá nhiều chất xơ, các thực phẩm sinh hơi sẽ làm tăng áp lực trong lòng dạ dày làm tình trạng trào ngược dễ xảy ra. 

  • Ăn quá nhanh, quá no

Thức ăn đưa vào dạ dày nhanh, không được trải qua quá trình tiêu hóa sơ bộ ở miệng nên dạ dày phải chịu áp lực tiêu hóa lớn. Đồng thời thức ăn được đưa liên tục xuống dạ dày trong khi thức ăn cũ vẫn còn chưa được tiêu hóa hết dẫn đến tình trạng tồn ứ thức ăn.

Thức ăn bị dồn lại dễ bị vi nấm, vi khuẩn lên men sinh ra nhiều hơi. Do dạ dày phải chứa quá nhiều thức ăn cũng như hơi sinh ra nên áp lực trong dạ dày tăng cao dẫn đến tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới.

  • Nằm ngay sau khi ăn

Thói quen này không hề xa lạ hiện nay. Tư thế nằm ngay sau khi ăn sẽ khiến thức ăn bị dồn ứ lại ở đoạn đầu dạ dày làm tăng áp lực làm mở cơ thắt nên hiện tượng trào ngược dễ xảy ra.

>>> Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Nên Làm Gì

2.4. Nguyên nhân từ dạ dày 

Các nguyên nhân gây ra sự tổn thương niêm mạc dạ dày hay các bệnh lý có sự xuất hiện của tình trạng này sẽ là một nhân tố có thể khiến bạn bị dạ dày trào ngược. 

Vi khuẩn Hp

Khuẩn Hp gây tăng bài tiết acid và rối loạn hoạt động nhu động thực quản, dạ dày và ruột.

Chế độ ăn

Đồ ăn cay nóng, kích thích có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Lạm dụng NSAIDs

Các thuốc thuộc nhóm này như ibuprofen, aspirin,…được sử dụng rộng rãi với vai trò hạ sốt, giảm đau và chống viêm. Nhóm thuốc này gây ra tác dụng không mong muốn phổ biến trên hệ tiêu hóa như kích ứng dạ dày, viêm loét dạ dày… do sự ức chế enzym COX tổng hợp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Đây là nhóm thuốc không kê đơn nên nhiều người có phần lạm dụng và có cách sử dụng chưa được hợp lý dẫn đến nhiều tình trạng mắc bệnh trào ngược dạ dày. 

Stress

Stress làm cơ thể tăng bài tiết hormon cortisol – Một hormon quan trọng do tuyến vỏ thượng thận bài tiết. Hormon này giúp cơ thể chống chọi lại với tình trạng mệt mỏi, stress nhưng lại gây làm tăng bài tiết acid dạ dày.

Đồng thời stress còn kích thích thần kinh làm rối loạn hoạt động của nhu động, cơ trơn tiêu hóa. Do đó, ở những người thường xuyên bị stress sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tiêu hóa nói chung và tình trạng trào ngược dạ dày nói riêng.

bi-da-day-trao-nguoc-9

Do stress

Rượu bia, thuốc lá

Đây là những sản phẩm được nhiều người sử dụng đặc biệt là phái mạnh, bất chấp nhiều tác dụng có hại mà chúng mang đến cho cơ thể. Rượu bia, thuốc lá khi sử dụng sẽ làm tăng kích thích bài tiết acid, đồng thời còn khiến lớp màng nhầy giảm tổng hợp.

3. Triệu chứng khi bị dạ dày trào ngược

Đau rát thực quản

Dịch acid, thức ăn đang tiêu hóa trào ngược lên thực quản sẽ gây ra những tổn thương, viêm loét tại thực quản. Bên cạnh đó, các vi khuẩn thường trú tại thực quản cũng có điều kiện thuận lợi tham gia vào quá trình gây ra những tổn thương này. 

Bệnh nhân bị dạ dày trào ngược thường có biểu hiện nóng rát, đau thực quản do viêm nhiễm. Cảm giác đau sẽ tăng lên khi người bệnh ăn uống do thức ăn ma sát, chạm vào các niêm mạc đang bị viêm phù. 

Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

Cơ thắt thực quản dưới thường xuyên bị mở ra tạo điều kiện giải phóng lượng hơi trong dạ dày. Hơi bệnh nhân ợ ra sẽ có vị chua, tính nóng do hơi acid dạ dày trào ngược lên và nhiệt động tăng do sự viêm nhiễm. 

Nôn

Bệnh nhân có thể có biểu hiện nôn ói, đặc biệt sau khi ăn. Nôn sẽ giúp giảm áp lực trong lòng dạ dày đồng thời giúp tăng dịch acid đang ở thực quản ra khỏi cơ thể để tránh sự tổn thương viêm loét diễn ra. 

Cần chú ý kiểm soát, bổ sung nước, điện giải nếu nôn quá nhiều 

Tăng tiết nước bọt

Nước bọt được kích thích tăng tiết để pha loãng lượng acid có ở thực quản và dạ dày. 

Ho

Người bệnh thường gặp triệu chứng ho đờm. Đờm sinh ra nhiều có mục đích tạo một lớp màng bảo vệ tế bào niêm mạc khỏi dịch acid. Đồng thời phản xạ ho sinh ra cũng giúp đẩy bớt dịch acid ra khỏi thực quản.

>>> Xem thêm: Viêm Họng Do Trào Ngược Và Cách Điều Trị

4. Biến chứng khi bị dạ dày trào ngược

Xuất huyết thực quản

Bệnh nhân có biểu hiện đi ngoài phân đen và dịch nôn lẫn máu do biến chứng xuất huyết thực quản. Thực quản bị tổn thương nặng do dịch acid, vi khuẩn…

Viêm hệ hô hấp

Tình trạng viêm hệ hô hấp xảy ra khi dịch acid lan sang cả các tế bào vùng này. Các triệu chứng viêm hô hấp như ho, sốt,… tăng lên rõ rệt. 

Ung thư thực quản

ung-thu-thuc-quan

Ung thư thực quản

Các khối u thực quản được sinh ra do sự thay đổi cấu trúc lớp tế bào lót trong thực quản. Đây là một biến chứng nghiêm trọng và khó điều trị đặc biệt ở giai đoạn muộn. Bệnh nhân có các biểu hiện như nôn ói ra máu, ho ra máu, đau tức ngực dữ dội, sụt giảm cân…

5. Chẩn đoán bị dạ dày trào ngược

Xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp là căn nguyên gây ra nhiều bệnh lý dạ dày trong đó có tình trạng bị trào ngược dạ dày. Loại vi khuẩn này thường gây bệnh nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt theo nghiên cứu của các chuyên gia y học, khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư dạ dày, thực quản.

Do vậy, tất cả các bệnh nhân sẽ được yêu cầu tiến hành các xét nghiệm tìm kiếm vi khuẩn Hp.

Các xét nghiệm này có thể kể đến:

  • Test hơi thở
  • Xét nghiệm máu tìm kháng nguyên, kháng thể đặc hiệu của vi khuẩn
  • Tìm vi khuẩn trong phân của bệnh nhân

Đo pH thực quản

Acid dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra những tổn thương, viêm loét tại đây. Mức độ tổn thương thực quản nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào lượng acid bị trào ngược lên. Do vậy, phép đo pH thực quản sẽ giúp phản ánh điều này. 

Nội soi 

Phương pháp nội soi là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa. Trước khi tiến hành nội soi, bệnh nhân cần nhịn ăn một ngày, có thể uống các loại nước hay sữa không có màu đậm. 

Để tránh cảm giác đau cho bệnh nhân khi luồn ống nội soi, các biện pháp gây mê sẽ được tiến hành. Sau đó, ống nội soi được luồn vào miệng rồi đưa xuống dần đến thực quản và dạ dày. 

Các kết quả quan sát được trên màn hình ở thực quản và dạ dày sẽ cho biết nguyên nhân gây bệnh có phải từ các tổn thương từ dạ dày hay không? Mức độ nặng của bệnh? Các biến chứng như ung thư dạ dày, xuất huyết thực quản đã xuất hiện hay chưa?.

>>> Xem thêm: Nội Soi Dạ Dày Gây Tê Có Nguy Hiểm Không?

6. Chế độ ăn và sinh hoạt khi bị dạ dày trào ngược

Đây là phương pháp trị bệnh không dùng thuốc mà các bệnh nhân cần áp dụng đầu tiên. Vậy các bệnh nhân cần xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt, ăn uống như thế nào? 

  • Hạn chế ăn các món ăn có vị kích thích như vị quá cay, quá mặn, quá chua, tính nóng
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ để tránh gia tăng áp lực tiêu hóa lên dạ dày
  • Không nên ăn các loại trái cây có vị chua như cam, quýt, bưởi…hay các loại thực phẩm muối chua trong giấm như dưa chua, cà muối,…do trong các loại thực phẩm này có chứa nhiều các acid hữu có làm tăng độ acid dạ dày
  • Ngừng và bỏ thói quen sử dụng rượu, bia, cafein,hút thuốc lá 
  • Nên ăn các món ăn được chế biến dưới các dạng như cháo, canh hầm, súp loãng dễ tiêu
  • Thay đổi các thói quen ăn uống kém lành mạnh như thói quen ăn nhanh, ăn quá no, nằm ngay sau khi ăn, ăn khuya, bỏ bữa…
  • Tích cực vận động, tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe để thúc đẩy tiêu hóa
  • Kê gối cao khi ngủ
  • Tránh stress, căng thẳng 
  • Không lạm dụng các thuốc như NSAIDs hay kháng sinh trong điều trị bệnh 
ke-cao-goi

Kê cao gối khi ngủ

>>> Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì Và Các Món Ăn Cần Thiết

7. Điều trị bị dạ dày trào ngược bằng thuốc và thảo dược

Hai phương pháp chính được áp dụng trong thực tế sau khi điều trị không dùng thuốc không đạt hiệu quả đó là: Sử dụng thuốc tây điều trị và sử dụng thảo dược điều trị. Mỗi phương pháp sẽ có các ưu điểm và nhược điểm riêng nên chúng thường được phối hợp với nhau để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị. 

7.1. Thuốc tây điều trị bệnh bị dạ dày trào ngược

Trong lâm sàng, bệnh nhân thường được chỉ định nhiều nhóm thuốc tây khác nhau. 

7.1.1. Antacid

Các antacid là các thuốc có vai trò trung hòa acid dạ dày. Các dược chất trong nhóm gồm nhôm hydroxit, magie silicat, natri bicarbonat… có tính kiềm nên khi vào đến dày, phản ứng trung hòa giữa thuốc và dịch acid dạ dày sẽ xảy ra từ đó độ acid dạ dày giảm. 

Các antacid thường được sử dụng sau khi ăn một giờ hoặc khi có triệu chứng đau. 

7.1.2. Ức chế bơm proton

Các thuốc ức chế bơm proton gồm các hoạt chất như omeprazol, lansoprazol…có khả năng tạo liên kết disulfur bất thuận nghịch với bơm proton. Từ đó, sự tổng hợp acid dịch vị bị ức chế trong thời gian dài tạo điều kiện hồi phục các tổn thương tại dạ dày cũng như tại thực quản. 

Đây là một nhóm thuốc có vai trò đặc biệt quan trọng, thường xuyên được chỉ định cho bệnh nhân.

7.1.3. Kháng H2

Thuốc kháng H2 có vai trò ngăn cản sự tổng hợp acid dạ dày theo quá trình kích thích của histamin. Một số thuốc phổ biến trong nhóm gồm ranitidin, cimetidin…

7.1.4. Các thuốc khác

Một số thuốc cải thiện triệu chứng khác như:

  • Thuốc giảm ho, long đờm: giảm triệu chứng ho đờm dai dẳng
  • Thuốc chống nôn: nếu bệnh nhân bị nôn quá nhiều gây mất nước, điện giải, suy giảm thể tích tuần toàn

Các thuốc tây có ưu điểm giảm nhanh chóng các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh nên rất phù hợp và cần thiết cho các bệnh nhân đang có các triệu chứng dữ dội, cấp tính.

Tuy nhiên, sử dụng thuốc tây kéo dài có thể làm gia tăng nguy cơ bị các tác dụng phụ của thuốc nên cần tuyệt đối tuân thủ theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ, sử dụng kết hợp các thảo dược để điều trị dài ngày. 

7.2. Thảo dược điều trị bệnh bị dạ dày trào ngược

7.2.1. Gừng

Công dụng

Theo đông y, gừng có tính ấm, vị cay với tác dụng kháng viêm, trợ tiêu hóa, chỉ thống chỉ nôn. Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu y học hiện đại, các thành phần trong gừng như terpen, zingiberol…có tác dụng trung hòa acid dịch vị dư thừa, giảm đau, kháng viêm và tăng lưu thông máu.

Cách nấu trà gừng đường

  • Bước 1: Đun sôi 300ml nước rồi thêm 5 – 7 lát gừng tươi đã được rửa sạch vào nồi, đun sôi khoảng 3 phút
  • Bước 2: Thêm một chút đường vào và tắt bếp

Trà gừng điều trị trào ngược nên uống vào buổi sáng sau ăn 20 – 30 phút. Dùng thường xuyên gừng gây tổn hại âm. Đồng thời do có tính nhiệt nên cần tránh dùng trên người bị âm hư nội nhiệt, ỉa ra máu…

>>> Xem thêm: Giảm Đau Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả Và An Toàn

7.2.2. Nghệ

Công dụng

Hoạt chất curcumin trong nghệ có công dụng chống viêm, tăng cường phục hồi các tế bào niêm mạc vùng bị viêm và giảm tình trạng xung huyết dạ dày. Một số nghiên cứu cho thấy, hoạt chất curcumin trong nghệ sẽ giúp ức chế enzym urease của khuẩn Hp từ đó ngăn sự phát triển của vi khuẩn.

cu-nghe

Nghệ

Cách sử dụng bột nghệ trong điều trị

  • Bạn cần chuẩn bị 100 gam nghệ cùng với 200ml mật ong.
  • Nghệ tươi được rửa sạch, cạo bỏ vỏ rồi thái thành từng lát mỏng.
  • Các lát nghệ được xếp vào hũ thủy tinh rồi thêm mật ong ngập nghệ, đậy kín lại, bảo quản nơi khô thoáng.
  • Sau ngâm 15 ngày là có thể dùng được.
  • Mỗi ngày, bạn dùng 3 – 4 thìa nghệ mật ong, pha loãng với 200ml nước ấm rồi uống.
  • Áp dụng đều đặn trong 2 tháng, bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng của bệnh dạ dày được cải thiện.

Trên đây là những chia sẻ đến từ các chuyên gia của các chuyên gia Scurma Fizzy về tình trạng bị dạ dày trào ngược. Nhìn chung bệnh lý trào ngược dạ dày là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, đối tượng khác nhau.

Trào ngược dạ dày bị gây ra bởi rất nhiều nhóm nguyên nhân. Người bệnh phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác nhau gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nguy hiểm hơn, người bệnh còn có thể gặp phải các biến chứng vô cùng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Để điều trị bệnh hiệu quả, bạn nên thay đổi chế độ sinh hoạt, sử dụng thảo dược và một số thuốc tây theo chỉ định. 

Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác về các bệnh lý dạ dày, hãy liên hệ ngay tới các chuyên gia của Scurma Fizzy theo HOTLINE 18006091.

Tham khảo:

http://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/reflux-disease-gerd-1

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091