Trẻ Sơ Sinh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Và Những Điều Cần Lưu Ý

Trẻ Sơ Sinh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Và Những Điều Cần Lưu Ý

Ở trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng rất hay gặp và cũng là mối quan tâm hàng đầu của ba mẹ. Do chức năng của các cơ quan vẫn còn yếu, chưa hoàn chỉnh cùng với việc bé chỉ ở trong tư thế nằm hoặc được bế nên việc bị trào ngược xảy ra rất thường xuyên. Trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản thường bị ói sữa, dẫn đến khó chịu khiến trẻ quấy khóc. Cùng Scurma Fizzy tìm hiểu những điều quan trọng nhất về tình trạng trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày để có cách xử lý và chăm sóc con tốt nhất.

1. Tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em, trẻ sơ sinh

Tình trạng trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản hiện nay

Tình trạng trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản hiện nay

Trẻ sơ sinh thường ợ, nôn trớ sau bữa ăn một chút nước bọt hoặc chút sữa thì có thể là do ăn quá no. Nhưng trẻ nôn trớ thường xuyên kèm cảm giác khó chịu, khó bú hoặc sụt cân có thể là do một chứng nghiêm trọng hơn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản rất thường xuyên xảy ra. GERD sẽ gây ra sự di chuyển, dâng cao của các thành phần trong dạ dày bao gồm cả thức ăn, sữa, axit dịch vị lên thực quản, đôi khi vào họng hoặc ra khỏi miệng. Thông thường, sự nôn mửa đó lặp đi lặp lại khiến trẻ vô cùng khó chịu và quấy khóc thường xuyên. 

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh lý xảy ra khi có sự rối loạn tiêu, chức năng của các cơ quan như cơ vòng thực quản suy yếu khiến cho axit, đồ ăn hoặc chất lỏng thường xuyên chảy ngược từ dạ dày vào thực quản.

Khi đó có thể gây kích ứng, làm tổn thương niêm mạc thực quản gây nên cảm giác khó chịu cho người bệnh. Đây là một tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, trẻ sơ sinh và người lớn.

Có một ống nối giữa miệng với dạ dày đó là thực quản. Phía đáy của thực quản có một van có thể mở ra đóng lại để đưa thức ăn xuống dạ dày và ngăn thức ăn này trào ngược lại thực quản. Khi van này còn yếu hoặc bị tổn thương sẽ đóng mở không đúng lúc sẽ gây ra tình trạng trào ngược ở trẻ.

Khi trẻ ọc sữa hoặc bị nôn sau khi ăn có thể là trẻ đang biểu hiện triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, tình trạng này thường xảy ra nhưng ít khi kèm theo triệu chứng khác.

Trẻ sơ sinh trào ngược xuất hiện nhiều lần trong một ngày. Tuy nhiên cũng không phải vấn đề quá đáng lo ngại. Nếu con bạn khỏe mạnh, đủ chất dinh dưỡng và phát triển tốt, tình trạng trào ngược sẽ được cải thiện và không gây nguy hiểm gì tới sức khỏe và sự phát triển của bé.

>>> Xem thêm: Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Và Các Bệnh Lý Thường Gặp

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

2. Trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản do những nguyên nhân nào

2.1. Nguyên nhân sinh lý

Với mức độ phổ biến hiện nay của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ, thì việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra là mối quan tâm lớn của cha mẹ. Hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản sẽ giúp cha mẹ có những cách chăm sóc trẻ phù hợp và tốt nhất.

Đối với trẻ sơ sinh, nguyên nhân gây trào ngược thường là do các vấn đề về sinh lý bởi chức năng hoạt động của các cơ quan hệ tiêu hóa của trẻ vẫn yếu, chưa hoàn chỉnh. Theo một số nghiên cứu thì hệ tiêu hóa non nớt của trẻ là nguyên nhân chính khiến trẻ thường gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày này.

Nhiều trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày vẫn khỏe mạnh bình thường, tuy nhiên một số trẻ sơ sinh khác có thể gặp các vấn đề ảnh hưởng đến hệ hô hấp, thần kinh hoặc cơ. 

Đối với trẻ sơ sinh, lượng thức ăn chủ yếu mà trẻ dung nạp là sữa mẹ. Khi trẻ bú, sữa từ miệng qua thực quản và tâm vị rồi vào dạ dày. Ngay tại tâm vị, một cơ vòng thực quản dưới giống như van một chiều giúp ngăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản.

Các cơ van tâm vị của trẻ còn yếu, chức năng hoạt động chưa hoàn chỉnh do đó khi trẻ bú tư thế không đúng hoặc thường nằm bú thì sữa và không khí trong dạ dày cùng dâng lên, qua tâm vị trào ngược lên thực quản và nôn ra ngoài.

Tương tự, khi thức ăn hay sữa từ dạ dày xuống ruột cũng sẽ đi qua một van là môn vị có chức năng giống với tâm vị. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có cơ tâm vị yếu tuy nhiên cơ môn vị của trẻ lại rất phát triển do đó thức ăn dễ ứ đọng lâu trong dạ dày và dễ gây ra những cơn trào ngược dạ dày ở trẻ.

Ngoài ra, trẻ sơ chủ yếu nằm hoặc được bế nên dạ dày của trẻ nằm ngang nên cũng rất dễ khiến thức ăn dâng lên thực quản. Khi bú, trẻ nuốt nhiều hơi rồi lại được đặt nằm ngang hoặc nằm nghiêng nên rất dễ khiến trẻ nôn trớ ra ngoài.

Thức ăn của trẻ sơ chủ yếu là dạng lỏng như là sữa, và sữa bột, vậy nên thức ăn dễ đi qua tâm vị trào ngược lên thực quản.

Tư thế bú của trẻ

Trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản khi nằm bú

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Trong những trường hợp nặng hơn, trẻ sơ sinh gặp tình trạng trào ngược do một số bệnh lý hoặc do các tình trạng nghiêm trọng hơn như:

GERD

Các chất trào ngược bao gồm cả axit đang lên sẽ kích thích và làm hỏng lớp niêm mạc của trẻ. Với sự non nớt, hoạt động chưa nhịp nhàng của các cơ quan thì trẻ sẽ gặp tình trạng này thường xuyên hơn.

Hẹp môn vị

Đây là tình trạng van giữa dạ dày và ruột non bị thu hẹp lại, các chất trong dạ dày khó đổ vào ruột non hơn. Lượng thức ăn hấp thu vào sẽ lưu lại ở dạ dày lâu hơn, tăng nguy cơ trào ngược ở trẻ.

>>>> Tìm hiểu thêm: Viêm Xung Huyết Hang Môn Vị Dạ Dày, Hãy Cẩn Trọng Với Nó

Không dung nạp thực phẩm

Một số trẻ sinh ra đã mắc chứng không dung nạp thực phẩm. Protein trong sữa bò là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. 

Viêm thực quản (do tăng bạch cầu ái toan)

Đây là tình trạng bệnh lý khi một loại tế bào bạch cầu nhất định (bạch cầu ái toan) tích tụ và làm tổn thương lớp niêm mạc thực quản.

Hội chứng Sandifer

Đây là một rối loạn của đường tiêu hóa trên có các triệu chứng thần kinh và thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Điều này gây ra tình trạng nghiêng, đầu xoay bất thường và các chuyển động giống như động kinh.

Hội chứng Sandifer dường như là một biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên hội chứng này rất hiếm gặp, chỉ có 1% hoặc ít hơn trẻ em bị GERD phát triển thành hội chứng Sandifer.

Mỗi bệnh lý hoặc hội chứng đều có những ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, vì vậy bố mẹ cần lưu ý từng biểu hiện của trẻ để có những phát hiện sớm nhất và xử lý tốt nhất. Mặc dù tình trạng trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản thường không nguy hiểm nhưng vẫn cần phải cẩn trọng để giảm những khó chịu mang đến cho trẻ.

>>> Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Bụng Mẹ Nên Ăn Gì

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản

Nhiều dấu hiệu phổ biến của trẻ bị trào ngược cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang khó chịu vì bất kỳ lý do nào, chẳng hạn như chúng đang gắt ngủ, đói, cần ôm ấp hoặc có thể trẻ đang bị lạnh. Vì vậy, bạn nên nhớ rằng mặc dù có một số dấu hiệu dễ nhận biết trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản nhưng đây không nhất thiết là một căn bệnh cần được điều trị

Những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh trào ngược là:

  • Trẻ thường xuyên nôn trớ, ọc sữa qua miệng hoặc mũi sau khi bú mẹ.
  • Trẻ hay khóc trong một thời gian dài, cáu kỉnh vô cớ.
  • Bị nghẹn hoặc ho khi bú, dường như trẻ đang bị đau họng.
  • Trẻ tăng cân chậm hoặc còi xương đi kèm với suy dinh dưỡng.
  • Thường xuyên bị đau bụng vào ban đêm khiến trẻ không ngủ được mà quấy khóc.
  • Những tiếng nấc dai dẳng.
  • Trẻ thường xuyên chống lại việc ăn uống, từ chối được cho ăn.
  • Có dấu hiệu đau hoặc khó chịu khi bú.
  • Đau họng, có vị chua trong miệng hoặc bị hôi miệng đặc biệt vào buổi sáng.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản

Dấu hiệu trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản

Các triệu chứng trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thường bị nhầm lẫn hoặc có thể giống với các tình trạng sức khỏe khác của trẻ. Nếu các triệu chứng xuất hiện thường xuyên, thay đổi thói quen vẫn không suy giảm hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.

Bên cạnh những dấu hiệu trên, bạn hãy đưa trẻ đi khám nếu trẻ gặp kèm các tình trạng như:

  • Nôn ra chất dịch có màu xanh lá cây hoặc màu vàng.
  • Nôn ra máu hoặc chất dịch trông giống như màu bã cà phê.
  • Có máu trong phân.
  • Khó thở hoặc ho mãn tính. 

Những dấu hiệu này có thể cho thấy rằng các tình trạng có thể nghiêm trọng nhưng điều trị được, có thể là GERD hoặc bị tắc nghẽn đường tiêu hóa.

>>> Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Hơi Và Quấy Khóc

4. Các phương pháp chẩn đoán trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản

Ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh các triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu không phát hiện đúng bệnh có thể khiến các tình trạng trở nên tồi tệ hơn hoặc nhầm lẫn với các biểu hiện của bệnh lý khác dẫn đến chủ quan mà bỏ qua.

Khi trẻ gặp các vấn đề sức khỏe trong một khoảng thời gian mà không rõ nguyên nhân gây ra, cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được bác sĩ chuyên khoa tiến hành xét nghiệm chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.

Các bác sĩ sẽ hỏi cha mẹ về những triệu chứng, biểu hiện của trẻ gần đây, những thực phẩm mà trẻ ăn hoặc thói quen sinh hoạt của trẻ, hay tiền sử bệnh của các thành viên trong gia đình để có thêm những thông tin chẩn đoán bệnh. 

Những phương pháp chẩn đoán trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản hay được áp dụng hiện nay bao gồm:

Siêu âm

Đây là một phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản, nôn ói kéo dài ở trẻ. Trước khi thực hiện cần cho trẻ uống sữa, bú sữa no hoặc uống nước trước khi siêu âm. Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, sử dụng nguồn năng lượng là sóng siêu âm để tái tạo lại hình ảnh về cấu trúc bên trong cơ thể.

Các bác sĩ đặt một đầu dò lên da, nó phát ra sóng siêu âm vào mô, đầu dò thu nhận sóng phản hồi lại từ mô, dưới sự phân tích của máy sẽ tạo thành hình ảnh để các bác sĩ quan sát và đưa ra chẩn đoán. Phương pháp kiểm tra hình ảnh này có thể phát hiện tình trạng hẹp môn vị dẫn đến trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày.

Nội soi dạ dày, thực quản

Nội soi là phương pháp chẩn đoán các bệnh tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Một ống đặc biệt được trang bị kèm ống kính camera và ánh sáng (ống nội soi) sẽ đưa qua miệng của bé vào thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non.

Các hình ảnh được camera thu lại để bác sĩ quan sát và có thể lấy một phần mô để phân tích các thành phần lạ hoặc vi khuẩn. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em thì nội soi được thực hiện dưới gây mê toàn thân.

phương pháp nội soi

Chẩn đoán trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản

Xét nghiệm

Xét nghiệm máu và nước tiểu có thể giúp xác định hoặc loại trừ các nguyên nhân có thể gây ra nôn mửa tái diễn và chậm tăng cân.

Theo dõi pH thực quản

Để tiến hành đo nồng độ axit trong thực quản của bé, các bác sĩ sẽ đưa một ống (còn gọi là ống nội soi) mỏng qua mũi hoặc qua miệng của bé và luồn vào thực quản. Ống này được gắn với một thiết bị theo dõi độ axit trong 24 đến 48 giờ.

Em bé của bạn có thể cần phải ở lại bệnh viện trong khi theo dõi pH thực quản. Nếu cho bé về nhà thì bố mẹ cần ghi lại nhật ký những triệu chứng mà trẻ cảm thấy có thể liên quan đến trào ngược như ho hoặc nôn mửa.

Chụp X quang với Barium

Khi thực hiện phương pháp này, bé sẽ phải nuốt một chất lỏng gọi là Bari, chất này sẽ bao phủ lên các cơ quan để chúng được nhìn thấy trên X quang. Những hình ảnh này có thể phát hiện những bất thường trong đường tiêu hóa, chẳng hạn như vết loét hoặc tắc nghẽn. 

Mỗi phương pháp sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy vào tình trạng của trẻ các bác sĩ sẽ khuyến cáo thực hiện những xét nghiệm nào là tốt nhất để chẩn đoán trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản. 

>>> Xem thêm: Thuốc Chống Trào Ngược Cho Trẻ Sơ Sinh Và Hướng Dẫn Điều Trị

5. Phải làm gì nếu trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ sơ sinh là một đối tượng rất nhạy cảm, do cơ thể vẫn còn non nớt, chưa phát triển hoàn toàn nên rất dễ bị tác động hoặc ảnh hưởng từ bệnh lý hoặc thói quen sinh hoạt hàng ngày. Đa phần trẻ sơ sinh nào cũng đều sẽ gặp tình trạng trào ngược dạ dày thực quản vì là vấn để sinh lý nên không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị trào ngược sẽ gây khó chịu, tác động xấu đến sinh hoạt và sự phát triển bình thường của trẻ.

Những lưu ý nhỏ về thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt sẽ giúp trẻ giảm được tình trạng trào ngược. Các cha mẹ chỉ cần thực hiện một số điều chỉnh sẽ làm dịu tình trạng trẻ sơ sinh trào ngược cho đến khi nó tự khỏi.

Dưới đây là một vài mẹo để quản lý và giảm hiện tượng trào ngược ở trẻ sơ sinh: 

  • Cho trẻ bú ở tư thế thẳng: Cũng nên bế trẻ ở tư thế ngồi trong 30 phút sau khi cho bú. Ngồi thẳng có thể giúp các chất trong dạ dày ở đúng vị trí của chúng. 
  • Chia nhỏ bữa ăn của trẻ, ăn nhiều lần trong ngày hơn để tránh tình trạng trẻ ăn quá no sẽ bị ợ, nôn trớ.
  • Dành thời gian cho trẻ ợ hơi. Thường xuyên ợ hơi trong và sau khi bú có thể giảm lượng không khí tích tụ trong dạ dày của trẻ. Từ đó sẽ giảm tình trạng trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Nếu cho trẻ bú bình, hãy giữ núm vú chứa đầy sữa. Bé sẽ không phải nuốt quá nhiều không khí trong quá trình ăn nếu mẹ chú ý chi tiết nhỏ này. Sử dụng núm vú phù hợp với mỗi bé, không nên dùng loại quá to hoặc quá nhỏ.
  • Thêm chút ngũ cốc gạo vào thức ăn để làm cho sữa đặc hơn có thể hữu ích đối với một số trẻ sơ sinh, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ.
  • Nâng cao đầu cũi hoặc nôi của bé.
Chăm sóc trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản

Chăm sóc trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản

Bên cạnh việc chú ý thay đổi thói quen trong việc chăm sóc trẻ thì cũng có thể sử dụng thuốc nếu như tình trạng của con nặng hơn theo thời gian. Bạn có thể tham khảo một vài loại thuốc giảm tiết axit dạ dày để hạn chế những cơn trào ngược axit.

Cùng với đó, có thể cho trẻ sử dụng thêm thuốc hỗ trợ tăng cường như men tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, thức ăn không bị giữ quá lâu trong dạ dày.

Tuy nhiên, đối tượng sử dụng thuốc ở đây là trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản nên hết sức thận trọng trước khi sử dụng. Bất kỳ loại thuốc nào dùng cho trẻ cần phải được sự đồng ý của các bác sĩ để đảm bảo tính an toàn cùng như hiệu quả.

Kết luận

Trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng rất hay gặp nhưng lại không quá lo ngại, trẻ có thể tự khỏi mà không ảnh hưởng gì nhiều tới sức khỏe và sự phát triển. Tuy nhiên, các cha mẹ vẫn cần lưu ý để có cách chăm sóc trẻ tốt nhất.

Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về tình trạng trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản mà Scurma Fizzy muốn cung cấp đến bạn đọc, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để cẩm nang chăm sóc con của mình hoàn hảo hơn.

Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các dược sĩ, bác sĩ Scurma Fizzy tư vấn miễn phí và giải đáp tất cả những thắc mắc về tình trạng trẻ sơ sinh trào ngược dạ dày thực quản.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091