Trào Ngược Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không Và Cách Điều Trị

Trào Ngược Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không Và Cách Điều Trị

Trào ngược khi mang thai là một hiện tượng phổ biến và thường xảy ra ở giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ. Vậy liệu tình trạng này có gây nguy hiểm gì không và làm cách nào để điều trị được an toàn nhất, các bạn hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu thông qua những thông tin được đề cập tới trong bài viết dưới đây nhé.

1.Trào ngược khi mang thai là gì?

Trào ngược khi mang thai là bệnh gì?

Trào ngược khi mang thai là gì?

Trào ngược khi mang thai là hiện tượng các chất ở trong dạ dày gồm có thức ăn, acid dịch vị, men tiêu hóa,… bị trào ngược lên thực quản khiến cho thực quản bị tổn thương, chức năng co thắt của cơ vòng thực quản bị rối loạn và suy yếu, dẫn đến xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn, ho, khó thở, tức ngực đầy bụng,… nên còn được gọi là trào ngược dạ dày thực quản, xảy ra ở phụ nữ có thai.

Trào ngược khi mang thai gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và cuộc sống sinh hoạt của bà bầu cũng như là ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy mà các bà mẹ khi mang thai cần phải chú ý theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời để tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn.

2.Nguyên nhân gây ra trào ngược khi mang thai

nguyên nhân gây trào ngược khi mang thai

Một số nguyên nhân gây trào ngược khi mang thai

Khi phụ nữ mang thai các yếu tố như hormone, thực đơn dinh dưỡng không phù hợp,  tâm lý thay đổi, nhạy cảm dẫn đến sản phụ dễ mắc bệnh trào ngược hơn, vì:

Sự thay đổi của hormone 

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi để giúp cho tử cung co giãn được tốt hơn thuận lợi cho thai nhi phát triển, đặc biệt có hormone progesterone.

Tuy nhiên bên cạnh việc giúp cho tử cung được co giãn đàn hồi tốt thì hormone này còn khiến cho cơ vòng thực quản cũng bị giãn ra, tạo điều kiện cho thức ăn, acid dịch vị,… từ dạ dày có thể trào ngược lên thực quản trong quá trình tiêu hóa.

Do áp lực, stress, căng thẳng

Trong thời kỳ thai nghén bà bầu thường dễ bị căng thẳng, stress, áp lực do sự thay đổi nội tiết tố. Hormone thay đổi khiến cho bà bầu dễ cáu gắt, khó chịu, lo lắng và nhạy cảm hơn dẫn đến dạ dày tăng tiết acid, suy yếu chức năng co thắt của cơ vòng ở thực quản dẫn đến trào ngược dạ dày.

Đặc biệt là thường thấy ở những phụ nữ có thai có nguy cơ cao mắc các bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu,…

Do sự thiếu phù hợp trong chế độ ăn uống

Khi có thai, phụ nữ thường có cảm giác thèm ăn ( các đồ chua, ngọt), có thói quen ăn uống tùy hứng, ăn quá no, quá nhanh, ăn nhiều đồ chua, cay, nằm sau khi ăn no… đều là những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, lượng thức ăn chua, cay tăng lên cũng khiến cho dạ dày tăng tiết acid nhiều hơn so với bình thường.

Do sự phát triển của thai nhi

Sự phát triển của thai nhi về các tháng cuối thai kỳ khiến cho tử cung giãn rộng, đẩy lên cao và chèn ép vào dạ dày làm tăng nguy cơ gây trào ngược.

Do trang phục không thoải mái

Các trang phục như quần bó sát, trang phục chật hẹp bó chặt vào vùng bụng sẽ gây chèn ép và gây áp lục lớn cho ổ bụng, có thể dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản khi đang mang thai.

Do thừa cân, béo phì

Phụ nữ khi mang thai được tẩm bổ, ăn nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có nguy cơ cao bị thừa cân. Việc thừa cân béo phì ở phụ nữ có thai sẽ gây ra một áp lực lớn lên dạ dày và thực quản và dẫn đến hiện tượng trào ngược khi mang thai.

>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày (Bao Tử) Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Gì Cho Mẹ Bầu Hay Không?

3.Triệu chứng trào ngược khi mang thai

triệu chứng của trào ngược khi mang thai

Triệu chứng của trào ngược khi mang thai

Một số dấu hiệu trào ngược khi mang thai mà bà bầu cần lưu ý:

Ợ hơi, ợ chua và ợ nóng

Đây là triệu chứng thường gặp phải ở phụ nữ có thai bị mắc trào ngược. Triệu chứng này là do lượng thức ăn đưa vào trong cơ thể nhiều, tiêu hóa chậm, bị ứ đọng gây chướng bụng, đầy hơi.

Người bệnh thường ợ sau bữa ăn, ợ vào ban đêm, ợ có cảm giác nóng rát ở vùng lồng ngực sau đó lan đến cổ họng và có cảm giác đắng ở cuống họng.

Có cảm giác buồn nôn, nôn

Bệnh nhân thường nhầm lẫn triệu chứng này với triệu chứng của thời kỳ thai nghén. Nguyên nhân là do acid trào ngược lên thực quản gây kích ứng niêm mạc thực quản và vùng họng, khiến khu vực này bị tổn thương và sưng tấy nên người bệnh thường có cảm giác nghẹn, buồn nôn, nôn.

Tức ngực

Nguyên nhân là do thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản làm cho ống thực quản đè nén và gây áp lực mạnh lên lồng ngực, khiến cho bệnh nhân có cảm giác lồng ngực bị đè nặng, đau tức ngực.

Cảm giác khó thở

Ống thực quản bị trào ngược kéo dài sẽ có những tổn thương nhất định, làm tăng tiết dịch nhầy và đờm nên gây hẹp thực quản dẫn đến biểu hiện thở khò khè, thở rên và gây khó thở.

Ho khan, khàn tiếng, mất tiếng

Vùng hầu họng bị viêm loét gây ngứa rát dẫn đến ho khan, ho kéo dài, tăng tiết dịch nhầy, khiến cho người bệnh ho có đờm, lâu ngày gây khàn giọng, mất tiếng thậm chí một số trường hợp nặng còn có thể ho ra máu.

Đau buốt họng khi nuốt

Ống thực quản và vòm họng bị sưng tấy khiến cho người bệnh có cảm giác khó nuốt, đau khi nuốt do thức ăn cọ sát với khu vực bị tổn thương.

Chán ăn, sụt cân

Trào ngược khi mang thai thường khiến cho bệnh nhân có cảm giác chán ăn, ăn không ngon lâu dần khiến cho cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng khiến cho cơ thể bị suy nhược và cân nặng sụt giảm nghiêm trọng.

Đắng miệng

Khi bị trào ngược dạ dày một phần dịch mật có trong đường tiêu hóa cũng được đưa lên thực quản, miệng cùng với thức ăn, acid và dịch vị dạ dày. Đây là nguyên nhân chính khiến cho bệnh nhân thường có cảm giác đắng miệng sau khi bị trào ngược, đặc biệt là sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.

Nấc cụt

Miệng tiết ra nhiều nước bọt

Acid dạ dày trào ngược lên thực quản kích thích tuyến nước bọt tăng tiết nhằm để trung hòa lượng acid bị dư thừa và đẩy chúng trở lại dạ dày.

Những dấu hiệu trên là những biểu hiện điển hình của bệnh trào ngực dạ dày tuy nhiên người bệnh lại thường chủ quan và không để ý đến, hay nhầm lẫn với các bệnh lý khác có liên quan tới hệ thống đường tiêu hóa.

Chính vì vậy mà trong thời kỳ mang thai nếu bà bầu có xuất hiện những biểu hiện, triệu chứng tương tự thì người nhà cần đưa đi thăm khám ngay để có thể chẩn đoán và điều trị đúng bệnh, kịp thời.

>>>> Tìm hiểu ngay: Khó Tiêu Khi Mang Thai Do Đâu Và Làm Gì Để Khắc Phục

4.Trào ngược khi mang thai có nguy hiểm đến thai nhi không?

trào ngược khi mang thai có nguy hiểm không

Trào ngược có nguy hiểm đến mẹ và thai nhi không

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thực chất là một bệnh lý không nguy hiểm và có thể điều trị khỏi kể cả với người bình thường và phụ nữ có thai. Tuy nhiên nếu các triệu chứng diễn ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của bà bầu, khiến họ cảm thấy lo lắng, căng thẳng, khó chịu và lâu dần sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Chỉ cần tuân thủ điều trị thì bạn không cần lo ngại đến vấn đề gì cả. Tuy nhiên thì ngay cả khi đã khỏi bệnh thì nguy cơ tái phát trào ngược khi mang thai là khá cao do phụ nữ có thai thì sức đề kháng, hệ miễn dịch thường yếu hơn và nội tiết tố bị thay đổi cũng là nguyên nhân khiến trào ngược dễ tái mắc trở lại ở phụ nữ có thai.

Việc mắc trào ngược kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bà bầu như:

Mệt mỏi, chán ăn

Nôn ói thường xuyên khiến cho bà bầu cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, sụt cân và thiếu dinh dưỡng dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, trẻ sinh ra có nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng, nhẹ cân, chậm phát triển.

Mất ngủ, ngủ không sâu

Trào ngược liên tục gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bà bầu. Bệnh nhân thường bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc… dẫn đến cơ thể bị suy nhược, kém tập chung và suy giảm trí nhớ. 

Tổn thương niêm mạc dạ dày

Khi acid dịch vị trào ngược lên thực quản trong một thời gian dài sẽ làm cho lớp niêm mạc bị ăn mòn, tổn thương, bị viêm, sưng tấy. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang, hen suyễn, viêm loét thực quản, nguy hiểm hơn có thể gây biến chứng như thực quản và vòm họng bị ung thư.

Như vậy có thể thấy trào ngược dạ dày thực quản mặc dù là bệnh không quá nghiêm trọng tuy nhiên nó cũng có thể gây ra nhiều bất lợi cho bà bầu cũng như là những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé thì tốt nhất người bệnh nên có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời, tránh những ảnh hưởng xấu không mong muốn.

>>>> Đọc thêm: Mẹ Bầu Bị Dạ Dày Thì Phải Làm Sao

5.Cách điều trị trào ngược khi mang thai

Trong quá trình mang thai, việc sử dụng thuốc tây thường khá nhạy cảm và không khuyến khích dùng cho bà bầu. Chính vì vậy khi bị trào ngược do mang thai, bà bầu nên chú ý sớm phát hiện bệnh và lựa chọn cho mình những phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà hiệu quả, an toàn.

Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ điều trị trào ngược do mang thai mà các bà mẹ có thể dễ dàng thực hiện tại nhà một cách an toàn hiệu quả:

5.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.

chế độ ăn cho người trào ngược khi mang thai

Chế độ ăn hỗ trợ điều trị trào ngược

Chế độ ăn uống chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho bà bầu có thể đẩy lùi được căn bệnh trào ngược một cách sớm nhất. Chế độ ăn uống sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa và ăn uống thiếu khoa học cũng là nguyên nhân dẫn đến trào ngược khi mang thai.

Để có được một chế độ ăn lành mạnh và khoa học, bạn cần chú ý một vài điểm như sau:

  • Uống nhiều nước nhằm để thúc đẩy tiêu hóa cũng như làm loãng nồng độ acid trào ngược lên. Bên cạnh việc bổ sung nước lọc bạn cũng có thể sử dụng các loại sữa hạt cũng như là nước ép hoa quả hàng ngày.
  • Chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiều bữa trong ngày, giảm khối lượng thức ăn tiêu thụ nhằm giảm áp lực cho dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm gây tăng tiết acid dịch vị như các đồ ăn cay nóng ( ớt,…), đồ ăn nhanh có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, các thực phẩm chế biến sẵn, chocolate, bạc hà, đồ ăn có vị chua ( giấm, chanh,…)
  • Ăn chậm rãi, nhai kỹ, tuyệt đối không ăn quá no hoặc là để cơ thể bị đói trong thời gian dài.
  • Không uống rượu bia, các đồ uống có chứa ga, cồn, cafein.
  • Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm có chứa nhiều chất xơ để hạn chế tình trạng khó tiêu và táo bón.
  • Không nên uống quá nhiều nước trước bữa ăn, không ăn no trước khi đi ngủ. Nếu trước khi đi ngủ mà bạn cảm thấy đói thì có thể lót dạ bằng một cốc sữa ấm.
  • Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn, không nên nằm ngay sau khi ăn hoặc là vận động quá mạnh cũng không tốt cho dạ dày.

>>>> Tham khảo ngay: Top 7 Cách Chữa Đau Dạ Dày Khi Mang Thai An Toàn Cho Thai Nhi

5.2 Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress

tinh thần thoải mái hỗ trợ điều trị trào ngược khi mang thai

Giữ tinh thần thoải mái tốt cho bệnh trào ngược

Thường xuyên bị căng thẳng, stress, lo lắng cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra trào ngược khi mang thai và khiến cho các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Và để có thể cải thiện được tình trạng này các mẹ bầu cần kiểm soát tốt được tâm trạng, tránh để cho mình bị stress, lo lắng, để làm được như vậy bạn có thể tham khảo một số giải pháp như:

  • Tập luyện các bài tập yoga cho thai kỳ.
  • Tham gia, tập luyện một bộ môn thiền.
  • Thư giãn bằng việc nghe nhạc, xem phim.
  • Đọc sách báo phù hợp, các tạp chí dành cho bà bầu.
  • Nói chuyện chia sẻ nhiều hơn với người thân, bạn bè.

5.3 Duy trì cho mình một lối sống lành mạnh

Đây là một giải pháp không những cải thiện các triệu chứng của trào ngược khi mang thai mà còn hỗ trợ cho các cơ quan tiêu hóa hoạt động được tốt hơn, giúp cho các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Để có thể duy trì được lối sống lành mạnh các mẹ bầu cần chú ý một số điều sau đây:

  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không nên thức khuya hoặc làm việc quá sức vào buổi tối.
  • Đi ngủ đúng giờ , đảm bảo ngủ đủ giấc 1 ngày ( từ 7 – 8 tiếng ).
  • Duy trì và kiểm soát được cân nặng ở mức độ phù hợp mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, tránh gây thêm áp lực cho vùng bụng.
  • Thường xuyên rèn luyện các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức.

5.4 Gối cao đầu khi ngủ

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bà bầu và để ngăn ngừa tình trạng này bà bầu cũng có thể áp dụng phương pháp kê cao đầu khi ngủ để tránh trào ngược.

Theo lời khuyên của các chuyên gia cho biết nếu khi ngủ sử dụng gối kê cao phần thân trên khoảng 6 đến 8 cm thì nguy cơ bị trào ngược sẽ giảm đáng kể , giúp cho mẹ bầu có giấc ngủ sâu và ngon hơn.

5.5 Sử dụng thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị trào ngược khi mang thai

Bên cạnh các phương pháp vừa được nêu ở trên, bạn cũng có thể sử dụng các loài thảo dược quen thuộc xung quanh mình để hỗ trợ điều trị trào ngược khi mang thai. Đây là một giải pháp an toàn, vừa có tác dụng điều trị bệnh vừa giúp nâng cao, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

5.5.1 Sử dụng tinh bột nghệ điều trị trào ngược khi mang thai.

nghệ

Nghệ hỗ trợ điều trị trào ngược khi mang thai

Công dụng

Tinh bột nghệ từ lâu đã được biết đến với công dụng điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày rất hiệu quả. Curcumin trong tinh bột nghệ hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn, giúp tăng co bóp dạ dày đồng thời giảm tiết dịch vị.

Bên cạnh đó các thành phần trong tinh bột nghệ còn giúp cho vết thương nhanh chóng lành trở lại.

Cách dùng

  • Trộn 3 thìa bột nghệ cùng với 2 thìa mật ong.
  • Chia hỗn hợp ra làm 3 phần dùng trong ngày.

5.5.2 Dùng gừng tươi để điều trị.

gừng

Gừng hỗ trợ điều trị trào ngược khi mang thai

Công dụng

Gừng được biết đến với khả năng chống viêm vô cùng hiệu quả, các thành phần có trong gừng giúp ức chế việc hình thành prostaglandin bệnh lý, hỗ trợ trung hòa acid dư thừa.

Cách dùng

  • Chuẩn bị 50g gừng tươi rửa sạch và cắt lát mỏng.
  • Đem đun sôi cùng với 200ml nước trong khoảng 3 – 5 phút.
  • Để nước gừng nguội bớt rồi sử dụng.

5.5.3 Trà hoa cúc

Công dụng

Trà hoa cúc là một thức uống lành tính không chỉ giúp bà bầu cải thiện được tình trạng trào ngược khi mang thai mà còn hỗ trợ cho giấc ngủ được sâu và ngon hơn. Trà hoa cúc giúp cải thiện hội chứng ruột kích thích, giúp giảm co thắt và trung hòa lượng acid dư thừa hiệu quả. 

trà hoa cúc

Sử dụng trà hoa cúc hỗ trợ điều trị trào ngược khi mang thai

Cách dùng

  • Chuẩn bị khoảng 6 – 7 bông cúc phơi khô đem rửa sạch.
  • Hãm cùng với 200ml nước sôi sau đó sử dụng như trà uống hàng ngày.

>>>> Tìm hiểu thêm: 12 Cách Giảm Ợ Hơi Khi Mang Thai Hiệu Quả

6. Một số điều cần lưu ý cho phụ nữ bị trào ngược khi mang thai.

Trào ngược dạ dày khi mang thai thực chất là một căn bệnh thường gặp và có thể điều trị khỏi hẳn, các triệu chứng hầu hết sẽ biến mất sau quá trình mang thai, chỉ có một số ít trường hợp do chủ quan, không thăm khám và điều trị mới khiến bệnh trở nặng và gặp biến chứng nguy hiểm.

Phụ nữ bị trào ngược khi mang thai không nên tự ý sử dụng thuốc tây mà chưa có chỉ định của bác sĩ vì thuốc Tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, hay việc sử dụng các bài thuốc nam hoặc bất kỳ phương pháp nào cũng cần được lưu ý, cần tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng.

Trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh, nếu thấy bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, không tự ý giải quyết để tránh làm cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, nguy hiểm hơn.

Trào ngược khi mang thai là một căn bệnh khá phổ biến, thường gặp của các bà bầu. Các triệu chứng của bệnh sẽ không còn là mối lo ngại nếu như bạn có đủ kiến thức cũng như là một phương pháp điều trị phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1800 6091  hoặc truy cập vào website: scurmafizzy.com để được chúng tôi hỗ trợ và tư vấn thêm.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091