Trào Ngược Dạ Dày Thuốc Nào Nên Dùng Nhất

Trào Ngược Dạ Dày Thuốc Nào Nên Dùng Nhất

Trào ngược dạ dày là một chứng bệnh thường thấy trong xã hội hiện nay, với cơ chế đóng mở cơ vòng thực quản, bệnh bắt nguồn từ sự tổn thương của dạ dày. Nhiều người băn khoăn mức độ nguy hiểm của căn bệnh này tới sức khỏe như thế nào và trào ngược dạ dày thuốc nào được sử dụng nhiều nhất, hiệu quả nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn rộng hơn về thuốc chữa trào ngược dạ dày và tác dụng của thuốc lên sức khỏe người bệnh.

1. Bệnh trào ngược dạ dày

1.1. Trào ngược dạ dày là bệnh gì?

trao-nguoc-da-day-thuoc-1

Trào ngược dạ dày là bệnh gì?

Trào ngược dạ dày hay còn được gọi là bệnh trào ngược, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh acid reflux hay trào ngược acid dạ dày có tên tiếng anh là Gastroesophageal Reflux Disease (GERD).

Đây là một căn bệnh mãn tính liên quan trực tiếp tới sự tổn thương và tăng tiết acid dịch dạ dày trong đó, axit dịch vị kèm theo các chất trong lòng dạ dày bị trào ngược lên trên thực quản dẫn tới viêm thực quản kèm theo các triệu chứng.

Các biến chứng có thể xảy ra khi trào ngược dạ dày thuốc không được đưa vào điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Tỷ lệ bệnh nhân bị ảnh hưởng và mắc trào ngược acid dịch dạ dày rơi vào 10-20% dân số các nước.

  • Người đặt nền móng đầu tiên để phát hiện ra căn bệnh này phải nhắc tới Friedewald và Feldman khi xét các mối liên hệ của chứng ợ nóng ợ hơi với chứng thoát vị gián đoạn vào năm 1925.
  • Cho tới năm 1934, nhà khoa học Asher Winkelstein mới đưa ra mô tả chính thức về hiện tượng trào ngược dạ dày và đưa ra quan điểm các triệu chứng sinh ra bởi tác động của acid dạ dày.

Ngày nay, bệnh GERD này được biết là bệnh rối loạn tiêu hóa do ảnh hưởng của dạ dày và cơ vòng thực quản dưới (LES). Trong quá trình tiêu hóa bình thường, cơ vòng này sẽ mở ra để cho phép thức ăn đi vào rồi đóng lại.

Nhưng khi cơ vòng bị giãn ra, bị yếu đi thì sự trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản rất dễ xảy ra gây viêm thực quản, người bệnh sẽ khó tiêu và ợ nóng, ợ chua hoặc ho. 

>>> Xem thêm: Biểu hiện trào ngược dạ dày là gì

1.2. Triệu chứng và nguyên nhân của trào ngược dạ dày

1.2.1. Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày có triệu chứng điển hình và phổ biến nhất là ợ nóng, nguyên nhân do acid dạ dày trào lên dẫn tới khó tiêu acid. Các triệu chứng của bệnh xảy ra ở người lớn và trẻ em có thể khác nhau.

trao-nguoc-da-day-thuoc-2

Trào ngược dạ dày gây ợ nóng và ợ chua

Ở người trưởng thành khi mắc trào ngược dạ dày có thể bị ợ nóng, ợ chua, có vị chua trong miệng hay thậm chí nôn mửa.

Một vài triệu chứng khác cũng rất phổ biến nhưng tần số ít hơn như buồn nôn, đau ngực, đau họng hoặc đau khi ăn, có thể ho và tăng tiết nước bọt.

Các biểu hiện này thường xảy ra sau khi ăn và có thể kéo dài tới 2h sau đó, gây ra rất nhiều trở ngại và sự khó chịu trong cuộc sống hằng ngày. 

Ở những bệnh nhân này, sự trào ngược còn dẫn tới các tổn thương sâu bên trong như:

  • Viêm thực quản do trào ngược acid dịch dạ dày: các chất trong dạ dày kèm theo acid khi bị trào lên sẽ tác động xấu tới biểu mô lót lòng thực quản, nó sẽ tạo ra các ổ viêm hay vết loét, đặc biệt tại những nơi tiếp nối giữa thực quản với dạ dày.
  • Khi trào ngược, thực quản có xu hướng bị hẹp lại, tiêu hóa sẽ khó khăn hơn.
  • Nếu bị trào ngược dạ dày lâu dài có thể dẫn tới một dạng ung thư có tên ung thư biểu mô tuyến thực quản.
  • Một tổn thương khác rất nghiêm trọng nữa gây ra bởi acid dạ dày là barrett thực quản, đó là hiện tượng các biểu mô trong lòng thực quản chuyển đổi từ vảy sang biểu mô trụ.

Nếu hiện tượng trào ngược ban đêm thường xuyên xảy ra thì bệnh nhân có thể sặc ho, viêm thanh quản hoặc thậm chí là hen suyễn cũng như gặp các vấn đề về giấc ngủ, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sức khỏe.

>>> Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Về Đêm

Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các triệu chứng của trào ngược không dễ để nhận biết trừ khi trẻ nôn mửa nhiều lần, dễ ho, khạc nhổ hay có các vấn đề về hô hấp.

Ngoài ra, có thể nghi ngờ nếu trở lười ăn, hay quấy khóc, thở khò khè, miệng có mùi chua, hôi miệng…

Ngoài ra, trào ngược dạ dày có thể đẩy acid lên tận khoang miệng của người bệnh, từ đó acid sẽ phá hủy men răng, cảm giác nóng rát trong miệng, vòm họng đỏ và răng bị úa vàng.

Các triệu chứng trên có thể trở nên trầm trọng hơn nếu bệnh nhân trào ngược dạ dày thuốc không được sử dụng.

1.2.2. Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày

Nguyên nhân của trào ngược dạ dày là sự gắn kết giữa dạ dày và cơ vòng thực quản dưới (LES) không hoàn chỉnh, cơ vòng giãn và đóng kém, lực co bóp dạ dày sẽ đẩy acid và thức ăn ngược trở lại. 

Các nguyên nhân gây nên bệnh GERD – trào ngược acid dạ dày kể đến như:

  • Thoát vị gián đoạn hay thoát vị Hiatal làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày do nó làm cơ vòng thực quản bên dưới bị suy yếu. Với nhiều bệnh nhân, đây không phải nguyên nhân gây ra các chứng ợ nóng hay chua miệng nhưng nó làm trào ngược tiến triển nhanh hơn.
  • Béo phì là một nguyên nhân lớn gây ra trào ngược dạ dày ở mức độ nặng hơn
  • Một số nguyên nhân khác gây trào ngược như bệnh liệt dạ dày (tức là khả năng tháo rỗng dạ dày chậm), ảnh hưởng bởi các bệnh về mô liên kết như xơ cứng bì, lupus hoặc viêm khớp dạng thấp.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trào ngược dạ dày cũng được xem xét như ở phụ nữ mang thai, người hút thuốc, sỏi mật, ăn quá nhiều hoặc do tác dụng của một số thuốc, đặc biệt là NSAIDs (ví dụ như Aspirin).

1.3. Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

trao-nguoc-da-day-thuoc-3

Trào ngược dạ dày thuốc nào điều trị hiệu quả?

Trào ngược dạ dày tuy không ảnh hưởng ngày tới tính mạng con người nhưng các triệu chứng và hậu quả bệnh gây ra mang lại rất nhiều bất lợi cho sức khỏe con người, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và các bệnh lý tiêu hóa sẽ nhiều hơn.

Bị trào ngược dạ dày thuốc đưa vào điều trị sẽ giúp bệnh nhân nhanh lành hơn, cải thiện các triệu chứng một cách đáng kể, chặn đứng nguy cơ tạo ra các biến chứng như ung thư thực quản.

Thuốc được lựa chọn phần lớn là thuốc kháng acid, kháng Histamin H2, ức chế kênh proton – PPI và một số thuốc chuyên trị trào ngược khác.

Dưới đây là một số thuốc được sử dụng phổ biến nhất cho bệnh nhân trào ngược dạ dày – thực quản và được các chuyên gia nhận định là mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

>>> Xem thêm: Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Bằng Đông Y

2. Trào ngược dạ dày thuốc nào nên dùng nhất?

2.1. Trào ngược dạ dày thuốc Cimetidin là lựa chọn hàng đầu

Bệnh nhân trào ngược dạ dày thuốc Cimetidin là một lựa chọn không nên bỏ qua. Cimetidin không chỉ là thuốc điều trị bệnh trào ngược acid dạ dày mà còn là thuốc hàng đầu trong việc chữa dứt điểm các bệnh của dạ dày như viêm loét.

  • Cơ chế tác dụng của Cimetidin

Cimetidin là thuốc chữa trào ngược dạ dày tác dụng theo cơ chế kháng lại thụ thể Histamin H2 trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Khi ngăn chặn histamin H2, Cimetidin sẽ kích thích hoạt động của lympho bào T ức chế đồng thời tăng sản xuất interleukin – 2.

Cimetidin còn được gọi là thuốc chẹn H2, trong lâm sàng dược áp dụng rộng rãi trong điều trị bệnh dạ dày, tăng tiết acid và đặc biệt là chữa trào ngược dạ dày, cải thiện rõ rệt chứng ợ chua ợ nóng ở người bệnh.

Mặc dù thụ thể histamin H2 có nhiều trên cả các cơ quan khác nhưng đó không phải điểm yếu của thuốc Cimetidin do thuốc này tác dụng chọn lọc duy nhất lên H2 ở dạ dày, do đó điều trị chuyên biệt cho các bệnh tiêu hóa mà không ảnh hưởng tới các cơ quan khác.

Ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thuốc Cimetidin đóng vai trò làm giảm tiết acid dịch dạ dày , ngăn chặn tình trạng dư thừa acid làm trào ngược lên phía trên thực quản. Nhờ đó điều trị triệt để và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh gây ra.

Do Cimetidin có khả năng ức chế lên các chất tiết acid sinh lý dạ dày là muscarinic, gastrin nên tác dụng chế tiết sự tăng sinh acid dạ dày của thuốc dược đánh giá cao và mang lại hiệu quả điều trị rất tốt.

cimetidin-chua-dau-thuong-vi

Trào ngược dạ dày thuốc Cimetidin là lựa chọn hàng đầu

Thành phần trong Cimetidin:

  • Cimetidine
  • Tá dược: Lactose monohydrate, Povidone, Magie Stearate, Natri tinh bột glycolate, Silica khan dạng keo
  • Lớp vỏ ngoài: Quinoline vàng, Hypromellose, Titanium dioxide, Carmine chàm, Polyethylene glycol, Sắt oxit màu vàng

Chỉ định của Cimetidin

Ngoài công dụng điều trị trào ngược dạ dày thuốc Cimetidin còn được sử dụng vào các trường hợp:

  • Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có tăng tiết acid: Cimetidin giảm tiết acid một cách đáng kể đặc biệt là giảm tiết acid về buổi đêm, thuốc loại bỏ các cơn đau do acid tấn công đồng thời làm ổ viêm nhanh lành.
  • Cimetidin được sử dụng như một liệu pháp thay thế các thuốc kháng acid (antacid) ở các bệnh nhân kháng hoặc không dung nạp thuốc này.
  • Cimetidin là lựa chọn phù hợp cho các bệnh nhân phẫu thuật tự chọn, ví dụ ở bệnh nhân tiết acid dịch vị lượng lớn cần hút dịch dạ dày trong thời gian dài thì sử dụng Cimetidin sẽ ngăn ngừa khả năng nhiễm kiềm.
  • Thuốc có vai trò đặc biệt quan trọng trong chống ung thư dạ dày và ung thư thực quản do trào ngược.
  • Áp dụng điều trị cho bất kỳ trường hợp nào có bệnh do acid dạ dày sinh ra như viêm loét, viêm thực quản do trào ngược (GERD), hội chứng ruột nối tiếp, căng thẳng, loạn sản toàn thần…
  • Cimetidin khi kết hợp với các thuốc kháng histamin khác chữa mày đay cấp tính.
  • Có thể dùng khi xuất huyết đường tiêu hóa mức độ nhẹ.

Cách dùng và liều lượng

  • Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân được khuyến cáo sử dụng Cimetidin với khoảng liều từ 400mg hoặc gấp đôi trong một ngày.
  • Trong điều trị trào ngược dạ dày thuốc Cimetidin sử dụng với liều 400mg/lần và dùng 4 lần/ngày (tổng liều 1,6g).
  • Bệnh nhân uống trong các bữa ăn và trước khi đi ngủ (acid thường tiết nhiều về đêm, Cimetidin sẽ góp phần giảm tiết acid dạ dày và giảm trào ngược lên thực quản).
  • Ở trẻ em, liều tham khảo khi sử dụng Cimetidin chữa trào ngược dạ dày là 20-30mg/kg thể trọng chia làm nhiều liều nhỏ trong ngày. Với bệnh nhân suy thận có trào ngược dạ dày, việc sử dụng Cimetidin điều trị cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Ngoài ra ở một số trường hợp dự phòng viêm loét và trào ngược dạ dày có thể uống 200-400mg/lần, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng.
  • Để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, bệnh nhân nên sử dụng Cimetidin duy trì trong 4-6 tuần.

Tác dụng phụ của Cimetidin

Một số tác dụng không mong muốn của Cimetidin trong quá trình điều trị có thể gặp phải như:

  • Viêm da, phát ban, nổi ngứa mẩn hồng, vòng da ban dạng, bị mọc lông
  • Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa khi sử dụng Cimetidin là buồn nôn, nôn, rối loạn nhu động ruột làm tiêu chảy, táo bón
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Một số tác dụng phụ hiếm gặp như giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu, thiếu máu bất sản, nhịp tim nhanh chậm bất thường, viêm gan, nồng độ transaminase huyết thanh tăng lên, bất lực, viêm thận kẽ,…

Tương tác thuốc với Cimetidin

Một vài tương tác thuốc cần lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày bằng Cimetidin như sau:

  • Thuốc kháng acid cũng là một thuốc dùng trong điều trị tăng tiết acid dạ dày cũng như trào ngược dạ dày thực quản nhưng không thể kết hợp với Cimetidin do làm giảm hiệu lực Cimetidin. Giải pháp đưa ra là dùng 2 thuốc này cách nhau trong 1-2h.
  • Không dùng kết hợp Cimetidin với thuốc chống đông máu Warfarin, thuốc chẹn calci, thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptylin hay các thuốc phenytoin, metoprolol,… do chúng đều liên quan tới trung tâm chuyển hóa P450 mà Cimetidin lại ức chế trung tâm này.
  • Giảm hấp thu của một số thuốc qua dạ dày như nhóm thuốc kháng nấm azole, ketoconazole, posaconazole hoặc tăng tác dụng của thuốc atazanavir, nguyên nhân là do môi trường pH dạ dày bị biến đổi.

>>> Xem thêm: Uống Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Vào Lúc Nào Thì Tốt Nhất

2.2. Trào ngược dạ dày thuốc Lansoprazol chữa dứt điểm

Bên cạnh Cimetidin chữa trào ngược dạ dày thuốc Lansoprazol là đại diện tiếp theo có thể chữa dứt điểm các bệnh dạ dày và trào ngược thực quản.

Cơ chế tác dụng của Lansoprazol

  • Lansoprazol là thuốc điều trị dạ dày và trào ngược dạ dày – thực quản nhóm ức chế bơm proton hay gọi là nhóm PPI.
  • Thuốc ban đầu vốn là tiền chất của benzimidazole nhưng sau đó đã được thay thế và có một vài biến đổi về cấu trúc để tạo ra hoạt tính ức chế bơm proton ion H+ của dạ dày dưới dạng dẫn xuất sulfonamide.
  • Lansoprazol liên kết với bơm proton dạ dày hay bơm H+/K+/ATPase từ đó hình thành lên cầu nối disulfide và có tác dụng giảm tiết acid trong lòng dạ dày.
trao-nguoc-da-day-thuoc-5

Trào ngược dạ dày thuốc Lansoprazol chữa dứt điểm

Lansoprazol được áp dụng rất rộng rãi trong lâm sàng nhằm điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Ngoài ra, một đồng phân khác của Lansoprazol là Dexlansoprazole cũng có hoạt tính và dược lực tương tự.

Ưu điểm của Lansoprazol là có thể ức chế bài tiết acid dịch vị dưới bất kỳ nguyên nhân gì do bơm proton mà nó ức chế là con đường cuối cùng trong bước tiết acid của tế bào thành dạ dày, do đó thuốc có thể dùng để ức chế sự tăng tiết acid dù ngày hay đêm. Đó là sự thuận tiện mà Lansoprazol đem lại.

Thành phần của Lansoprazol:

  • Lansoprazole
  • Một số tá dược tham gia: Magie cacbonat, Hydroxypropyl Cellulose, Crospovidone, Axit metacrylic – ethyl acrylat (đồng trùng hợp), Natri hydroxit, Triethyl citrate, Polysorbate, Macrogol, Talc… và một số tá dược khác.

Chỉ định của Lansoprazol

Lansoprazol được sử dụng điều trị bệnh trong một số trường hợp cụ thể sau:

  • Trong điều trị trào ngược dạ dày thuốc Lansoprazol làm giảm rõ rệt các triệu chứng của GERD như ợ nóng, ợ chua và hạn chế tối đa sự xâm hại của acid dạ dày lên bề mặt lòng thực quản. Lansoprazol cũng được chỉ định nếu bệnh nhân có tái phát.
  • Lansoprazol (hoặc các thuốc PPI nói chung) không thể thiếu trong phác đồ tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày. Đây là yếu tố tiên quyết tạo ra sự thành công trong điều trị viêm loét dạ dày do Hp.
  • Thuốc cũng được sử dụng cho bệnh nhân viêm loét dạ dày do NSAIDs, căng thẳng stress, hút thuốc…
  • Dự phòng điều trị cho các vấn đề viêm loét dạ dày và trào ngược
  • Lansoprazol còn được dùng để điều trị hội chứng Zollinger – Ellison.

Cách dùng và liều lượng

Liều lượng điều trị bằng Lansoprazol bạn đọc tham khảo như dưới đây:

  • Trong điều trị trào ngược dạ dày và viêm thực quản trào ngược: sử dụng 30mg/lần/ngày, duy trì liên tiếp trong vòng 4 tuần.
  • Đối với dự phòng điều trị trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân uống Lansoprazol với liều 15mg/ngày, nếu nguy cơ cao và cần thiết có thể tăng liều tới 30mg/ngày như liều điều trị.
  • Trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân sử dụng bằng liều chữa trào ngược dạ dày, cụ thể là 30mg/lần/ngày. Trong phác đồ diệt trừ Hp, liều Lansoprazol vẫn giữ mức tương tự.
  • Lansoprazol không khuyến cáo sử dụng cho trẻ em do các dữ liệu lâm sàng về các trường hợp này còn hạn chế.

>>> Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp dương tính

Bệnh nhân uống Lansoprazol trước bữa ăn 30 phút, trong trường hợp uống 2 lần/ngày, uống trước bữa ăn sáng và tối 30 phút (do Lansoprazol là thuốc bao tan trong ruột).

Tác dụng phụ của Lansoprazol

Bệnh nhân khi điều trị trào ngược dạ dày thuốc Lansoprazol có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như sau:

  • Các tác dụng phụ thường xảy ra của Lansoprazol: đau đầu nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, xuất hiện các biểu hiện rối loạn đường tiêu hóa như đau bụng, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy,… miệng có cảm giác khô, họng có thể khô rát, ngoài ra còn có các tác dụng phụ trên da như mày đay, mẩn ngứa
  • Một số tác dụng ít khi xảy ra như mất ngủ, thao cuồng ảo giác, thị giác rối loạn, vàng da viêm gan, nhiễm nấm Candida thực quản, viêm thận kẽ
  • Rất hiếm khi xảy ra các tác dụng phụ: hội chứng Steven-Johnson, viêm ruột kết, mất bạch cầu hạt, sốc phản vệ, hạ Natri máu.

Lưu ý: không kết hợp Lansoprazol với các thuốc sau để tránh xảy ra tương tác thuốc, mất tác dụng hoặc tăng độc tính trên cơ thể: các thuốc ức chế protease HIV, itraconazol, ketoconazol, warfarin, digoxin, theophylin, methotrexate, thuốc kháng acid hoặc thuốc bảo vệ dạ dày sucralfat…

>>> Xem thêm: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Nghệ

2.3. Domperidon chữa trào ngược dạ dày đặc hiệu

domperidone-chua-da-day-huu-hieu

Chữa trào ngược dạ dày bằng Domperidon

Trong các thuốc chữa trào ngược dạ dày thuốc Domperidon là một cái tên không thể bỏ qua. Thuốc mang lại nhiều hiệu quả rất tích cực trong điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày.

Cơ chế tác dụng của Domperidon

  • Thuốc Domperidon được biết tới là một chất có tác dụng đối kháng đặc hiệu với thụ thể Dopamin D2, viết tắt là D2R.
  • Sau khi vào bên trong cơ thể, Domperidon sẽ liên kết với thụ thể này làm ức chế các tín hiệu đi qua D2R từ đó gây ra tác dụng mong muốn trong điều trị bệnh,
  • Cụ thể như ngăn cản sự buồn nôn và nôn, cải thiện bệnh lý trào ngược dạ dày và các bệnh lý tiêu hóa khác theo chiều hướng tích cực.

Thành phần có trong Domperidon

  • Domperidone
  • Tá dược: Lactose monohydrate, Natri lauryl sulphat, Xenluloza vi tinh thể, Magie Stearate, Silica keo hoặc khan, tính bột ngô, Povidone

Chỉ định của Domperidon

Thuốc Domperidon được chỉ định điều trị trên lâm sàng như:

  • Sử dụng làm thuốc chống nôn trong nhiều trường hợp
  • Chỉ định cho bệnh nhân trào ngược dạ dày nhằm cải thiện các triệu chứng
  • Được sử dụng để đối kháng dopamin cho nhiều bệnh nhân, ví dụ với bệnh rối loạn tâm thần, hội chứng tourette,…

Cách dùng và liều lượng

  • Sử dụng Domperidon chủ yếu mang lại hiệu quả trong một thời gian ngắn ở liều lượng thấp nhất định, thông thường là 30mg/ngày/3 lần, uống trước bữa ăn.
  • Điều trị bằng thuốc Domperidon không quá 1 tuần cho mỗi lịch trình.
  • Không khuyến cáo sử dụng Domperidon chữa trào ngược dạ dày cho trẻ em <12 tuổi.

Tác dụng phụ của Domperidon

Một số tác dụng không xảy ra thường xuyên khi sử dụng Domperidon điều trị như

  • Đau đầu chóng mặt
  • Suy giảm khả năng tình dục
  • Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy
  • Đau vú, nữ hóa tuyến vú
  • Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, suy nhược cơ thể.

Một số biểu hiện rất hiếm khi xảy ra như

  • Dễ kích động, sốc phản vệ
  • Bị phù mạch, bí đái
  • Mất kinh nguyệt hoặc có khoảng QTc kéo dài.

Lưu ý

Không kết hợp điều trị Domperidon và 1 số thuốc như sau:

  • Thuốc có tác dụng kéo dài khoảng QTc của tim bao gồm thuốc chống loạn nhịp tim và thuốc chống trầm cảm, thuốc chống nấm
  • Một số loại kháng sinh như erythromycin, spiramycin
  • Thuốc điều trị ung thư và 1 số thuốc kháng histamin.

>>> Xem thêm: Uống Thuốc Đau Dạ Dày Mà Vẫn Đau

2.4. Chữa trào ngược dạ dày bằng Acid Alginic

gaviscon-ket-hop-tap-yoga-chua-da-day

Acid Alginic có chứa trong thuốc Gaviscon

  • Acid Alginic là hoạt chất có vai trò nhất định trong cải thiện triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày. Chất này được giới khoa học biết đến rộng rãi khi bản thân nó là một polisaccarit có trong thành tế bào của tảo nâu.
  • Ngoài ra, Acid Alginic còn được vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa sản xuất ra.
  • Trong điều trị trào ngược dạ dày thuốc Gaviscon là một chế phẩm đại diện của Acid Alginic, trong thuốc Acid Alginic kết hợp với bicarbonat nhằm ngăn chặn sự trào ngược của dạ dày.
  • Trong chế phẩm Gaviscon có chứa muối của acid alginic – Natri alginate.
  • Sau khi vào cơ thể, muối này sẽ tạo ra lớp màng nhầy bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của acid và ngăn ngừa trào ngược, nếu có trào ngược thì mức độ viêm thực quản sẽ nhẹ hơn.

Chỉ định của Acid Alginic

  • Dùng cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản.

Cách dùng và liều lượng (áp dụng cho chế phẩm Gaviscon)

Người bệnh sử dụng Acid Alginic sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

  • Với trẻ em >12 tuổi và người trưởng thành: sử dụng 1-2 gói/lần, uống 4 lần/ngày.
  • Với trẻ em 6-12 tuổi khuyến cáo sử dụng Gaviscon ½-1 gói/lần và 4 lần/ngày.
  • Không nên dùng cho trẻ nhỏ <6 tuổi.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng các chế phẩm của Acid alginic nói chung và Gaviscon nói riêng trong điều trị trào ngược có thể dẫn tới chướng bụng đầy hơi.

>>> Xem thêm: Cách Chữa Chướng Bụng Đầy Hơi Tại Nhà

2.5. Trào ngược dạ dày thuốc Maalox được dùng phổ biến

maalox-la-thuoc-pho-bien-chua-da-day

Trào ngược dạ dày thuốc Maalox được dùng phổ biến

Maalox là thuốc không thể bỏ sót trong danh sách các thuốc điều trị trào ngược dạ dày tốt nhất và được dùng phổ biến nhất.

Trong trào ngược dạ dày thuốc Maalox là thuốc không kê đơn, nhưng do đó chúng ta càng cần biết thông tin về thuốc này kỹ hơn.

Cơ chế tác động của Maalox

  • Maalox là thuốc kháng acid chuyên được sử dụng cho các bệnh liên quan tới tăng tiết acid và dạ dày, cụ thể nó là sự kết hợp cân bằng của nhôm hydroxit và magie hydroxit. Tại sao lại nói là sự cân bằng?
  • Trong tác dụng được lý, nhôm hydroxit có tác dụng chậm và dễ gây táo bón, ngược lại magie hydroxit lại có tác dụng nhanh và dễ gây tiêu chảy.
  • Điểm chung của chúng lại là kháng acid. Do đó, Maalox ra đời dựa trên nền tảng kết hợp hai chất đối kháng acid này. Đây cũng là một lý do mà Maalox phù hợp trong điều trị dài ngày.

Thành phần trong Maalox

  • Nhôm hydroxyd, Magie hydroxit
  • Tá dược: Axit clohydric (10%), Sorbitol lỏng 70%, dung dịch hydro peroxit 30%, Mannitol, Saccharin natri, Domiphen bromide, monohydrate, tinh dầu bạc hà, nước.

Chỉ định của Maalox

Maalox dùng trong điều trị các bệnh về tăng tiết acid dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản liên quan tới giảm tiết acid.

Cách dùng và liều lượng

  • Uống Maalox với liều 10-20ml trước các bữa ăn từ 20-30 phút hoặc uống trước khi đi ngủ.
  • Đặc biệt, Maalox là thuốc có thể dùng kèm với nước và sữa nếu cần mà ít gây ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.
  • Không dùng được Maalox cho trẻ em <14 tuổi, phụ nữ đang mang thai và người trong giai đoạn cho con bú.

Tác dụng phụ của Maalox

Maalox có rất ít tác dụng phụ trên người bệnh, một số biểu hiện không mong muốn của Maalox trong quá trình điều trị bệnh nhân gặp phải như:

  • Rối vận loạn động đường tiêu hóa có tiêu chảy, táo bón, nôn và buồn nôn, đau bụng
  • Tăng natri máu, giảm phosphat máu khi sử dụng Maalox kéo dài

Trên đây là các thuốc điều trị phổ biến nhất và hiệu quả nhất với người bệnh đồng thời nhấn mạnh trong điều trị trào ngược dạ dày thuốc đóng góp vai trò mang ý nghĩa quyết định để chữa triệt để, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát sự trào ngược acid này.

Để biết thêm các thông tin khác về các thuốc này cũng như tư vấn dùng thuốc cho mỗi người bệnh, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua  HOTLINE 18006091 để các chuyên gia của Scurma Fizzy giải đáp cho bạn.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091