Bật Mí Đau Dạ Dày Uống Mật Ong Có Tốt Không
Mật ong là một nguồn thực phẩm tự nhiên, chứa nhiều hợp chất dinh dưỡng, chủ yếu là đường glucose và fructose. Và một số thành phần khác như: acid amin, protein, enzym, vitamin, chất khoáng, hợp chất phenolic… Mật ong không chỉ là thực phẩm dinh dưỡng mà còn được sử dụng trong điều trị bệnh với các hoạt tính sinh học: chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm… Từ xưa đến nay, loại thực phẩm dinh dưỡng này được biết đến nhiều trong điều trị các bệnh về dạ dày. Vậy đau dạ dày uống mật ong có tốt không? Hãy cùng Scurma Fizzy giải đáp vấn đề đau dạ dày uống mật ong có tốt không.
1. Mật ong – thực phẩm dinh dưỡng từ tự nhiên
1.1. Sự hình thành mật ong
Mật ong là một loại thực phẩm ngọt, nhớt, được tạo thành nhờ sự thu thập chất ngọt từ các bông hoa của loài ong. Những con ong sử dụng vòi để hút mật hoa, đưa vào dạ dày của chúng. Tại đây, mật ong được hình thành. Các enzym trong dạ dày có nhiệm vụ chuyển hóa mật hoa thu thập được sang thành mật ong.
Khi lượng mật hoa đã được thu thập đủ, loài ong sẽ về tổ và chuyển một lượng mật hoa sang cho các con ong khác. Những con ong này cũng tiến hành quá trình hình thành mật ong tương tự. Thời gian chuyển hóa của mỗi con ong khoảng 30 phút.
Và khi mật hoa đã được chuyển hóa hoàn toàn sang mật ong, ong sẽ nhả mật vào tổ. Sau đó, chúng dùng cánh để quạt với mục đích làm bay hơi nước có trong mật. Cho đến khi mật ong đạt đến độ bão hòa (tỷ lệ nước khoảng 17%) thì sẽ đóng tổ lại. Quá trình hình thành mật được hoàn thành.
1.2. Các thành phần dinh dưỡng có trong mật ong- giải mã “đau dạ dày uống mật ong có tốt không?”
Mật ong là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa khoảng 200 chất. Trong đó, đường là thành phần được tìm thấy chủ yếu. Một số chất dinh dưỡng khác cũng được tìm thấy, bao gồm: protein, acid hữu cơ, vitamin, khoáng chất, chất màu, hợp chất phenolic…Các thành phần này là nguồn gốc của câu trả lời vấn đề đau dạ dày uống mật ong có tốt không.
1.2.1. Đường
Tùy thuộc vào nguồn gốc thực vật của mật ong như loại hoa được ong sử dụng hay nguồn gốc địa lý, khí hậu, quá trình chế biến và bảo quản sẽ cho ra các loại đường khác nhau. Nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra sự có mặt chúng.
Kết quả cho thấy rằng, mật ong có chứa nhiều loại đường. Bao gồm: monosaccharide, disaccharide và một số đường khác với các tỷ lệ khác nhau:
- Monosaccharide chiếm tỷ lệ lớn trong mật ong, khoảng 75% tổng lượng đường trong đó. Fructose và glucose là hai loại đường đơn chủ yếu.
- Đường đôi disaccharide cũng được tìm thấy với tỷ lệ nhỏ, khoảng 10-15%. Các đường đôi có trong mật ong là: sucrose, maltose, isomaltose…
- Ngoài hai loại đường trên, có một lượng nhỏ còn lại là các đường khác, không đáng kể.
Sự có mặt của nhiều loại đường, chủ yếu là glucose và fructose chính là yếu tố mang lại vị ngọt cho mật ong.
1.2.2. Protein
Các acid amin chiếm 1% các thành phần của mật ong, phổ biến nhất là proline. Acid amin này có nguồn gốc chủ yếu từ dịch tiết nước bọt của ong mật trong quá trình chuyển hóa mật hoa thành mật ong.
Bên cạnh proline, mật ong cũng chứa nhiều loại acid amin khác. Chẳng hạn như: acid glutamic, acid aspartic, leucine, alanine, tyrosine, isoleucine, cysteine, arginine…
Ngoài ra, một phần nhỏ các protein trong mật ong là enzym. Bao gồm: invertase, glucosidase, catalase, acid phosphatase, diastase và glucose oxidase.
1.2.3. Acid hữu cơ
Theo nhiều tác giả, tất cả các loại mật ong đều có tính acid nhẹ. Đây là do sự có mặt của các acid hữu cơ trong đó. Các acid hữu cơ được tìm thấy trong mật ong bao gồm: acid butyric, citric, acetic, formic, gluconic, levulinic, propionic, pyruvic, oxalic… và nhiều acid hữu cơ khác. Trong đó, phổ biến nhất là acid gluconic, acid citric, acid levulinic và acid formic.
1.2.4. Vitamin
Mật ong chứa một lượng nhỏ vitamin. Sự có mặt của nhiều loại vitamin đã được chứng minh. Chủ yếu là các vitamin nhóm B, bao gồm: thiamin (B1), riboflavin (B2), acid nicotinic (B3), acid pantothenic (B5), pyridoxine (B6), biotin và acid folic (B9). Ngoài ra, acid ascorbic (vitamin C) cũng được tìm thấy trong hầu hết các loại mật ong.
1.2.5. Khoáng chất
Nhiều loại khoáng chất khác nhau đã được phát hiện trong các loại mật ong khác nhau. Bao gồm khoáng chất đa lượng và vi lượng. Chẳng hạn như: kali, magie, calcium, sắt, phospho, natri, mangan, iod, kẽm, liti, coban, niken, đồng, bari, crom, asen, bạc…
Trong đó, kali là nguyên tố phong phú nhất, tương ứng với một phần ba tổng lượng khoáng chất có trong mật ong. Sự có mặt của kali và các khoáng chất khác có vai trò trong các phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể.
Tuy nhiên, cần lưu ý với một số kim loại nặng như asen, chì, thủy ngân và cadmium. Bởi nó sẽ gây độc hại nếu vượt qua giới hạn tối đa.
1.2.6. Các hợp chất phenolic
Các hợp chất phenolic có thể được chia thành không flavonoid (acid phenolic) và flavonoid (flavon flavonoid, flavanones, flavanols, anthocyanidine, isoflavones và chalconnes). Đây có thể được coi là thành phần chính mang lại những tác dụng hữu ích về sức khỏe của mật ong.
Nhiều tác giả đã nghiên cứu về các hợp chất phenolic trong mật ong. Kết quả cho thấy sự có mặt của một số chất như: acid vanillic, acid caffeic, acid syringic, acid fenulic, quercetin, kaempferol, myricetin…và những chất khác.
>>>Xem thêm: Nghệ Mật Ong Chữa Dạ Dày – Cách Sử Dụng Hiệu Quả
2. Các hoạt tính sinh học của mật ong
2.1. Hoạt tính chống oxy hóa
Mật ong càng sẫm màu thì khả năng chống oxy hóa càng cao. Bởi thế, bạn có thể nhận biết khả năng chống oxy hóa của mật ong như thế nào dựa vào màu sắc của nó.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra các hợp chất phenolic là yếu tố chính quyết định đặc tính này của mật ong. Đặc biệt là các chất nhóm flavonoid, acid caffeic, quercetin, galangin, kaempferol, apigenin…
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác chứng minh rằng sự có mặt của các chất khác và sự kết hợp của các thành phần trong mật ong cũng góp phần tạo nên tác dụng chống oxy hóa. Một số hoạt chất chống oxy hóa khác có thể kể đến như các enzym (glucose oxidase, catalase), acid ascorbic (vitamin C), acid hữu cơ, acid amin và protein. Điều này tạo nên đặc tính chống oxy hóa của loại thực phẩm dinh dưỡng này.
Các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu về đặc tính chống oxy hóa của mật ong trên các đối tượng người trưởng thành khỏe mạnh. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách bổ sung mật ong vào chế độ ăn hàng ngày với lượng là 1.2 g/kg trọng lượng cơ thể.
Kết quả cho thấy có sự tăng đáng kể các chất chống oxy hóa trong cơ thể ở những đối tượng được bổ sung mật ong so với ban đầu. Sự gia tăng của một số chất, cụ thể là: nồng độ vitamin C trong máu tăng lên 47%, beta – carotene 3%, acid uric 12% và glutathione reductase lên 7%. Kết quả này đã ghi nhận khả năng chống oxy hóa của mật ong.
2.2. Tác dụng kháng khuẩn
Hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng của mật ong đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Và nó được cho là có cả hoạt động kìm khuẩn và diệt khuẩn. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn bởi một số đặc tính của nó. Chẳng hạn như: tính acid, tính thẩm thấu, hydrogen peroxide và nitric oxide.
Mật ong là dung dịch đậm đặc của các loại đường monosaccharide, tạo nên tính hút ẩm của nó. Khi mật ong được cô đặc sẽ mang đến tác dụng kháng khuẩn bởi tính thẩm thấu của nó.
Tuy nhiên, yếu tố quyết định hoạt tính kháng khuẩn chủ yếu là do phản ứng oxy hóa glucose bằng enzym. Hàm lượng đường cao và độ pH thấp trong mật ong là kết quả của quá trình oxy hóa glucose thành acid gluconic bởi enzym glucose oxidase. Cơ chế này sẽ giải phóng hydrogen peroxide, có tác dụng tương tự một chất kháng khuẩn.
Các nhà khoa học đã chứng minh hoạt tính kháng khuẩn của mật ong có hiệu quả đối với nhiều vi khuẩn gây bệnh và nấm. Điển hình là các vi khuẩn như: Escherichia coli, Salmonella typhimurium, Pseudomonas aeruginosa và một số loại vi khuẩn khác.
2.3. Hoạt tính chống viêm và điều hòa miễn dịch
Mật ong có hoạt tính chống viêm do có chứa các hợp chất phenolic trong đó. Nhiều tài liệu nghiên cứu đã ghi nhận tác dụng làm giảm phản ứng viêm của mật ong trên mô hình động vật, nuôi cấy tế bào và các thử nghiệm lâm sàng.
Các hợp chất phenolic ngăn chặn hoạt động gây viêm của cyclooxygenase – 2 (COX – 2) và/hoặc cảm ứng nitric oxide synthase. Điều này góp phần lý giải về hoạt tính chống viêm của mật ong.
Mật ong không chỉ có hoạt động chống viêm mà còn tham gia vào quá trình điều hòa miễn dịch. Thực phẩm dinh dưỡng – mật ong thực hiện vai trò điều hòa miễn dịch bằng cách làm tăng tế bào lympho T và lympho B, bạch cầu ái toan, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân. Đồng thời cũng tạo ra các tế bào tiêu diệt tự nhiên trong quá trình miễn dịch sơ cấp và thứ cấp. Hơn nữa, một loại đường, nigero oligosaccharides, được tìm thấy trong mật ong, được báo cáo là có tác dụng xây dựng miễn dịch.
3. Đau dạ dày uống mật ong có tốt không?
3.1. Tổng quan về bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày là một triệu chứng điển hình cho biết rằng dạ dày của bạn đang bị tổn thương. Trong đó, viêm loét dạ dày được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đau dạ dày.
Người bị đau dạ dày sẽ có cảm giác khó chịu với những cơn đau âm ỉ vùng thượng vị kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Đặc biệt tình trạng đau này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi đói. Và đôi khi, chất lượng giấc ngủ của họ cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi những cơn đau xuất hiện đột ngột vào ban đêm.
Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu không phát hiện và điều trị đau dạ dày kịp thời. Các biến chứng đó bao gồm: thủng dạ dày, hẹp dạ dày, xuất huyết dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày.
Giảm đau và điều trị nguyên nhân là mục đích lý tưởng trong điều trị đau dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu của các cơn đau dạ dày là do các vết loét gây ra. Do đó, chữa lành vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày và ngăn chặn sự phát triển của các vết loét là việc làm cần thiết. Trong đó, nhóm thuốc hạn chế quá trình bài tiết dịch vị và nhóm thuốc tăng cường yếu tố bảo vệ là những thuốc hàng đầu trong điều trị đau dạ dày. Các thuốc đó bao gồm: thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng H2, prostaglandin, sucralfat, các chế phẩm của Bismuth…Bên cạnh sử dụng thuốc trong điều trị, việc thay đổi lối sống cũng cần thực hiện song song.
Hơn nữa, từ xưa đến nay có nhiều loại thực phẩm được biết đến có hiệu quả hỗ trợ trong điều trị đau dạ dày. Chẳng hạn như: gừng, cam thảo, hạt lanh, nghệ, mật ong… Trong đó, sử dụng mật ong với trường hợp đau dạ dày được rất nhiều người biết đến và sử dụng. Tuy nhiên, đau dạ dày uống mật ong có tốt không lại đang là vấn đề được đặt ra trong nhiều năm gần đây.
3.2. Đau dạ dày uống mật ong có tốt không?
Như đã nhắc đến ở trên, mật ong là một loại thực phẩm chứa khoảng 200 chất dinh dưỡng đã được nghiên cứu. Vì thế, từ nhiều năm trước đây, mật ong không chỉ được sử dụng như một loại thực phẩm dinh dưỡng mà còn được dùng trong điều trị bệnh với các đặc tính sinh học của nó. Bao gồm: hoạt động chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và điều hòa miễn dịch. Với các hoạt tính sinh học này, mật ong đã được chứng minh có hiệu quả trong chữa lành các vết thương, bao gồm cả vết loét dạ dày.
Các vết loét dạ dày là yếu tố chủ yếu gây đau dạ dày ở mọi đối tượng. Bởi thế, sử dụng mật ong sẽ cho hiệu quả tốt đối với hầu hết các trường hợp đau dạ dày do loét dạ dày tá tràng gây ra. Đây có thể được coi là câu trả lời cho vấn đề đau dạ dày uống mật ong có tốt không.
Nhiều nghiên cứu đã xác định mật ong là một chất ức chế mạnh đối với viêm loét dạ dày và các tác nhân gây loét, điển hình là vi khuẩn Helicobacter pylori. Một khảo sát lâm sàng cho thấy tác dụng làm giảm tiết acid dịch vị và tăng tác dụng chữa đau dạ dày của mật ong đã được ghi nhận. Do đó, thực phẩm dinh dưỡng này được sử dụng như một chất bổ sung trong chế độ ăn uống vì đặc tính kháng khuẩn và tác dụng bảo vệ của nó.
Hơn nữa, mật ong có độ nhớt cao hơn nhiều so với nước. Điều này hữu ích trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách tạo một lớp phủ trên đó.
Một nghiên cứu về tác dụng của mật ong trong việc chữa lành vết loét dạ dày cấp tính gây ra bởi Acetyl salicylate ở chuột. Người ta tiến hành cho uống mật ong với liều 14ml/kg trọng lượng cơ thể trên những đối tượng chuột bị loét dạ dày do sử dụng aspirin. Kết quả cho thấy hiệu quả đáng kể trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng: giảm độ dài vết loét, giảm tổng hợp acid trong dịch vị, đồng thời giảm thể tích của dịch dạ dày.
Tác dụng của mật ong trong điều trị đau dạ dày đã được nhiều nghiên cứu tìm hiểu và ghi nhận. Với những thành phần sinh học phong phú cùng các hoạt tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm… và các bằng chứng nghiên cứu khoa học trên chính là sự giải đáp hợp lý và đáng tin nhất cho thắc mắc của nhiều người “đau dạ dày uống mật ong có tốt không?”.
>>>Xem thêm: Đau Dạ Dày Uống Mật Ong Thực Sự Có Tốt Như Lời Đồn?
4. Đau dạ dày nên uống mật ong như nào?
Đau dạ dày uống mật ong có tốt không? Các nghiên cứu đã chứng minh rằng đau dạ dày uống mật ong có hiệu quả đáng kể. Vậy đau dạ dày nên uống mật ong như nào là đúng cách? Dưới đây là 3 cách uống mật ong đơn giản, hiệu quả với những người bị đau dạ dày.
4.1. Sử dụng nước ấm để pha mật ong
Đây là cách đơn giản, được áp dụng nhiều nhất trên hầu hết các đối tượng đau dạ dày. Biện pháp này có thể làm dịu đi cơn đau một cách nhanh chóng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Cách tiến hành: pha khoảng 1-2 thìa mật ong vào 50ml nước ấm (50-60 độ C), khuấy đều. Nên uống nước ấm mật ong vào sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
4.2. Mật ong – gừng
Bên cạnh mật ong,gừng là một loại thực phẩm tốt trong việc điều trị đau dạ dày có thể kể đến. Bạn có thể phối hợp mật ong – gừng để đạt được hiệu quả tốt nhất trong điều trị bệnh.
Cách tiến hành:
- Sơ chế gừng: rửa sạch, gọt vỏ, cắt lát.
- Cho gừng vào nồi nước, nấu đến khi sôi. Sau đó lọc lấy nước gừng.
- Thêm mật ong vào nước gừng đã lọc ở trên, khuấy đều và uống.
4.3. Mật ong – bột nghệ
Nghệ có chứa hoạt chất cucumin, có vai trò trong điều trị đau dạ dày. Vì thế, hỗn hợp mật ong – bột nghệ cũng là biện pháp được sử dụng nhiều trong dân gian.
Cách tiến hành: pha hỗn hợp 12g bột nghệ, 10g mật ong vào 100ml nước đun sôi để nguội. Có thể uống 3-4 lần/ngày.
Vấn đề đau dạ dày uống mật ong có tốt không đã được giải đáp. Và mật ong là nguyên liệu tự nhiên, an toàn, chưa ghi nhận bất kỳ tác dụng phụ nào cho đến nay. Tuy nhiên cần lưu ý vấn đề sử dụng mật ong ở những đối tượng đau dạ dày bị tiểu đường hay dị ứng với mật ong.
>>>Xem thêm: Cách Uống Mật Ong Trị Dạ Dày Mang Lại Hiệu Quả Cao
Kết luận
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả khi sử dụng mật ong trên những đối tượng đau dạ dày, trả lời vấn đề đau dạ dày uống mật ong có tốt không. Với hoạt tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm, mật ong được coi là một chất ức chế mạnh tình trạng viêm loét dạ dày và tác nhân gây loét. Do đó, tình trạng đau dạ dày sẽ giảm đáng kể khi sử dụng mật ong.
Trên đây là một số vấn đề giải đáp thắc mắc đau dạ dày uống mật ong có tốt không được đội ngũ Scurma Fizzy cung cấp. Hy vọng các thông tin trên thỏa mãn được các thắc mắc đề ra.
Liên hệ HOTLINE 1800.6091 để được đội ngũ Dược sĩ, Bác sĩ Scurma Fizzy tư vấn trực tiếp những thắc mắc về vấn đề “đau dạ dày uống mật ong có tốt không?” và nhận được những lời khuyên có ích.
TÀI LIỆU THAM KHẢO