Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà

Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà

Trên thị trường hiện nay, có nhiều nhóm thuốc Tây được ưu tiên chỉ định điều trị triệu chứng đau dạ dày mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây có thể mang đến các tác dụng phụ, người bệnh có thể tham khảo việc sử dụng các dược liệu có nguồn gốc tự nhiên để có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả và an toàn, hạn chế tác dụng phụ. Thông qua bài viết dưới đây, Scurma Fizzy sẽ giới thiệu đến bạn đọc top 15 cây thuốc chữa đau dạ dày được nhiều người bệnh sử dụng đạt hiệu quả và an toàn.

1. Gừng –  cây thuốc chữa đau dạ dày 

Gừng là một loại gia vị gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Từ bao đời nay, dân gian đã lưu truyền việc dùng gừng làm cây thuốc chữa đau dạ dày và rất nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp,… mang lại công dụng tốt.

  • Công dụng của gừng

Đông Y cho rằng gừng có vị cay, tính ấm, có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau, chống nôn, say tàu xe, cải thiện các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.

Các nghiên cứu khoa học cung cho thấy trong gừng chứa các hoạt chất như oleoresin, tecpen có hoạt tính kháng khuẩn cao.

Nhờ đó mà gừng được xem như một kháng sinh tự nhiên bảo vệ sức khỏe con người, với tác dụng sát trùng, chống viêm.

Ngoài ra, trong gừng có chứa phức hợp 6-zingiberol, Methadone và tinh dầu gừng,… có tác dụng lợi mật rất cao, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.

cay-thuoc-chua-dau-da-day2

Gừng – cây thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả

  • Cách sử dụng gừng như sau
    • Cách 1: Trà gừng

Như một thức uống hằng ngày, việc pha trà gừng và nhâm nhi vào mỗi buổi sáng mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị chứng đau dạ dày ở người bệnh.

Trà gừng kích thích tiêu hóa, cải thiện tốc độ hấp thu dinh dưỡng của cơ thể và giải quyết các vấn đề tại dạ dày hiệu quả.

Cách pha một ly trà gừng ngon rất đơn giản:

+ Dùng một củ dừng, rửa sạch, gọt vỏ sau đó thái thành từng lát mỏng cho vào ly nước ấm rồi nhấp từng ngụm đến hết.

+ Có thể cho thêm ít đường để tạo vị ngọt dễ uống. Duy trì thói quen uống trà gừng vào mỗi buổi sáng bạn sẽ thấy hiệu quả cải thiện triệu chứng rõ rệt.

    • Cách 2: Phối hợp gừng, mật ong và chanh tươi

Mật ong chứa thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm, tạo màng bọc bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, giúp người bệnh giảm cảm giác đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Kết hợp gừng, mật ong và chanh tươi tạo ra một thức uống thơm ngon bổ dưỡng giúp đẩy lùi nhanh các cơn đau và cảm giác khó chịu tại dạ dày.

Cần bị chuẩn bị các nguyên liệu sau và cách sử dụng với từng nguyên liệu:

+ 1 củ gừng tươi đã sơ chế sạch, 1 quả chanh và 1 thìa mật ong nguyên chất.

+ Gừng đem giã nát, ép lấy nước cốt rồi cho vào cốc, thêm 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa mật ong nguyên chất vào, khuấy đều với nước đến khi hỗn hợp hòa quyện thì có thể uống.

+ Kiên trì sử dụng công thức này một các đều đặn vào mỗi buổi sáng để mang lại kết quả chữa bệnh như mong muốn.

>>>> Xem thêm: Giảm đau dạ dày bằng gừng hiệu quả an toàn và đơn giản

2. Nghệ và công dụng tích cực trên hệ tiêu hóa

cay-thuoc-chua-dau-da-day3

Nghệ tác động tích cực lên hệ tiêu hóa

Chữa đau dạ dày bằng nghệ là một mẹo được dân gian lưu truyền rộng rãi, phổ biến và được cho là mang lại hiệu quả cao. Nghệ là vị thuốc nam có vị đắng, hơi cay có công dụng chỉ huyết, huyết tích, sinh cơ.

Do đó có khả năng ngăn ngừa vết sẹo, giảm đau dạ dày và các triệu chứng nóng rát vùng thượng vị, ợ nóng, ợ hơi, chướng bụng,…

Tác dụng của nghệ cũng được minh chứng bằng các nghiên cứu khoa học và thực nghiệm lâm sàng:

  • Trong nghệ chứa hoạt chất Curcumin với đặc tính kháng viêm, thúc đẩy phục hồi các tổn thương tại niêm mạc dạ dày, giảm mức độ sung huyết.
  • Đồng thời, curcumin còn có tác dụng lợi mật, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, cải thiện chức năng tiêu hóa dạ dày, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ăn uống kém do chức năng dạ dày suy giảm.
  • Curcumin có tác dụng ức chế hoạt động của men urease ở vi khuẩn Hp, giảm mức độ viêm dạ dày, phục hồi ổ loét và ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn.
  • Hàm lượng tinh dầu nghệ dồi dào có khả năng sát trùng, ức chế virus, vi khuẩn và vi nấm
  • Các chất chống oxy hóa trong nghệ giúp loại bỏ gốc tự do, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ các tế bào chống lại các tác nhân gây hại.

>>>> Xem thêm: Curcumin hướng đích khác biệt gì so với nano Curcumin thường

Người bệnh có thể sử dụng nghệ để giảm đau dạ dày theo các cách sau:

  • Cách 1: Sử dụng tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ

Sử dụng tinh bột nghệ sẽ tiện dụng và mang đến nhiều ưu điểm hơn so với việc sử dụng nghệ tươi. Do thành phần các hoạt chất trong tinh bột nghệ tinh khiết, ít tạp hơn so với nghệ tươi.

Mặt khác, sử dụng tinh bột nghệ không mất thời gian sơ chế, dược liệu ở dạng bột mang lại sinh khả dụng cao hơn, cải thiện triệu chứng trong thời gian ngắn.

Cách thực hiện

Cho 2 muỗng tinh bột nghệ vào ly, thêm 250ml nước ấm vào và khuấy đều đến khi tan hết và uống khi còn ấm, có thể pha thêm ít mật ong nguyên chất để tạo vị ngọt dễ uống.

  • Cách 2: Sữa chua nghệ

Sữa chua là một trong những thực phẩm bổ sung lượng lớn protein, khoáng chất và các lợi khuẩn đường ruột cho cơ thể.

Các lợi khuẩn này giúp cải thiện chức năng tiêu hóa của dạ dày, đồng thời ức chế hoạt động của các hại khuẩn, góp phần giảm các cơn đau dạ dày.

Nghệ và sữa chua được phối hợp để tăng cường hiệu quả điều trị, nhờ vào các lợi khuẩn và tác dụng của tinh bột nghệ hỗ trợ làm lành niêm mạc dạ dày, cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua hiệu quả.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị 1 hũ sữa chua và 1 thìa tinh bột nghệ. Cho bột nghệ và sữa chua và bát rồi trộn hỗn hỗn đến khi đều, ăn trực tiếp.

Người bệnh cũng có thể thêm một ít ngũ cốc như yến mạch, gạo lứt, hạt óc chó hay hạnh nhân để bổ sung thêm năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.

>>>> Xem thêm: Một số phương pháp chữa đau dạ dày bằng nghệ tươi hiệu quả

3. Trầu không – cây thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả

cay-thuoc-chua-dau-da-day4

Trầu không chữa đau dạ dày

Từ xưa trầu không đã được biết đến như một vị thuốc nam có tính ấm và đặc tính kháng khuẩn cao, sát trùng tốt.

Dân gian thường sử dụng trầu không để điều trị một số bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa và các bệnh lý liên quan đường tiêu hóa, do đó có thể sử dụng trầu không như một cây thuốc chữa đau dạ dày.

Trầu không chứa các betel phenol và tanin giúp ức  chế sự phát triển của vi khuẩn tại vị trí viêm loét, thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi và làm lành vết loét.

Cách sử dụng trầu không như sau:

  • Chuẩn bị một nắm trầu không đem rửa sạch sau đó vò nhẹ cho lá trầu hơi nát.
  • Đun sôi 500ml nước sồi cho lá trầu không đã được vì nát vào, đợi 1 – 2 phút cho hoạt chất trong lá trầu không thấm ra nước.
  • Không nên đun quá lâu sẽ khiến lá trầu nát, nước có vị nồng khó uống. Rót nước ra cốc, chia làm 2 -3 lần uống trong ngày.
  • Người bệnh kiên trì uống trong 1 tháng, cơn đau dạ dày và các triệu chứng sẽ thuyên giảm đáng kể.

4. Chè dây – vị thuốc nam chữa đau dạ dày

Chè dây được trồng nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc. Chè dây là một vị thuốc nam có chứa các thành phần tác động lên dạ dày, trung hòa acid trong dạ dày từ đó làm giảm tổn thương của acid dạ dày lên các vị trí viêm nhiễm, giúp cắt cơn đau dạ dày hiệu quả.

Ngoài ra, chè dây cũng có đặc tính kháng khuẩn, ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp – là một nguyên nhân gây ra đau dạ dày.

Cách sử dụng chè dây như sau:

  • Chuẩn bị lá chè dây, đem rửa sạch, phơi khô rồi sao vàng cho đến khi ngửi thấy mùi thơm đặc trưng. Mỗi ngày dùng khoảng 1 nắm chè dây sao vàng cho vào ấm hãm với 100ml nước sôi.
  • Đợi 15 phút cho hoạt chất thấm ra nước, rót lấy nước uống. Dùng liên tục 3 – 4 tuần sẽ cho hiệu quả cải thiện triệu chứng.

5. Nha đam – thức uống giải khát – cây thuốc chữa đau dạ dày

nha dam

Nha đam vừa là thức uống giải khát vừa là cây thuốc chữa đau dạ dày

Nha đam, hãy còn được biết đến với cái tên Lô hội, là một vị thuốc nam có đặc tính kháng viêm, tiêu độc, sát khuẩn và thanh nhiệt rất tốt.

Trong thành phần nha đam chứa nhiều loại vitamin và acid amin chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào niêm mạc dạ dày khỏi tổn thương của acid dịch vị.

Ngoài ra nha đam còn có tác dụng nhuận tràng, giúp trị táo bón và các cơn đau dạ dày, tá tràng.

Cách sử dụng nha đam như sau:

  • Nha đam rửa sạch, gọt vỏ để tránh bị ngứa họng khi sử dụng, lọc lấy phần thịt, do đó nên chọn lá to dày để lấy được nhiều thịt nhất.
  • Cho phần thịt nha đam vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn rồi uống trực tiếp. Nếu khó uống có thể nấu với nước lọc, bỏ thêm đường phèn.
  • Nên duy trì uống nha đam hằng ngày, mỗi ngày 2 lần trước khi ăn 30 phút để cho hiệu quả chữa trị cao.

>>>> Xem thêm: Chữa đau dạ dày không dùng thuốc hiệu quả tại nhà

6. Dạ cẩm hỗ trợ giảm đau dạ dày

Dạ cẩm hay còn gọi là cây loét mồm có tác dụng chữa trị các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.

Trong cây chứa nhiều tanin, anthra glycoside, alkaloid có tác dụng trung hòa lượng acid tồn dư trong dạ dày, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, ngoài ra cây còn có khả năng kháng khuẩn, cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày, kích thích hình thành da non.

Cách sử dụng cây dạ cẩm như sau:

  • Hái lá và ngọn cây dạ cẩm đem rửa sạch rồi phơi khô, bảo quản để sử dụng dần dần.
  • Mỗi ngày bỏ vào nồi 1 nắm lá dạ cẩm đun cùng với khoảng 500ml nước, tắt bếp sau khi đã sắc đến mức lượng nước còn lại khoảng 1 cốc lớn rồi gạn lấy nước.
  • Nước gạn chia làm 3 phần để uống trong ngày, uống trước bữa ăn 20 phút để cho hiệu quả tốt nhất.

7. Nhọ nồi – vị thuốc nam trong các bài thuốc chữa đau dạ dày

Nhọ nồi thường mọc nhiều ở đất đồng bằng và đồi núi, từ xa xưa được biết đến là cây thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả.

Nhọ nồi là cây thuốc nam có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng giải độc cầm máu và ngăn ngừa xuất huyết dạ dày. Trong thành phần nhọ nồi chứa tanin, flavonozit và các carotene hỗ trợ chữa trị các bệnh lý dạ dày rất tốt.

Cách sử dụng cây nhọ nồi như sau:

  • Chuẩn bị nhọ nồi, táo tàu và một lượng bạch cập.
  • Cho các vị thuốc vào hãm với 500ml nước sôi đến khi nước còn một nửa thì tắt bếp, chắt lấy nước ra cốc chia làm 2 lần uống trong ngày.

8. Khôi tía – cây thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả

Khôi tía là cây thuốc chữa đau dạ dày được nhiều người biết đến và áp dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y.

Nghiên cứu cho thấy trong thành phần cây khôi tía chứa các tanin và glucosid có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp, kháng viêm và kích thích sinh da non ở các vết loét tại dạ dày từ đó hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.

Cách sử dụng cây khôi tía như sau:

  • Chuẩn bị các dược liệu khôi tía, bồ công anh, cam thảo và lá khổ sâm.
  • Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc với 1,5 lít nước trong khoảng 20 phút.
  • Gạn lấy nước và chia thành 3 lần uống trong ngày trước các bữa ăn 30 phút.

9.Lược vàng – thảo dược chữa đau dạ dày

Lược vàng được áp dụng để chữa rất nhiều bệnh lý, trong số đó có bệnh đau dạ dày. Lược vàng chứa các nhóm hoạt chất flavonoid và steroid có tác dụng làm lành vết thương niêm mạc dạ dày.

Kích thích lên dạ non ở vị trí loét, làm giảm nhanh các cơn đau dạ dày.

Lược vàng được dùng theo cách bước dưới đây:

  • Nhai trực tiếp lược vàng với một ít muối, nuốt phần nước nhả bã.
  • Hoặc người bệnh cũng có thể lấy lá lược vàng rửa sạch, thái nhỏ rồi ngâm với nước lọc trong bình thủy đậy kín nắp để qua 12 giờ rồi chắt lấy nước uống hằng ngày.

10. Lá mơ lông hỗ trợ giảm đau dạ dày

Theo Đông Y, lá mơ lông có tác dụng giải độc, tiêu thực và giảm đau nhanh chóng. Sulfur dimethyl disulphide chứa bên trong lá mơ lông đem tới công dụng ngăn chặn các yếu tố gây hại trong dạ dày.

Do đó mơ lông được xem là cây thuốc chữa đau dạ dày và các bệnh lý liên quan đến dạ dày như đau thượng vị, ợ nóng, viêm loét dạ dày.

Lá mơ lông được dùng theo các bước dưới đây:

  • Lá mơ lông sau khi được rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn, lọc lấy nước uống mỗi ngày 1 – 2 lần.
  • Hoặc người bệnh nếu cảm thấy khó uống nước lá mơ lông do vì nồng gắt thì có thể sử dụng lá mơ lông thái nhỏ, hấp cùng với trứng rồi ăn khi còn nóng. Tuy nhiên cách này mang lại hiệu quả kém hơn so với cách uống trực tiếp.
Lá mơ lông

Mơ lông và công dụng giảm đau dạ dày

11. Hoắc hương – vị thuốc Đông Y chữa đau dạ dày

Y học cổ truyền cho rằng hoắc hương là vị thuốc bổ tỳ, mạnh dạ dày, có tính ấm, vị cay, ức chế hoạt động các vi khuẩn E.coli và tụ cầu khuẩn.

Do đó, hoắc hương là cây thuốc chữa đau dạ dày được sử dụng nhiều trong các thang thuốc Đông Y, đem lại hiệu quả chữa trị rõ rệt.

Cách sử dụng hoắc hương như sau:

  • Chuẩn bị các vị thuốc hoắc hương, gạo nếp, dành dành, rau má và vài nhánh gừng tươi.
  • Cho các dược liệu vào nồi sắc với 1 lít nước, đun đến khi lượng nước cô lại còn 3 chén thì tắt bếp, bỏ bã gạn lấy nước chia làm 3 phần uống trước mỗi bữa ăn 30 phút.

12. Hoa cúc – trà an thần – cây thuốc chữa đau dạ dày

Từ xưa, hoa cúc đã nổi tiếng với công dụng an thần và giúp ngủ ngon. Ngoài ra, hoa cúc cũng được cho là cây thuốc chữa đau dạ dày và có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày, cải thiện biểu hiện buồn nôn, bụng bị chướng, đầy hơi.

Cách sử dụng hoa cúc như sau:

  • Hoa cúc nhỏ sau khi được rửa sạch, phơi khô thì bảo quản để dùng dần dần. Mỗi lần sử dụng 5 – 6 bông cúc nhỏ cho vào ấm hãm với nước sôi trong 5 phút là có thể sử dụng.
  • Nên uống trà hoa cúc khi còn ấm và uống trước bữa ăn 30 phút để ngăn ngừa các cơn đau, cải thiện và giảm tần suất của các triệu chứng.

13. Đơn tướng quân giảm cơn đau dạ dày

Nghiên cứu cho thấy thành phần hoạt chất của cây đơn tướng quân bao gồm tanin, glycosid với khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp,

Đồng thời nó giúp giảm cơn đau dạ dày, điều hòa sự bài tiết acid dịch vị và cải thiện nhiều triệu chứng gây ra bởi các bệnh lý liên quan dạ dày.

Cách sử dụng cây đơn tướng quân rất đơn giản, người bệnh chỉ cần hái lá đơn tướng quân đem về rửa sạch, cho vào ấm hãm với nước lọc rồi gạn lấy nước uống hằng ngày.

14. Búp ổi tàu – vị thuốc dân gian giảm đau dạ dày

Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền búp ổi tàu có tác dụng tốt lên hệ tiêu hóa nhờ chứa các thành phần kháng khuẩn rất tốt, giúp cầm tiêu chảy, làm giảm sự bài tiết acid dịch vị trong dạ dày, do đó làm giảm các cơn đau dạ dày.

Ngoài ra, các hoạt chất trong búp ổi còn có tác dụng làm săn sẽ bề mặt vết loét dạ dày, hạn chế tổn thương của acid lên niêm mạc dạ dày.

Cách  sử dụng búp ổi tàu như sau:

  • Lấy búp ổi tàu rửa sạch, để ráo nước rồi đem sao vàng với gạo lứt.
  • Cho 1 lượng hỗn hợp trên sắc với 500ml nước đến khi nước cô còn phân nửa thì tắt bếp, gạn lấy nước uống trong ngày trước bữa ăn.

15. Đu đủ – trái cây bổ dưỡng – cây thuốc chữa đau dạ dày

du-du

Đu đủ vừa là trái cây bổ dưỡng vừa là cây thuốc chữa đau dạ dày

Đu đủ được sử dụng phổ biến trong điều trị triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, đầy hơi. Trong đu đủ chứa hoạt chất papain có khả năng tiêu hóa protein mạnh và nhanh, kích thích đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, đu đủ còn cung cấp cho cơ thể lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức để kháng cho cơ thể.

Cách sử dụng đu đủ như sau:

  • Lấy 1 quả đu đủ chín, gọt sạch vỏ, lau hết nhựa và cắt miếng với cỡ vừa ăn.
  • Cho đu đủ vào hấp cách thủy với ít đường và ăn  trước bữa ăn chính 30 phút.

Kết luận: Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn đọc top 15 cây thuốc chữa đau dạ dày được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả đáng kể. Tùy theo nguyên liệu sẵn có và sở thích cá nhân mà người bệnh có thể lựa chọn loại dược liệu và cách áp dụng sao cho phù hợp.

Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được đội ngũ Bác sĩ Dược sĩ Scurma Fizzy tư vấn chi tiết về tình trạng đau dạ dày của bạn và nhận những lời khuyên bổ ích cải thiện chất lượng cuộc sống.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091