Bé Bị Đầy Bụng Và Nôn Báo Hiệu Bệnh Gì, Các Mẹo Điều Trị Hay
Sức đề kháng ở trẻ nhỏ còn yếu nên rất dễ bị các yếu tố gây hại tấn công, triệu chứng điển hình là bé bị đầy bụng và nôn. Khi gặp trường hợp con trẻ nhà mình bị như vậy, bố mẹ cần phân tích được nguyên nhân gây ra biểu hiện đó trước khi tìm cách chữa trị để bé được bắt đúng bệnh, chữa đúng cách và khỏi nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các ông bố bà mẹ có thêm các thông tin về nguyên nhân khiến bé bị đầy bụng và nôn cũng như cách điều trị hợp lý nhất.
1. Tại sao bé bị đầy bụng và nôn?
Sức đề kháng và hệ miễn dịch ở trẻ em còn non yếu và chưa thực sự hoàn chỉnh do đó khả năng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xâm hại là điều rất dễ xảy ra. Biểu hiệu thường gặp nhất về các vấn đề sức khỏe là bé bị đầy bụng và nôn. Nguyên nhân gây nôn ở trẻ nhỏ rất đa dạng, từ nhẹ tới nặng, trừ điều trị đơn giản tới việc dùng thuốc cùng với đó là các mức độ tác động tới sức khỏe khác nhau.
Dưới đây là một số các nguyên nhân dẫn đến biểu hiện bé bị đầy bụng và nôn:
Nguyên nhân không phải do bệnh lý:
- Trẻ ăn uống không đảm bảo về chất lượng thức ăn, cách ăn, ăn quá nhiều, ăn các thức ăn quá cứng hoặc nhiều dầu mỡ với trẻ bắt đầu ăn dặm.
- Đối với trẻ sơ sinh, bú sai tư thế hoặc bú núm bình quá nhiều cũng là nguyên nhân dẫn tới bé bị đầy bụng.
- Cho trẻ ăn quá nhiều bữa, ăn vặt trong ngày nhiều trong khi hệ tiêu hóa của trẻ lại chưa hoàn chỉnh dẫn tới khó tiêu, chướng bụng, khi trẻ khó chịu ì ạch bụng sẽ dẫn tới chán ăn và nôn.
Nguyên nhân bắt nguồn từ bệnh lý:
- Trẻ bị các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Khi trẻ ăn uống không hợp lý, sử dụng nhiều thuốc NSAIDs từ một bệnh lý khác có thể là nguy cơ làm dạ dày của trẻ trở nên nhạy cảm hơn và dẫn đến viêm. Triệu chứng của viêm loét dạ dày rất điển hình ở cả người lớn và trẻ nhỏ đó là đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn.
- Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: đây có thể là một hậu quả khi trẻ bị viêm loét dạ dày.
- Bé mắc phải các bệnh về đường ruột hay rối loạn tiêu hóa: do quá trình ăn uống của trẻ không đảm bảo sức khỏe và vệ sinh, do trong thức ăn có chứa vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa chưa được loại bỏ khiến bé bị đầy bụng và nôn khi ăn phải. Khi đó trẻ nhiễm khuẩn đường ruột có thể kèm theo các triệu chứng như đau bụng, nôn trớ và quấy khóc.
- Trẻ bị nhiễm giun sán đường ruột: thức ăn không sạch sẽ, môi trường nhiều đất cát hoặc đường phân – miệng là nguyên nhân hàng đầu tạo cơ hội cho giun sán xâm hại vào cơ thể trẻ.
- Trẻ bị các bệnh bẩm sinh về hệ thống đường tiêu hóa: hẹp môn vị, các vấn đề về cơ vòng thực quản, thực quản ngắn, các bệnh dạ dày bẩm sinh
- Ngoài ra đau ruột thừa ở trẻ nhỏ, lồng ruột tắc ruột cũng là nguyên nhân khiến bé bị đầy bụng và nôn.
2. Bé bị đầy bụng và nôn có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm khi trẻ có các biểu hiện chướng bụng và nôn trớ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân sinh ra nó. Một vài nguyên nhân sẽ được đẩy lùi thông qua một số biện pháp thông thường và đơn giản tại nhà như thay đổi cách ăn uống sinh hoạt của trẻ cũng như chăm sóc trẻ tốt hơn.
Bên cạnh đó, nếu bố mẹ không thể phân tích được các nguyên nhân nguy cơ cao thì việc đưa trẻ tới cơ sở y tế khi tình trạng đầy bụng buồn nôn kéo dài và điều vô cùng cần thiết. Nếu không phải do nguyên nhân đơn thuần thì đó có thể là triệu chứng của một đợt viêm nhiễm cấp của một bệnh nào đó có thể nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ. Đặc biệt với các hội chứng tắc ruột, lồng ruột do dị vật, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng tới tính mạng trẻ nhỏ.
Do đó quan trọng nhất là bố mẹ, người trông trẻ phải theo dõi các đặc điểm sinh hoạt và ăn uống hằng ngày để tìm ra nguyên nhân bé bị đầy bụng và nôn sau đó có biện pháp xử lý thích hợp.
>>>>>>> Đọc thêm:
Bé Bị Đầy Hơi Chướng Bụng Liệu Có Nguy Hiểm Không?
Bé Bị Chướng Bụng Đầy Hơi Và Nỗi Trăn Trở Của Nhiều Bậc Phụ Huynh
3. Mẹo chữa tại nhà khi bé bị đầy bụng và nôn
Một vài cách chữa trị đơn giản và hiệu quả dưới đây đã được bố mẹ nhiều gia đình lựa chọn khi trẻ có các biểu hiện đầy bụng và nôn trớ, tác dụng tốt và lại rất an toàn.
3.1. Điều chỉnh thói quen ăn uống của trẻ
Đây là vấn đề quan trọng, bé bị đầy bụng và nôn đại đa số do sức đề kháng và miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh và dễ bị tác động bởi các yếu tố xâm hại, do đó điều chỉnh lại chế độ thói quen ăn uống sinh hoạt là điều vô cùng cần thiết.
Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ lưu ý hãy cho trẻ bú sữa phái bên trái trước rồi tới bên phải sau, hành động này đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn với dạ dày của trẻ. Đồng thời nhờ đó mà nguy cơ mắc các bệnh viêm loét trào ngược dạ dày sẽ giảm ở mức đáng kể. Sau khi bú xong giúp trẻ ngồi hoặc đứng thẳng, để bé ợ hơi dễ dàng hơn.
Đối với các trẻ bú bình sữa thì lưu ý tránh để trẻ bú phải nhiều khí vào bụng gây chướng bụng.
Ngoài ra, với trẻ bú sữa hay ăn dặm thì vẫn nên chia nhỏ bữa trong ngày thành các bữa chính và bữa phụ khác nhau, lượng thức ăn không dồn vào một bữa sẽ giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn và không bị quá no hoặc nhanh đói.
Việc quyết định cho trẻ ăn gì cũng là yếu tố rất lớn, lời khuyên là hãy cho trẻ hay các dạng thức ăn từ lỏng tới đặc theo lứa tuổi, ăn nhiều rau xanh và chất xơ, hạn chế dầu mỡ chiên xào do trẻ nhỏ chưa tiêu hóa được.
3.2. Massage bụng khi bé bị đầy bụng và nôn
Massage bụng khi bé có các biểu hiện đầy bụng nôn trớ và cách làm hiệu quả và không cần dùng thuốc. Điều này giúp nhu động ruột hoạt động nhịp nhàng hơn, thức ăn không được tiêu hóa tốt hơn và trẻ cũng sẽ dễ chịu hơn, không quấy khóc.
Một lưu ý khi thực hiện cách làm này là hãy chườm ấm nhẹ hoặc chườm tỏi nhẹ do da trẻ con rất mỏng nên phải nhẹ nhàng, nhiệt độ vừa phải để không làm trầy xước hay bỏng da trẻ. Khi sử dụng tỏi chườm, hãy nướng qua cùng 1 củ hành sau đó dùng một lớp vải mỏng bọc lại, đặt lên rốn trẻ. Được biết đây là phương pháp dân gian rất hữu hiệu, đặc biệt khi trẻ rối loạn tiêu hóa, khó tiêu.
Phương pháp này giúp trẻ nhanh chóng ợ hơi hoặc xì hơi ra ngoài, giảm khí trong bụng, điều hòa nhu động ruột, cải thiện đáng kể tình trạng bé bị đầy bụng và nôn.
3.3. Nước gừng – hiệu quả cho bé bị đầy bụng và nôn
Gừng là loại củ đã được áp dụng điều trị các bệnh tiêu hóa từ rất lâu, theo kinh nghiệm dân gian, gừng nóng, giúp ấm bụng hơn, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, ngày nay chúng ta có thể bắt gặp các loại trà gừng thành phẩm vô cùng phổ biến.
Nước gừng có tác dụng ấm bụng, điều trị cảm hoặc chướng bụng, khó tiêu, kích thích hệ tiêu hóa, tăng nhu động, giúp cải thiện tình trạng chán ăn. Nhờ công dụng đó mà người ta áp dụng điều trị cho bé bị đầy bụng và nôn bằng nước gừng để cân bằng lại hệ thống tiêu hóa của trẻ.
Để pha tách trà gừng cho trẻ, lấy vài lát gừng khô bỏ vào ly nước nóng sau đó đậy nắp để gừng hòa tan vào nước nóng. Để giúp trẻ dễ uống hơn, khi nước còn nóng ấm hãy thêm một lượng mật ong thích hợp, mật ong và gừng không những giúp trẻ uống dễ dàng hơn mà công dụng còn tốt hơn. Ngoài ra, đây cũng là thức uống giúp điều trị viêm loét dạ dày nên biết.
Để nước gừng đem lại công dụng chữa đầy bụng và buồn nôn cho trẻ tốt nhất, nên lấy khoảng 200mg cho mỗi lần sử dụng, uống vào trước bữa ăn sáng 15-30 phút hoặc khi bé buồn nôn.
3.4. Sử dụng nước ép cà rốt chữa đầy bụng buồn nôn
Cà rốt là loại củ rất phổ biến trong gian bếp của mỗi gia đình, hiệu quả mà cà rốt mang đến lại nhiều hơn những gì chúng ta thường biết. Cà rốt rất tốt cho sức khỏe, nó giúp hệ tiêu hóa tốt hơn, cải thiện tình trạng đầy bụng khó tiêu và buồn nôn, hơn nữa cà rốt còn nâng cao sức khỏe, tốt cho hệ miễn dịch, giúp mắt sáng hơn, thị giác tốt hơn, da hồng hào và tác dụng tốt với gan.
Để điều trị cho bé bị đầy bụng và nôn bằng cà rốt, sử dụng 1 củ cà rốt tươi cùng 1 quả cam ngọt, đường trắng cùng 300ml nước lọc. Xay sinh tố cà rốt nhuyễn với nước, lọc nước bỏ bã, sau đó vắt thêm cam và bỏ thêm đường trắng giúp trẻ uống dễ dàng hơn.
3.5. Bổ sung men vi sinh cho trẻ
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt với những trẻ sức đề kháng yếu, hệ vi sinh đường ruột còn chưa đầy đủ thì quá trình tiêu hóa thức ăn đơn giản như sữa, bột, cháo loãng cũng không hẳn là dễ dàng, chỉ cần một chút thức ăn lạ cũng khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp phải các vấn đề. Chính vì vậy, bổ sung men vi sinh đường ruột sẽ giúp trẻ giảm thiểu tình trạng chướng bụng, khó tiêu hay buồn nôn đồng thời giúp trẻ ăn ngon miệng hay và chóng lớn.
Bố mẹ hãy tìm hiểu các loại men vi sinh đường ruột tốt và uy tín để cung cấp bổ sung cho trẻ trong giai đoạn bé phát triển, vừa tránh được bệnh, vừa nâng cao sức khỏe của bé.
>>>>>> Tìm hiểu thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Đây Bụng Nguyên Nhân Biểu Hiện Do Đâu Và Một Vài Cách Xử Trí Hiệu Quả
4. Một số trường hợp dùng thuốc cho bé bị đầy bụng và nôn
Ngoài các cách cải thiện trên, khi bé bị đầy bụng và nôn do các nguyên nhân khác nặng hơn thì cần phải dùng thuốc cho trẻ, tránh để tình trạng kéo dài sẽ làm nhu động ruột của trẻ yếu hơn, nhạy cảm hơn và bệnh tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ.
4.1. Phosphalugel chữa bé bị đầy bụng và nôn do bệnh dạ dày
Phosphalugel là thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng dùng được cho trẻ em. Thành phần trong Phosphalugel là aluminum phosphate – là một chất điều trị dạ dày theo cách giảm tiết acid dịch vị. Đối với bé bị đầy bụng và nôn do viêm loét dạ dày, việc cân nhắc lựa chọn Phosphalugel được cho là hợp lý.
Tác dụng của Phosphalugel
Phosphalugel chống lại sự tăng tiết acid dịch dạ dày thông qua dạng bào chế là gel nhôm phosphat dưới dạng viên nén. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng tạo ra một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn các yếu tố tấn công tiếp tục gây hại dạ dày.
Thuốc sau khi hấp thu vào trong dạ dày sẽ không ảnh hưởng tới sự cân bằng acid – base của cơ thể và thải trừ chủ yếu qua thận.
Chỉ định
Phosphalugel được sử dụng trong các trường hợp:
- Giai đoạn cấp và mạn tính của tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng
- Viêm thực quản do trào ngược dạ dày hay hồi lưu thực quản trào ngược
- Khi có các biểu hiện đầy bụng và nôn, khó tiêu, rát họng, thoát vị khe dạ dày
- Điều trị rối loạn chức năng đường ruột, ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, thức ăn nhiều gia vị hoặc sử dụng quá nhiều cafe, kẹo, nicotine.
Cách dùng và liều lượng
Đối với trẻ em
- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: hòa tan ¼-1 muỗng cà phê Phosphalugel sau bữa ăn
- Trẻ em trên 6 tháng tuổi: ½-1 muỗng cà phê Phosphalugel sau bữa ăn
Đối với người lớn: uống 1-2 gói/lần, mỗi ngày 2-3 lần, có thể uống trực tiếp hoặc pha với ít nước.
- Trong bệnh lý loét uống trước bữa ăn hoặc khi có những cơn đau dạ dày xuất hiện
- Khó tiêu, đầy bụng uống trước bữa ăn
- Khi trào ngược dạ dày – thực quản, viêm thực quản, thoát vị khe thực quản dược chỉ định uống sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ
- Trong trường hợp các bệnh lý về ruột, uống Phosphalugel vào buổi sáng khi đói và một lần trước khi đi ngủ.
4.2. Gastropulgite hữu hiệu cho bé bị đầy bụng và nôn
Cũng là một thuốc dùng trong điều trị viêm loét dạ dày, Gastropulgite cũng có thành phần tương tự như Phosphalugel, gồm attapulgite, aluminum hydro khan và magnesium carbonat khan, rất hữu hiệu khi bé bị đầy bụng và nôn do các bệnh về dạ dày ở nhiều mức độ.
Thuốc có công dụng làm giảm sự tăng tiết acid dịch dạ dày, ngăn cản các yếu tố tấn công lên niêm mạc đồng thời tăng cường bảo vệ dạ dày của trẻ.
Chỉ định
Gastropulgite dùng trong các trường hợp bao gồm cả trẻ em như:
- Người bị viêm loét dạ dày tá tràng, đau bụng thượng vị, bỏng rát thực quản do trào ngược dạ dày
- Tăng cường bảo vệ dạ dày cho trẻ, tạo lớp bảo vệ niêm mạc khi dùng các thuốc chống viêm giảm đau không steroid.
Cách dùng và liều lượng
- Đối với trẻ em: sử dụng ⅓-1 gói Gastropulgite, uống 3 lần/ngày
- Đối với người lớn: sử dụng 2-4 gói/ngày chia làm 2-3 lần sử dụng
Không dùng thuốc Gastropulgite cho trẻ <2 tuổi.
4.3. Glycerin điều trị cho trẻ đầy bụng táo bón
Khi bé bị đầy bụng và nôn thì sẽ không loại trừ nguyên nhân do rối loạn vận động đường tiêu hóa, thức ăn khó tiêu, tích tụ lại cũng sẽ gây ra táo bón. Chính vì vậy, Glycerin sẽ được ưu tiên lựa chọn cho trẻ nếu như các biện pháp uống nhiều nước, ăn nhiều rau chưa có nhiều hiệu quả.
Với thành phần chính glycerin dưới nhiều dạng bào chế, chủ yếu với trẻ em sẽ dùng đạn trực tràng hoặc dạng uống sẽ làm ẩm hơn do hút nước, trơn hơn, tăng nhu động đường tiêu hóa, tăng co bóp các cơ của ruột, thức ăn dễ tiêu hơn, nhanh xuống hơn, giúp trẻ không bị đầy bụng và đi tiêu dễ dàng hơn.
Các loại đạn trực tràng có tên biệt được phổ biến như Feet, Sani-supp, Babylax có tác dụng tăng hút nước vào đại tràng, tăng sự trơn của phân giúp cải thiện tình trạng táo bón.
Chỉ định
Một số chỉ định dùng Glycerin gồm:
- Người lớn và trẻ em bị đầy bụng táo bón, khó tiêu
- Giảm áp lực nội sọ
- Giảm áp lực nhãn cầu và phù nề giác mặt (dùng dưới dạng thuốc nhỏ mắt)
Cách dùng và liều lượng
Dưới đây là liều lượng trong điều trị táo bón
- Người lớn và trẻ em >6 tuổi: dùng 1 viên đạn trực tràng Glycerin của người lớn, tùy vào mức độ bệnh có thể sử dụng 1-2 lần hoặc 2-5ml thuốc dưới dạng dung dịch thụt
- Đối với trẻ em <6 tuổi: dùng 1 viên đạn trực tràng glycerin của trẻ em, tùy tình trạng mà dùng 1-2 viên.
4.4. Bé bị đầy bụng và nôn do giun sán – Sử dụng albendazol
Giun sán là một yếu tố không thể loại trừ khi con trẻ bị chướng bụng, nôn trớ, chán ăn. Trong quá trình vui chơi, bụi bặm, đất cát đặc biệt với trẻ em nông thôn hoặc do trong đồ ăn có chứa giun sán sẽ khiến trẻ bị nhiễm và gây ra các biểu hiện của bệnh lý.
Albendazol là thuốc phòng ngừa và điều trị giun sán kinh điển đã được sử dụng vô cùng phổ biến. Thuốc Albendazol không phải ai cũng nhớ nhưng thuốc giun quả núi thì hẳn là rất dễ hình dung.
Tác dụng của Albendazol
Thuốc có công dụng tiêu diệt nhiều loại trứng tới ấu trùng hoặc cả giun sán đã trưởng thành khi chúng ký sinh vào cơ thể con người. Albendazol tác dụng theo cơ chế hấp thụ glucose, đây là một thành phần tiên quyết giúp giun sán phát triển. Nhờ đó, giun sán không còn năng lượng sinh tồn sẽ bị chết và xác theo phân ra ngoài. Chính vì thế mà bé bị đầy bụng và nôn do giun sán thì lựa chọn đầu tiên sẽ là điều trị bằng Albendazol.
Chỉ định
Albendazol được sử dụng trong các trường hợp:
- Nhiễm giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim ở cả trẻ em và người lớn, kể cả giai đoạn trứng, ấu trùng và trưởng thành
- Phối hợp điều trị khi nhiễm giun lươn (não) và sán dây.
Cách dùng và liều lượng
- Trong trường hợp nhiễm giun móc, giun tóc, giun đũa: uống liều duy nhất viên 400mg
- Trong trường hợp nhiễm giun kim: uống liều đầu 400mg, lặp lại sau 1 tuần
- Trong trường hợp nhiễm giun lươn và sán dây: uống 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày 400mg
Kết luận
Các vấn đề về sức khỏe của trẻ luôn được quan tâm, việc bé bị đầy bụng và nôn nếu không biết cách xử lý thì cũng sẽ là mối bận tâm của bố mẹ. Biểu hiện này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cũng như sẽ có các cách xử lý khác nhau. Trên đây là những kinh nghiệm và thông tin hữu ích giúp cho bạn đọc biết thêm về bệnh đường tiêu hóa của trẻ. Để được tư vấn thêm về bệnh và cách điều trị, hãy liên hệ với Scurma Fizzy theo HOTLINE 18006091 để biết thông tin chi tiết.