Trẻ Sơ Sinh Bị Đây Hơi Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Xử Trí

Trẻ Sơ Sinh Bị Đây Hơi Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Xử Trí

Đầy hơi là tình trạng thường gặp mà hầu hết trẻ sơ sinh đều mắc phải. Đây là dấu hiệu cho thấy sự bất thường của hệ tiêu hóa ở trẻ khiến cho các bậc cha mẹ không biết nên xử trí như thế nào. Trẻ sơ sinh bị đây hơi là như thế nào? Nguyên nhân do đâu? Cách xử trí ra sao? Qua bài viết này, các chuyên gia Scurma Fizzy sẽ giúp bạn tìm được lời giải đáp cho mình. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

1. Biểu hiện trẻ sơ sinh bị đây hơi là như thế nào?

Đầy hơi là tình trạng có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường dễ bị đầy hơi hơn. Nguyên nhân là do ở trẻ sơ sinh thường khóc nhiều, khi khóc, bé sẽ nuốt nhiều không khí và khiến cho bụng chứa đầy hơi.

Trẻ sơ sinh bị đây hơi sẽ trở nên khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, không muốn bú sữa. Nếu tình trạng này cứ kéo dài sẽ làm trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đây hơi

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đây hơi

Vậy khi trẻ bị đầy hơi, làm sao để biết được? Sau đây là một số dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết tình trạng đầy hơi ở trẻ:

  • Quấy khóc, khó chịu sau khi ăn
  • Bé bị ợ chua, ợ hơi sau khi ăn 
  • Quan sát thấy bụng bé căng tròn sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng
  • Vỗ nhẹ vào bụng thấy phát ra âm thanh như tiếng gõ trống
  • Đi tiêu bị bón hoặc phân lỏng
  • Không “đánh rắm” (xì hơi) như bình thường
  • Có thể gặp tình trạng lười bú và biếng ăn.

2. Trẻ sơ sinh bị đây hơi – Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đây hơi

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đây hơi

Ở trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa ở trẻ vẫn chưa hoàn thiện, vẫn đang làm quen và phát triển dần. Vì vậy, hệ tiêu hóa của trẻ rất dễ xảy ra tình trạng bất thường, thường gặp là do các nguyên nhân sau:

Bé bú quá nhanh, nuốt phải nhiều hơi

Khí có thể đi vào trong hệ tiêu hóa của bé qua đường miệng. Khi bé bú quá nhanh có thể dẫn đến việc nuốt khí vào miệng. Vì vậy, trong lúc cho bú, các mẹ cần cho bé ợ sau mỗi lần bú khoảng 3-5 phút hoặc giữa 2 lần bú.

Nếu cho trẻ bú bình thì cần đảm bảo rằng núm vú của bình phải có kích thước phù hợp. Bởi nếu núm vú quá lớn sẽ khiến trẻ bú quá nhanh, còn nếu núm quá nhỏ thì sẽ làm bé thở nhanh và gấp do cần nhiều không khí.

Trẻ sơ sinh bị đây hơi do khẩu phần ăn

Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đầy hơi ở trẻ là do có quá nhiều tinh bột trong khẩu phần ăn dặm của trẻ. Thêm nữa, nhiều mẹ cho bé ăn dặm sớm ( trước 6 tháng tuổi), ăn cơm sớm (trước 1 tuổi khi răng hàm chưa mọc đủ) hoặc ăn các thực phẩm mà trẻ chưa đủ men tiêu hóa được.

Điều này làm cho lượng thức ăn dư thừa ứ lại trong đường ruột của trẻ, bị vi khuẩn sử dụng để lên men và sản sinh ra nhiều khí khiến cho trẻ bị đầy hơi.

Trẻ không thể tiêu hóa hết lượng đường lactose có trong sữa mẹ

Lactase là một loại men do ruột non sản xuất ra để tiêu hóa và phân giải lượng đường lactose đưa vào cơ thể. Ở trẻ sơ sinh, chủ yếu thu nhận đường lactose thông qua sữa mẹ.

Khi lượng men lactase trong cơ thể bé không đủ để tiêu hóa hết lượng đường lactose có trong sữa mẹ sẽ khiến cho lactose bị ứ đọng lại trong đường tiêu hóa của bé. Vi khuẩn sẽ tương tác với lượng lactose dư thừa này và gây ra các triệu chứng tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn,…

>>>> Tìm hiểu thêm: Trẻ Bị Đầy Hơi, Bụng Chướng, Mẹ Cần Nắm Được 4 Điều Gì?

Do trẻ bị ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng của mẹ

Trong khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Khi mẹ ăn quá nhiều các thực phẩm không tốt cho tiêu hóa thì cũng sẽ dễ khiến bé bị đầy hơi, chướng bụng.

Một số thực phẩm nếu mẹ ăn nhiều có thể khiến trẻ bị đầy hơi gồm:  Các loại đậu, súp lơ và súp lơ xanh, bắp cải, yến mạch, quả bơ, cam, lê đào, chanh, mận,…

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như bé uống nhiều kháng sinh (làm chết lợi khuẩn trong đường ruột); mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa; dụng cụ uống sữa không vệ sinh,…

3. Khi trẻ sơ sinh bị đây hơi thì nên xử trí như thế nào?

Khi gặp tình trạng trẻ sơ sinh bị đây hơi, nhiều bậc cha, mẹ sẽ trở nên hoảng loạn không biết nên làm thế nào. Dưới đây là một số cách xử trí đầy hơi cho trẻ sơ sinh đơn giản mà các bậc cha mẹ nên biết trước và thuộc nằm lòng để áp dụng khi con mình mắc phải:

3.1. Massage bụng cho trẻ – Cách xử trí đơn giản khi trẻ sơ sinh bị đây hơi

tre-so-sinh-bi-day-hoi-nguyen-nhan-bieu-hien-cach-xu-tri

Massage bụng cho trẻ – cách xử trí đơn giản khi trẻ sơ sinh bị đây hơi

Massage vùng bụng là cách đơn giản nhất để giảm chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Đây là một trong những cách giúp giảm lượng hơi trong đường tiêu hóa của trẻ.

Các mẹ nên thường xuyên massage bụng cho trẻ, ngay cả khi trẻ không có dấu hiệu đầy hơi. Bỏi cách làm này sẽ giúp việc tiêu hóa ở trẻ dễ dàng hơn, làm cho trẻ cảm thấy thoải mái và giảm nguy cơ bị đầy hơi. 

Cách thực hiện

  • Mẹ sẽ dùng các ngón tay xoay tròn đều đặn, nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của trẻ.
  • Có thể dùng dầu massage để giảm việc chà sát vào làn da bụng của bé khiến cho bé khó chịu.
  • Các mẹ nên massage bụng cho bé sau khi ăn khoảng 30 phút.

3.2. Chườm nóng vùng bụng cho trẻ

tre-so-sinh-bi-day-hoi-nguyen-nhan-bieu-hien-cach-xu-tri

Chườm nóng vùng bụng cho trẻ

Chườm nóng là một cách giúp làm giảm chứng đầy hơi, chướng bụng ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Hơi nóng cùng với sức nặng của gói chườm sẽ giúp làm giảm lượng hơi trong bụng bé. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 2 chiếc khăn và làm ấm không nên quá nóng (có thể nhúng nước nóng rồi vắt khô).
  • Chườm thử lên tay bạn để thử độ nóng. Sau đó, bạn gấp 1 chiếc khăn lại và đặt vừa lên bụng bé.
  • Lấy chiếc khăn còn lại quấn vào xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn kia vào bụng của bé.
  • Cần lưu ý không quấn quá chặt và khăn không được quá nóng.

3.3. Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị đây hơi? – Giúp cho trẻ ợ hơi

vo-o-hoi-cho-be

Cách xử trí khi trẻ bị đây hơi? – Giúp cho trẻ ợ hơi

Ợ hơi là một cách giúp trẻ đẩy lượng khí bên trong bụng ra ngoài giúp làm giảm tình trạng đầy hơi hiệu quả.

Khi bú sữa mẹ hay bú bình, bé sẽ rất dễ nuốt phải không khí dẫn đến bị đầy hơi. Vì vậy, sau khi bú xong, không để cho bé nằm ngay mà các mẹ nên bế bé ngả trên vai hoặc ngồi thẳng vào lòng hoặc nằm sấp trên đùi mẹ và vỗ ợ hơi cho trẻ. Đồng thời, các bậc cha mẹ nên thực hiện những động tác sau để giúp trẻ:

  • Ẵm trẻ tựa đầu vào vai và vỗ nhẹ nhàng lên lưng trẻ
  • Ẵm trẻ tựa đầu vào vai bạn và xoa lưng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ từ dưới lên tới cổ dọc theo xương sống. Đây là động tác giúp đưa không khí từ bụng lên trên và đẩy ra ngoài 
  • Đặt trẻ ngồi lên đùi của mình, xoa hoặc vỗ nhẹ lưng cho trẻ
  • Đặt trẻ nằm sấp trong lòng của bạn, xoa hoặc vỗ nhẹ lưng cho trẻ

Có thể thực hiện động tác nhiều lần nếu vẫn thấy trẻ có dấu hiệu đầy hơi.

>>>> Tham khảo thêm: 10+ Cách Xử Trí Hiệu Quả Cho Các Mẹ Khi Bé Con Bị Đầy Hơi

3.4. Đặt trẻ bú đúng tư thế

Khi bú, trẻ có thể nuốt phải nhiều không khí gây ra tình trạng đầy hơi. Việc đặt trẻ bú đúng tư thế sẽ giúp hạn chế được lượng khí mà trẻ nuốt phải.

Khi cho trẻ bú, các mẹ lưu ý giữ cho đầu của bé cao hơn dạ dày. Khi đó, sữa sẽ chảy thẳng xuống đáy dạ dày còn phần hơi sẽ nằm bên trên và dễ dàng được loại bỏ qua việc trẻ ợ hơi hơn. 

Nếu cho trẻ bú bình, các mẹ nên chọn núm phù hợp và chú ý nghiêng bình sao cho sữa ngập hết núm vú để khi bú trẻ không nuốt phải nhiều khí nhé!

3.5. Giúp trẻ xì hơi để giảm khí trong bụng

giup-be-xi-hoi

Giúp trẻ xì hơi để giảm lượng khí trong bụng

Một cách chữa chướng bụng đầy hơi mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng đó la giúp cho trẻ xì hơi.

Cách thực hiện

  • Đặt bé nằm ngửa, các mẹ nắm lấy phần chân gần đầu gối, nhẹ nhàng đẩy một chân về phía ngực còn chân kia thì đẩy xuống dưới.
  • Thực hiện động tác tương tự như đang đạp xe, đổi bên rồi lặp lại sẽ giúp cho khí trong bụng của bé được đẩy ra ngoài.

4. Một số mẹo dân gian giúp chữa tình trạng trẻ sơ sinh bị đây hơi

4.1. Dùng tỏi để chữa chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Dùng tỏi để chữa chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Dùng tỏi để chữa chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Tỏi được biết đến là một loại gia vị không xa lạ gì của mọi nhà. Không những vậy, trong Đông y, tỏi còn là một vị thuốc chữa đầy hơi hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Cách thực hiện

  • Các mẹ nướng một củ tỏi rồi gói vào một miếng gạc, kiểm tra lại độ nóng (không nên để quá nóng).
  • Sau đó, đặt lên rốn của bé.
  • Khoảng 10-15 phút, bé sẽ xì hơi và giảm chứng đầy hơi, chướng bụng.
  • Lưu ý là không được đặt trực tiếp tỏi lên bụng của bé vì có thể sẽ làm bỏng da bé.

Đối với các bé lớn hơn, đã có thể ăn được, mẹ có thể phi một tép tỏi cho thơm rồi cho bé ăn cùng với cháo.

4.2. Chữa đầy hơi ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Chữa đầy hơi ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Chữa đầy hơi ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Từ lâu trong dân gian đã truyền tai nhau về công dụng chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh của lá trầu không. Trong lá trầu không có chứa hàm lượng tinh dầu có thể lên đến 2,4% và đây là một dược liệu có tính nóng ấm.

Đặc biệt, các hoạt chất trong lá trầu không còn có tính kháng sinh rất mạnh, ức chế hoạt động của nhiều vi khuẩn như: phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,…

Cách thực hiện

Các mẹ sẽ hơ ấm lá trầu không và vuốt bụng cho bé. Hơ và vuốt bụng theo chiều từ trên xuống dưới nhiều lần trong khoảng 5 phút.

Lưu ý

  • Cần kiểm tra nhiệt độ của lá trầu trước khi áp lên bụng bé. Bởi làn da của bé rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, nếu nóng quá có thể làm bé bị bỏng.
  • Không nên hơ lá trầu lên vùng vết thương hở, vị trí sưng tấy, trầy xước vì có khả năng gây bỏng và nhiễm trùng cho trẻ cao
  • Hơ lá trầu không ở nơi thoáng mát, không được hơ trong phòng kín. Do khói từ việc hơ lá trầu cũng như bụi tro có thể làm ảnh hưởng không tốt lên hệ hô hấp của bé.
  • Không được cho trẻ sơ sinh uống nước lá trầu nhất là trẻ dưới 1 tuổi do hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu.

>>>> Xem thêm: Trẻ Bị Đầy Hơi, Các Mẹ Cần Xử Lý Như Thế Nào? Có Cần Gọi Bác Sĩ Không?

4.3. Các loại trái cây dùng để chữa chướng bụng, đầy hơi cho trẻ sơ sinh

Ăn một số loại trái cây để giảm nguy cơ chướng bụng, đầy hơi ở trẻ

Ăn một số loại trái cây để giảm nguy cơ chướng bụng, đầy hơi ở trẻ

Cam: sau bữa ăn, các mẹ có thể cho bé ăn vài múi cam. Việc làm này sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp vitamin cho bé.

Nho: tương tự như cam, ăn vài quả nho sau khi ăn sẽ giúp bé giảm được nguy cơ bị đầy hơi

Nước chanh ấm: pha một thìa nước cốt chanh với ly nước ấm và uống trước khi ăn sẽ giúp quá trình tiêu hóa của bé tốt hơn.

5. Mẹ đang cho con bú thì nên ăn gì để tránh làm trẻ bị đầy hơi?

Trong thời gian bé bú sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên hệ tiêu hóa của bé. Khi mẹ ăn quá nhiều thực phẩm không tốt cũng sẽ khiến bé dễ bị đầy hơi, chướng bụng hơn. Dưới đây là một số thực phẩm mà các mẹ cần lưu ý:

Các loại trái cây:

Trong khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ nên ăn nhiều trái cây và rau củ. Tuy nhiên, không phải ăn bất kì loại trái cây hay rau củ nào nhiều cũng tốt. Có những loại trái cây sẽ khiến cho cả mẹ và bé dễ bị đầy hơi, chướng bụng. Điển hình là các mẹ nên tránh ăn những loại trái cây thuộc họ cam quýt như: cam, quýt, bưởi, tắc,…

Ngược lại, một số trái cây sẽ ít gây ra chứng đầy hơi hơn mà lại vẫn cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, gợi ý cho các mẹ:

  • Táo: cung cấp vitamin canxi, sắt, vitamin C,A và folate
  • Đu đủ: giàu vitamin C, A, K, E, folate và đặc biệt là khi ăn đu đủ xanh sẽ giúp kích thích sản xuất sữa ở mẹ
  • Bơ: giàu vitamin A, D, E, K, canxi, chất xơ và đặc biệt là DHA cần thiết cho sự phát triển trí não cho bé
  • Lê: chứa vitamin K, A, C, B9, PP và nhiều khoáng chất như canxi, i-ốt, sắt, kali, đồng, kẽm.

Các loại củ:

Các mẹ nên ăn vừa phải một số loại củ như khoai lang, cà rốt

Các mẹ nên ăn vừa phải một số loại củ như khoai lang, cà rốt

Các loại củ cũng như rễ thực vật thường được bổ sung vào bữa ăn để chống đầy hơi, Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều sẽ có thể gây ra tình trạng táo bón. Vì vậy, các mẹ chỉ nên bổ sung vừa đủ và luôn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn nhé! Một số loại củ gợi ý cho các mẹ là:

  • Cà rốt: đây là loại củ giàu beta-caroten – tiền chất để tổng hợp vitamin A tốt cho thị lực. Cà rốt cũng là nguồn cung cấp các vitamin (C, K, B6), chất xơ và nhiều khoáng chất như sắt, kali, canxi, đồng,…
  • Khoai lang: cung cấp lượng lớn chất xơ, khoáng chất (kali, sắt, canxi,…) và vitamin (A, B6, C) 

Rau quả

Trong chế độ ăn uống của mẹ, chắc chắn không thể thiếu các loại rau quả. Để giảm nguy cơ làm cho bé bị đầy hơi, chướng bụng, các mẹ nên hạn chế ăn các loại rau quả như: dứa, súp lơ xanh, củ cải, cải bắp và các loại đậu.

Thay vào đó, các mẹ có thể lựa chọn một số gợi ý sau đây:

  • Bí đỏ: trong bí đỏ có chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A và các chất chất chống oxy hóa. Ngoài ra, bí đỏ còn chứa canxi, kali, mangan rất tốt cho sự phát triển xương của bé.
  • Cần tây: chứa nhiều chất kháng viêm, giàu natri và kali
  • Cà tím: cung cấp cho mẹ và bé folate, niacin, các loại vitamin B, C và khoáng chất như sắt, đồng, mangan, kali.
  • Bắp: giàu chất xơ, folate, vitamin B và lượng vừa phải các chất khoáng
  • Bí ngòi: cung cấp kali, folate và vitamin A
  • Nấm: chứa nhiều vitamin nhóm B và các khoáng chất như magie, sắt, canxi, mangan, natri, kali và kẽm.

Nguồn cung cấp đạm từ động vật

tre-so-sinh-bi-day-hoi-nguyen-nhan-bieu-hien-cach-xu-tri

Các mẹ nên bổ sung nguồn đạm động vật từ thịt, trứng, cá

Trong chế độ dinh dưỡng của mẹ không thể thiếu các loại thực phẩm cung cấp chất đạm. Đây là nguồn cung cấp protein quan trọng cho sự phát triển của bé. Các mẹ có thể bổ sung nguồn đạm từ thực vật hoặc động vật cào bữa ăn của mình.

Tuy nhiên, các chất đạm từ động vật thường sẽ dễ chuyển hóa hơn nên các mẹ nên ưu tiên ăn các thực phẩm như: trứng, thịt, cá.

Ngoài thay đổi chế độ ăn uống, các mẹ có thể lưu ý một số biện pháp sau để phòng ngừa cũng như giảm thiểu nguy cơ đầy hơi cho trẻ:

  • Cho trẻ bú đúng tư thế: khi trẻ bú sai tư thế sẽ rất dễ nuốt phải nhiều không khí gây ra tình trạng đầy hơi. 
  • Không ép bé bú quá nhanh hay bú quá no
  • Nếu bú bình thì cần lựa chọn bình sữa và núm vú phù hợp cho bé
  • Sau khi pha sữa, để yên, 5 phút sau mới cho bé bú.
  • Kiểm tra lượng nước cho trẻ uống: đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, bạn nên kiểm tra lại lượng nước cho trẻ uống. Tình trạng uống thiếu nước có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ bị đầy hơi. Vì vậy, các mẹ cần bổ sung đủ nước cho trẻ.

 Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, biểu hiện và cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị đây hơi mà các bậc cha, mẹ nên tham khảo.

Nếu áp dụng các cách xử trí mà thấy tình trạng của bé không cải thiện thì nên sớm đưa bé đến các cơ sở y tế để được điều trị tốt hơn. Hi vọng rằng qua bài viết này, các bậc cha, mẹ sẽ không còn lúng túng khi gặp tình trạng bé bị đầy hơi nữa.

Liên hệ ngay HOTLINE 1800 6091 để được tư vấn miễn phí về tình trạng hệ tiêu hóa của bé cũng như cả gia đình của mình hiệu quả nhất!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091