Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Sơ Sinh, Phụ Huynh Cần Chú Tâm

Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Sơ Sinh, Phụ Huynh Cần Chú Tâm

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh – Nỗi lo của các bậc phụ huynh

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh nguy hiểm và gây cản trở cho sự phát triển của trẻ. Nguyên do dẫn đến bệnh trào ngược ở trẻ là do dạ dày và đường tiêu hóa của trẻ chưa đủ khỏe nên thức ăn bị ứ đọng lại và gây trào ngược. Là một bậc phụ huynh thông thái, bạn cần làm gì để bảo vệ con bạn khỏi bệnh trào ngược dạ dày. Bài viết dưới đây hi vọng sẽ cung cấp thêm cho độc giả những kiến thức bổ ích để bảo vệ bé cưng của mình.

1.Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì?

1.1.Bức tranh thực tế về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Theo thống kê của của tổ chức y tế thế giới WHO cho biết:

  • Trong số các trẻ em từ lúc mới sinh ra cho đến ba tháng tuổi thì có khoảng 50% các bé có dấu hiệu trào ngược dạ dày từ lúc mới sinh ra.
  • Khi trẻ đến 4 tháng tuổi thì tỉ lệ này tăng lên đến 70%.
  • Càng lớn, cấu trúc hệ tiêu hóa ở trẻ càng hoàn chỉnh thì các hiện tượng trào ngược càng giảm hơn. Theo thống kê thì với trẻ trên một tuổi, chỉ có khoảng 5% các bé vẫn mắc chứng trào ngược dạ dày..

Những bé mắc chứng trào ngược dạ dày thường sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Đặc biệt là nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Các bé có thể chậm lớn, nhẹ cân, người gầy, nhỏ. Điều này khiến các bậc cha mẹ rất nóng ruột và lo lắng. Nặng hơn thì bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến cả hoạt động của những cơ quan khác trong cơ thể như hệ hô hấp, gây bệnh hen suyễn, bệnh tai mũi họng….

Vậy phải làm sao để giúp bé cưng vượt qua bệnh trào ngược trong những năm tháng phát triển đầu đời vô cùng quan trọng? Hãy cùng tìm hiểu thêm về bệnh này và những nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị ở những phần tiếp theo nhé.

benh-trao-nguoc-da-day-o-tre-so-sinh-1

Bức tranh toàn cảnh về trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

1.2.Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là bệnh lý gì?

Thức ăn chính của trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi trẻ được cho bú thì sữa sẽ đi theo con đường ống tiêu hóa, từ thực quản xuống dạ dày. Ở giữa thực quản và dạ dày sẽ là một cơ vòng tâm vị giúp cho sữa di chuyển theo một chiều, ngăn cản hiện tượng trào ngược, trớ sau khi ăn của các bé. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh thì cơ vòng môn vị của các bé vẫn còn yếu nên nếu trẻ được cho bú không đúng cách, thức ăn ở dạ dày đầy lên, tạo hơi sẽ trào ngược ra ngoài.

Một yếu tố vô cùng quan trọng nữa làm cho bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh thêm trầm trọng đó là do sự phát triển của cơ vòng môn vị. Cơ vòng môn vị có vai trò giống như tâm vị, nằm ở vị trí điều hòa khi thức ăn đi từ dạ dày xuống ruột. Điểm khác biệt là cơ vòng môn vị ở trẻ sơ sinh lại vô cùng chắc chắn. Chính vì điều này mà thức ăn bị ứ đọng lâu hơn ở dạ dày, khiến cho hiện tượng trào ngược dễ dàng xảy ra hơn.

Ngoài những nguyên nhân do cấu tạo của cơ quan tiêu hóa ở trẻ chưa phát triển hoàn toàn thì tư thế bú của trẻ cũng là một vấn đề mà phụ huynh cần xem xét. Khi bú trẻ thường được đặt nằm ngang hoặc nghiêng bên phải cũng sẽ rất dễ khiến trẻ bị trớ ra ngoài.

>>>>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em Sai Lầm Khi Cha Mẹ Bỏ Qua

2.Một số nguyên nhân phổ biến

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là một bệnh khá thường gặp và phổ biến. Đa phần những nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện.hoặc do phương pháp cho con bú hay chế độ dinh dưỡng cho các bé chưa hợp lý

2.1.Những nguyên nhân sinh lý:

  • Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện ở trẻ: Ở trẻ em, những cơ co thắt như tâm vị và môn vị chưa phát triển hoàn thiện nên hoạt động đóng mở, co giãn chưa tốt, thường gây ra hiện tượng trớ, trào ngược cho trẻ.
  • Dạng thức ăn: thường các bé sơ sinh tiêu thụ chủ yếu là sữa, loại thức ăn này ở dạng lỏng nên dễ dàng lọt qua các khe hở, các cơ vòng gây rối loạn các cơ quan tiêu hóa.
  • Sữa công thức, sữa bò: những sữa này có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn sữa mẹ nên sẽ khó tiêu hóa hơn, ở lại dạ dày lâu hơn. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng trào ngược ở trẻ.
  • benh-trao-nguoc-da-day-o-tre-so-sinh-2

    Một số nguyên nhân thường gặp

    Tư thế bú của trẻ: đây là một vấn đề thường rất hay gặp phải vì các bé sẽ thường xuyên nằm ngang trong lúc bú.

2.2.Những nguyên nhân bệnh lý:

Một số căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trong đó có việc tiêu thụ và hấp thu thức ăn. 

  • Có thể do liệt dạ dày, có nghĩa là thức ăn sẽ tồn tại trong dạ dày với thời gian lâu hơn bình thường, gây áp lực lên dạ dày nên gây trớ, trào ngược để giảm bớt áp lực.
  • Do suy giảm chức năng của các cơ hoành
  • Có thể là do trẻ bị mắc bệnh nhiễm trùng, ngộ độc thực phẩm….

3.Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Vì vậy việc phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, một số triệu chứng ở bệnh lại rất bình thường và khó để phân biệt với những vấn đề bệnh lý. Vậy nên các phụ huynh hãy thật chú ý đến những dấu hiệu sau đây để bảo vệ con yêu của bạn đúng cách: 

  • Trớ là biểu hiện đầu tiên mà các bậc phụ huynh dễ dàng quan sát và nhận biết ở trẻ khi mắc bệnh. Thoạt tiên chúng ta thấy trớ khá giống với nôn. Tuy nhiên trớ không phải do sự co bóp của dạ dày mà là một hành động không mất sức.
  • Trẻ có biểu hiện biếng ăn, ăn không ngon, thường xuyên quấy phá trong lúc ăn.
  • Ban đêm thường xuyên thức giấc, ngủ không ngon, giấc ngủ không sâu.
  • Gặp khó khăn trong việc hấp thu chất dinh dưỡng khiến bé bị nhẹ cân, nặng nhất có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi cọc
  • Ảnh hưởng đến đường hô hấp: trẻ có thể có những triệu chứng như ho, thở khò khè. Nguy hiểm hơn có thể kể đến những căn bệnh như viêm
Một số triệu chứng hay gặp ở trẻ sơ sinh

Một số triệu chứng hay gặp ở trẻ sơ sinh

4.Những biến chứng nguy hiểm trẻ sơ sinh có thể mắc phải.

Nôn, trớ trong lúc ăn là những dấu hiệu vô cùng quen thuộc trong quá trình lớn lên của một em bé. Tuy nhiên, một số triệu chứng tưởng chừng như đơn giản lại có thể là dấu hiệu cho những biến chứng vô cùng nguy hiểm mà các bé có thể mắc phải trong thời gian gần cũng như tương lai. Chính vì vậy mà các bậc phụ huynh cần để ý sát sao đến những biểu hiện của con mình – đặc biệt là trẻ sơ sinh để có biện pháp phòng ngừa, chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh:

  • Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa: Thực quản của trẻ sẽ bị viêm và ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn. Biến chứng nghiêm trọng nhất chính là barrett thực quản, thực quản của trẻ bị thu hẹp đến nỗi không thể cho thức ăn đi qua.
  • Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: ho, thở khò khè lâu ngày kéo dài ảnh hưởng vô cùng lớn đến chức năng hô hấp. Nặng hơn nữa thì hiện tượng trào ngược của acid trong dạ dày cũng khiến cho dây thanh quản dày lên. Trẻ bị khàn giọng, khó thở. Mức độ nghiêm trọng nhất thì có thể gây hen suyễn ở trẻ.
  • Các vấn đề về tai, mũi, họng: Trẻ có thể mắc những bệnh như viêm tai, ngạt mũi….
  • Ảnh hưởng đến răng, miệng: Mòn răng, chán ăn dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng là những điều đáng lo ngại mà căn bệnh này có thể gây ra cho các bé.

>>>>>>>>>>>> Đọc thêm: Một Vài Dấu Hiệu Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Bố Mẹ Cần Lưu Tâm

benh-trao-nguoc-da-day-o-tre-so-sinh-4

Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

5.Đâu là trào ngược dạ dày sinh lý và đâu là trào ngược dạ dày bệnh lý?

5.1.Trào ngược dạ dày sinh lý

Với bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh, bệnh ít khi xảy ra, thời gian xảy ra ngắn. Thường sẽ xuất hiện khi trẻ bú. Với trẻ sơ sinh thì thường trẻ sẽ bị trớ trong lúc ăn, tuy nhiên con vẫn ăn tốt, phát triển đều. Tuy nhiên nếu trớ kéo dài, đi kèm với những triệu chứng phức tạp hơn thì rất có thể bé đang mắc phải trào ngược dạ dày bệnh lý.

5.2.Trào ngược dạ dày bệnh lý

Đối với trào ngược dạ dày bệnh lý, tình trạng bệnh sẽ kéo dài, thường xuyên diễn ra. Điều này dẫn đến việc trẻ chậm lên cân, ăn ít, gầy, ốm. Con thường bị khó thở, thở khò khè, dễ mắc các bệnh về hô hấp như viêm phổi, hen suyễn,…..

6.Làm thế nào để giúp con bạn thoát khỏi những cơn trào ngược dạ dày?

6.1.Chia bữa ăn của bé thành nhiều cữ trong ngày

Vì dạ dày của bé nằm ngang và dung tích nhỏ nên không thể chứa được một lượng thức ăn quá nhiều như người lớn. Đó là lí do vì sao mà bữa ăn của trẻ thường được chia làm nhiều cữ. 

Những bậc phụ huynh đang cố gắng cho bé ăn thật nhiều trong 1 bữa để kéo dài thời lượng giữa các bữa ăn trong ngày cần xem xét lại.Vì điều này là rất không nên. Chúng ta cần cho bé ăn đủ lượng, đáp ứng đủ nhu cầu và khả năng tiêu hóa của bé, khi bé đã no thì tuyệt đối không được bắt bé ăn thêm. 

Ngoài ra, cần giãn cách thời gian hợp lý giữa các bữa ăn của trẻ. Thời gian lí tưởng giữa hai cữ bú của bé phải lớn hơn hai tiếng và ít hơn 4 tiếng. 

Khi bé đang đói mà cho bé bú cũng không tốt vì lúc này động tác của bé sẽ nhanh, bé sẽ bú nhiều sữa một lúc. Điều này ảnh hưởng đến việc tiêu hóa của bé và có thể khiến bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh thêm trầm trọng.

6.2.Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh – Tư thế cho con bú phù hợp

Nhiều bà mẹ không biết rằng việc cho con bú đúng tư thế cũng là một điều vô cùng quan trọng. Vì tư thế khi bé bú sẽ ảnh hưởng đến con đường mà sữa di chuyển đến dạ dày. Các mẹ bỉm sữa cần lưu ý những điều sau khi cho bé cưng bú:

  • Không vừa nằm vừa cho con bú, đây là tư thế dễ gây trào ngược dạ dày nhất. Vì dạ dày bé nằm ngang nên khi vừa nằm vừa bú sẽ rất khó để sữa đi xuống dạ dày, sữa tắc lại sẽ gây trào ngược,
  • Khi cho bé bú thì nên bế lên, có thể bế bằng hai tay, cho bé nằm nghiêng để đảm bảo sự thuận lợi cho quá trình tiêu hóa.
  • Để đầu bé nghiêng 30 độ, ngay cả lúc đi ngủ cũng duy trì tư thế này cho bé.
  • Khi ngủ có thể cho bé nằm nghiêng sang bên trái để tránh khó tiêu, trào ngược dạ dày.
benh-trao-nguoc-da-day-o-tre-so-sinh-5

Tư thế cho con bú

6.3.Cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách

Bú bình thường sẽ khiến bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh dễ xảy ra hơn. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý thật kỹ về những nguyên tắc khi cho con bú bình để tránh hiện tượng nôn, trớ, trào ngược.

  • Bình sữa: Bình sữa sử dụng khi cho bé bú phải thỏa mãn những nguyên tắc về kích thước núm bú, chất liệu,… Núm của bình phải có kích cỡ phù hợp đối với khả năng tiếp nhận của cá nhân từng bé. Những bình có núm quá to sẽ khiến bé con khó ngậm, hay loại bình mà tia sữa lớn quá thì cũng sẽ không phù hợp với sức bú của các bé.
  • Bế bé lên như khi bú sữa mẹ, không được cho bé vừa nằm vừa bú (xem thêm những lưu ý khi cho con bú ở mục 6.2)
  • Khi cho bé ăn, người lớn cần đảm bảo lượng sữa trong núm phù hợp với bé, không quá ít cũng không quá nhiều. Lượng sữa vừa đủ sẽ giúp bé dễ nuốt hơn. Tuyệt đối không được dốc thằng bình sữa vào miệng bé vì lúc này bé sẽ có nguy cơ cao bị sặc sữa.
  • Không được để bé vận động mạnh sau khi ăn xong. Di chuyển nhẹ nhàng, lên xuống, xoa lưng, bụng cho bé để thức ăn có thời gian di chuyển và tiêu hóa hoàn toàn.

6.4.Hỗ trợ trẻ sơ sinh ợ hơi sau khi ăn

Trong lúc ăn hoặc bú, trẻ sơ sinh thường khó có thể kiểm soát được việc bú sữa. Do vậy sẽ không tránh khỏi những thời điểm bé nuốt nhiều hơi hơn so với bình thường, điều này sẽ khiến dạ dày bé bị tích hơi, căng ra và dẫn đến trào ngược, trớ.

Vì vậy mà các phụ huynh cần giúp bé ợ hơi sau ăn để các con tiêu hóa tốt hơn. Đầu tiên khi bé ăn xong, phụ huynh hãy giữ bé ở tư thế thẳng thoải mái nhất. Áp ngực bé vào ngực mình, kê đầu bé lên vai, sau đó thì nhẹ nhàng vuốt lưng để bé cảm thấy dễ chịu. Sau khi bé đã tự ợ hơi thành công thì phụ huynh có thể đặt bé xuống để bé tự chơi đùa hoặc nghỉ ngơi. Cần lưu ý quan sát bé mỗi lần ăn xong để giúp bé thực hiện việc ợ hơi một cách hiệu quả. Đây là một trong những biện pháp cần được lưu ý trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh.

6.5.Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh – Làm gì khi bé yêu bị sặc sữa?

Trào ngược dạ dày, nôn trớ có thể khiến bé bị sặc thức ăn. Lúc này, các bậc phụ huynh, người lớn cần nhanh chóng thực hiện những biện pháp sơ cứu kịp thời để đảm bảo an toàn cho bé yêu. Vì rất có thể, việc sặc sữa sẽ khiến bé bị khó thở, ngạt khí, trường hợp xấu nhất bé sẽ bị ngạt thở.

Vậy cần làm gì khi bé bị sặc? Ngay lập tức cho bé nằm nghiêng sang một bên, vỗ nhẹ lên lưng để kích thích việc tiêu hóa của trẻ. Khi tình trạng của bé đã ổn định hơn, hãy đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhận sự thăm khám và chẩn đoán của bác sĩ. 

Tuyệt đối không tự điều trị và cho con sử dụng thuốc mà không thông qua ý kiến của bác sĩ. Làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị cho con bạn.

6.6.Massage cho bé cưng

Việc massage cho trẻ là một biện pháp đơn giản và hiệu quả giúp giảm trào ngược và nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Massage sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp đường tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. 

  • Chuẩn bị một ít tinh dầu lành tính, an toàn và phù hợp cho trẻ sơ sinh.
  • Massage theo vòng tròn kim đồng hồ để kích thích các dây thần kinh dẫn truyền trong cơ thể giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn. 
  • Tuyệt đối không massage cho bé ngay sau khi ăn xong vì lúc này dạ dày bé vẫn còn nhiều thức ăn. Lúc này việc massage sẽ càng khiến cho bé thêm khó chịu và có thể khiến hiện tượng nôn trớ trở nên trầm trọng hơn.

>>>>>>>>>>> Xem thêm: Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em mà các bậc phụ huynh cần lưu tâm

Massage cho bé cưng

Massage cho bé cưng

Ngoài ra, có thể cho bé tập một vài bài thể dục nhẹ nhàng để kích thích hệ tiêu hóa của trẻ. Phụ huynh có thể tham khảo những bài tập này và cách thực hiện trên youtube. Những động tác này rất dễ thực hiện và sẽ làm giảm hiệu quả những triệu chứng như chướng hơi, khó tiêu, đầy bụng ở trẻ.

Bài viết trên đây hy vọng đã cung cấp cho quý độc giả những kiến thức bổ ích về một vấn đề sức khỏe rất nhiều bậc cha mẹ chú ý – bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Mong rằng sau bài viết này, độc giả đặc biệt là các bậc phụ huynh sẽ có những hiểu biết cơ bản về trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và những biện pháp điều trị phù hợp. Hi vọng rằng từ nay về sau, bé cưng của bạn sẽ tạm biệt nỗi lo về trào ngược dạ dày và phát triển thật khỏe mạnh. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào hay cần thêm bất cứ tư vấn gì về mọi bệnh lý, mong quý độc giả vui lòng liên hệ tới HOTLINE 18006091 để nhận được sự giúp đỡ của chuyên gia đến từ Scurma Fizzy.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091