Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em Sai Lầm Khi Cha Mẹ Bỏ Qua
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em là một tình trạng rất phổ biến ở trẻ nhỏ thường giảm dần khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên bệnh này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng nhưng không biết cách giải quyết như thế nào và trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không. Vì hiểu rõ được nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh nên các chuyên gia Scurma Fizzy chúng tôi đã xây dựng bài viết này để giúp phụ huynh hiểu rõ nguyên nhân cách xử lý và nhiều vấn đề khác liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em.
1. Khái niệm bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em hay cách gọi khác là trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày gồm thức ăn, axit dạ dày men tiêu hóa, khí. . trào ngược lên thực quản. Bệnh lý này thường hay bắt gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ em và cả người lớn. Ở trẻ em bệnh trào ngược dạ dày thực dày có thể là do sinh lý không ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em. Nhưng trào ngược dạ dày ở dạng bệnh lý thì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây ra nhiều biến chứng như suy dinh dưỡng, viêm họng, viêm thực quản, viêm đường hô hấp.
2. Phân loại bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ và cách nhận biết
Trào ngược dạ dày ở trẻ em được chia thành 2 loại đó là trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý, cụ thể:
2.1 Trào ngược dạ dày sinh lý
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em xảy ra ở hầu hết trẻ nhũ nhi với biểu hiện là thường nôn trớ sau khi ăn tuy nhiên trẻ vẫn hoạt động bình thường , tăng cân đều không bị khò khè hay bệnh đường hô hấp. Tỷ lệ bệnh trào ngược dạ dày tăng ở trẻ nhũ tăng từ 2 đến tháng tuổi và giảm dần từ tháng thứ 7. Trào ngược dạ dày thực quản sinh lý giảm theo thời gian và thường tự khỏi khoang 85% ở trẻ em dưới 12 tháng và 95% đối với trẻ dưới 18 tháng.
Lưu ý:Trào ngược dạ dày sinh ý
- Thời điểm xuất hiện: Xảy ra sau khi ăn hoặc sau khi bú no
- Tần suất: xảy ra 3-4 lần/1 giờ sau ăn có trường hợp lên tới 30 lần trên ngày
- Triệu chứng: Không có.
2.2 Trào ngược dạ dày bệnh lý
Trào ngược dạ dày bệnh lý là bệnh thường khiến cho trẻ biếng ăn, cơ thể mệt mỏi, sụt cân và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ trên 1 tuổi . Trẻ có một số biểu hiện như nôn trớ, giọng khàn, khò khè, ợ hơi, ợ chua quấy khóc sụt cân, chậm lớn, biếng ăn. Vì vậy các bậc cha mẹ cần lưu ý để khi có những dấu hiệu đáng ngờ thì đưa bé đi khám kịp thời.
Lưu ý:Trào ngược dạ dày bệnh lý
- Thời điểm xuất hiện: Xảy ra bất cứ thời gian nào có thể nôn trớ, ợ cả lúc đói hoặc no
- Tần suất: Số lần ợ tăng và kéo dài không thể kiểm soát.
- Triệu chứng đi kèm: triệu chứng khác như, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn. .
>>>>>>>>> Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Nhỏ Có Phải Là Một Bệnh Lý Nguy Hiểm Không?
3. Nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ
3.1 Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em- Nguyên nhân sinh lý
Dạ dày chưa phát triển hoàn thiện: Ở trẻ nhỏ, hệ thống tiêu hóa và dạ dày chưa phát triển hoàn thiện, chức năng của cơ tâm vị chưa hoàn thiện, chức năng tiêu hóa của dạ dày còn yếu chưa hấp thu tốt nên lượng thức ăn chủ yếu là sữa dễ bị trào ngược lên thực quản gây ra bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em.
Cơ thắt thực quản chưa phát triển: Cơ vòng co thắt thực quản có chức năng mở ra khi nuốt thức ăn và đóng lại giúp giữ thức ăn và dịch dạ dày không bị đẩy ngược lên trên. Tuy nhiên ở trẻ em cơ này còn yếu chức năng chưa phát triển có thể đóng không hiệu quả khiến thức ăn trào lên thực quản.
Thức ăn sử dụng mỗi ngày: Do hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện nên trẻ em chỉ hấp thu dinh dưỡng ở thức ăn mềm loãng dễ tiêu hóa như cháo, sữa. Tuy nhiên nhược điểm của thức ăn này dễ đi lọt qua cơ vòng thực quản trở ngược lên trên. Những trường hợp trẻ em uống sữa ngoài như sữa bò cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em. Sữa bò là thực phẩm giàu protein khó tiêu nên còn giữ lại trong dạ dày lâu hơn gây đầy bụng ợ hơi, buồn nôn. . . .
Tư thế cho bé bú: Tư thế cho bé bú cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em. Bình thường các mẹ thường cho bé bú ở tư thế nằm ngang, tuy nhiên tư thế này dễ khiến sữa từ dạ dày trào ngược lên lại miệng.
3.2 Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em- Nguyên nhân bệnh lý
Bệnh bẩm sinh: Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em phổ biến ở những trẻ bị béo phì tim bẩm sinh, suy giảm thần kinh, thoát vị hoành bẩm sinh, hẹp môn vị…
Béo phì: là một yếu tố gây bệnh quan trọng. Béo phì liên quan đến sự gia tăng sự giãn thoáng qua của cơ thắt thực quản dưới và cao hơn trong dạ dày. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra thường xuyên hơn ở bệnh nhân bị xơ nang và bệnh phổi kẽ phổi
Ho mãn tính: cũng có thể là nguyên nhân vì gây ảnh hưởng cơ học lên cơ hoành cùng với sư tăng áp lực ổ bụng
Chế độ ăn uống sinh hoạt của trẻ: Có thể gây mắc bệnh trào ngược dạ dày do phụ huynh chăm sóc không tốt đến chế độ dinh dưỡng, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất kích thích, nước có ga thức ăn nhiều axit, sống trong môi trường khói thuốc ô nhiễm, áp lực về học tập từ cha mẹ dẫn đến tổn thương chức năng dạ dày gây ra bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em.
Yếu tố di truyền: Trong gia đình có bố, mẹ, ông, bà có tiền sử trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày thì nguy cơ trẻ cũng có thể mắc bệnh là tương đối cao.
4. Triệu chứng biểu hiện diễn tả bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em.
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em thường xuất hiện khi mới sinh, nôn trớ, ói ra sữa , tình trạng nôn trớ thường diễn ra dễ dàng và nặng hơn sau khi bú và khi trẻ sơ sinh ở tư thế nằm nghiêng hoặc khi áp lực lên bụng. Khoảng 25% trẻ sơ sinh nôn trớ bốn lần hoặc nhiều hơn một ngày, ở một số trẻ sơ sinh, nôn trớ có thể xảy ra hơn sáu lần một ngày.
Khó chịu, quấy khóc nhiều, kém ăn, bỏ bú, nôn khan, không phát triển mạnh, rối loạn giấc ngủ, ho mãn tính, thở khò khè, biếng ăn, ngủ không tròn giấc.
Trẻ có biểu hiện cong lưng, xoắn cổ và nâng cằm lên, rất đặc hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Chậm tăng cân, thiếu máu, thể trạng yếu
Trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên mắc chứng trào ngược dạ dày với biểu hiện buồn nôn, khó nuốt, ợ hơi, ợ chua, đau thắt lưng hoặc thượng vị đau, ho mãn tính, khàn giọng, hôi miệng và răng miệng ăn mòn.
Một số trẻ còn bị nhiễm trùng tai giữa, miệng đắng, cảm lạnh, cảm giác đau họng, nghe tiếng sôi và đau tức lồng ngực.
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ khiến nhiều phụ huynh lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe và thể trạng trẻ rất nhiều như sụt cân suy dinh dưỡng và các bệnh liên quan khác, do đó phụ huynh cần biết về những triệu chứng ban đầu này để đưa trẻ đi khám và điều trị để tránh tình trạng bệnh nặng lâu ngày biến chứng xấu như viêm họng, viêm thực quản, viêm loét dạ dày, xuất huyết thực quản.
5. Những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh trào ngược dày ở trẻ em và biến chứng
5.1 Những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em cần đưa đi cấp cứu
Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng dưới đây cần đưa đến ngày tới bệnh vị để điều trị kịp thời
- Trẻ ăn uống kém, cơ thể suy nhược, không lên cân.
- Nôn ói dữ dội, kèm theo các cơn co thắt cơ hoành
- Trớ ra dịch lỏng có màu xanh lá hoặc vàng. Có trường hợp dịch màu bã cà phê có thể lẫn máu
- Bé khó chịu không chịu ăn uống, bú sữa
- Trong phân có lẫn máu
- Bé ho lâu, khó thở, khò khè có thể suy hô hấp
- Bé có hiện tượng nôn ói từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Khó chịu, khóc quấy khóc bất thường khi ăn hoặc sau lúc ăn.
- Đối với trẻ lớn ợ nóng, đau rát vùng ngực, đau quặn bụng
- Đắng miệng, đau cổ họng cảm giác khó nuốt
- Bệnh viêm phổi, viêm phổi tái phát.
5.2 Những biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày khi không chữa trị kịp thời
Đối với trào ngược sinh lý không có nguy hiểm nhiều tuy nhiên cần đưa bé đi khám để phân loại và có biện pháp điều trị tránh để kéo dài gây biến chứng nguy hiểm
- Biến chứng về tiêu hóa: Trẻ bị viêm thực quản ở nhiều mức độ khác nhau, viêm thực quản sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ. Biến chứng nghiêm trọng nhất là bị Barrett thực quản làm cho thực quản bị hẹp gây khó nuốt, đau nhiều khi nuốt thức ăn đưa xuống dạ dày khó khăn, xuất huyết thực quản, polyp thực quản.
- Biến chứng về hô hấp: Trào ngược dạ dày mang theo axit gây tổn thương thanh quản làm cho trẻ thở khò khè, cơn ho kéo dài, viêm họng mãn tính điều trị thông thường không khỏi. Ngoài những bệnh trên có biến chứng nặng hơn như hen suyễn ở trẻ, viêm phổi.
- Biến chứng tai-mũi-họng và răng miệng: Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể gây viêm xoang viêm tai giữa ở trẻ, mòn răng, hôi miệng, chậm tăng cân, lâu dài làm ảnh hưởng đến phát triển hành vi ở trẻ.
- Một số bệnh khác như thiếu máu do xuất huyết dạ dày, thực quản, rối loạn thần kinh thực vật
>>>>>> Xem thêm: Biểu Hiện Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Bảo Vệ Dạ Dày Cho Bé
6 Những cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em
Để lựa chọn phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày cần phải dựa vào nguyên nhân, triệu chứng, tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các phương pháp sau
6.1 Thay đổi chế độ dinh dưỡng giúp điều trị bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em
Đối với những trẻ nhỏ mà không thể hoặc khó sử dụng thuốc như trẻ lớn hơn thì chỉ có thể điều trị bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sinh hoạt, cách chăm sóc trẻ. Những việc này sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ , bệnh sẽ thuyên giảm theo thời gian.
Đối với trẻ nhỏ hơn 2 tuổi
Nên giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng thẳng trong khoảng 30 phút sau khi cho trẻ bú để tránh tình trạng sữa trào ngược lên lại thực quản.
Lựa chọn bình sữa phù hợp với vé và sử dụng bình sữa đúng cách để tránh tình trạng bé nuốt quá nhiều không khí gây ợ hơi đầy bụng
Thử cho bé ăn thức ăn đặc, có thể cho thêm ngũ cốc vào sữa cải thiện vấn đề bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em (cần hỏi ý kiến bác sĩ khoa nhi trước khi thay đổi chế độ ăn của bé)
Nâng cao đầu bé khi bú kèm theo vuốt lưng hoặc ngực để giảm tình trạng đầy bụng
Không cho bé bú quá no, nên chia nhỏ thành nhiều lần bú, mỗi lần bú khoảng 30-60ml sữa.
Đối với trẻ trên 2 tuổi
Giữ bé ở tư thế đứng hoặc ngồi trong 2 tiếng sau khi ăn
Thực hiện chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không cho bé ăn quá no
Kê cao đầu giường hoặc sử dụng các loại chống trào ngược chuyên dành cho trẻ.
Hạn chế cho trẻ sử dụng nhiều thức uống có ga, đồ ngọt, dầu mỡ, thực phẩm cứng khó tiêu để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh
Đối với những trẻ thừa cần phải có kế hoạch ăn uống hợp lý để giảm cân, khuyến khích trẻ tập thể dục, vận động để nâng cao sức khỏe giảm tình trạng trào ngược dạ dày
Không ăn sau 8 giờ tối vì sau thời gian này cơ quan tiêu hóa nghỉ ngơi, không nên ăn trước khi ngủ 3 tiếng.
Nếu thực hiện phương pháp này bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em vẫn chưa cải thiện thì phụ huynh nên đưa bé đi khám lại để sử dụng phương pháp khác.
6.2 Sử dụng thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em
Nói chung, sử dụng thuốc không được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản không biến ở trẻ sơ sinh như các triệu chứng có xu hướng thuyên giảm theo thời gian.
Chỉ nên được xem xét sử dụng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ không đáp ứng với các biện pháp như thay đổi chế độ ăn, thay đổi lối sống, tư thế cho ăn. Các thuốc được bác sĩ chỉ định như sau:
Thuốc ức chế bơm proton (PPI )
Các thuốc ức chế bơm proton đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả đối với trẻ sơ sinh và trẻ em trong việc giảm sản lượng axit dạ dày giảm các chứng trào ngược dạ dày thực quản. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể được cho dùng những loại thuốc thuộc nhóm này với liều một lần trên ngày thấp hơn như (omeprazole 20 mg ở trẻ em > 3 tuổi, 10mg ở trẻ em < 3 tuổi; lansoprazole 15 mg ở trẻ em ≤ 30kg, 3 mg ở trẻ em > 30kg. PPI có hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn axit dạ dày so với ức chế H2 và chỉ dùng một lần/ngày.
Thuốc đối kháng thụ thể H2
Những loại thuốc này làm giảm tiết axit dạ dày bằng cách ức chế cạnh tranh tương tác giữa histamine và thụ thể H2 nằm trên tế bào thành dạ dày. Ngoài ra, các chất đối kháng thụ thể H2 làm giảm sản lượng pepsin và thể tích axit dạ dày.
Thuốc đối kháng thụ thể H2 đã được sử dụng để điều trị của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em bao gồm:Cimetidine (trẻ em:30–40 mg / kg / ngày chia thành bốn lần, ranitidine (trẻ em: 5–10 mg / kg / ngày chia thành hai đến ba liều), Famotidin (trẻ em 1 mg / kg / ngày chia làm hai lần), và nizatidine (trẻ em 10–20 mg / kg / ngày chia nhỏ thành hai liều)
Thuốc làm tăng sự rỗng dạ dày
Thuốc kích thích vận động thúc đẩy dạ dày tăng co bóp làm trống dạ dày về mặt lý thuyết có thể được sử dụng để điều trị của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em
Một số hoạt chất của nhóm này: Metoclopramide (0, 1–0, 3 mg /kg / liều 3-4 lần một ngày), Domperidone (0, 3–0, 6 mg / kg / liều ba lần một ngày), và baclofen (0, 5–1, 5 mg / kg / ngày). Tuy nhiên thuốc này có một số tác dụng phụ đáng kể (ví dụ như chóng mặt, buồn ngủ, bồn chồn, tác dụng ngoại tháp, loạn nhịp thất…. nên không khuyến khích dùng cho trẻ em và được bác sĩ cân nhắc khi sử dụng.
Erythromycin cũng là một loại thuốc có tác dụng làm tăng rỗng dạ dày phổ biến nhất cho tình trạng này. Metoclopramide từng sử dụng trước đây nhưng không hiệu quả và tác dụng phụ nên đã hạn chế.Gần đây, amoxicillin/clavulanic cũng đã được sử dụng.
>>>>>> Xem thêm: Thuốc Dùng Để Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em
6.3 Sử dụng phương pháp ngoại khoa
Phẫu thuật
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em rất ít khi được chỉ định làm phẫu thuật. Những trường hợp xảy ra biến chứng nặng có nguy cơ đe dọa tính mạng do không đáp ứng với phương pháp điều trị bằng thuốc có thể được xem xét để điều trị phẫu thuật. Dưới đây là một số trường hợp bệnh nhi được xem xét phẫu thuật:
- Trẻ bị nôn mửa thường xuyên
- Trẻ bị sụt cân nặng và đang ở trạng thái suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
- Vùng thực quản bị kích thích nghiêm trọng
Phẫu thuật trào ngược dạ dày ở trẻ sẽ được thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật nội soi để giải quyết tình trạng trào ngược
Phẫu thuật tuy mang lại kết quả tốt nhưng cũng có những rủi ro và vậy các phụ huynh cần cú ý tham khảo trao đổi kỹ càng trước khi lựa chọn phẫu thuật
7. Cách phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em
Đối với trẻ nhỏ, thể chất còn yếu nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của một đứa trẻ do những biến chứng, bệnh kèm của chứng trào ngược dạ dày. Do đó việc phòng ngừa chăm sóc cẩn thận là điều vô cùng quan trọng. Để phòng ngừa bệnh cho bé thì cha mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:
- Cho bé mặc quần áo rộng rãi thoải mái, tránh mặc quần áo quá chật gây sức ép lên bụng và dạ dày
- Nên cho trẻ ăn trước khi đi ngủ, khoảng 3 tiếng là tối ưu nhất
- Chia bữa ăn ra thành nhiều bữa nhỏ và khoảng cách không quá gần nhau, chế độ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa thì cần cho bé ăn thêm thức ăn nhẹ hỗ trợ tiêu hóa
- Tránh cho bé ăn quá no hoặc đu đưa bé sau khi ăn, Vì sau khi ăn thức ăn còn ở trong dạ dày nếu đưa trẻ quá mạnh có thể khiến thức ăn trào ra ngoài bằng đường miệng.
- Các bậc cha mẹ hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, axit , nước có ga, chất kích thích, thực phẩm cây nóng, sống trong môi trường nhiều khói thuốc. . Hãy tạo cho bé một chế độ dinh dưỡng phù hợp và môi trường sống lành mạnh
- Sau khi cho bé ăn hoặc bú thì nên cho bế bé ở tư thế thẳng đứng khoảng 30 phút không nên cho bé nằm xuống ngay rất dễ gây trào ngược dạ dày
- Khi cho bé bú ở tư thế nằm ngang cần nghiên đầu bé cao lên một góc 30 độ, duy trì tư thế này cả lúc ngủ . Có thể cho bé nằm nghiêng bên trái để giảm triệu chứng ợ hơi, ợ nóng.
Để ngăn chặn bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ thì các bậc cha mẹ cần nắm rõ cách chăm sóc và phòng ngừa đúng cách. Nếu phát hiện biểu hiện bất thường nào phải đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Ở trên là những thông tin mà Scurma Fizzy chúng tôi cung cấp mong rằng các bậc phụ huynh hãy lưu ý và thực hiện để giúp con trẻ phòng ngừa và điều trị tốt bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em, tuy được các nhà nghiên cứu đánh giá mức độ nguy hiểm thấp nhưng cũng không được chủ quan vì bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé trong những năm đầu đời. Các bậc phụ huynh nếu có vấn đề gì cần giải đáp thì liên hệ cho chúng tôi theo số hotline 18006091 để nhận được sự tư vấn của các chuyên gia hàng đầu.