Bị Hp Xử Trí Thế Nào, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Bị hp xử trí thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Vi khuẩn hp là một trong những tác nhân gây ra các bệnh lý liên quan tới dạ dày, khoảng 50% dân số thế giới nhiễm loại vi khuẩn này. Khi bị hp nhiều người rất lo lắng và tìm nhiều phương pháp để chữa trị. Với bài viết dưới đây các bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia của Scurma Fizzy sẽ trình bày cụ thể nguyên nhân cũng như cách điều trị hp hiệu quả nhất!
1.Hp là gì ?
Vi khuẩn Helicobacter pylori là tên đầy đủ của vi khuẩn hp. Đây là vi khuẩn gram âm vi hiếu khí, tức là nhóm các loại vi khuẩn không giữ được màu của Tím tinh thể khi cho phản ứng với hóa chất theo tiêu chuẩn nhuộm Gram – định danh vi khuẩn. Vi khuẩn Hp là trực khuẩn có dạng xoắn, có khoảng 4-6 roi gắn ở 1 vị trí ngay đầu vi khuẩn. H.pylori được 2 nhà khoa học là Robin Warren và Barry Marshall nghiên cứu tìm thấy vào năm 1982 và đề tài này đã giúp hai ông đạt giải Nobel về sinh lý học – y khoa.
2.Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn hp
H.pylori là vi khuẩn sống trên niêm mạc dạ dày, phát triển phụ thuộc vào pH (nồng độ acid trong môi trường). pH tối ưu của vi khuẩn là khoảng từ 3-7, nếu nhỏ hơn 2 vi khuẩn vẫn có khả năng hoạt động, tuy nhiên nếu pH lớn hơn 7 thì vi khuẩn H.pylori sẽ chuyển hình thể từ dạng xoắn sang dạng hình cầu và không còn hoạt động nữa đây gọi là dạng thể hạt hay thể ngủ, lúc này vi khuẩn có thể tự bảo vệ mình sống sót qua điều kiện khắc nghiệt chờ thời cơ để tái hoạt động trở lại.
Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn hp đó chính là nhờ khả năng tiết nhiều loại enzyme trong đó có urease phân hủy urea thành NH3, NH3 sẽ giúp trung hòa acid trong dạ dày bảo vệ vi khuẩn khỏi dịch vị. NH3 còn là một chất gây độc tế bào, khi H.pylori bám dính vào niêm mạc tế bào nhờ các lông roi thì NH3 dễ dàng xâm nhập vào tế bào gây các phản ứng viêm, kích thích phóng thích các chất trung gian hóa học dẫn đến những tổn thương tại đó. Ngoài ra H.pylori còn tiết ra enzyme lipase, protease phân giải cả dịch nhầy bảo vệ dạ dày giúp vi khuẩn tiếp cận niêm mạc dạ dày dễ hơn.
Mặc dù khi bị hp thì hầu hết các trường hợp sẽ mắc vấn đề về viêm dạ dày mãn tính tuy nhiên không phải trường hợp nào bệnh cũng diễn tiến thành biến chứng nguy hiểm như loét dạ dày hay ung thư dạ dày. Tình trạng bệnh của việc bị hp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đáp ứng của cơ thể bệnh nhân, yếu tố môi trường và độc lực của vi khuẩn. Độc lực của hp biểu hiện bằng đặc điểm di truyền gen CagA (cytotoxin-associated gene A) và VacA (vacuolating cytotoxin), khi có sự hiện diện của 2 gen trên thì khả năng gây loét dạ dày hay ung thư dạ dày của hp tăng lên rất cao.
3.Tại sao lại bị hp? Nguyên nhân bị hp
3.1. Con đường lây nhiễm vi khuẩn hp
Vi khuẩn H.pylori là vi khuẩn rất dễ dàng lây lan từ người sang người. Có 3 con đường lây nhiễm phổ biến của vi khuẩn này :
Đường miệng – miệng : đây là con đường lây nhiễm phổ biến nhất của hp. Bệnh nhân bị hp thường sẽ có vi khuẩn hiện diện xuyên suốt cả đường tiêu hóa trong đó có cả miệng. Khi ăn uống hay dùng chung đồ dùng cá nhân như muỗng, chén, đũa, ly, bàn chải đánh răng,… thì vi khuẩn từ người bị nhiễm có thể từ các dụng cụ đó lây sang cho người lành.
Đường phân – miệng : vi khuẩn hp cư trú chủ yếu ở dạ dày tuy nhiên có nhiều trường hợp hp bị các nhu động tiêu hóa đẩy xuống dưới ruột non, khi gặp điều kiện không thuận lợi ở dưới ruột vi khuẩn hp sẽ chuyển thành dạng thể ngủ và theo chu trình tiêu hóa ra ngoài môi trường theo phân. Khi ra ngoài môi trường, hp sẽ có khả năng nhiễm vào nhiều nguồn như nước, thực phẩm,… rồi theo đó vào lại cơ thể người qua đường miệng.
Đường dạ dày – dạ dày : tuy khả năng này ít xảy ra nhưng việc bị hp thông qua các dụng cụ thăm khám là điều có thể xảy ra do khâu sát trùng, vệ sinh dụng cụ sau khi xét nghiệm cho từng bệnh nhân chưa tốt nên có thể dẫn vi khuẩn từ dạ dày người này sang người khác.
>>>> Đọc thêm: Khuẩn Hp Có Đặc Điểm Gì, Chúng Gây Bệnh Cho Người Thế Nào
3.2. Nguyên nhân bệnh nhân bị hp
Ăn uống ở những nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc, được canh tác trong môi trường không đạt chuẩn dẫn đến khả năng nhiễm nhiều loại vi khuẩn, kí sinh trùng, chất độc hại…
Chế biến thực phẩm không vệ sinh, ăn đồ ăn sống không đạt độ an toàn
Dụng cụ ăn uống không được vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ, dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, môi trường sống ô nhiễm
3.3. Các yếu tố nguy cơ làm nặng thêm tình trạng bệnh nhân bị hp
Stress là tình trạng rất hay thường gặp hiện nay, đây là yếu tố nguy cơ lớn dẫn đến nhiều vấn đề của cơ thể trong đó các bệnh lý về đường tiêu hóa. Dạ dày là cơ quan liên kết mật thiết với hệ thần kinh trung ương vì vậy khi cơ thể bị căng thẳng quá độ, kéo dài dễ làm cho các hoạt động của dạ dày bị rối loạn. Đồng thời khi stress sẽ dễ ăn uống thất thường, sử dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá,… những yếu tố này cũng làm tăng các phản ứng có hại cho dạ dày, thuận lợi thêm cho vi khuẩn hp tấn công và gây trầm trọng tình trạng hiện tại.
Ăn uống không đúng, đủ bữa, ăn nhiều thức ăn cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ, khô, cứng, uống nhiều bia rượu, nước ngọt có gas, hút thuốc lá,… đều có khả năng tăng nguy cơ viêm loét dạ dày khi bệnh nhân đã bị hp rồi.
NSAID là nhóm thuốc có tác dụng không mong muốn lên dạ dày nếu sử dụng với liều cao và trong thời gian kéo dài. Đây là nhóm có nhiều thuốc không kê đơn, được xem là nhóm thuốc khá an toàn, tuy nhiên cũng không nên lạm dụng nhất là đối tượng người cao tuối hay bị các vấn đề về xương khớp. Người cao tuổi có hệ cơ quan suy giảm nếu sử dụng NSAID kéo dài thì nguy cơ bị mắc phải tác dụng không mong muốn sẽ càng cao hơn, đặc biệt nếu bị hp thì nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cũng gần hơn.
>>>> Đọc ngay: Cơ Chế Khiến Cho Dạ Dày Bị Loét Của NSAID, Người Bệnh Dạ Dày Nên Biết
4.Phác đồ điều trị cho bệnh nhân bị hp
Do vi khuẩn hp là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh liên quan tới viêm loét dạ dày vì vậy khi nghi ngờ có nguy cơ bị viêm loét dạ dày – tá tràng thì ngay lập tức sẽ phải làm xét nghiệm tầm soát vi khuẩn hp. Nếu bị hp thì cần áp dụng ngay một phác đồ điều trị hiệu quả nhất để diệt trừ hoàn toàn vi khuẩn khỏi cơ thể.
4.1. Phác đồ điều trị lần 1 khi bị hp
4.1.1 Phác đồ 3 thuốc :
Phác đồ cổ điển : (điều trị trong 14 ngày)
PPI liều cao + 2 hoặc 3 kháng sinh sau đây :
Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày
Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày
5-nitroimidazol 500 mg x 2 lần/ngày (nếu nghi ngờ có nhiễm mầm vi khuẩn kị khí)
Phác đồ có quinolon : (điều trị trong 14 ngày)
PPI liều cao
+ Amoxicillin 1g 2 lần/ngày
+ Levofloxacin 500 mg 1 lần/ngày hoặc Moxifloxacin 400 mg 1 lần/ngày
4.1.2. Phác đồ 4 thuốc :
Phác đồ đồng thời : ( điều trị trong 14 ngày)
PPI liều cao + Amoxicillin 1g 2 lần/ngày + Clarithromycin 500 mg 2 lần/ngày
+ 5-nitroimidazol 500 mg 2 lần/ngày (diệt trừ mầm vi khuẩn kị khí)
Phác đồ nối tiếp : ( điều trị trong 14 ngày)
7 ngày đầu : PPI liều cao + Amoxicillin 1g 2 lần/ngày
7 ngày tiếp theo : PPI liều cao + Clarithromycin 500 mg 2 lần/ngày
+ 5-nitroimidazol 500 mg 2 lần/ngày(diệt trừ mầm vi khuẩn kị khí)
Phác đồ lai ghép : ( điều trị trong 14 ngày)
7 ngày đầu : PPI liều cao + Amoxicillin 1g 2 lần/ngày
7 ngày tiếp theo : PPI liều cao + Amoxicillin 1g 2 lần/ngày + Clarithromycin 500 mg 2 lần/ngày + 5-nitroimidazol 500 mg 2 lần/ngày (diệt trừ mầm vi khuẩn kị khí)
Phác đồ 4 thuốc có Bismuth (Bi) : (điều trị trong 14 ngày)
PPI liều cao + Bismuth subsalicylat hoặc Bismuth subcitrat 4 lần/ngày + Tetracyclin 500 mg 4 lần/ngày + 5-nitroimidazol 500 mg 3 lần/ngày (diệt trừ mầm vi khuẩn kị khí)
Phác đồ 4 thuốc có Bismuth (mới) : ( điều trị trong 14 ngày)
PPI liều cao + Bismuth subsalicylat hoặc Bismuth subcitrat 2-4 lần/ngày + Amoxicillin 500 mg 2 lần/ngày + 5-nitroimidazol 500 mg 3 lần/ngày (diệt trừ mầm vi khuẩn kị khí)
Hiện nay do tình hình đề kháng của vi khuẩn hp khá cao, đặc biệt là với clarithromycin, levofloxacin, metronidazol. Vì vậy phác đồ 3 thuốc không còn được ưu tiên nhiều trong điều trị diệt trừ hp nữa, thay vào đó người ta ưu tiên phác đồ 4 thuốc hơn, nhất là phác đồ 4 thuốc có Bismuth. Tuy nhiên phác đồ này lại có nhược điểm khá lớn đó là khá phức tạp có thể dẫn đến tuân thủ kém đồng thời những tác dụng không mong muốn của Bismuth như đi tiêu phân đen, lưỡi răng đen,… cũng là điểm trừ lớn cho phác đồ này.
Gần đây có một số nghiên cứu đề xuất một phác đồ mới với hiệu quả diệt trừ hp khá tốt :
PPI liều cao + Bismuth 2 lần/ngày + Levofloxacin 500 mg/ngày + Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày
Phác đồ này dễ tuân thủ hơn cũng như hạn chế được tác dụng không mong muốn của Bi.
4.2. Phác đồ điều trị lần 2 khi bị hp
Nếu trường hợp điều trị diệt trừ hp lần 1 thất bại thì tiến hành điều trị lần 2 nhưng cần tránh những thuốc đã sử dụng để điều trị trước đó hoặc ưu tiên lựa chọn phác đồ ít bị đề kháng như amoxicillin, tetracyclin, phác đồ có Bi,…
Lần 1 sử dụng phác đồ 3 thuốc cổ điển hoặc phác đồ 4 thuốc không có Bi hoặc phác đồ 4 thuốc có Bi thất bại thì lần 2 có thể lựa chọn 1 trong 3 phác đồ sau :
Phác đồ có quinolon :
Nếu tỉ lệ đề kháng quinolon <15% : chọn phác đồ PPI + amoxicillin + quinolon
Nếu tỉ lệ đề kháng quinolon >= 15% : chọn phác đồ PPI + amoxicillin + quinolon + Bismuth
Phác đồ 4 thuốc có Bi
Phác đồ cứu vãn :
4 thuốc có furazolidon + tetracyclin :
PPI liều cao + Bismuth subsalicylat hoặc Bismuth subcitrat 4 lần/ngày +Furazolidon 100 mg 3 lần/ngày + Tetracyclin 500 mg 4 lần/ngày
4 thuốc có furazolidon + amoxicillin :
PPI liều cao + Bismuth subsalicylat hoặc Bismuth subcitrat 4 lần/ngày +Furazolidon 100 mg 3 lần/ngày + Amoxicillin 1g 3 lần/ngày
3 thuốc có rifabutin:
Pantoprazol 80 mg mỗi 8 giờ (hoặc PPI khác liều tương đương) + Rifabutin 150 mg 1 lần/ngày + Amoxicillin 1,5g mỗi 8 giờ
2 thuốc PPI và amoxicillin liều cao:
Rabeprazol 20 mg hoặc Esomeprazol 40 mg mỗi 6 giờ + Amoxicillin 500-750mg mỗi 6 giờ
4.3. Theo dõi điều trị bệnh nhân bị hp
Sau khi điều trị diệt trừ hp xong liệu trình 14 ngày thì bệnh nhân cần điều trị thêm để làm lành vết loét (nếu có) bằng liều PPI tiêu chuẩn trong đủ thời gian tối thiểu.
Loét tá tràng không có biến chứng, H.pylori (+) điều trị kéo dài 2 tuần
Loét tá tràng có biến chứng, H.pylori (+) điều trị kéo dài 4-8 tuần
Loét dạ dày H.pylori (+) điều trị kéo dài 8-12 tuần (chỉ ngưng khi lành vết loét)
Sau khi điều trị kéo dài PPI làm lành vết loét đủ thời gian tối thiểu thì nếu bị loét tá tràng tiến hành ngưng PPI 2 tuần, ngưng kháng sinh, Bismuth 4 tuần trước khi làm lại xét nghiệm để kiểm tra xem còn vi khuẩn H.pylori không. Nếu loét dạ dày tiến hành nội soi kiểm tra trước xem vết loét lành hay chưa, lành rồi mới tiến hành ngưng thuốc như trên để làm xét nghiệm tìm hp, còn nếu vết loét chưa lành thì tiếp tục điều trị với PPI thêm 4 tuần nữa sau đó lại quay lại kiểm tra như trên.
5.Cách phòng tránh và cải thiện tình trạng của bệnh nhân bị hp
Do vi khuẩn hp dễ dàng lây nhiễm qua đường tiêu hóa vì vậy việc gìn vệ sinh trong ăn uống là vô cùng quan trọng. Lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, chế biến thực phẩm sạch sẽ, ăn chín uống sôi, vệ sinh dụng cụ ăn uống trước khi sử dụng kĩ càng đồng thời cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ để ngăn chặn tốt nhất những đường lây nhiễm của hp.
Ăn đúng đủ bữa mỗi ngày, không để quá đói hoặc quá no. Thiết kế một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và đa dạng từng bữa ăn. Hạn chế ăn các thức ăn cay nóng, quá chua nhất là khi bụng đang đói; tránh sử dụng quá nhiều rượu bia, nước ngọt có gas, các thức uống có nhiều chất kích thích.
Thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ làm tăng tiết acid dạ dày cũng như rất có hại cho cơ thể, vì vậy nên hạn chế sử dụng hoặc bỏ luôn nếu được.
Hạn chế stress trong thời gian quá dài, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Cố gắng giữ bản thân cân bằng nhất có thể, có thể áp dụng một số những biện pháp để giảm thiểu căng thẳng hàng ngày như thiền, yoga, aerobic, đọc sách, nghe nhạc,… Đừng lựa chọn những phương thức giải tỏa độc hại cho cơ thể như rượu bia, thuốc lá, thức khuya,…
Khi sử dụng kháng sinh trong một khoảng thời gian có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn tại ruột gây nên. Uống kèm probiotic được xác định là có khả năng giảm thiểu tình trạng này. Nhưng không phải chủng vi khuẩn nào cũng mang lại hiệu quả tối ưu, bạn nên lựa chọn những sản phẩm có chứa chủng Lactobacillus hay Bifidobacterium sẽ giúp giảm thiểu đi tác dụng không mong muốn của kháng sinh và làm tăng hiệu quả diệt trừ hp.
NSAID cũng được xem như yếu tố nguy cơ lớn có liên quan đến tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng, nhất là khi bệnh nhân bị hp thì càng phải lưu ý hơn. Đối với những bệnh nhân bắt buộc phải dùng NSAID kéo dài, nếu phát hiện loét thì phải lập tức xét nghiệm tìm hp cũng như cân nhắc có giải pháp điều trị thay thế NSAID hay không. Bệnh nhân nếu có thể ngừng được NSAID một thời gian thì có thể tiến hành ngưng NSAID rồi tiến hành điều trị nhưng nếu không thể ngưng NSAID được thì cần lựa chọn NSAID có chọn lọc vào COX2 hơn (ít gây tác dụng không mong muốn lên dạ dày) và kèm theo điều trị vết loét cũng như diệt trừ hp nếu có. Đối với những bệnh nhân cần sử dụng NSAID kéo dài nhưng chưa có mắc phải triệu chứng trên dạ dày thì cũng cần cho sử dụng PPI liều tiêu chuẩn 1 lần/ngày vào buổi sáng để phòng ngừa viêm loét dạ dày do tác dụng không mong muốn của NSAID gây ra.
>>>> Tham khảo thêm: HP Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không, Các Cách Chữa Trị Và Phòng Ngừa
Trên đây là một số phương pháp và cách điều trị hiệu quả cho người bệnh bị hp. Bên cạnh tạo thói quen ăn uống khoa học, tập thể dục thể thao giảm stress, căng thẳng,.. người bệnh cần sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị để hiệu quả điều trị được cải thiện nhanh chóng, hạn chế tái phát và an toàn cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng thuốc Tây.
Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu trong 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội khi ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường. Đồng thời, tăng hiệu quả lành loét và chống oxy hóa của cơ thể hơn so với các dạng bào chế khác.
Tìm hiểu thêm sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp bảo vệ dạ dày của mình toàn diện hơn.
Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng dạ dày đang gặp phải ngay hôm nay từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.